Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Xay Dung Dang - Building up the Party and State Government, Lecture notes of International labour law

Building up the Party and State Government. Building up the Party and State Government

Typology: Lecture notes

2023/2024

Uploaded on 06/14/2024

minh-chau-36
minh-chau-36 🇻🇳

1 / 43

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐỀ CƯƠNG MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG
NHÓM 1 CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC (4 điểm)
Câu 1: Trình bày những tư tưởng của C.Mác-Ph.Ăngghen về xây dựng chính đảng độc lập
của giai cấp công nhân.
1. Khẳng định tính tất yếu của việc thành lập ĐCS (Điều kiện lịch sử xuất hiện tư tưởng)
- Marx: Trong cuộc đấu tranh chống lại GC hữu sản, GCVS chỉ khi tự tổ chức thành 1 chính
đảng độc lập và hđộng vs tư cách GC được.
- Ă: Để GCVS đủ mạnh và chiến thắngthành lập 1 Đảng đặc biệt, tự nhận thức mình1
Đảng có tính GC.
- Các nhà sáng tạo ra CNXHKH: Việc GCVS tổ chức thành Chính đảng là tất yếu để đảm bảo
thắng lợi CMXH và tiêu diệu GC
2. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp CNXHKH với phong trào CN
- CNXHKH: cơ sở tư tưởng, tinh thần
+ Sự phát triển của LLSX trình độ hội hóa cao, nhờ những cải tiến phát minh về
thuật và công nghệ sản xuất.
+ Cuộc cách mạng KHCN -> Đại công nghiệp.
+ Mâu thuẫn trong xã hội: LLSX >< QHSX hay GCVS >< GCTS
- Phong trào CN: cơ sở vật chất, xã hội: cuộc đấu tranh của GCCN.
+Từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
+ Đòi hỏi phải có sự dẫn dắt của lý luận khoa học và cách mạng.
ØCho sự sản sinh của Đảng
ØTruyền bá CHXNKH vào ptrao CN để những người tiên tiến trong GCCN giác ngộ hiểu
được tư tưởng KH này.
3. Đảng là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng, là đội tiên phong của GCCN.
- Là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng
+ M và Ă: Đảng VS phải duy trì tính độc lập của mình, phải có bộ mặt chính trị riêng và nghiêm
chỉnh tuân theo những nguyên tắc của CNXHKH.
+ Đảng phải gắn với nhân dân, không đối lập với những tổ chức GCVS tham gia. Đảng
hợp tác với tất cả các tổ chức của những người lao động. Từ đó tuyên truyền những tư tưởng của
CNCS và những nguyên tắc của CNQT vô sản, hướng cáccủa tổ chức đó vào qũy đạo cách
mạng.
+ Đảng chỉ kết nạp những người thừa nhận thế giới quan CSCN.
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b

Partial preview of the text

Download Xay Dung Dang - Building up the Party and State Government and more Lecture notes International labour law in PDF only on Docsity!

ĐỀ CƯƠNG MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG

NHÓM 1 CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC (4 điểm) Câu 1: Trình bày những tư tưởng của C.Mác-Ph.Ăngghen về xây dựng chính đảng độc lập của giai cấp công nhân.

1. Khẳng định tính tất yếu của việc thành lập ĐCS (Điều kiện lịch sử xuất hiện tư tưởng) - Marx: Trong cuộc đấu tranh chống lại GC hữu sản, GCVS chỉ khi tự tổ chức thành 1 chính đảng độc lập và hđộng vs tư cách GC được. - Ă: Để GCVS đủ mạnh và chiến thắng là thành lập 1 Đảng đặc biệt, tự nhận thức mình là 1 Đảng có tính GC. - Các nhà sáng tạo ra CNXHKH: Việc GCVS tổ chức thành Chính đảng là tất yếu để đảm bảo thắng lợi CMXH và tiêu diệu GC 2. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp CNXHKH với phong trào CN - CNXHKH: cơ sở tư tưởng, tinh thần + Sự phát triển của LLSX ở trình độ xã hội hóa cao, nhờ những cải tiến và phát minh về kĩ thuật và công nghệ sản xuất. + Cuộc cách mạng KHCN -> Đại công nghiệp. + Mâu thuẫn trong xã hội: LLSX >< QHSX hay GCVS >< GCTS - Phong trào CN: cơ sở vật chất, xã hội: cuộc đấu tranh của GCCN. +Từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. + Đòi hỏi phải có sự dẫn dắt của lý luận khoa học và cách mạng. Ø Cho sự sản sinh của Đảng Ø Truyền bá CHXNKH vào ptrao CN để những người tiên tiến trong GCCN giác ngộ và hiểu được tư tưởng KH này. 3. Đảng là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng, là đội tiên phong của GCCN. - Là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng

  • M và Ă: Đảng VS phải duy trì tính độc lập của mình, phải có bộ mặt chính trị riêng và nghiêm chỉnh tuân theo những nguyên tắc của CNXHKH.
  • Đảng phải gắn bó với nhân dân, không đối lập với những tổ chức mà GCVS tham gia. Đảng hợp tác với tất cả các tổ chức của những người lao động. Từ đó tuyên truyền những tư tưởng của CNCS và những nguyên tắc của CNQT vô sản, hướng các hđ của tổ chức đó vào qũy đạo cách mạng.
  • Đảng chỉ kết nạp những người thừa nhận thế giới quan CSCN.
  • Là đội tiên phong có tổ chức của GCCN
    • 1 bộ phận của GC, giác ngộ và tích cực nhất; luôn đấu tranh bảo vệ lợi ích GC.
    • Đảng được vũ trang bằng lý luận cách mạng, có trình độ giá ngộ cao, trong hoạt động thực tiễn, Đ là bộ phận kiên quyết nhất, biết lôi cuốn quần chúng cùng hành động.
    • 2 đặc điểm khác với các Đảng vô sản khác:
    • Trong cuộc đấu tranh của các đảng VS thuộc dân tộc khác nhau, đặt lợi ích chung cho toàn thể GCVS, không phụ thuộc dân tộc lên hàng đầu
    • Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh VS – TS, đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào. 4. Tập trung dân chủ là tư tưởng cơ bản chỉ đạo tổ chức xây dựng Đảng
    • Thể hiện khá đầy đủ trong các văn kiện của Liên đoàn những người CS và quốc tế thứ nhất:
    • Tất cả hội viên đều bình đẳng: bàn luận vấn đề về sinh hoạt Đảng, tham gia bầu cử CQLĐ…
    • Ai vi phạm sẽ tùy tình hình mà xin ra khỏi Liên đoàn hoặc bị khai trừ.
    • M-Ă nhấn mạnh: phát huy DC phải kết hợp chặt chẽ vs tôn trọng KL Đảng 5. Đảng là đội quân có tổ chức và đoàn kết, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội
    • CN cơ hội làm cho nội bộ Đảng bị chia rẽ, tức là phá vỡ tinh tổ chức và đoàn kết trong Đảng, cũng có nghĩa là thủ tiêu sức mạnh nội sinh của Đảng, làm cho Đảng mất tín nhiệm trong quần chúng -> Đảng mất tính hấp dẫn với quần chúng.
    • C và Ă KĐ: củng cố hàng ngũ Đảng, loại trừ khỏi hàng ngũ các phần tử thù địch và cơ hội chủ nghĩa là điều kiện cần thiết để củng cố Đ và phát triển sức chiến đấu của Đ.
    • “Điều lệ đồng minh những người CS” nêu rõ mục đích đấu tranh của GCCN và Đảng của nó:
    • Lật đổ GCTS
    • Lập nền thống trị GCVS
    • Tiêu diệt XHTS cũ dựa trên đối kháng GC
    • XD XH mới k còn giai cấp và chế độ tư hữu 6. Đảng chỉ có thể trở nên chân chính và CM nếu ptrao CM của quần chúng ND và lực lượng CM của phong trào ấy phát triển mạnh mẽ
    • Những người CS phải thường xuyên chiến đấu giành lấy CQ
    • Quan tâm đến nhu cầu và tâm trạng của quần chúng ND 7. Sự lãnh đạo của Đ là sự lãnh đạo khoa học

- Là bộ tham mưu chiến đấu, giúp GCVS giành, củng cố và bảo về CQ và đảm bảo CNXH hoàn toàn thắng lợi.

  • Vai trò đó được thể hiện:
    • Đề ra đường lối, sách lược, chiến lược đúng đắn, khoa học, phù hợp vs tình hình đnc
    • Lãnh đạo NN và các tổ chức thành viên
    • Cụ thể hóa pháp luật, tổ chức thực hiện trong thực tiễn
    • Phê phán thói chuyên quyền, độc đoán 4. Tập trung DC là ngtac cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đ
    • Dân chủ:
    • Chế độ bầu cử, bãi miễn các CQLĐ
    • Chế độ thông tin định kỳ của các CQLĐ xuống tổ chức Đảng và Đảng viên
    • Đảng viên được tgia giải quyết các vđề về SH Đảng
    • Tập trung:
    • Mọi việc theo đa số, thiểu phục tùng đa
    • Đảng là CQLĐ duy nhất
    • MQH DC – tập trung: là MQH thiểu số - đa số / cấp dưới – cấp trên / cá nhân-tổ chức. Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ dưới sự lãnh đạo của tập trung.
    • Đề phòng khi thực hiện:
    • Tập trung quá là quan liêu, chuyên quyền
    • DC quá là mất kỷ luật, vô chính phủ, phá hoại sự thống nhất 5. Đảng là khối thống nhất ý chí và hành động. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng
    • Thống nhất về tư tưởng trên nền tảng hệ tưởng của GCCN
    • Thống nhất về tổ chức: hđộng và KL phải nghiêm minh, bắt buộc đối vs mọi Đảng viên, k có ngoại lệ. Kiên quyết loại trừ bè phái
    • Tự phê bình và PB: biện pháp qtrong để nâng cao trí tuệ; phát hiện và giải quyết mâu thuẫn. 6. Đảng phải luôn giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết dấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời QC
    • Gắn bó chặt chẽ vs QC :
    • Đảng sinh ra từ yêu cầu cuộc đtranh giải phóng NDLĐ khỏi áp bức.
    • QC có tính sáng tạo, sinh động; tinh thần hăng hái CM, tin yêu ĐCS
    • Kiên quyết đấu tranh…: vì đó là 1 nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền 7. Đảng được tăng cường do tích cực phát triển đảng và thường xuyên đưa những người không còn đủ tiêu chuẩn đảng viên ra khỏi Đảng
  • Tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của GCCN và NDLĐ vào Đảng: là biện pháp quan trọng để tiếp thêm sinh lực mới, cải thiện thành phần, nâng coa chất lượng đội ngũ Đảng viên, tăng cường uy tín và năng lực LĐ
  • Đưa những người không còn đủ tiêu chuẩn đảng viên và phần tử cơ hội ra khỏi Đảng: làm cho tổ chức trong sạch, đáp ứng lòng tin cậy của ND, bảo đảm tính tiên phong của Đảng. 8. Tính chất quốc tế của ĐCS
  • Đảng được tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo những nguyên lý của học thuyết M-L về XD chính đảng của GCCN; đường lối + chiến lược + sách lược đối nội, đối ngoại của Đảng
  • Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nét đặc trưng nổi bật trong học thuyết xây dựng Đ kiểu mới của Lênin.
  • CN QTế VS là bản chất của ĐCS.
  • Đòi hỏi lợi ích GCVS trong 1 nước phải phục tùng lợi ích giai cấp vô sản quốc tế và các dân tộc đang chiến thắng GCTS phải có khả năng và sẵn sàng chịu đựng những hi sinh to lớn của dân tộc mình để lật đổ TB quốc tế. => Giáo dục đội ngũ Đảng viên và NDLĐ về CN quốc tế VS => Thế giới ngày nay nhiều biến động nhưng CN qte VS vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hđộng của các GCVS. **Câu 3. Trình bày nội dung xây dựng Đảng về chính trị.
  1. Khái niệm** - Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong vấn đề giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước; là những phương hướng mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đã lựa chọn nhằm đi tới mục tiêu đã đặt ra. - Xây dựng Đảng về chính trị là quá trình xác lập, củng cố hệ tư tưởng chính trị trong Đảng, trên cơ sở đó, xuất phát từ thực tiễn để xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đó, củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo,uy tín của Đảng đối với toàn xã hội. 2. Nội dung xây dựng Đảng về chính trị 2.1. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng.
  • Lênin KĐ chỉ có Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong.
  • Đối với đảng ta, “lý tưởng tiên phong” = chủ nghĩa Mac-Lênin + tư tưởng HCM.
  • Đổi mới không phải là phủ định thành tựu lý luận và cách làm trước đây mà là => khẳng định cái đúng => loại bỏ cái sai hoặc nhữg gì trước đây đúng nhưng nay không còn phù hợp => bổ sung nhận thức mới, cách làm mới => đáp ứng yêu cầu tình hình mới

chính cuộc sống thường thật của mình

là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho việc xác lập, củng cố uy tín của Đảng trong nhân dân.

  • Ph. Ăngghen : “Mỗi bước tiến trong hiện thực còn quan trọng hơn cả một tá cưỡng lĩnh”
  • Mặt khác, uy tín của Đảng được củng cố, tăng cường với kết quả thực tiễn ấy là Ø Vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng Ø Cuộc sống lành mạnh, trog sạch, thực sự vì nước, vì dân của mọi thành viên trong Đảng. **Câu 4. Trình bày nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng.
  1. Khái niệm** - Tư tưởng là một khái niệm thuộc đời sống tinh thần, phán ánh tồn tại xã hội, nhưng đó là sự phản ánh ở tầm quan niệm, suy nghĩ mang tính định hướng giá trị của con người với hiện thực. - Xây dựng Đảng về tư tưởng là quá trình đưa ý thức CNXH vào trong Đảng, làm cho tư tưởng đó thấm sâu vào mọi tổ chức Đảng và cá nhân đảng viên của Đảng, biến thành niêm tin, lý tưởng mục tiêu sống, đạo đức, lối sống va hoạt động của cả tổ chức đảng cũng như đảng viên ở mọi ngành mọi cấp. 2. Nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng Để đưa ý thức xã hội chủ nghĩa thấm sâu vào mọi tổ chức của Đảng, mọi cá nhân Đảng viên của Đảng, xây dựng Đảng về tư tưởng đòi hỏi phải : 2.1. Xây dựng nền tảng tư tưởng của Đảng - ĐCS VN lấy CN MLN và TT HCM là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
  • Trước tình hình thực tiễn trong nước và thế giới, cần có sự nghiên cứu và phát triển về mặt lý luận, đồng thời phải kiên định CN MLN, TT HCM, tiếp tục xây dựng vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
  • Xây dựng Đảng về tư tưởng nhằm Ø Đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Ø Nâng cao sức hấp dẫn của Đảng với nhân dân, dân tộc, nhân loại

để Đảng thực thực là = biểu tượng về danh dự, lương tâm, trí tuệ của dân tộc, thời đại < Lênin nói = “vừa là đạo đức, vừa là văn minh” < Chủ tịch HCM căn dặn

  • Xây dựng Đảng về tư tưởng bao hàm xây dựng cả nội dung, tính chất và trình độ (tầm) tư tưởng của Đảng.
  • Tư tưởng và tầm tư tưởng mang tính lịch sử cụ thể.
  • Mỗi giai đoạn khác nhau, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, có yêu cầu khác nhau mà toàn Đảng cần có.
  • Xây dựng Đảng về tư tưởng cần lấy đó làm mục tiêu của mình ở thời kỳ tương ứng. 2.2. Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
  • Đạo đức cách mạng có vai trò to lớn trong sự phát triển toàn diện của người cán bộ, đảng viên của Đảng.
  • Đạo đức cách mạng theo HCM gồm 5 điều : nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Sau này, Đảng ta cụ thể hóa và phát triển TT HCM thành : trung thành với lý tưởng cách mạng ; trung thành với quyền lợi của tổ quốc, giai cấp và NDLĐ; đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích cá nhân; lđ gương mẫu, sáng tạo; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong xây dựng và bảo vệ TQ… 2.3. Giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, Đảng viên của Đảng
    • Tư tưởng cộng sản không ngừng phát triển qua thực tiễn.
    • Không phải mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tự cập nhật, tiếp thu những thành quả mới đó. Ø Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng = công việc thường xuyên của Đảng. Ø Thực hiện hiệu quả công công việc này, xây dựng Đảng về tư tưởng sẽ góp phần biến tư tưởng thành niềm tin, lý tưởng, nguyên tắc đạo đức cách mạng trong các tổ chức Đảng và Đảng viên. 2.4. Nghiên cứu, bổ sung phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn
    • Xây dựng Đảng về tư tưởng không phải vì tư tưởng mà vì thực tiễn – bao gồm thực tiện “cách mạng hoá trên lĩnh vực tư tưởng của Đảng” (nghĩ là nâng trình độ tư tưởng của Đảng lên một trình độ phát triển mới về chất) lẫn trình độ tư tưởng trong xã hội, nhờ vậy, Đảng mạnh lên, đất nước phát triển hơn.
    • Những thay đổi trong đời sống hiện thực lại đặt ra những nhu cầu phát triển mới về tư tưởng trong Đảng và trong xã hội nói chung.
    • Nỗ lực vươn lên về tư tưởng đáp ứng nhu cầu đó sẽ là động lực cho sự phát triển tư tưởng trong Đảg. 2.5. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Ngay khi mới ra đời, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã phải đương đầu với cuộc đấu tranh quyết liệt, toàn diện với các tư tưởng thù địch cả trên lĩnh vực thế giới quan, phương pháp luận lẫn tư tưởng chính trị. Ø Về thế giới quan, nó phải đấu tranh chống lại quan điểm duy vật, quan điểm duy tâm tầm thường về sự phát triển nói chung, về sự phát triển xã hội nói riêng. Ø Về phương pháp luận, nó phải đấu tranh chống lại phương pháp tư duy siêu hình, chiết trung, nguỵ biện. Ø Về tư tưởng chính trị, nó phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa cải lương, tư tưởng phiêu lưu mạo hiểm, xét lại, cơ hội hữu và tả khuynh... dưới mọi biểu hiện, mọi biến dạng của chúng.
    • Ở nước ta hiện nay, đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, chống sự phá hoại của các thế lực thù địch Ø Những luận điệu xuyên tạc CN M-L và TT HCM Ø Xuyên tạc đường lối phát triển đất nước theo định hướng XHCN
  • TCCSĐ có dưới 30 ĐV thì lập chi bộ cơ sở , có các tổ đảng trực thuộc.
  • TCCSĐ có 30 ĐV trở lên thì lập đảng bộ cơ sở , có các chi bộ trực thuộc đảng ủy + TCCSĐ được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. è Có 2 hình thức tổ chức là CHI BỘ cơ sở và ĐẢNG BỘ cơ sở. Đảng bộ cơ sở có 2 loại hình:
  • Đảng bộ cơ sở có các đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc
  • Đảng bộ cơ sở chỉ có các chi bộ trực thuộc Các tổ chức cơ sở Đảng đều có cấp ủy cấp trên trực tiếp. Đó là huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc và đảng ủy khối. 1.2. Về vị trí, vai trò

- TCCSĐ là nền tảng của Đảng:

  • TCCSĐ là nơi kết nạp Đảng viên, giáo dục, rèn luyện đảng viên, phân công công tác và quản lý đảng viên, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của đảng viên, xem xét khen thưởng, kỷ luật của Đảng viên và đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.
  • TCCSĐ là nơi trực tiếp thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nơi bầu cử cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng
  • TCCSĐ là là nơi trực tiếp, gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân (là nơi trực tiếp nối liền giữa Đảng với dân) tạo nên sức mạnh của Đảng. à Hoạt động của TCCSĐ có ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng. - TCCSĐ là hạt nhân chính trị ở cơ sở
  • TCCSĐ là nơi tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và động viên nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc tổ chức, TCCSĐ có thêm những đóng góp, sáng kiến, kinh nghiệm, phản ánh với Đảng những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để bổ sung, hoàn chỉnh đường lối và đề ra những chính sách mới.
    • TCCSĐ vừa là thành viên của hệ thống chính trị ở cơ sở, vừa giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị , định ra chủ trương, phương hướng, đồng thời lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động đúng định hướng chính trị.
  • TCCSĐ là hạt nhân đoàn kết , tập hợp mọi lực lượng ở cơ sở thành khối thống nhất ý chí và hành động thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Chính vì vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ mà chúng ta phải tập trung xây dựng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, làm cho tổ chức này thực sự trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 2. Chức năng của tổ chức cơ sở Đảng: 2 chức năng quan trọng 2.1. Là hạt nhân chính trị quan trọng ở cơ sở
  • Lãnh đạo đơn vị thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị và quy định của cấp trên ở cơ sở. 2.2. Là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng
  • Lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ, đảng bộ cơ sở đè ra, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác và chiến đấu của đơn vị; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong đơn vị; làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. 3. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng: Nhiệm vụ (5 nhiệm vụ chính):

Do đó quan điểm thứ hai được bổ sung: phải xuất phát từ Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới , cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước …

3. Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài; không định kiến với những người có sai lầm trong quá khứ, nay đã sửa chữa và có tâm huyết xây dựng đất nước. Đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản, đồng thời là yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Thực hiện quan điểm này, các cấp ủy đảng cần: +Chăm lo việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ trí tuệ và giác ngộ chính trị cho giai cấp công nhân + Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường quan điểm, ý thức tổ chức kỷ luật của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ. + Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn bổ sung cán bộ theo hướng tăng thành phần xuất thân từ công nhân. + Phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc + Đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, có sự kết nối liên tục giữa các thế hệ cán bộ, tập hợp rộng rãi các các loại cán bộ, trọng dùng nhân tài. 4. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ là nhân tố hàng đầu của tổ chức. Cán bộ lập ra tổ chức, đề ra cơ chế, chính sách, điều hành tổ chức, thực hiện cơ chế, chính sách. Nhưng cán bộ cũng lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức và cơ chế chính sách. Tổ chức quyết định phương hướng và hành động của cascn bộ. Tổ chức buộc cán bộ phải hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định. Cán bộ chỉ có sức mạnh khi gắn liền với tổ chức và nhân danh tổ chức. => Phải gắn cán bộ với tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức. Xây dựng tổ chức phải đi đôi xây dựng con người. Đồng thời phải chú ý xây dựng và điều chỉnh cơ chế, chính sách đúng để thúc đẩy tổ chức và cán bộ phát triển. 5. Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải kết hợp chặt chẽ với hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt phải xây dựng và duy trì được phong trào CM của quần chúng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, người cán bộ phải thật sự có đức và có tài. Muốn vậy, cán bộ cần được xây dựng một cách cơ bản và chính quy trong nhà trường, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và PTCMND để rèn luyện, thử thách và giáo dục đào tạo để tuyển chọn, sàng lọc cán bộ.

6. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đối với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thời kỳ mới đòi hỏi Đảng phải có một đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, thực sự tiêu biểu cho nhiệm vụ chính trị, đội ngũ phải bao gồm đủ loại cán bộ ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Muốn vậy, Đảng phải có đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ đúng đắn. Trước hết là phải thực hiện đúng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa, khắc phục và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tiêu cực trong công tác cán bộ. **Câu 7. Phân tích quan điểm của Đảng về công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới.

  1. Khái niệm** Công tác dân vận là hoạt động có tính quy luật của Đảng để tuyên truyền, vận động tất cả mọi người dân nêu cao quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân, xây dựng khối đoàn kết nhất trí toàn dân nhằm thực hiện tốt đường lối của Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết của Đảng và nhân dân. 1.1. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ - Công tác dân vận của Đảng phải luôn luôn coi trọng và hướng tới mục tiêu vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
    • Công nghiệp hóa hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tham gia vào tất cả các lĩnh vực của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy hơn lúc nào hết Đảng phải đổi mới và tăng cường công tác dân vận.
    • Công tác dân vận của Đảng phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tin nhân dân và tôn trọng ý kiến của nhân dân. Thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
    • Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm, không chỉ là người hưởng thụ mà còn góp phần tích cực vào việc xây dựng, quy hoạch và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, chống quan liêu, chuyên quyền, xa dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. 1.2. Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh - Các cấp, các ngành từ TW đến địa phương phải nắm chắc yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chú trọng giải quyết những vấn đề bức xúc, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nhân dân.
    • Trong thời kỳ mới CNH HĐH đất nước, lợi ích chung của các giai cấp các tầng lớp thống nhất vì lợi ích của cả dân tộc, đó là dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
    • Khắc phục tư tưởng chỉ chú ý lợi ích cá nhân. Thực hiện dân chủ gắn với kỷ cương chống quan liêu tham nhũng lãng phí, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước cho mỗi công dân. 1.3. Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do ND, vì ND. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để ND tin tưởng, noi theo

NHÓM 2 CÂU HỎI VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀ SÁNG TẠO (6 điểm) Câu 8. Phân tích tiêu chuẩn của Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

1. Khái niệm Tư cách Đảng viên là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người Đảng viên, là cơ sở để phân biệt đảng viên và người ngoài đản. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăng ghen đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản của người Cộng sản về mặt thực tiễn và về mặt lý luận. Người đảng viên cần có 2 phẩm chất rất cơ bản đó là tiên phong về lý luận và tiên phong về hành động, thực tiễn. Tư cách đảng viên thể hiện ở tiêu chuẩn Đảng viên và nhiệm vụ đảng viên. 2. Tiêu chuẩn Đảng viên Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Điều 1, Điều lệ Đảng) xác định tiêu chuẩn đảng viên như sau: “ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng3. Những tiêu chuẩn đảng viên trên đây thể hiện qua các điểm sau 3.1. Về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị - Đảng viên phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Có mục tiêu, lý tưởng là tiêu chí phân biệt giữa đảng viên và quần chúng. - Mục tiêu, nhiệm vụ chính trị cụ thể của người đảng viên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, thái độ và sự tham gia tích cực thực hiện đường lối đổi mới là thước đo phẩm chất, năng lực, vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi đảng viên. 3.2. Về nhận thức, kiến thức, năng lực toàn diện thực hiện công cuộc đổi mới đất nước - Lênin đã dặn đi dặn lại những người cộng sản Nga rằng: nếu chỉ có nhiệt tình và lòng dũng cảm không thôi thì không thể chiến thắng được chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, mặc dù nhiệt tình cách mạng và lòng dũng cảm là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để chiến thắng chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản còn phải có kiến thức, có trình độ văn hoá cao, có trí thông minh và năng lực làm việc. Muốn thế, phải không ngừng học tập, học tập một cách kiên trì và nghiêm túc; không bằng lòng với những kinh nghiệm của mình; kiêu ngạo cộng sản là báo hiệu một sự tụt hậu…

  • Đổi mới ở nước ta hiện nay là cuộc vận động cách mạng toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, kinh tế tri thức phát triển, toàn cầu hoá mạnh mẽ đang tạo ra thời cơ và thách thức với tất cả quốc gia, dân tộc. Rõ ràng, trong tình hình đó, đảng viên phải không ngừng bồi dưỡng những kiến thức văn hoá, khoa học – kỹ thuật, quản lý kinh tế – xã hội, pháp luật… để có đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3.3. Về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, mà nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng, luôn xứng đáng với người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân… Những lời dạy đó của Người đến nay vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và có ý nghĩa to lớn trong thời kỳ đổi mới.
  • Những chuẩn mực đạo đức mà người đảng viên cần có là lòng yêu nước sâu sắc, tôn trọng và hết lòng phục nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có thái độ tích cực ủng hộ xu thế đổi mới, tham gia vào công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, thống nhất giữa lời nói và việc làm.
  • Đạo đức, lối sống mới yêu cầu dũng cảm vạch trần, phê phán những biểu hiện cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, những mưu toan dựa vào xu thế và hoàn cảnh đổi mới để tìm kiếm lợi ích riêng cho bản thân mình.
  • Tư tưởng và ý thức đạo đức phải đi liền với hành động, trong lao động, trong công việc, trong quan hệ với con người, trong đấu tranh khắc phục mọi tệ nạn và làm lành mạnh các quan hệ xã hội. 3.4. Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất của Đảng trên cơ sở thực hiện đúng các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình
  • Đoàn kết trong Đảng là yêu cầu tối quan trọng của Đảng Cộng sản. Trong Đảng Cộng sản không thể tồn tại nhiều phái, nhiều phe cánh với lập trường và lợi ích khác nhau. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của Đảng ta mà tất cả các tổ chức đảng và đảng viên phải ra sức giữ gìn, vun đắp như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Nền tảng của sự đoàn kết trong Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối và các nguyên tắc tổ chức Đảng.
  • Sức mạnh của Đảng là ở tính thống nhất: thống nhất quan điểm, thống nhất ý chí, thống nhất hành động. Tập trung dân chủ là nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất của Đảng. Vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên ở bất cứ cương vị nào đều phải tôn trọng và chấp hành đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • Đảng viên có trách nhiệm tích cực tham gia thảo luận các vấn đề thuộc về đường lối, chủ trương của Đảng, có quyền chất vấn, tranh luận một cách thẳng thắn; đồng thời chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Khi đã thành quyết định của tập thể thì phải nghiêm túc chấp hành, không được phát ngôn tuỳ tiện hoặc lan truyền những ý kiến, quan điểm riêng của mình bên ngoài các hội nghị Đảng.

Tiêu chuẩn đảng viên là cơ sở để Đảng viên rèn luyện phấn đấu, là căn cứ để giáo dục phân loại chất lượng đảng viên và là cơ sở nâng cao chất lượng Đảng viên, đội ngũ Đảng viên

Câu 9: Phân tích vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.

1. Khái niệm - Kiểm tra: xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. - Giám sát: theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không. Ø Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là hoạt động thường xuyên của toàn Đảng, tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhằm theo dõi, xem xét tình hình chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết vấn đề trong sinh hoạt và nội bộ Đảng; để đánh giá, nhận xét về mỗi tổ chức đảng và đảng viên; góp phần hoàn thiện quy trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật; bảo đảm các quyết định được thực hiện nghiêm túc, kết quả cao. 2. Vị trí, vai trò 2.1. Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đánh giá rất cao vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, coi đây là công tác không thể thiếu và có tính quyết định đối với hiệu quả lãnh đạo. - Lãnh đạo cũng có nghĩa là kiểm tra, giám sát. Nếu buông lỏng việc kiểm tra, giám sát thì cũng bằng không, coi như không có lãnh đạo. - Chủ tịch HCM KĐ: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” - Đại hội Đảng VIII: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng.” 2.2. Kiểm tra, giám sát là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng - Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc sẽ góp phần bảo vệ cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được xác định đúng, quán triệt đủ, thực hiện tốt. - Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, vừa làm cho sự lãnh đạo của Đảng gắn với thực tiễn hơn; đảm bảo tính thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói và việc làm; giúp các cấp lãnh đạo của Đảng khắc phục bệnh quan liêu, chủ quan, duy ý chí, thiếu trách nhiệm… - Đồng thời ngăn ngừa các biểu hiện thiếu đoàn kết, vô kỷ luật; đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; khắc phục tình trạng suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. 2.3. Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp thường xuyên của mọi tổ chức đảng và đảng viên - Một Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị nếu không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ rất dễ lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng, dẫn đến suy yếu rồi tan rã. - Vì vậy, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng và đảng viên hiện nay trở nên vô cùng bức thiết, xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác xây dựng Đảng và yêu cầu của giai đoạn cách mạng mời, từ vị trí, vai trò của Đảng ta trước dân tộc và tiến bộ xã hội.