Download Tìm hiểu về công ty chứng and more Thesis Quantum Physics in PDF only on Docsity!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
Bài tập nhóm môn học
QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT
( FTS )
GVHD: Đặng Thanh Dũng Lớp: MGT201 J – Nhóm 4 Thành viên: (^) Nông Đặng Ngọc Khuê Lê Thị Thanh Huyền Hồ Phan Minh Khoa Nguyễn Thị Ngọc Huyền Võ Quốc Khánh Lê Thị Thu Huyền
MỤC LỤC
4.3. Mô hình cơ cấu đó có đảm bảo giúp công ty thực hiện chiến lược được đua ra ở
- PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY...................................................... - 1.1. Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán FPT(FTS)....................................... - 1.2. Tình hình kinh doanh của công ty mấy năm vừa qua:.........................................
- PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY..................... - 2.1. Môi trường vi mô:....................................................................................................... - 2.2. Môi trường vĩ mô:....................................................................................................
- PHẦN III: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA....................... - 3.1. Phân tích và so sánh với đối thủ:............................................................................... - 3.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:......................................................................... - 3.3. Chiến lược của Công ty FPT:...................................................................................
- PHẦN IV: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY............................................................ - 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán FPT:............................................. - ty đang áp dụng?.............................................................................................................. 4.2. Cơ cấu tổ chức theo mô hình gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Cơ cấu mà công - quyền lực,… tại công ty đó.............................................................................................. trên hay không? Phân tích thêm nếu có thông tin về: tầm hạn quản trị, phân giao
- PHẦN V: NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH.................................................... - 5.1. Phong cách lãnh đạo chung công ty chứng khoán FPT:……………..……......….
- 5.2. Chính sách đãi ngộ, động viên nhân viên:................................................................
1.3. Tình hình kinh doanh của công ty mấy năm vừa qua: Bước 1: Lập bảng và xử lý dữ liệu: Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020- T T Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021/2020 2022/ Giá trị (^) % Giá trị % 1 Doanh thu bán hàng và CCDV 403.535 1.383.479 850.241 979.944 2,428399 -533.238 -0, 2 Lợi nhuận tài chính 11.904 4.141 1.366 -7.763 -0,65213 -2.775 -0, 3 Lợi nhuận trước thuế 220.604 981.382 441.530 760.778 3,448614 -539.852 -0, 4 Lợi nhuận sau thuế 170.549 845.975 318.225 675.426 3,960305 -527.750 -0, 5 Lợi nhuận khác 1.615 2.570 1.889 955 0,591331 -681 -0, Bước 2: Vẽ biểu đồ: Giá trị % Giá trị % Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021/2020 2022/ -1,000, -500, 0 500, 1,000, 1,500, 2,000,
Chart Title
1 Doanh thu bán hàng và CCDV 2 LN tài chính 3 LN trước thuế 4 LN sau thuế 5 Lợi nhuận khác Bước 3: Nhận xét: -Dựa trên bảng dữ liệu về kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần chứng khoán FPT trong các năm 2020, 2021 và 2022, ta có thể nhận xét như sau:
- Doanh thu: Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính đã thực hiện năm 2021 đạt 1.132 tỷ đồng hoàn thành 139,8% kế hoạch doanh thu năm 2021, tăng 154,3% so với thực hiện năm 2020. Sang năm 2022 tổng doanh thu hoạt động kinh doanh giảm mạnh 53% từ năm 2021 xuống năm 2022.
- Lợi nhuận tài chính: Lợi nhuận tài hính của công ty giảm mạnh từ 11,904 tỷ (2020) xuống 4,141 tỷ (2021) và đến năm 2022 lợi nhuận giảm còn 1,366 tỷ
- Lợi nhuận trước thuế: vào năm 2020 là 220,604 tỷ và tăng nhanh lên 981,382 tỷ trong năm 2021 nhưng đến 2022 đã giảm còn 441,530 tỷ
- Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 170,549 tỷ năm 2020 lên 318,225 tỷ năm 2022. Đây là một tín hiệu tích cực , cho thấy công ty đang có khả năng tăng cường hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận khác: lợi nhuận khác của công ty đạt 1,615 tỷ đồng trong năm 2020 và tăng lên 1,889 tỷ đồng trong năm 2022. Điều này cho ta thấy sự tăng trưởng rõ rệt qua từng năm , công ty chứng khoán FPT vẫn giữ vững được mức lợi nhuận ổn định.
PHẦN II: MÔI TRƯỜNG VI MÔ, MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA CÔNG TY
FPT
2.1. Môi trường vi mô: 2.1.1. Đối thủ cạnh tranh của FPT Đối thủ cạnh tranh hiện tại : Các đối thủ cạnh tranh của FPT: Công ty cổ phần chứng khoán VPS, Công ty cổ phần chứng khoán SSI, Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect... => Đây được coi là những đối thủ nặng ký được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất vì nó có thể đem đến những mối nguy hại và thậm chí là đe dọa mạnh mẽ đến doanh thu của doanh nghiệp. Đối thủ tiềm ẩn mới : Trong ngành công nghiệp chứng khoán, có thể có một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mà Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FTS) phải đối mặt, bao gồm:
- Các công ty công nghệ lớn: Các công ty công nghệ như FPT Corporation, VNG Corporation, hay các công ty công nghệ quốc tế có thể mở rộng hoạt động của họ vào lĩnh vực tài chính, bao gồm cả chứng khoán. Với sức mạnh về công nghệ và tài nguyên, họ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến, giao dịch chứng khoán trực tuyến, và các sản phẩm tài chính khác, gây ra sự cạnh tranh trực tiếp với FTS.
- Các công ty tài chính truyền thống: Ngoài các công ty chứng khoán lớn, các tổ chức tài chính khác như các ngân hàng, các tổ chức quỹ đầu tư, hoặc các công ty bảo hiểm cũng có thể mở rộng hoạt động của họ vào lĩnh vực chứng khoán và tạo ra sự cạnh tranh cho FTS.
- Những thay đổi trong môi trường địa chính trị, chẳng hạn như chiến tranh thương mại và bất ổn khu vực, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính và nhu cầu về dịch vụ chứng khoán.
- Công ty chứng khoán FPT cần theo dõi chặt chẽ các sự kiện chính trị và kinh tế toàn cầu để giảm thiểu rủi ro và nắm bắt các cơ hội. Môi trường kinh tế: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Chỉ số VN-Index đạt khoảng 10%.
- Thanh khoản thị trường tăng, với khối lượng giao dịch hàng ngày tăng đáng kể.
- Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán, bao gồm giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ. Môi trường xã hội: Thúc đẩy thị trường chứng khoán minh bạch và phát triển, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ các hoạt động xã hội và từ thiện. FPTS hoạt động trong một môi trường xã hội đầy thách thức và năng động. Bằng cách duy trì văn hóa công ty mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nắm bắt các xu hướng công nghệ, công ty có thể tiếp tục thành công và đóng góp tích cực cho xã hội. Môi trường công nghệ: Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) đã đầu tư mạnh mẽ vào môi trường công nghệ của mình để cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch hiện đại và hiệu quả: - Hệ thống Quản lý Rủi ro Giám sát các vị thế giao dịch theo thời gian thực để quản lý rủi ro hiệu quả. Xác định và cảnh báo sớm các rủi ro tiềm ẩn để giảm thiểu tổn thất.
- Hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM) Theo dõi và quản lý các tương tác với khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa. Cung cấp thông tin theo thời gian thực về danh mục đầu tư của khách hàng và hoạt động giao dịch Môi trường môi trường: Chứng khoán FPT, công ty con của Công ty cổ phần FPT, không sở hữu hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên trực tiếp. Thay vào đó, hoạt động kinh doanh của Chứng khoán FPT tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính, bao gồm:
- Dịch vụ môi giới chứng khoán
- Quản lý tài sản
- Dịch vụ bảo hiểm Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý của chứng khoán FPT được quy định chặt chẽ bởi các luật và quy định liên quan đến thị trường chứng khoán, phát hành chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Khung pháp lý này đảm bảo sự minh bạch, công bằng và hiệu quả trong việc huy động vốn thông qua chứng khoán.
PHẦN III: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
QUA
3.1 Phân tích và so sánh đối thủ Đầu tiên chúng ta cùng nói tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của công ty chứng khoán FPT Điểm mạnh : là công ty có uy tín và vị trí vững chắc trên thị trường. Có nền công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp các dịch vụ chứng khoán chất lượng cao cho khách hàng. Là công ty có dịch vụ đa dạng cung cấp các dịch vụ chứng khoán như mở tài khoản chứng khoán , giao dịch trực tuyến , tư vấn đầu tư và nhiều dịch vụ khác. Ngoài ra công ty còn có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm là những người giàu kiến thức kinh nghiệm họ có thể am hiểu sâu về thị trường chứng khoán từ đó công ty có thể cung cấp các dịch vụ đầu tư chính xác và hiệu quả cho khách hàng. Không những thế FPT Securities có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc , giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng và thuận lợi với các dịch vụ chứng khoán. Và cuối cùng đó chính là độ uy tín và đáng tin cậy , công ty chứng khoán FPT đã xây dựng được độ uy tín trong ngành chứng khoán đó chính là luôn tuân thủ quy tắc và quy định của thị trường , đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho khách hàng. Điểm yếu : trong ngành công nghiệp chứng khoán cạnh tranh , công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty chứng khoán khác đặc biệt là các công ty lớn hơn điều này có thể ảnh hưởng đến khản năng thu hút và giữ chân khách hàng. So với một số công ty chứng khoán khác thì FPT Securities có quy mô nhỏ hơn điều này làm giảm khả năng cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư. Nếu thị trường gặp biến động lớn thì công ty có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận và tăng trưởng. Sự thiếu phát triển mới như quản lý tài sản , ngân hàng đầu tư … làm giảm khả năng tăng trưởng và canh tranh với thị trường. Cuối cùng , sự không ổn định và biến động của thị trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Tiếp theo là các đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực hiện tại của công ty chứng khoán FPT : VCSC, SSI ,HSC,... Tiêu chí FPTS SSI HSC VCSC Thị phần 4,4% 15,2% 6,3% 5,2% Doanh thu sau thuế năm 2023 1.421 tỷ đồng 4.109 tỷ đồng 2.004 tỷ đồng 1.681 tỷ đồng
sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, cung cấp cho khách hàng một hệ thống giao dịch thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, chính xác, công bằng và minh bạch; đạt được tối đa sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng.
- Giá trị cốt lõi Tại FPTS, con người và công nghệ chính là các giá trị cốt lõi của công ty và là kim chỉ nam trong mọi hoạt động. Chúng tôi coi trọng lợi ích của khách hàng, cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, vượt qua sự mong đợi của khách hàng và đối tác 3 .3. Chiến lược của công ty chứng khoán FPT Trong ba năm (2018-2020), doanh thu và lợi nhuận của FPT trở lại chu kỳ tăng. Năm 2020, vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) của FPT đạt 29,830 tỷ đồng và 4,422 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 7.6% và 13% so với năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm đạt gần 11%. Tỷ lệ tăng trưởng kép của doanh thu công nghệ giai đoạn 2017-2020 là 14%. Hai năm 2018-2019, con số này lên đến 31%. Trong cơ cấu, nếu như năm 2016, tỷ trọng doanh thu mảng công nghệ chỉ chiếm 24.5% toàn tập đoàn, năm 2020 tỷ trọng lên đến 56.3%. Tại thị trường Việt Nam, theo số liệu từ công ty nghiên cứu Statista, doanh thu của thị trường dịch vụ tư vấn và triển khai CNTT trong năm 2020 vẫn duy trì so với năm 2019. Hãng này dự báo thị trường dịch vụ tư vấn và triển khai CNTT tại Việt Nam sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2025. Ở thị trường nước ngoài, FPT tập trung xây dựng năng lực tư vấn và phát triển nhiều giải pháp công nghệ mới để có thể hoàn thiện được gói giải pháp số cho KH trên toàn thế giới. Đồng thời, tiếp tục theo đuổi chiến lược “săn cá voi”, tập trung khai thác tập khách hàng có quy mô doanh số lớn. FPT sẽ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cả ở Việt Nam và nước ngoài tại Ấn Độ, Philippines, Slovaka, Costa Rica, Columbia, Canada… mở rộng đầu tư tại nhiều thị trường mới, để có thể đáp ứng nhu cầu CNTT tăng cao trên toàn cầu. Từ đó, đưa Tập đoàn trở thành đối tác chiến lược của những khách hàng triệu đô trong hành trình chuyển đổi số phạm vi toàn cầu. 3.3.1 Tăng trưởng vững chắc CTCP Chứng khoán FPT ( FPTS, mã: FTS ) đã công bố BCTC quý 3/2023, ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 325 tỷ đồng, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khoản lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) ghi nhận lãi 101 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 154 tỷ đồng cùng kỳ 2022. Ngoài ra, doanh thu môi giới chứng khoán tăng trưởng 30% lên hơn 99 tỷ đồng.
Ở phía chi phí, tổng chi phí hoạt động ghi nhận 94 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí môi giới chứng khoán với 53 tỷ đồng, tăng 19% so với quý 3/2022. Chi phí dự phòng TSTC, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi và lỗ suy giảm TSTC và chi phí đi vay của các khoản cho vay cũng tăng 72% lên hơn 30 tỷ đồng. Doanh thu năm 2023: đạt 1.421 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế năm 2023: đạt 483 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2022. Lượng tài khoản mở mới năm 2023: đạt 180.000 tài khoản, tăng gấp 3 lần so với năm 2022. Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng: Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ: VN-Index tăng 33% trong năm 2023. FPTS đẩy mạnh hoạt động marketing và thu hút khách hàng: triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp. Nâng cao năng lực công nghệ: đầu tư vào hệ thống giao dịch trực tuyến, ứng dụng di động, cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ đầu tư cho khách hàng. Mở rộng quy mô và thị trường: FPT Securities đã mở rộng quy mô hoạt động của mình từ thị trường nội địa sang thị trường quốc tế, mở cơ hội mới và tăng cơ hội kiếm lợi nhuận. Chăm sóc khách hàng: Công ty luôn tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và trung thành của họ. Tuân thủ quy định: FPT Securities tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn quản lý, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và đáng tin cậy. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tạo động lực giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng. 3.3.2 Phát triển năng lực Định vị năng lực cạnh tranh cốt lõi
- Ngày 13/7/2007, FPTS ra đời với 200 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu và hiện đạt hơn 900 tỷ đồng. FPTS hiện nằm trong nhóm công ty có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nhất trên thị trường, với con số dao động trong khoảng 45 - 50%. Có được thành tích ấy, thực sự không dễ dàng, FPTS đã luôn vững vàng, kiên định với con đường mình đã lựa chọn: chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư và giao dịch chứng khoán, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, thuận tiện cho khách hàng.
Hình thành các liên minh chiến lược: Hợp tác với các công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty quản lý tài sản để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bổ sung
- Tạo ra các liên doanh với các công Ty. Tăng cường tiếp cận khách hàng: Xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó tạo ra nguồn lực tài chính ổn định từ phí giao dịch và phí dịch vụ.
- Tuyển dụng các chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực tài chính và đầu tư
- Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên để nâng cao kiến thức và kỹ năng
- Tạo một môi trường làm việc năng động và sáng tạo Xây dựng thương hiệu mạnh:
- Tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng
- Duy trì tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các hoạt động kinh doanh
- Đầu tư vào các hoạt động tiếp thị để nâng cao nhận thức về thương hiệu 3.3.4. Chuẩn bị đầu tư: Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) gần đây đã công bố kế hoạch đầu tư mạnh mẽ, tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Công ty Chứng khoán FPT đang có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nhân lực và mở rộng thị trường. FPT Securities kỳ vọng rằng các khoản đầu tư này sẽ giúp công ty tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy nhiên, FPT Securities cũng cần lưu ý đến các rủi ro liên quan đến thị trường, cạnh tranh và hoạt động. mục tiêu đầu tư của FPTS bao gồm: Tăng thị phần và củng cố vị thế dẫn đầu của công ty trong ngành chứng khoán Việt Nam. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu tư sáng tạo và cạnh tranh cho khách hàng. Đa dạng hóa nguồn thu và tạo ra các luồng doanh thu mới. Xây dựng một công ty chứng khoán vững mạnh và bền vững với sự tập trung mạnh mẽ vào khách hàng.
PHẦN IV: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán FPT Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần chứng khoán FPTS, cơ cấu tổ chức của FPTS bao gồm:
Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, thực hiện các chức năng cùng các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ Công ty và pháp luật có liên quan. Hội đồng Quản trị (HĐQT) HĐQT là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ theo quy định của Điều lệ và pháp luật có liên quan, gồm: Xác định chiến lược của công ty Quản lý giám sát hoạt động công ty Bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan khác. Giải quyết các tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với công ty. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan khác. Giải quyết các tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với công ty. Tổng giám đốc và Ban Điều hành (BĐH) Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và, với sự trợ giúp của Ban điều hành mà Tổng Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty và Tập đoàn trên cơ sở tuân thủ quyết định, nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT và Chủ tịch. Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các kế hoạch đã được HĐQT phê duyệt. Quản lý các bộ phận chức năng và nhân viên của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty với HĐQT. Đại diện theo pháp luật của công ty. Ký kết các hợp đồng, văn bản quan trọng của công ty. Tổ chức thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty. Ban Điều Hành hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh củ công ty. Ban Kiểm soát (BKS) Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển của công ty. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hệ thống quản trị công ty. Kiểm tra báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến hoạt động tài chính của công ty. Đánh giá tình hình tài chính của công ty và đưa ra ý kiến về tính hợp pháp, chính xác và minh bạch của thông tin tài chính.
Phòng Quản Trị Rủi Ro Trụ Sở Chính Hà Nội Chi Nhánh Tp. Đà Nẵng Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh Khối Tư Vấn Đầu Tư Khối Tư Vấn Tài Chính Doanh Nghiệp Khối Đầu Tư (^) Khối Chức Năng P. Tư Vấn Đầu Tư P. Giao Dịch P. Hệ Thống P. Tư Vấn Tài Chính Doanh Nghiệp P. Phân Tích Đầu Tư P. Đầu Tư Ban Tài Chính Kế Toán Ban Nhân Sự Văn Phòng Công Ty P. Lưu Ký Và Quản Lý Cổ Đông Trung Tâm Công Nghệ P. Dịch Vụ Khách Hàng
4.2. Cơ cấu tổ chức theo mô hình gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Cơ cấu mà công ty đang áp dụng? 4.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán FPT theo mô hình: Hiện tại, công ty chứng khoán FPT (FPTS) đang theo mô hình công ty chứng khoán đa năng. Mô hình này cho phép FPTS cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ đa dạng. Ví dụ: Dịch vụ môi giới, Dịch vụ đào tạo chứng khoán, Dịch vụ cho vay margin,... 4.2.2. Ưu điểm và nhược điểm:
- Rủi ro hạn chế cho cổ đông: Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp. Mức độ rủi ro thấp hơn so với mô hình khác.
- Khả năng huy động vốn linh hoạt: Công ty cổ phần có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Quy mô hoạt động lớn và đa dạng: Công ty cổ phần có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề.
- Phân công lao động chuyên nghiệp: Mô hình cơ cấu cho phép công ty chứng khoán FPT phân chia nhân lực theo chuyên môn, đảm bảo mỗi nhân viên tập trung vào nhiệm vụ cụ thể, nâng cao hiệu quả công việc. Nhược điểm:
- Phức tạp về quản lý: Cần có kiến thức chuyên môn cao để quản lý cổ phần, cổ đông và các quy trình liên quan.
- Yêu cầu tài nguyên lớn: Để đạt được tối ưu hóa quy trình, công ty cổ phần đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn
- Có thể hạn chế sáng tạo: Mô hình cơ cấu đôi khi có thể hạn chế sự sáng tạo và đổi mới, do các phòng ban tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn của mình và ít có động lực để khám phá các ý tưởng mới vượt ra ngoài phạm vi. 4.3. Mô hình cơ cấu đó có đảm bảo giúp công ty thực hiện chiến lược được đua ra ở trên hay không? Phân tích thêm nếu có thông tin về: tầm hạn quản trị, phân giao quyền lực,… tại công ty chứng khoán FPTS. Nhìn chung, mô hình cơ sở chức năng có những ưu điểm phù hợp với chiến lược phát triển của công ty FPTS. Cụ thể, mô hình này giúp FPTS phát huy được thế mạnh về chuyên môn hóa, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Cung cấp dịch vụ đa dạng cho
- Tính Dân Chủ: Khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến từ các cấp bậc khác nhau, giúp tăng cường sự sáng tạo và cam kết.
- Kiểm Soát và Giám Sát: Thiết lập hệ thống kiểm soát để đảm bảo tính minh bạch và tránh rủi ro.
- Mối Liên Kết Giữa Các Bộ Phận: Tạo ra cơ chế để các bộ phận làm việc hiệu quả cùng nhau, tránh tình trạng cô lập và không hiệu quả. Từ sự liên kết này công ty chứng khoán FPT hoàn toàn có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường cũng như từng bước nâng cao vị thế của công ty, Các cấp quản lý trung gian được trao quyền đưa ra các quyết định trong phạm vi trách nhiệm của họ, cho phép họ có sự linh hoạt trong việc điều hành các hoạt động của mình. Ví dụ: FPTS thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống phân giao quyền lực. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên các tiêu chí như hiệu quả hoạt động, mức độ tuân thủ quy định và mức độ hài lòng của khách hàng.
PHẦN V: NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
5.1. Phong cách lãnh đạo chung của một công ty chứng khoán FPT: