Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

To effectively describe the content, consider including the following details: Title and, Summaries of Mathematical finance

To effectively describe the content, consider including the following details: Title and Index: Provide a clear and precise title summarizing the document's main theme. Include an index or table of contents to outline the structure of the document. Subject: Specify the subject matter or field the document addresses (e.g., economics, literature, computer science, etc.). Year and Relevance: State the year the document was created or updated, emphasizing its relevance to current studies or trends. Course or Educational Context: Mention if the document is related to a specific course, curriculum, or educational program, and highlight its target audience. Author Information: Include the author's name, credentials, or affiliation to establish credibility. Professor or Contributor: If applicable, list the professor or academic who supervised or contributed to the creation of the document.

Typology: Summaries

2021/2022

Uploaded on 12/15/2024

khanh-nguyen-le-mai
khanh-nguyen-le-mai 🇻🇳

2 documents

1 / 1

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Văn học lĩnh vực của cái tôi, của tính. tính cái riêng, nổi trội để tạo ra tiếng nói
riêng, giọng điệu riêng. Nhưng phải là cá tính sáng tạo, tức là phải tạo ra cái mới, tiến bộ, phù hợp
với lý tưởng thẩm mỹ, mới mẻ, độc đáo. Người nghệ sĩ làm giàu cho xã hội không bằng số lượng
của cải vật chất mà bằng các giá trị tinh thần, làm mới các giá trị tinh thần.
- Năng khiếu sáng tạo phong phú cho người nghệ sĩ sự nhạy cảm, nhất là nhạy cảm trước những
biến động xã hội. Nhưng không phải ai cũng có một sức đề kháng, một "bộ lọc" tốt, nên có người
vô tình bị kẻ xấu lợi dụng mà trở thành cái loa tuyên truyền cho cái xấu, cái tiêu cực. Vì lợi ích
riêng mà có một vài tờ báo cho đăng quảng cáo thiếu chọn lựa, đăng tin bài thất thiệt mang tính
câu khách, giật gân, gây chú ý… Lại một vài địa phương trao giải thưởng không căn cứ vào
chất lượng tác phẩm mà dựa vào sự quen biết, thân tình cá nhân…
- Xét về bản chất hình tượng thì sáng tạo ra tác phẩm là sáng tạo ra một "cuộc sống thứ hai" thoát
thai từ cuộc sống thực, nhưng chỉ là mô hình chứ không phải "chụp ảnh" từ đời sống thực. Có bao
nhiêu tác phẩm đích thực là có bấy nhiêu mô hình, có cái giống, có cái khác, lại có cái xa lạ, thậm
chí ngược với đời sống thực. Vì lẽ này mà tiếp nhận văn học nghệ thuật luôn là vấn đề phức tạp.
Có mô hình bị ngợi ca vô lối; có mô hình bị hiểu sai, có cái thì bị lợi dụng…
- Xét ở góc độ tiếp nhận thì văn học nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu, nhưng trong
thời buổi tiếp biến văn hoá mạnh mẽ hiện nay thì có món ăn, vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách
quan mà dễ bị/gây ngộ độc.X
- Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, như đã nói, là lĩnh vực của cái tôi, của cá tính nên "chủ nghĩa
cá nhân" rất điều kiện nảy nở. Có khilại được nguỵ trang tinh vi dưới cái vỏ bọc "cá tính
sáng tạo" nên rất khó phát hiện. Đó là tình trạng chạy theo thị hiếu tầm thường của số ít cá nhân
nghệ sĩ và một bộ phận công chúng, nên bỏ qua đặc trưng cái đẹp mà đi vào mô tả những gì gần
với bản năng. Đó là "sáng tác" chạy theo số lượng; vì lợi nhuận chiều theo những tâmhội
nhất thời, tầm thường… Đó là sự a dua, nói theo những ý kiến trái chiều, nói ngược với những
quan điểm chính thống để được… chú ý…
Giải pháp:
- Cần quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ và thông tin trên Internet. Internet là một thành tựu của
nhân loại, nhưng cũng con dao hai lưỡi, rất tiện dụng cho những ai làm chủ được nó, để tra
cứu, để tham khảo, để học tập… nhưng lại rất độc hại cho những ai bị nó biến thành nô lệ. Là trẻ
em tò mò đọc những trang độc hại về giới tính; là những sinh viên lười học vào mạng để copy tư
liệu làm luận văn; là công cụ lợi hại để kẻ xấu tung những thông tin sai lạc… Quản lý Internet để
ngăn chặn những luồng văn hoá phản nhân văn vấn đề cực kỳ nan giải, không thể một sớm
một chiều và cần thiết phải được luật hoá hoặc thể chế hoá thành những quy định cụ thể.
- Tích cực đấu tranh hơn nữa với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành
vi phản văn hoá, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân
tộc tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam. Tiếp biến văn hoá là một khuynh
hướng không thể cưỡng lại.
- Tiếp biến bao giờ cũng có hai mặt, tiếp nhận cả mặt tích cực lẫn tiêu cực từ khắp nơi trên thế
giới. Điều quan trọng nhấtphải bồi dưỡng một bản lĩnh văn hóa cần thiết để chế ngự cái xấu
mà tiếp thu cái tốt. Hiện nay các khuynh hướng, các trào lưu sáng tác văn học nghệ thuật trên thế
giới hay có dở có đang từng bước ảnh hưởng tới nước ta.
- Tinh thần của triết học văn hóa đương đại lấy con người làm trung tâm, con người vừachủ
thể vừa đối tượng thụ hưởng văn hóa. Các Mác từng nói về việc phải giáo dục âm nhạc cho
người thưởng thức âm nhạc, suy rộng ra là phải giáo dục văn hóa thì mới có con người văn hóa.
Nhà trường phổ thông cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy người trước rồi mới dạy chữ.

Partial preview of the text

Download To effectively describe the content, consider including the following details: Title and and more Summaries Mathematical finance in PDF only on Docsity!

Văn học là lĩnh vực của cái tôi, của cá tính. Mà cá tính là cái riêng, nổi trội để tạo ra tiếng nói riêng, giọng điệu riêng. Nhưng phải là cá tính sáng tạo, tức là phải tạo ra cái mới, tiến bộ, phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ, mới mẻ, độc đáo. Người nghệ sĩ làm giàu cho xã hội không bằng số lượng của cải vật chất mà bằng các giá trị tinh thần, làm mới các giá trị tinh thần.

  • Năng khiếu sáng tạo phong phú cho người nghệ sĩ sự nhạy cảm, nhất là nhạy cảm trước những biến động xã hội. Nhưng không phải ai cũng có một sức đề kháng, một "bộ lọc" tốt, nên có người vô tình bị kẻ xấu lợi dụng mà trở thành cái loa tuyên truyền cho cái xấu, cái tiêu cực. Vì lợi ích riêng mà có một vài tờ báo cho đăng quảng cáo thiếu chọn lựa, đăng tin bài thất thiệt mang tính câu khách, giật gân, gây chú ý… Lại có một vài địa phương trao giải thưởng không căn cứ vào chất lượng tác phẩm mà dựa vào sự quen biết, thân tình cá nhân…
  • Xét về bản chất hình tượng thì sáng tạo ra tác phẩm là sáng tạo ra một "cuộc sống thứ hai" thoát thai từ cuộc sống thực, nhưng chỉ là mô hình chứ không phải "chụp ảnh" từ đời sống thực. Có bao nhiêu tác phẩm đích thực là có bấy nhiêu mô hình, có cái giống, có cái khác, lại có cái xa lạ, thậm chí ngược với đời sống thực. Vì lẽ này mà tiếp nhận văn học nghệ thuật luôn là vấn đề phức tạp. Có mô hình bị ngợi ca vô lối; có mô hình bị hiểu sai, có cái thì bị lợi dụng…
  • Xét ở góc độ tiếp nhận thì văn học nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu, nhưng trong thời buổi tiếp biến văn hoá mạnh mẽ hiện nay thì có món ăn, vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan mà dễ bị/gây ngộ độc.
  • Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, như đã nói, là lĩnh vực của cái tôi, của cá tính nên "chủ nghĩa cá nhân" rất có điều kiện nảy nở. Có khi nó lại được nguỵ trang tinh vi dưới cái vỏ bọc "cá tính sáng tạo" nên rất khó phát hiện. Đó là tình trạng chạy theo thị hiếu tầm thường của số ít cá nhân nghệ sĩ và một bộ phận công chúng, nên bỏ qua đặc trưng cái đẹp mà đi vào mô tả những gì gần với bản năng. Đó là "sáng tác" chạy theo số lượng; vì lợi nhuận chiều theo những tâm lý xã hội nhất thời, tầm thường… Đó là sự a dua, nói theo những ý kiến trái chiều, nói ngược với những quan điểm chính thống để được… chú ý… Giải pháp:
  • Cần quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ và thông tin trên Internet. Internet là một thành tựu của nhân loại, nhưng cũng là con dao hai lưỡi, rất tiện dụng cho những ai làm chủ được nó, để tra cứu, để tham khảo, để học tập… nhưng lại rất độc hại cho những ai bị nó biến thành nô lệ. Là trẻ em tò mò đọc những trang độc hại về giới tính; là những sinh viên lười học vào mạng để copy tư liệu làm luận văn; là công cụ lợi hại để kẻ xấu tung những thông tin sai lạc… Quản lý Internet để ngăn chặn những luồng văn hoá phản nhân văn là vấn đề cực kỳ nan giải, không thể một sớm một chiều và cần thiết phải được luật hoá hoặc thể chế hoá thành những quy định cụ thể.
  • Tích cực đấu tranh hơn nữa với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phản văn hoá, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam. Tiếp biến văn hoá là một khuynh hướng không thể cưỡng lại.
  • Tiếp biến bao giờ cũng có hai mặt, tiếp nhận cả mặt tích cực lẫn tiêu cực từ khắp nơi trên thế giới. Điều quan trọng nhất là phải bồi dưỡng một bản lĩnh văn hóa cần thiết để chế ngự cái xấu mà tiếp thu cái tốt. Hiện nay các khuynh hướng, các trào lưu sáng tác văn học nghệ thuật trên thế giới hay có dở có đang từng bước ảnh hưởng tới nước ta.
  • Tinh thần của triết học văn hóa đương đại lấy con người làm trung tâm, con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng văn hóa. Các Mác từng nói về việc phải giáo dục âm nhạc cho người thưởng thức âm nhạc, suy rộng ra là phải giáo dục văn hóa thì mới có con người văn hóa. Nhà trường phổ thông cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy người trước rồi mới dạy chữ.