Ảnh hưởng văn hóa nông nghiệp đến giao tiếp ứng xử của người Việt:
1. Từ ngữ giao tiếp sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến nông nghiệp, thiên nhiên.
Tích cực: tạo sự gần gũi, quen thuộc với đời sống hằng ngày.
VD: lời chúc năm mới – “chúc nhà mình năm mới được mùa, lúa nhiều.”
Tiêu cực: mang nghiều lớp nghĩa dẫn đến việc dễ gây nhầm lẫn.
VD: “cây này cần được chăm sóc kỹ hơn!” mang 2 lớp nghĩa:
- Cây này bị hư hại, chậm phát triển cần sự chăm sóc kỹ hơn.
- Người này cần được quan tâm, để ý, hướng dẫn nhiều hơn.
2. Nền nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên đòi hỏi phải ứng biến với nhiều điều kiện tự
nhiên khác nhau, từ đó người Việt có lối sống thích nghi, linh hoạt; lối quan sát thực
tiễn, và hình thành nên cách cư xử mềm dẻo.
Tích cực: tư duy thực tế, sự khéo léo, hòa nhã trong kỹ năng giao tiếp giúp người Việt
thích nghi với môi trường đa văn hóa và xu thế toàn cầu hóa.
VD: khéo léo từ chối lời mời - “hôm nay tôi hơi bận, để hôm khác tôi mời anh chị một
bữa nhé!”
Tiêu cực: sự nhường nhịn và “dĩ hòa vi quý” dẫn đến tâm lý ngại tranh luận, tránh làm
mất lòng người khác để giữ mối quan hệ lâu dài.
VD: một người trong nhóm làm việc kém hiệu quả nhưng thay vì góp ý thẳng thắn, mọi
người chọn cách lơ đi để không mất lòng. Hậu quả cả nhóm phải gánh chịu nhiệm vụ của
người đó - “Thôi cứ để vậy đi, ráng làm cho xong cũng được, nói thẳng thì không hay.”.
3. Cuộc sống nông nghiệp tạo nên cách giao tiếp mang tính đồng cảm, thấu hiểu người
khác.
Tích cực: tạo sự gắn kết, tình cảm ấm áp, chân thành.
VD: khi một người mất mùa do mưa bão, hàng xóm hay mọi người xung quanh thường
sẽ thăm hỏi, giúp đỡ - “Ruộng nhà bác ngập hết rồi à? Nhà tôi còn ít rơm, nếu cần cứ
sang lấy.”.
Tiêu cực: tâm lý trọng tình hơn lý hay dễ làm người nghe trở nên thụ động, ỷ lại.
VD: một người không chăm chỉ làm đồng áng nhưng nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn
người cần cù, siêng năng vì lý do tội nghiệp.
B.