









Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Lịch sử văn minh thế giới thầy Nguyễn Cảnh Toàn trường Đại học Thăng Long
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 17
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
GIẢNG VIÊN: GS. TS NGUYỄN CẢNH TOÀN LỚP: LICHSUVANMINHTHEGIOI. SINH VIÊN THỰC HIỆN: A46808 – Nguyễn Thị Huyền Trang
3 – Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: + Xác định được khái niệm thành tựu văn minh.
Những cơ sở tạo nên nền văn minh Ấn Độ. 1.1. Khái niệm chung về văn minh Ấn Độ. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Ấn Độ là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương Đông nói riêng và là một trong những đỉnh cao của văn minh nhân loại nói chung. Nền văn minh Ấn Độ nảy nở từ rất sớm với những thành tựu hết sức quan trọng, trong đó có những thànhtựu tiêu biểu về các lĩnh vực như: chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và khoa học tự nhiên. 1.2. Cơ sở hình thành nên nền văn minh Ấn Độ. 1.2.1. Địa lý và dân cư. Địa lý: Ấn Độ cổ đại là một quốc gia rộng lớn bao gồm Pakixtan, Bangladet, Nepan và tiểu lục địa Hindustan – tức Ấn Độ ngày nay. Ấn Độ có địa hình bí ẩn và phức tạp với núi cao, sông dài, biển rộng. Phía Bắc là dãy núi Hymalaya dài 2.600km được mệnh danh là nóc nhà của thế giới với đỉnh núi cao nhất là Chômôlungma. Trong lòng núi là những khoáng sản vô giá, trên sườn núi là thảm động thực vật phong phú. Hymalaya có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong định hình bản sắc văn hóa Ấnbởi nó khai sáng trí tuệ cho biết bao triết gia Ấn Độ suy tư về triết lý nhân sinh và vũ trụ. Hằng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) dài 3.180km và sông Hằng (Ganges) dài 2.500km lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Ấn Độ có nhiều vùng khí hậu khác nhau do có địa hình rộng lớn, đa dạng. Lúc thì thiên tai khắc nghiệt, lúc thì thiên nhiên rất thuận lợi. Chính bởi tính hai mặt của tự nhiên đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của Ấn Độ. Dân cư: Dân cư Ấn Độ là một cộng đồng đông đúc với hàng trăm tộc người đã được đồng hóa bằng tinh thần Ấn Độ. Có hai chủng tộc cơ bản là người Đraviđan và người Arian. Người Đraviđan là chủ nhân sớm nhất của nề văn minh sông Ấn, họ sinh sống ở dọc lưu vực sông Ấn và sông Hằng, tạo nên diện mạo văn minh sông Ấn, khởi nguồn cho sự phát triển lâu bề của Ấn Độ. Người Arian sau đó đến chiếmvùng Bắc Ấn, tiếp thu nền văn hóa của người
2.1. Chữ viết. Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm – từ thời cổ đại. Và chữ viết đầu tiên được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa với hơn 3.000 con dấu (trong đó có 22 con dấu cơ bản) có khắc những kí hiệu đồ họa dùng ghi âm và ghi vần từ thời cổ đại dù chưa được giải mã hết, vẫn có ý nghĩa với lịch sử văn minh. Đây là chữ viết sơ khai được phát hiện ở hai kinh đô cổ Môhenrôđarô và Harappa. Loại chữ này chủ yếu viết từ phải sang trái. Những chữ viết này thực chấtlà dấu hiệu được các thương nhân quy ước và chỉ lưu hành nội bộ. Nó dùng để đóng trên các kiện hàng để xác nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ của những hàng hóa đó. Những chữ viết sơ khai này là thông điệp để nối liền quá khứ với hiện tại. Đến thế kỷ VI Trước công nguyên lại xuất hiện thêm một kiểu chữ mới đó là Kharosthi, chữ Brami có nguồn gốc từ Tây Á. Chữ Sancrít xuất hiện dựa trên cơ sởchữ Brami dùng để sửa chữa và thống nhất Kinh Vêđa. Ngày nay, ở Ấn Độ và Nêpan vẫn sử dụng chữ Srancrít. Chữ Pali ra đời cùng với đạo Phật được dùng để chép Kinh thánh. Lần lượt sau đó tiếng Hinđi ra đời được sử dụng ở vùng Bắc Ấn.
Chữ Tamil được dùng trong văn chương ở phía Nam và trong giao tiếp thì dùng tiếng Đraviđan. Sau độc lập năm 1947, Hiến pháp Ấn Độ chính thức công nhận 15 ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ chính là tiếng Hinđi và tiếng Anh. Không những thế chữ viết Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Đông Nam Á. Là cơ sở để hình thành nên hệ chữ viết Chămpa, chữ Lào, chữ Thái, chữ Khơme,… 2.2. Văn học. Thành tựu văn hóa Ấn Độ trong Văn học được công nhận là một trong những nền văn học cổ nhất thế giới. Ấn Độ là một nền văn học đa ngữ đa tầng phong phú với kho tàng thần thoại kỳ bí, những sử thi nổi tiếng và những truyện cổ giàu triết lý, chất ngụ ngôn đầy trí tuệ pha lẫn sắc màu huyền bí làm nên nét đặc trưng mang tinh thần Ấn Độ. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Trong đó Mahabharata là sử thi lớn nhất thế giới về mọi mặt. Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ phản ánh mọi mặt về xã hội Ấn Độ thời đó. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Trong sử thi, tinh thần Ấn Độ được thể hiện rất rõ qua bộ ba nhân vật anh hùng Yuhitia – Acjuna – Bhima.Bộ sử thi Mahabharata chính là bách khoa toàn thư về đời sống Ấn Độ trong suốt chiều rộng không gian và chiều dài lịch sử. Còn sử thi Ramayana ra đời muộn hơn nhưng lại phổ biến và có sức ảnh hưởnghơn so với Mahabharata. Sử thi Ramayana kể về cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita với 48.000 câu thơ. Nó không chỉ chứa đựng những chuẩnmực đạo lý, vẻ đẹp lý tưởng thời đại mà còn có ảnh hường đến mọi mặt của đời sống văn hóa Ấn Độ. Sau đó lan tỏa ra các nước Đông Nam Á và thế giới. Kaliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Sơcuntla. Những sáng tác của Kaliđaxa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Ấn Độ. Ông đã được nhận giải thưởng Nobel văn học thế giới năm 1913. 2.3. Tôn giáo. Ấn Độ là đất nước của tôn giáo, nơi chung sống hòa hợp của hầu hết các tôn giáo trên thế giới. Tôn giáo có một ảnh hưởng to lớn và nhất định đến văn hóa của người Ấn.
Đạo Hinđu ( Ấn Độ giáo ) là từ đạo Bàlamôn phát triển lên. Lẽ Đharma bị chi phối bởi một chế độ đẳng cấp hà khắc, mặt khác chịu ảnh hưởng bởi sự phân chia bốn giai đoạn trong đời người. Nó cũng giải thích lý do vì sao Đạo Bàlamôn bị suythoái trong một thời gian dài do sự xuất hiện của Đạo Phật trong khoảng 10 thế kỉ. Đến khoảng thế kỉ VIII đạo Bàlamôn đã dần lấy lại vị thế bổ sung thêm nhiều yếu tố mới. Từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu trở thành tôn giáo quan trọng nhất của Ấn Độ ngày nay. Đạo Hinđu vẫn thờ ba vị thần thượng đẳng: Brama (sángtạo), Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt). Đạo Hinđu ngày nay có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn minh Đông Nam Á trong tổ chức thiết chế nhà nước, đời sống tâmlinh, nghệ thuật, … Nhiều lễ hội phổ biến của đạo Hinđu đã làm tăng thêm sức lôi cuốn, huyền bí cho tôn giáo này. Đạo Phật: Đạo Phật Ra đời từ thế kỉ VI Trước công nguyên thuộc một trong những dòng tư tưởng chống đạo Bàlamôn. Người sáng lập ra đạo Phật là Xitđácta Gôtama con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu. Sau thi thành Phật thì được đệ tử xưng là Thích Ca Mâu Ni. Nội dung học thuyết của Đạo Phật là lí giải về nỗi khổ đau và giải thoát nổi khổ đau cho con người. Học thuyết của Phật giáo kết tinh trong Tứ diệu đế ( bốn nghĩa lí siêu cao ) bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Theo Phật, con người có tám nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn. “Thuyết vô ngã, vô thường” được Phật giáo đưa ra để hiểu rõ hơn về khổ đế. Tập đế là chân lý về nguyên nhân nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn. Ham muốn không dứt thì nghiệp không dứt, nghiệp không dứt thì luân hồi mãi mãi. Diệtđế là chân lý về sự chấm dứt nỗi khổ. Nguyên nhân của khổ đau là luân hồi, muốn chấm dứt luân hồi thì phải chấm dứt nghiệp. Chân lý về sự giải thoát, cùng với vô thường – vô ngã tạo nên tam pháp ấn của Phật giáo. Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ, đạt tới sự giải thoát. Con đường đó gọi là “bát chính đạo”. Sức mạnh của Phật giáo là ở phương diện đạo đức. Đạo Jain Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Jain là một người xuất thân từ đẳng cấpKsatơrya. Sau khi đắc đạo, ông được các tín đồ gọi là Mihariva nghĩa là “Đại anh hùng”. Đạo Jain không công nhận giáo lý của Bàlamôn. Nó phủ nhận quyền uy củakinh Vêđa cho rằng lời trong kinh Vêđa không phải là của Thượng đế vì đơn giản trên đời này không có Thượng đế. Chủ
trương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do một đấng hóa công nào sáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Họ cho rằng vạn vật đều có linh hồn và cũng tán thành thuyết luân hồi. Đạo Jain chia thành hai phái: phái Svetambara ( Lõa thể ) là phái áo trắng và phái Đigambara ( Bạch y ) là phái áo trời tức. Tín đồ đạo Jain đặc biệt tuân thủ luật bất tổn sinh – đạo luật khắt khe và kỳ quặc tới mức khiến cho tôn giáo này không được truyền bá rộng rãi. Tuy vậy đạo Jain vẫn tồn tại ở Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử và ngày nay số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số Ấn Độ ( tức khoảng 3 triệu người ), tập trung chủ yếu ở miền Tây và Tây nam. Đạo Síkh Từ thế kỷ VIII, đạo Phật hoàn toàn suy, đạo Hinđu trở thành tôn giáo chủ yếu ởẤn Độ. Đến cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, ở Ấn Độ xuất hiện một giáo phái mớigọi là đạo Síkh, người sáng lập là hiền nhân Nanak. Dựa trên giáo lý của đạo Hinđu và đạo Hồi, Nanak thấy giáo lý cơ bản của hai tôn giáo này giống nhau. ĐạoSíkh chỉ thờ phụng một thượng đế duy nhất, không công nhận chế độ đẳng cấp, chủ trương mọi người đều bình đẳng, thực hiện sự khoan dung, yêu mến mọi người, coi trọng sự mến khách, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ phản đối sự cuồng tín của đạo Hinđu và đạo Hồi. Đạo Síkh có những nét riêng khác với đạo Hinđu ở chỗ: Không cắt tóc, không cạo râu, luôn luôn mang theo lược chải đầu bằng gỗ hoặc ngà, mặc quần ống túm, đeo vòng tay bằng sắt để bảo vệ cổ tay, mang kiếm ngắn hoặc dao găm. Đạo Síkh chiếm khoảng 2% dân số Ấn Độ, nó làmđa dạng hóa, phong phú hơn nền văn hóa xã hội của Ấn Độ. 2.4. Nghệ thuật Ấn Độ là một nước có nền nghệ thuật rất phong phú. Nó vừa là trung tâm hoạt động tôn giáo, vừa là trung tâm văn hóa xã hội của cả cộng đồng. Nghệ thuật Ấn Độ là âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Âm nhạc Ấn Độ xuất hiện từ rất sớm, Bharata là nhà âm nhạc đầu tiên của Ấn Độ. Ông cho rằng âm nhạc phải gợi lên chín cung bậc của tình cảm đó là: yêu thương, hài hước, bi ai, giận giữ, sự anh hùng, sự kinh ngạc, sự ghê sợ, sự kinh hoàng và sự bình thản. Gắn liền với âm nhạc là sân khấu bắt đầu với múa. Ấn Độ từ thế kỉ II Trước công nguyên đã bắt đầu có kịch sân khấu. Hội họa ở Ấn Độ xuất hiện từ thời đồ đá với những thể loại
Đây là một quần thể kiến trúc vô cùng hoành tráng và độc đáo, là một đại diện quan trọng, khắc họa thời kỳ hoàng kim của đạo Hindu. Công trình này được xây dựng và kiến tạo hoàn toàn từ những khối đá thiên nhiên khổng lồ. Một trong số đólà đá núi lửa nguyên khối. Mỗi ngôi đền là một câu chuyện riêng được thể hiện quanhững nét chạm khắc tinh xảo trên những bức tượng của ngôi đền. Khi đến tham quan, du khách sẽ có dịp hiểu thêm về thiên hà vũ trụ dưới góc độ nhìn nhận của người Ấn Độ xưa.
các nghệ nhân dùng để trang trí cho ngôi đền. Taj Mahal trở thành biểu tượngcho sự vô tận của nghệ thuật, sự bất diệt của tình yêu và cuộc sống. 2.5. Triết học và khoa học tự nhiên Triết học: Ấn Độ không chỉ là vùng đất của tôn giáo mà còn là một trong những cái nôi của triết học phương Đông. Hệ thống triết học hoàn chỉnh của Ấn Độ bao gồm các quan niệm về tôn giáo, vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm đến các hoạt động của các thế hệ triết gia. Có rất nhiều trường phái triết học nhưng tựu trung lại có 2 hệ thống: hệ thống Astika tin vào sự đúng đắn tuyệt đối của Vêđa và hệ thống Nastikakhông tin vào Vêđa. Hệ thống Astika bao gồm các hệ phái triết học: hệ phái Samkhya, hệ phái Mimansa, hệ phái Vêdanta và cuối cùng là hệ phái Yôga. Hệ thống Nastika bao gồm các triết lý trong giáo lý của đạo Jaina luôn tin vào luôn hồivà nghiệp báo. Và hệ phái Lokayata phủ nhận thuyết luân hồi và nghiệp báo, không tin vào sự tồn tại của linh hồn. Khoa học tự nhiên: Ấn Độ là trung tâm khoa học tự nhiên với những phát minh quan trọng và vĩ đại của nhân loại.
Tìm hiểu về lịch sử văn minh Ấn Độ ta thấy được một thời kỳ chiến đấu hào hùng, đấu tranh giành quyền lực của cha ông. Tuy khó khăn, vất vả nhưng Ấn Độ vẫn sáng lên một nền văn minh rực rỡ, là đỉnh cao của nhân loại. Những thành tựu văn minh Ấn Độ đã đạt được như: chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,khoa học tự nhiên,… mang một giá trị lịch sử lớn lao, có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến đời sống xã hội và văn hóa của Ấn Độ ngày nay cũng như các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Những thành tựu đó của Ấn Độ đã cho ta thấy được những bước tiến mới trong xã hội loài người. Khẳng định sự hình thành và phát triển của con người từ những buổi đầu sơ khai cho đến nay. Những thành tựu văn minh ấy đã được ông cha ta gây dựng lên và phát triển nó. Chúng ta cần phải bảo tồn, giữ gìn để cho những thành tựu ấy không bị mai một theo thời gian. Chúng ta phải phát huy những giá trị lịch sử ấy để hình thành nên những thành tựu khác góp phần xây dựng một nền văn minh của nhân loại.