Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Và con đường tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội cho đến tận bây giờ vẫn hoàn toàn đúng đắn, g, Summaries of Economics of Education

Và con đường tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội cho đến tận bây giờ vẫn hoàn toàn đúng đắn, giúp đất nước ta ngày càng phát triển giàu mạnh.

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 06/07/2025

september-twenty-nine
september-twenty-nine 🇻🇳

1 document

1 / 10

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1.1 Phân tích vĩ mô
1.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô
Trong tháng 10, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã công bố tăng trưởng GDP quý
3, theo đó nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đột phá 7.4% trong quý này, cao hơn nhiều
so với mức kỳ vọng trước đó, đặc biệt khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi
vào đầu tháng 9 với dự kiến làm GDP giảm khoảng 0.15%. Nhìn chung Công nghiệp và
Dịch vụ vẫn là những lĩnh vực đầu tầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất của nền kinh tế trong Q3
cũng như đạt được mức tăng trưởng cao (9.1%7.5%) hơn so với mức trung bình 7.4%
của cả nền kinh tế.
GDP: Với việc tăng trưởng GDP đạt mức cao 7.4%, dự kiến tăng trưởng cả năm
2024 của Việt Nam nằm trong khoảng 6.8-7.0% cho cả năm, là mức cao thứ 2 trong 5
năm trở lại đây chỉ sau mức tăng trưởng 2022 8.02%) do nền kinh tế mở cửa trở lại sau
giãn cách Covid vào năm 2021. Với việc tăng trưởng gần 7.0% trong năm 2024, Việt
Nam sẽ vững bước trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á,
và chỉ đứng sau tốc độ tăng của Ấn Độ trong các nền kinh tếquy mô tương đối tại châu
Á theo dự báo của IMF.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Và con đường tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội cho đến tận bây giờ vẫn hoàn toàn đúng đắn, g and more Summaries Economics of Education in PDF only on Docsity!

1.1 Phân tích vĩ mô 1.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô Trong tháng 10, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã công bố tăng trưởng GDP quý 3, theo đó nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đột phá 7.4% trong quý này, cao hơn nhiều so với mức kỳ vọng trước đó, đặc biệt khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi vào đầu tháng 9 với dự kiến làm GDP giảm khoảng 0.15%. Nhìn chung Công nghiệp và Dịch vụ vẫn là những lĩnh vực đầu tầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất của nền kinh tế trong Q cũng như đạt được mức tăng trưởng cao (9.1% và 7.5%) hơn so với mức trung bình 7.4% của cả nền kinh tế. GDP: Với việc tăng trưởng GDP đạt mức cao 7.4%, dự kiến tăng trưởng cả năm 2024 của Việt Nam nằm trong khoảng 6.8-7.0% cho cả năm, là mức cao thứ 2 trong 5 năm trở lại đây chỉ sau mức tăng trưởng 2022 8.02%) do nền kinh tế mở cửa trở lại sau giãn cách Covid vào năm 2021. Với việc tăng trưởng gần 7.0% trong năm 2024, Việt Nam sẽ vững bước trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, và chỉ đứng sau tốc độ tăng của Ấn Độ trong các nền kinh tế có quy mô tương đối tại châu Á theo dự báo của IMF.

FDI: Trong tháng 9 Việt Nam thu hút thêm được 4.3 tỷ USD FDI cam kết, đưa tổng FDI đăng ký trong năm nay lên mức 24.8 tỷ USD. Đây là mức FDi đăng ký cao kỷ lục, vượt xa mức 22.1 tỷ USD của 9 tháng 2021. Với kết quả này, FDI đăng ký trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tăng trưởng 22.6%, tiếp tục khẳng định sự hấp dẫn của Việt Nam với các nhà sản xuất quốc tế. Với các trọng tâm hiện đại hóa, xanh hóa nền sản xuất trong nước và tham gia sâu rộng cũng như dịch chuyển lên các nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng sản xuất quốc tế, có thể tin tưởng Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình trong những năm tới đây. Giải ngân FDI trong tháng Chín đạt 3.5 tỷ USD, phù hợp với việc gia tăng mạnh mẽ của FDI cam kết, đưa tổng giải ngân FDI trong năm 2024 lên mức 174. tỷ USD. Như vậy, FDI giải ngân đã tăng khoảng 9.0% tiếp tục củng cố năng lực sản xuất cũng như tạo ra cơ hội tiếp thu công nghệ, năng lực sản xuất và cải tiến nền kinh tế cho Việt Nam. Lạm phát trong tầm kiểm soát nhưng dự kiến áp lực gia tăng trong những tháng tới: Chỉ số CPI tháng này chỉ tăng 2.63% so với cùng kỳ 2024, giảm mạnh so với mức đỉnh 4.44% của tháng Năm. Như vậy, lạm phát trung bình năm nay chỉ còn ở mức 3.88%, thấp hơn so với mức trần các năm trước (4.0%) và an toàn với chi tiêu năm nay (thấp hơn 4.5%). Yếu tố giúp ổn định lạm phát quan trọng nhất trong tháng là sự sụt giảm của giá xăng, phù hợp với xu hướng giảm giá dầu trên thế giới. Nhờ sự giảm giá mặt hàng quan trọng này, chỉ số CPI đối với lĩnh vực giao thông giảm 5.33% so với cùng kỳ 2023, cùng với việc lĩnh vực thông tin liên lạc có chi phí giảm dần do sự phát triển của công nghệ và cơ sở hạ tầng (giảm 0.42% so vưới cùng kỳ 2023, trung bình 9 tháng giảm 1.19%) đã giải tỏa áp lực về lạm phát, dù nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng. Mặc dù vậy, do giá điện gần đây được điều chỉnh tăng khoảng 4.8%, nên CPI nhiều khả năng sẽ không giảm sâu trong những tháng tới mà

Diễn biến thị trường chứng khoán: Trong tháng Chín, đà bán ròng của nhà đầu tư ngoại tiếp tục suy yếu, chỉ còn bán ròng khoảng 2.3 nghìn tỷ VND so với mức bán ròng 3.3 nghìn tỷ trong tháng Tám. Đây cũng là mức bán ròng thấp so với đỉnh 14 nghìn tỷ vào các tháng giữa năm. Bên cạnh đó khoảng 2.7 nghìn tỷ là giao dịch thoái vốn của Commonwealth Bank sau nhiều năm đầu tư chiến lược vào ngân hàng VIB, và nếu loại trừ khối lượng này thì các nhà đầu tư ngoại trên sàn chứng khoán đã mua ròng trở lại trong tháng Chín. Nhìn chung đây cũng phù hợp với quan sát của chúng tôi khi các phiên mua ròng của nhà đầu tư ngoại đã trở lại nhiều hơn. Xu hướng này tiếp tục được quan sát thấy trong phần đầu tháng Mười. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 9 và phần đầu tháng 10 vẫn dao động quanh vùng 1250-1300 điểm, mặc dù có nhiều thông tin tích cực hỗ trợ. Nhiều khả năng đây là do tác động của dòng tiền yếu vào hoạt động đầu tư chứng khoán, do đã bị hút qua kênh sản xuất kinh doanh từ việc tăng trưởng mạnh của tín dụng so với huy động vốn như đã đề cập. Với việc thanh khoản trên thị trường trở nên yếu đi từ tác động của dòng tiền gián tiếp giảm sút, nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ chưa có đột phá trong thời gian ngắn hạn. Nhìn từ góc độ vĩ mô và chính sách, nền kinh tế Việt Nam đang ở thời điểm rất hấp dẫn do tăng trưởng kinh tế cao, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và quyết tâm mạnh mẽ phát triển thị trường tài chính đến từ Chính phủ và cơ quan quản lý. Việc lạm phát thấp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách khơi thông dòng tiền tại thời điểm phù hợp, tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường. 1.1.2. Các chính sách của Nhà nước Hiện nay tại Việt Nam có một hệ thống luật kinh doanh, quản lý các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, theo đó

mọi doanh nghiệp phải hoạt động theo các quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh, các thủ tục về thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm, ngoại hối, chống rửa tiền… Các chính sách dành riêng cho ngành nghề:

  • Chính sách về vốn đầu tư: Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư này, thực hiện một số giải pháp sau:
  • Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành Thép từ các nguồn vốn tự có, vốn vay ưu đãi (đối với các dự án sản xuất phôi thép), vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình, vốn đầu tư nước ngoài.
  • Linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thông qua hình thức thuê mua thiết bị, mua thiết bị trả chậm; liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ thép lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác như ngành đóng tầu, sản xuất ôtô - xe máy, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng, ngành xây dựng, giao thông, ...
  • Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thép để đa dạng hoá sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ các cổ đông. Khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong ngành Thép thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
  • Chính sách về hợp tác đầu tư: Định hướng về hợp tác đầu tư với nước ngoài chủ yếu tập trung trong sản xuất gang, phôi thép và cán các sản phẩm thép dẹt, nhất là đối với các dự án có quy mô công suất lớn (trên 1 triệu tấn/năm).
  • Chính sách bảo đảm nguồn nguyên, nhiên liệu chính: Trước mắt, thực hiện việc xuất quặng sắt để nhập đối lưu than mỡ, than cốc với các đối tác Trung Quốc. Về lâu dài, cần xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu nguyên liệu khoáng chung của cả nước để bảo đảm nguồn than mỡ, than cốc cho ngành Thép phát triển bền vững.
  • Chính sách xuất nhập khẩu, phát triển thị trường:
  • Bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vào thị trường Việt Nam.
  • Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hoàn thiện thị trường các sản phẩm thép, tạo liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi nhuận và cộng đồng trách nhiệm giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh thép.

hữu cơ, các phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất cốc, thiêu kết và hoàn nguyên quặng sắt.

  • Chính sách về quản lý: Ban hành cơ chế, chính sách phát triển ngành Thép Việt Nam theo hướng khuyến khích cao và bảo hộ hợp lý đầu tư sản xuất ở thượng nguồn (khai thác, tuyển quặng sắt quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm hoàn nguyên, gang, phôi thép), xây dựng các liên hợp luyện kim và các nhà máy cán sản phẩm thép dẹt quy mô lớn.
  • Chính sách đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh. Khuyến khích việc thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. 1.1.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp 1.1.3.1. Yếu tố văn hóa – xã hội
  • Văn hóa dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp thường phản ánh các giá trị văn hóa dân tộc như sự tôn trọng đối với cấp trên, tinh thần cộng đồng và sự đoàn kết. Những giá trị này giúp tạo nên môi trường làm việc hài hòa và gắn kết. Văn hóa dân tộc còn ảnh hưởng đến cách thức giao tiếp, phong cách làm việc và cách thức giải quyết xung đột trong doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua cách các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tập thể, các buổi họp mặt và các chương trình đào tạo nhân viên.
  • Môi trường làm việc tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các yếu tố xã hội như sự phân cấp quyền lực, điều này rõ ràng có thể tạo ra môi trường làm việc có trật tự, nhưng cũng có thể hạn chế sự sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp. Môi trường làm việc tại Việt Nam thường chú trọng đến sự ổn định và an toàn, điều này có thể làm giảm động lực phát triển và thay đổi. Các doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới để phát triển bền vững. Chiến lược nhân sự của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa – xã hội. Các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có khả năng hòa nhập tốt với văn hóa doanh nghiệp và có tinh thần làm việc nhóm cao. Điều này giúp tạo ra một đội ngũ nhân viên đoàn kết và hiệu quả. Tuy nhiên, việc quá chú trọng đến sự hòa nhập có thể dẫn đến việc bỏ qua những tài năng có phong cách làm việc khác biệt. Các doanh nghiệp cần cân

nhắc giữa việc duy trì sự hòa nhập và khuyến khích sự đa dạng trong phong cách làm việc.

  • Việt Nam đang ở giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Lực lượng lao động trẻ và năng động này là nguồn nhân lực quan trọng cho ngành, giúp các doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, sự già hóa dân số trong tương lai cũng đặt ra thách thức về việc duy trì lực lượng lao động có kỹ năng và kinh nghiệm. Tỷ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
  • Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự phát triển của các khu đô thị mới tại Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thép trong xây dựng và cơ sở hạ tầng. Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng và độ bền của sản phẩm, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thép phải nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Sự phát triển của các khu đô thị mới và các dự án cơ sở hạ tầng lớn cũng tạo ra nhu cầu lớn về thép xây dựng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành. Xu hướng tiêu dùng bền vững cũng đang ảnh hưởng đến đến các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành thép tại Việt Nam nói riêng. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và có nguồn gốc minh bạch. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch và giảm thiểu tác động môi trường. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng nguyên liệu tái chế và áp dụng các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng để đáp ứng nhu cầu này. 1 .1.3.2. Yếu tố về công nghệ Trình độ công nghệ của nền sản xuất xã hội tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp FDI đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn chủ yếu ở mức trung bình và mang tính gia công, lắp ráp. Tỷ trọng công nghệ cao trong các doanh nghiệp này vẫn còn ít, và công nghệ hỗ trợ chưa phát triển mạnh mẽ. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) vừa công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan). Thông cáo của

công nghệ cực kì quan trọng, công nghệ là yếu tố then chốt quyết định đến mức chất lượng và số lượng sản phẩm, từ đó dẫn đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1 .1.3.3. Yếu tố về môi trường Việt Nam có điều kiện thích hợp sản xuất gang thép, đây là ngành công nghiệp không phải mới của Việt Nam, với trình độ lành nghề, nguồn nguyên liệu đầu vào đầy đủ là lợi thế của ngành sản xuất thép Việt Nam. Ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp vật liệu cơ bản, nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu tự nhiên như quặng sắt, than, đá vôi hoặc tái chế từ sắt thép phế thải. Nên có thể nói ngành sản xuất thép đã tạo ra một lượng lớn chất thải (rắn, khí), có khả năng gây ô nhiễm hoặc tác động xấu đến môi trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải thực thi đầy đủ các biển pháp xử lý chất thải, khí thải trước khi đưa ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biên là dân cư trong khu vực. Trong lĩnh vực sản xuất thép nhất quán quan điểm phát triển bền vững là sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường. Trong chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, vấn đề môi trường được quan tâm đặc biệt, sự phát triển bền vững của Tổng công ty luôn được đặt trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung. Tài liệu tham khảo

  1. CTCP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam). 2024/10/31. Báo cáo Cập nhật Vĩ mô Việt Nam quý 3 và đánh giá các sự kiện quan trọng
  2. Bộ Công Thương Việt Nam. 2022/05/10. Đề xuất xây dựng "Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050"
  3. Bộ Công Thương Việt Nam. 2021/05/28. Bộ Công Thương ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp ngành thép phát triển
  4. WeOne. 2022/04/08. Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
  5. Tạp chí Điện tử Kinh tế và Đồ uống. 2024/01/02. Tiêu dùng Việt Nam năm 2024: Nhìn từ góc độ kinh tế và xu hướng
  6. Tổng Cục Thống Kê. 2023/12/29. Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm Quý IV và năm 2023