Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bằng những kiến thức về Xã hội học cá, Schemes and Mind Maps of Pharmacology

Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bằng những kiến thức về Xã hội học cá nhân, hãy chứng minh gắn gọn môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội có ảnh hưởng đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách con người.

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 05/11/2024

nguyen-thi-mai-anh-1
nguyen-thi-mai-anh-1 🇻🇳

6 documents

1 / 10

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Giảng viên môn học: Th.s Nguyễn Hải Hà
Lớp học phần: VH6002 (N08)
Nhóm: Gì cũng được
Đề bài:
Tục ngữ có câu: “Gàn mực thì đen, gần đèn thì sáng.”
Bằng những kiến thức về Xã hội học cá nhân, hãy
chứng minh ngắn gọn môi trường, gia đình, nhà
trường và xã hội có ảnh hưởng đến sự hình thành và
hoàn thiện nhân cách con người.
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bằng những kiến thức về Xã hội học cá and more Schemes and Mind Maps Pharmacology in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024

Giảng viên môn học: Th.s Nguyễn Hải Hà

Lớp học phần: VH6002 (N08)

Nhóm: Gì cũng được

Đề bài:

Tục ngữ có câu: “Gàn mực thì đen, gần đèn thì sáng.”

Bằng những kiến thức về Xã hội học cá nhân, hãy

chứng minh ngắn gọn môi trường, gia đình, nhà

trường và xã hội có ảnh hưởng đến sự hình thành và

hoàn thiện nhân cách con người.

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA

STT MÃ SINH VIÊN HỌ VÀ TÊN

MỨC

THAM

GIA

CÔNG VIỆC

1 64DLU08092^ Nguyễn Thị Ngọc Ánh 2 64DLU08054^ Nguyễn Hà Nhi 3 64DLU08070^ Đào Nhân Tâm 4 64DLU08077^ Nguyễn Ngọc Mai Thảo 5 64DLU08087^ Nguyễn Xuân Trung 6 64DLU08086^ Nguyễn Thành Trung 7 64DLU08066^ Bùi Nguyễn Hương Quỳnh 8 64DLU08096^ Bùi Ngọc Linh 9 64DLU08085^ Tạ Thu Trang 10 64DLU08088^ Đậu Xuân Trường 11 64DLU08100^ Phạm Ngọc Hiếu

2.4. Sự ảnh hưởng của xã hội

3. Kết luận

I. Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

1. Nghĩa đen:

Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.

2. Nghĩa bóng:

Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt.Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "Mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.

II. Sự ảnh hưởng của môi trường, gia đình, nhà trường và

xã hội đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con

người:

1. Sự ảnh hưởng của gia đình:

● Gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách con người:

  • Môi trường sống:
  • Gia đình là môi trường sống đầu tiên của con người, nơi con người hình thành những nhận thức, quan niệm và hành vi ban đầu. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên, trực tiếp giáo dục và định hướng nhân cách cho con cái. Môi trường gia đình hòa thuận, yêu thương sẽ giúp con người phát triển nhân cách tốt đẹp, ngược lại, môi trường gia đình bạo lực, thiếu giáo dục sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực.
  • Tác động của cha mẹ:
  • Cha mẹ là tấm gương trực tiếp cho con cái noi theo. Lời nói, hành động, cách ứng xử của cha mẹ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách con cái. Cha mẹ cần quan tâm, giáo dục con cái đúng cách để giúp con phát triển toàn diện. - Ảnh hưởng của anh chị em:
  • Anh chị em là những người bạn đồng hành đầu tiên của con người. Mối quan hệ giữa anh chị em ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội của con người. Gia đình cần tạo điều kiện để anh chị em yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

để cho ta học. Gần những người thông thái, ta học được thêm về những kiến thức và cả những kinh nghiệm, kĩ năng để giao tiếp và giải quyết trong cuộc sống nữa. Sống trong mỗi trường lễ giáo và tôn nghiêm, tự khắc con người biết điều chỉnh theo điều đó. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có thể thấy là các nước phát triển đang rất coi trọng việc xây dựng trường học và hệ thống giáo dục để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho mỗi người. Mỗi chúng ta đều là một thiên tài, nếu được khai phá sẽ thể hiện được khả năng của mình.Nhưng không phải cứ gần mực là sẽ đen, gần đèn thì sẽ rạng. Con người ta không chỉ sống một mình mà còn sống trong cộng đồng nên tất yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi cộng đồng. Nhưng không phải là hoàn toàn. Đó chỉ là yếu tố tác động. Quan trọng nhất vẫn là thái độ và sự kiên định ở mỗi người. Ví dụ: Một câu chuyện về hai anh em lớn lên trong hoàn cảnh người bố lúc nào cũng nát rượu, mẹ thì bỏ đi. Sau đó, một người trở thành người thành công, giúp đỡ những gia đình khó khăn. Còn một người thì là phiên bản thứ hai của người cha của mình. Khi được hỏi lý do nào trở thành ngày hôm nay, hai người đều có chung câu trả lời: vì có một người bố như thế. Như vậy, rõ ràng không thể trách được hoàn cảnh được. Sống gần mực nên thành đen, sống trong bùn nên bị dính hôi tanh mùi bùn, đó là điều tự nhiên. Nhưng sống gần mực mà vẫn tỏa sáng, “sống trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, đó mới là bản lĩnh của con người. Con người chúng ta khác với những loài khác ở điều đó.Mọi vật đều chỉ là tính chất tương đối. Hãy giữ mình một lòng tin, một sự kiên cường và sức mạnh để dù trong hoàn cảnh nào, trong sóng gió có thể mỉm cười nở những bông hoa, trong chiến thắng không quên mình thuở đầu mà tiếp tục cố gắng.

3. Sự ảnh hưởng của nhà trường:

1. Nhà trường cung cấp kiến thức và kỹ năng sống

  • Thông qua chương trình giáo dục, học sinh được trang bị kiến thức về khoa học, văn hóa, xã hội... giúp hình thành tư duy logic, sáng tạo và phát triển nhận thức.
  • Kỹ năng sống như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề... được rèn luyện qua các hoạt động tập thể, giúp học sinh hòa nhập và thành công trong cuộc sống. 2. Nhà trường bồi dưỡng đạo đức và nhân cách
  • Giáo dục đạo đức giúp học sinh nhận thức đúng đắn về cái thiện, cái ác, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, trung thực, nhân ái...
  • Các hoạt động giáo dục ngoài giờ như hoạt động Đoàn, Đội, văn nghệ... giúp học sinh rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và phát triển năng khiếu. 3. Nhà trường tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển
  • Môi trường học tập tích cực, thầy cô giáo tận tâm, bạn bè thân thiện giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  • Các hoạt động giáo dục hướng đến xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, giúp học sinh phát triển tính cách tự tin, năng động và hòa đồng. 4. Nhà trường là nơi học sinh học cách làm người
  • Thông qua các bài học đạo đức, giáo dục công dân, học sinh được giáo dục về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác...
  • Thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, giúp học sinh định hướng giá trị và phát triển nhân cách tốt đẹp. Ví dụ:
  • Học sinh được học về lòng yêu nước qua các bài học lịch sử, qua những câu chuyện về các anh hùng dân tộc.
  • Học sinh được rèn luyện tính kỉ luật qua việc tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường.
  • Học sinh được học cách hợp tác, chia sẻ qua các hoạt động tập thể. Kết luận: Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. Cùng với gia đình và xã hội, nhà trường góp phần tạo nên những thế hệ tương lai có đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức để trở thành những công dân tốt cho đất nước. Tóm lại: Nhà trường là môi trường quan trọng giúp học sinh hình thành và hoàn thiện nhân cách. Môi trường giáo dục lành mạnh, thầy cô giáo tận tâm và chương trình giáo dục phù hợp sẽ góp phần tạo nên những thế hệ tương lai có đủ phẩm chất và năng lực để cống hiến cho đất nước.

4. Sự ảnh hưởng của xã hội:

con người sẽ trở nên tốt đẹp ý nghĩa hơn nhưng nếu xã hội ấy đầy điều xấu điều không hay thì ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi xung quanh. Ví dụ: Có 2 đứa trẻ bằng tuổi nhau, một đứa trẻ sống trong một môi trường xã hội mà ở đó con người họ yêu thương nhau chia sẻ nhau họ có những đức tính tốt xã hội tràn đầy điều tích cực thì đứa trẻ ấy sẽ phát triển trưởng thành hơn về nhận thức biết yêu thương chia sẻ cố gắng học tập để sau này thành người nhưng ngược lại đứa trẻ kia sống trong xã hội mà chỉ là tệ nạn là điều không tốt điều xấu thì sẽ bị ảnh hưởng như các thói hư như rượu chè cờ bạc, lười nhác, sống thụ động. Thế nên, câu tục ngữ đã nói rất chính xác: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Xã hội tốt thì con người sẽ tốt, còn xã hội đầy tệ nạn điều xấu thì con người sẽ ảnh hưởng học theo. Vì vậy bản thân chúng ta muốn hoàn thiện nhân cách tốt hãy học những điều tốt hãy noi gương những thứ tốt đẹp trong xã hội tránh xa các điều xấu các tệ nạn không hay để ít bị ảnh hưởng và cho dù phải tiếp xúc cũng cứng rắn để không ảnh hưởng.

III. Kết luận

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một lời khuyên, một triết lý giúp ta có thêm cách nhìn đúng đắn về mối tương quan giữa môi trường và việc hình thành nhân cách của bản thân. Mỗi người cần ý thức được vai trò của môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Cần rèn luyện bản thân một cách toàn diện, chắt lọc những giá trị tốt đẹp, tránh xa những thứ ảnh hưởng tiêu cực để trở thành một người có nhân cách hoàn thiện.