Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

XHH - Tiểu luận cuối kỳ, Cheat Sheet of Commercial Law

XHH - Tiểu luận cuối kỳ (Đại học Kinh tế - Luật)

Typology: Cheat Sheet

2023/2024

Uploaded on 05/06/2025

linh-nguyen-ngo-chau
linh-nguyen-ngo-chau 🇻🇳

1 document

1 / 34

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
*
0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
----------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học kỳ 2/2024 - 2025
HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC
HÀNH VI CHỬI THỀ, NÓI TỤC HIỆN NAY CỦA NHÓM
THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
GVHD: GVS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
MÃ HP: 242BDG100809
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên
MSSV
Mức độ hoàn thành
Nguyễn Ngô Châu Linh
K245012104
100%
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2025
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22

Partial preview of the text

Download XHH - Tiểu luận cuối kỳ and more Cheat Sheet Commercial Law in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ---------- TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ 2 / 2024 - 2025 HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC

HÀNH VI CHỬI THỀ, NÓI TỤC HIỆN NAY CỦA NHÓM

THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

GVHD: GVS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

MÃ HP: 242BDG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành Nguyễn Ngô Châu Linh K245012104 100 % TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2025

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Hành vi chửi thề, nói tục hiện nay của nhóm thanh thiếu niên Việt Nam là sản phẩm đúc kết lại của nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện. Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành. Kết quả bài làm của đề tài là trung thực và không vi phạm các hành vi, vi phạm không liêm chính trong học thuật. Các tài liệu sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TP.HCM, tháng 4 năm 202 5.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Các thời điểm dễ dàng xảy ra hành vi chửi thề, nói tục .................. 10 Hình 2: Nơi dễ có thể xảy ra hành vi chửi thề, nói tục nhất của nhóm thanh niên hiện nay ...................................................................................................... 11 Hình 3: Đối tượng (giới tính) có hành vi chửi thề, nói tục nhiều ở các nhóm thanh niên hiện nay ........................................................................................... 13 Hình 4: Tỉ lệ giảm khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của cá nhân do hành vi chửi thề, nói tục.................................................................................... 19 Hình 5: Hành vi chửi thề, nói tục làm thay đổi chuẩn mực đạo đức của xã hội hiện nay như thế nào ......................................................................................... 23 Hình 6: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành thói quen giao tiếp lành mạnh ở thanh thiếu niên........................................................... 27 Hình 7: Những biện pháp giúp giảm thiểu hành vi chửi thề, nói tục ở thanh thiếu niên ............................................................................................................ 29 Hình 8: Hoạt động giúp thanh thiếu niên nhận thức rõ hơn về tác hại của việc chửi thề, nói tục ................................................................................................. 31

thanh thiếu niên Việt Nam" được chúng em lựa chọn cho bài tiểu luận này. Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy vẻ đẹp ấy, thay vì vô tình phá hoại bằng những lời lẽ thô tục. Hãy cùng nhau nói "KHÔNG" với chửi thề, nói tục, vì một thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam văn minh, lịch sự và chuẩn mực! 1.2. Mục đích nghiên cứu Tiểu luận "Hành vi chửi thề, nói tục hiện nay của nhóm thanh thiếu niên Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quát, khách quan và toàn diện nhất về thực trạng hành vi chửi thề, nói tục của nhóm thanh thiếu niên hiện nay. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không chỉ phản ánh cá tính của mỗi cá nhân mà còn góp phần định hình văn hóa ứng xử của cả cộng đồng. Chính vì vậy, nghiên cứu này mong muốn đào sâu vào vấn đề để làm rõ bản chất của hiện tượng chửi thề, nói tục ở thanh thiếu niên, từ đó giúp người đọc có sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan hơn về thực trạng này. Thông qua việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi chửi thề, nói tục, các biểu hiện cụ thể trong đời sống hằng ngày cũng như những tác động tiêu cực và tích cực mà hành vi này có thể gây ra đối với cá nhân và xã hội, nghiên cứu hướng đến việc giúp người đọc không chỉ hiểu và biết về vấn đề mà còn có thể nhận thức sâu sắc hơn về những hệ lụy tiềm ẩn mà nó mang lại. Bên cạnh đó, tiểu luận cũng nhấn mạnh rằng, chửi thề và nói tục không đơn thuần chỉ là một thói quen cá nhân hay một hình thức thể hiện cảm xúc nhất thời, mà còn là một hiện tượng xã hội có ảnh hưởng rộng lớn đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ cũng như môi trường văn hóa giao tiếp chung. Một trong những mục tiêu quan trọng của nghiên cứu là khẳng định rằng việc hạn chế thói quen chửi thề, nói tục không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi cá nhân mà còn đòi hỏi sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Tiểu luận mong muốn nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp giáo dục, định hướng phù hợp để giúp thanh thiếu niên điều chỉnh hành vi ngôn ngữ theo hướng tích cực hơn, nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực trong giao tiếp hằng ngày.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng mong muốn khơi gợi ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong việc điều chỉnh thói quen ngôn ngữ của mình, từ đó góp phần xây dựng một cộng đồng có cách giao tiếp văn minh, lịch sự hơn. Việc thay đổi thói quen chửi thề, nói tục không chỉ giúp nâng cao hình ảnh cá nhân mà còn tạo ra những tác động tích cực đến môi trường xung quanh, đặc biệt là trong các không gian công cộng, học đường và môi trường làm việc. Tiểu luận hy vọng rằng thông qua những phân tích và giải pháp được đề xuất, thanh thiếu niên sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của lời nói trong giao tiếp, từ đó chủ động điều chỉnh hành vi ngôn ngữ để góp phần xây dựng một nền văn hóa giao tiếp tích cực và tiến bộ hơn. 1.3. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp quan sát : Thu thập thông tin trực tiếp về môi trường sống xung quanh để có cái nhìn tổng quát về hành vi chửi thề, nói tục của thanh thiếu niên. Việc quan sát trong các bối cảnh như trường học, nơi công cộng, mạng xã hội giúp phản ánh chân thực mức độ phổ biến của hiện tượng này.
  • Phương pháp quan sát thực tiễn, so sánh và chứng minh quan điểm : Dựa trên quan sát, điều tra và khảo sát thực nghiệm để tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi chửi thề, nói tục, đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng. Việc so sánh giữa các nhóm thanh thiếu niên có và không có thói quen này giúp làm rõ sự khác biệt về nhận thức, lối sống và môi trường giáo dục.
  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp : Nghiên cứu thông qua việc thu thập, phân tích các tài liệu như sách báo, tạp chí khoa học, bài viết trên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Việc tổng hợp nhiều nguồn giúp có cái nhìn bao quát và cung cấp cơ sở lý luận vững chắc để phân tích vấn đề.
  • Phương pháp điều tra bảng hỏi : Để thu thập dữ liệu định lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Một tập hợp các câu hỏi được chuẩn bị từ trước, tập trung vào các khía cạnh như tần suất chửi thề, nguyên nhân dẫn đến hành vi này, mức độ ảnh hưởng của môi trường xung quanh, nhận thức của thanh thiếu niên về hậu quả của việc chửi thề, nói tục. Điểm đặc biệt của phương pháp này là bảng hỏi được thiết kế theo dạng trả lời khách quan, giúp thu

2.1.2. Khái niệm văn hóa giao tiếp Văn hóa giao tiếp chắc chắn không còn xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều có cho mình một cách giao tiếp để tạo nên đặc trưng riêng của từng người. Và cách giao tiếp của mỗi người cũng có sự khác nhau tạo nên được con người và cho người khác thấy được phần nào tính cách của mình. Vậy văn hóa giao tiếp là cái gì vậy, bạn có thể cho mình biết nó được không? Nhiều bạn biết cách giao tiếp và hiểu văn hóa giao tiếp là gì nhưng lại không thể định nghĩa chính xác về nó. Văn hóa giao tiếp là văn hóa trong cách bạn giao tiếp trong cuộc trò chuyện với người khác trong xã hội. Giao tiếp là hành động thường xuyên và không thể thiếu của con người trong quá trình truyền đạt đi thông tin và thu nhận thông thông từ người khác về bản thân. Tuy nhiên giao tiếp để tạo thành văn hóa thì không phải ai cũng làm được điều đó. Văn hóa giao tiếp của một con người trong xã hội văn minh là thể hiện thái độ thân thiện của bạn trong cách nói chuyện và giao tiếp với người khác chân thành, cởi mở. Đặc biệt là trong ngôn ngữ giao tiếp của bạn với những người xung quanh thể hiện sự tôn trọng của bản với mọi người xung quanh. Văn hóa giao tiếp không chỉ là cách bạn thể hiện qua lời nói mà còn là sự kết hợp trong quá trình giao tiếp của bạn đó là các hành vị, thái độ và cách ứng xử của bản thân như thế nào.^2 2.1.3. Khái niệm nói tục, chửi thề Chửi thề, nói tục là hành vi sử dụng những từ ngữ thô tục, phản cảm hoặc mang ý xúc phạm trong giao tiếp. Đây là những ngôn từ không phù hợp với chuẩn mực văn hóa và đạo đức thông thường, thường gây cảm giác thiếu lịch sự, thô lỗ hoặc thậm chí xúc phạm đối với người nghe.

  • Nói tục là việc sử dụng từ ngữ có nội dung không trang nhã, mang tính chất thô thiển nhưng không nhất thiết có ý công kích hay xúc phạm người khác. Việc này có thể xuất phát từ thói quen, môi trường sống, hoặc nhằm thể hiện cảm xúc mạnh trong giao tiếp. (^2) Hoàng Thanh Hằng. (2024, 30 tháng 5). Văn hóa giao tiếp là gì? Học cách ứng xử thông minh. Timviec365.vn, https://timviec365.vn/blog/van-hoa-giao-tiep-la-gi-new6633.html
  • Chửi thề là một hình thức mạnh hơn của nói tục, thường được sử dụng để bày tỏ sự tức giận, bức xúc hoặc phản ứng tiêu cực trước một sự việc, con người hay tình huống nào đó. Chửi thề có thể mang tính xúc phạm trực tiếp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến người nghe. Mặc dù trong một số bối cảnh, chửi thề, nói tục có thể được dùng như một cách thể hiện cảm xúc hay tạo sự thân mật giữa bạn bè, nhưng việc lạm dụng có thể làm mất thiện cảm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cá nhân và làm suy giảm sự tôn trọng trong giao tiếp. 2.2. Thực trạng Trong xã hội hiện đại với sự phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa với nền kinh tế thị trường như thế này thì sự giao tiếp là một nhu cầu đối với con người nói chung và giới trẻ nói riêng. Hành vi chửi thề, nói tục đã trở thành một hiện tượng phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Ngôn ngữ thô tục không chỉ xuất hiện trong những tình huống xung đột hay căng thẳng mà còn được sử dụng một cách tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Điều này cho thấy rằng nói tục, chửi thề không chỉ là một phản ứng cảm xúc tức thời mà dần trở thành một thói quen, một phương tiện để thể hiện cá tính, cảm xúc (vui, buồn, phẫn nộ…) hoặc thậm chí chỉ muốn thể hiện, gây sự chú ý. Hình 1: Các thời điểm dễ dàng xảy ra hành vi chửi thề, nói tục Thực tế cuộc sống cho thấy hành vi này xuất hiện ở nhiều không gian khác nhau. Tại các trường học, không khó để bắt gặp những nhóm học sinh, sinh viên trò chuyện với nhau bằng những từ ngữ thiếu chuẩn mực. Không chỉ trong lúc

nghe. Khi thua một ván game, người chơi có thể ngay lập tức buông lời chửi thề như một phản ứng tự nhiên. Thậm chí, ngay cả khi vui vẻ hay hào hứng, một số người cũng sử dụng những câu nói tục như một cách thể hiện cảm xúc. Và cũng không quá khó để ta có thể bắt gặp những bình luận có nội dung chửi thề, nói tục dưới những bài viết có tính drama với mục đích tấn công, công kích người khác, kể cả những người họ không thích dù cho họ không có lỗi. 3 Một điểm đáng chú ý nữa là chửi thề, nói tục không còn là hành vi gắn liền với một giới tính cụ thể. Ngày nay, cả nam và nữ đều có xu hướng sử dụng những (^3) Hương, V. T. (2018, 6 tháng 11). Học sinh chửi bậy, nói xấu thầy cô trên mạng: Do người lớn? Infonet, https://infonet.vietnamnet.vn/hoc-sinh-chui-bay-noi-xau-thay-co-tren-mang-do-nguoi-lon- 244102.html

từ ngữ thô tục trong giao tiếp, mặc dù mức độ có thể khác nhau. Trước đây, việc chửi thề thường được gắn với hình ảnh của nam giới do quan niệm về sự mạnh mẽ và bộc trực. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều nữ giới cũng không ngại sử dụng ngôn ngữ này, đặc biệt trong các nhóm bạn bè hoặc trên mạng xã hội. Điều này phần nào phản ánh sự thay đổi trong cách thể hiện cá tính và sự bình đẳng trong giao tiếp của giới trẻ ngày nay. Hình 3: Đối tượng (giới tính) có hành vi chửi thề, nói tục nhiều ở các nhóm thanh niên hiện nay Tóm lại, hành vi chửi thề, nói tục không chỉ xuất hiện trong những tình huống căng thẳng mà đã trở thành một phần trong thói quen giao tiếp của nhiều người. Nó len lỏi vào mọi không gian, từ trường học, đường phố đến các nền tảng trực tuyến, và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc lạm dụng ngôn ngữ thô tục không chỉ làm mất đi sự lịch sự trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hóa chung. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, hành vi này có thể tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng đến cách con người nhìn nhận về sự tôn trọng và chuẩn mực ngôn ngữ trong xã hội. 2.3. Biểu hiện Hiện nay, hành vi chửi thề, nói tục đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong giao tiếp trực tuyến của giới trẻ. Không chỉ xuất hiện trong các cuộc trò chuyện thông thường, ngôn ngữ thô tục còn tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube… Dưới đây là những biểu hiện rõ nét của hiện tượng này.

văn hóa nói tục trên mạng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bị công kích. 2.3.4. Ảnh hưởng từ các Influencer và trào lưu mạng Sự lan truyền của những từ ngữ thô tục còn được thúc đẩy bởi các TikToker, YouTuber, streamer nổi tiếng. Nhiều người có sức ảnh hưởng thường xuyên sử dụng những câu chửi bậy trong các buổi livestream, video hoặc bài đăng của họ. Những câu như “mày điên à?”, “vl thật”, “đm cay thế nhỉ” được sử dụng một cách tự nhiên và trở thành phong cách nói chuyện quen thuộc của nhiều người trẻ. Ngoài ra, nhiều trào lưu mạng cũng khuyến khích việc sử dụng lời lẽ thô tục để tạo tiếng cười hoặc thể hiện sự “chất chơi”. Các meme, video chế thường sử dụng những cụm từ chửi bậy một cách hài hước, khiến giới trẻ dần xem chúng như một ngôn ngữ bình thường, không còn cảm thấy phản cảm khi sử dụng. 2.3.5. Phổ biến trong cả nam và nữ giới Nếu như trước đây, chửi thề thường được xem là thói quen của nam giới thì ngày nay, nữ giới cũng sử dụng ngôn ngữ này một cách phổ biến. Nhiều bạn gái trẻ không ngại sử dụng những từ thô tục trong các bình luận, tin nhắn hoặc trò chuyện trực tuyến. Điều này cho thấy ranh giới giữa "nói tục là thói quen xấu của con trai" đã dần bị xóa bỏ, và nó trở thành một phần trong văn hóa giao tiếp chung của giới trẻ hiện nay. 2.4. Nguyên nhân Hành vi chửi thề, nói tục ở giới trẻ là một hiện tượng phổ biến và ngày càng gia tăng. Dựa vào khảo sát, chúng ta có thể chia nguyên nhân thành hai nhóm chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mỗi yếu tố đều có mức độ tác động khác nhau, góp phần hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tiêu cực trong giao tiếp hàng ngày. 2.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Ảnh hưởng từ bạn bè - Tâm lý muốn hòa nhập và không bị tách biệt: Ở tuổi thiếu niên, nhóm bạn bè có vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen và hành vi. Nếu nhóm bạn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thô tục, cá nhân có xu

hướng bắt chước để hòa nhập và tránh bị cho là "khác biệt" hay "không hợp gu".

  • Sự lan truyền trong môi trường giao tiếp: Khi một nhóm người sử dụng nhiều từ ngữ tục tĩu, dần dần nó trở thành một phần của văn hóa giao tiếp chung. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn, khiến ngôn ngữ này trở nên bình thường hóa.
  • Áp lực nhóm (peer pressure): Một số bạn trẻ bị ép buộc hoặc cảm thấy cần phải nói tục để được công nhận trong nhóm bạn bè, đặc biệt là trong các nhóm có xu hướng nổi loạn, thích thể hiện sự mạnh mẽ và cá tính. - Văn hóa truyền thông (phim, nhạc, mạng xã hội)
  • Phim ảnh, chương trình giải trí: Nhiều bộ phim, đặc biệt là phim hành động, phim hài, phim đường phố có xu hướng sử dụng ngôn ngữ mạnh để tạo hiệu ứng kịch tính hoặc gây cười. Khi xem quá nhiều, giới trẻ có thể coi đây là cách giao tiếp bình thường, thậm chí là "ngầu" hay "chất".
  • Âm nhạc (đặc biệt là nhạc rap, underground): Một số thể loại nhạc hiện đại như rap, hip-hop thường sử dụng từ ngữ tục tĩu để thể hiện cảm xúc mạnh mẽ hoặc phản ánh thực trạng xã hội. Nếu không có sự kiểm soát, giới trẻ dễ dàng tiếp thu và lặp lại ngôn ngữ này mà không nhận thức được tác động tiêu cực của nó.
  • Mạng xã hội: TikTok, Facebook, YouTube là nơi các nội dung có thể lan truyền cực nhanh. Nhiều người nổi tiếng trên mạng (streamer, YouTuber) thường xuyên nói tục trong video để tạo sự giải trí hoặc thu hút người xem, khiến khán giả trẻ dễ dàng bắt chước theo. - Gia đình chưa thực sự quan tâm đến văn hóa giao tiếp trong gia đình
  • Sự thiếu quan tâm từ phụ huynh: Nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng đến việc học tập, thành tích của con cái mà bỏ qua việc dạy dỗ về cách giao tiếp lịch sự. Điều này dẫn đến việc trẻ không nhận thức được rằng nói tục là hành vi không phù hợp.
  • Nói tục trở thành phản xạ: Khi sử dụng quá thường xuyên, chửi thề có thể trở thành một thói quen vô thức, ngay cả khi không có lý do cụ thể.
  • Không nhận ra sự bất lịch sự của bản thân: Một số người nói tục đến mức coi đó là bình thường và không nhận ra rằng nó có thể gây khó chịu cho người khác. 2.5. Tác động Việc chửi thề, nói tục hiện nay ở các nhóm thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho môi trường xung quanh mà còn tác động trực tiếp đến mỗi cá nhân thực hiện hành vi đó. Việc chửi thề, nói tục dẫn đến mất kiểm soát cảm xúc và hành vi cá nhân, do đó gây ra những tác động tiêu cực mạnh mẽ của cá nhân dẫn đến xã hội. 2.5.1. Tác động đối với cá nhân Chửi thề, nói tục thường xuất hiện khi con người đang trải qua những trạng thái cảm xúc mạnh như tức giận, thất vọng hoặc căng thẳng. Khi một người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thô tục để thể hiện cảm xúc, họ có thể dần mất đi khả năng kiểm soát cơn giận và phản ứng của mình trong các tình huống khác nhau. Những người hay chửi thề có xu hướng bộc lộ cảm xúc một cách bộc phát, dẫn đến những hành vi tiêu cực như tranh cãi, bạo lực hoặc xung đột trong giao tiếp. Ngoài ra, việc lạm dụng ngôn ngữ tục tĩu có thể khiến cá nhân trở nên dễ kích động, khó kiểm soát hành vi khi đối mặt với những tình huống căng thẳng. Một số nghiên cứu tâm lý học cho rằng việc thường xuyên sử dụng ngôn từ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến não bộ, khiến con người dễ phản ứng thái quá trước những sự kiện không mong muốn. Do đó, nói tục không chỉ là một biểu hiện ngôn ngữ mà còn có thể làm suy giảm khả năng điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Việc chửi thề, nói tục ngày càng phổ biến trong nhóm thanh thiếu niên Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giao tiếp mà còn tác động trực tiếp đến chính cá nhân thực hiện hành vi đó. Dựa trên biểu đồ khảo sát, có đến 73,9% số người tham gia tin rằng việc nói tục, chửi thề sẽ làm giảm khả năng

kiểm soát cảm xúc và hành vi cá nhân, điều này cho thấy nhận thức chung về ảnh hưởng tiêu cực của thói quen này. Hình 4: Tỉ lệ giảm khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của cá nhân do hành vi chửi thề, nói tục

- Làm suy giảm khả năng kiểm soát cảm xúc Nói tục, chửi thề thường xảy ra trong những tình huống cá nhân đang trải qua cảm xúc mạnh như tức giận, căng thẳng hoặc thất vọng. Khi một người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tiêu cực để bộc lộ cảm xúc, họ có xu hướng mất dần khả năng điều chỉnh cảm xúc theo cách tích cực hơn. Thay vì tìm cách giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, họ có thể phản ứng bằng sự nóng nảy, cáu gắt hoặc thậm chí là hành vi hung hăng. Hơn nữa, việc chửi thề trở thành thói quen có thể khiến cá nhân phụ thuộc vào cách thể hiện tiêu cực này mỗi khi đối diện với căng thẳng. Thay vì rèn luyện sự kiên nhẫn và khả năng kiểm soát bản thân, họ dễ dàng buông lời tục tĩu để xả cơn giận, dẫn đến việc mất khả năng điều chỉnh cảm xúc trong dài hạn. - Gia tăng nguy cơ hành vi tiêu cực Biểu đồ khảo sát phản ánh mối lo ngại về tác động của chửi thề lên hành vi cá nhân, và thực tế cho thấy thói quen này có thể khiến người ta dễ phản ứng bộc phát hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Những cá nhân có xu hướng sử dụng ngôn từ thô tục thường dễ dàng bị cuốn vào tranh cãi, xung đột, thậm chí là hành vi bạo lực.