










Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
HIỆP ĐỊNH EVFTA: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM
Typology: Essays (university)
1 / 18
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Hà Nội, tháng 06 năm 2024
Thuyết trình
Thuyết trình
Làm slide
Làm slide
proposes a number of recommendations for domestic pepper exporters and state management agencies to maximize the benefits brought about by the EVFTA for pepper export activities. Keywords: EVFTA Agreement, Pepper, Export, Vietnam
1. Tổng quan chung về hiệp định EVFTA và những quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu. 1.1. Tổng quan về hiệp định EVFTA. EVFTA là hiệp định giữa Việt Nam và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu (không bao gồm Anh), được khởi động đàm phán vào năm 2012, kết thúc đàm phán vào ngày 01/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA đề cập đến các cam kết về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại. Các cam kết về biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững. Hiệp định cũng đề cập đến các vấn đề pháp lý và thể chế, cũng như hợp tác và xây dựng năng lực. 1.2. Khái quát chung về sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam. Cây hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ và được người Pháp trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII, được trồng để lấy quả và hạt là chủ yếu. Tại Việt Nam, hạt tiêu hạt được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực khi chiếm tới 90% tổng lượng xuất khẩu. Xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia với sản phẩm chủ yếu là dạng hồ tiêu đen và tiêu trắng. Các loại hồ tiêu xuất khẩu sang EU gồm: Mã HS 090411 - Hạt tiêu thuộc chi Piper chưa xay hoặc chưa nghiền Mã HS 090412 - Hạt tiêu thuộc chi Piper nghiền hoặc xay 1.3. Những quy định của EVFTA về xuất khẩu hồ tiêu. ❖ Quy định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS Là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến vấn đề thương mại và tiêu thụ các mặt hàng nông sản tại châu Âu, SPS là quy định đầu tiên và bắt buộc mà mặt hàng xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường EU phải đáp ứng được. Hiệp định EVFTA nêu về về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong điều 6.2.a như sau: “tăng cường thực thi hiệu quả các nguyên tắc được nêu trong Hiệp định SPS, tiêu chuẩn, hướng dẫ n và khuyến nghị quốc tế được xây dựng bởi các tổ chức quốc tế có liên quan”
❖ Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Hồ tiêu dùng trong ngành thực phẩm phải đảm bảo một số yêu cầu như: không hóa chất, vi khuẩn gây hại cho người tiêu dùng. Với sản phầm hồ tiêu, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định rõ trong các điều luật sau: “Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 – Luật chung về an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối”, “Quy định EC số 852/2004, ngày 29/04/2004 về vệ sinh thực phẩm”. Đồng thời phải tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000, tiêu chuẩn GLOBAL GAP để chứng nhận đảm bảo an toàn trong quy trì nh sản xuất nông nghiệp và có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. ❖ Quy định về kiểm soát chất ô nhiễm Những chất ô nhiễm vô tình được sản sinh ra trong quá trình sản xuất phải được loại bỏ. Những thực phẩm chứa chất ô nhiễm sẽ không được đưa vào thị trường EU. ❖ Quy định về kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu Là một yêu cầu đầu vào quan trọng để có thể xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và được quy định trong (EU) 2017/625, quy định này cung cấp thông tin và cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu cho những đơn hàng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường EU. ❖ Quy định về truy xuất nguồn gốc Các hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường châu Âu phải được chứng minh về xuất xứ. Hiệp định EVFTA quy định sản phẩm hồ tiêu có xuất khẩu từ Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về xuất xứ như: được trồng và thu hoạch tại Việt Nam, 50% giá trị sản phẩm phải được tạo ra ở Việt Nam hoặc EU,.. để có thể hưởng những chính sách ưu đãi về thuế quan như được quy định trong EVFTA. ❖ Quy định về thuế quan Theo EVFTA, những lô hàng xuất khẩu hồ tiêu sang Việt Nam được EU cam kết xóa bỏ 85, % số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3 % kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu. Cụ thể, thuế quan đối với mặt hàng tiêu xay hoặc đã nghiền sẽ giảm từ mức 5-9% xuống còn 4%, trong khi hồ tiêu chưa xay hoặc chưa nghiền sẽ giảm về 0%. Điều này rõ ràng tạo ra lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hạt tiêu sang EU.
Năm 2023, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU, lượng đạt 31, nghìn tấn, trị giá 126,53 triệu EUR (tương đương 137,17 triệu USD), giảm 11,2% về lượng và giảm 27,4% về trị giá so với năm 2022. Dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thế giới vẫn tăng từ 23,88% năm 2022 lên 25,58% năm 2023. Đối với thị trường nội khối, năm 2023, EU nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường nội khối đạt 31,53 nghìn tấn. Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ các thị trường như: Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ… Bảng 1. Một số thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho EU năm 2023
Tại EU, hạt tiêu được bán dưới dạng hạt nguyên/hoặc đã nghiền. Trong đó, hạt tiêu được tiêu thụ nhiều nhất tại EU gồm: hạt tiêu đen, khô; hạt tiêu trắng, khô (bỏ vỏ). Các loại hạt tiêu khác trên thị trường châu Âu là hạt tiêu xanh và hồng. Những loại này có thể được trộn với hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng. Trong đó, hạt tiêu xanh được bán như một món ăn tinh khiết, bảo quản trong nước muối (dung dịch muối trong nước) hoặc giấm.
Hạt tiêu tại EU được giao dịch dưới hai mã HS khác nhau. Các mã này bao gồm hạt tiêu nguyên hạt (HS 0904.1100) và nghiền hoặc tiêu xay (HS 0904.1200). 2.2. Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực Năm 2019: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước trong năm 2019 tăng 22% so với năm 2018, đạt 283.836 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm 5,9%, đạt 714,14 triệu USD. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam. Lượng hạt tiêu xuất sang EU chiếm 12% trong tổng lượng và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu 34.122 tấn hồ tiêu sang EU, tăng 23,6% so với năm 2018 (27. tấn). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu hồ tiêu sang EU năm 2019 đạt 102,6 triệu USD, giảm 2,66% so với năm 2018 (105,3 triệu USD). Nguyên nhân là bởi áp lực dư cung trên thị trường tiêu, giá tiêu xuất khẩu bình quân giảm. Bảng 2. Chi tiết xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường EU năm 2019. Năm 2019 Thay đổi so với 2018 Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tỷ trọng tỷ giá Lượng (%) Trị giá (%) EU 34.112 102.601.127 14,37 23,57 - 2, Nguồn: Tổng cục hải quan (13/02/2020) Trước 1/8/ Bảng 3. Chi tiết xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam 7 tháng đầu năm 2020 7 tháng đầu năm 2020 So với cùng kỳ 2019 Tỷ trọng Tổng lượng xuất khẩu Lượng (nghìn tấn) Trị giá (USD) Đơn giá (USD/tấn) Lượng (%) Trị giá Lượng Trị giá
9 tháng đầu năm 2023 Riêng trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang EU đạt 25, nghìn tấn, trị giá trên 107 triệu USD, giảm 20,3% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân sụt giảm bởi ngành hồ tiêu Việt Nam đối mặt với khó khăn do nhu cầu tiêu thụ thấp. Tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát duy trì ở mức cao, căng thẳng địa chính trị kéo dài, thị trường tài chính toàn cầu có sự biến động mạnh đã có những tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng. Nhận xét : Bảng 4. Tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường EU trong giai đoạn năm 2018-2022 (ĐVT: tấn) Thị trường Năm 2022 Năm 2022 so 2021 (%) Năm 2021 so 2020 (%) Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2022 (%) Tổng lượng hạt tiêu XK của Việt Nam
Tổng lượng hạt tiêu XK sang EU
Tỷ trọng (%) 17, Nguồn: Tính toán từ số liệu của tổng cục Hải quan Xét tương quan trong tổng lượng xuất khẩu chung, giai đoạn 2018 – 2022, tốc độ xuất khẩu hạt tiêu sang EU tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành. Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong giai đoạn 2018– 2022, giá xuất khẩu bình quâ n (XKBQ) hạt tiêu của Việt Nam sang EU tăng trưởng bình quân 10,59%/năm. Đặc biệt đạt mức cao nhất giai đoạn 4.869 USD/tấn vào năm 2022.
Hình 2. Diễn biến giá XKBQ hạt tiêu sang EU trong giai đoạn năm 2018 - 2022 (ĐVT: USD/tấn) Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 - 2022, ngành hạt tiêu Việt Nam đã khai thác tốt thị trường EU, với lượng xuất khẩu sang 24/ 27 thị trường thành viên của Liên minh châu Âu. Trong giai đoạn tì nh hì nh thế giới có nhiều biến động, kinh tế thế giới và Việt Nam phải đối mặt với những biến động chưa từng có như đại dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lương thực… dẫ n đến đứt gãy các chuỗi cung ứng, tăng giá nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên các số liệu thống kê cho thấy EVFTA đã giảm nhẹ các ảnh hưởng bất lợi, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang EU vẫ n đạt được kết quả tích cực. Sau hơn 3 năm thực hiện Hiệp định, ngành hạt tiêu Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí là nhà cung cấp lớn tại t hị trường EU. Đặc biệt, ngành hạt tiêu Việt Nam đã khai thác tốt các thị trưởng chủ lực và tiềm năng của EU. Thị phần hồ tiêu tại thị trường EU tăng, khách hàng, người tiêu dùng EU ngày càng biết đến nhiều hơn sản phẩm hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam.
3. Phân tích cơ hội, thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường EU sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. 3.1. Cơ hội Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hồ tiêu: Hiện tại các nước trong khối liên minh Châu Âu EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng thị trường hàng hoá Việt Nam tại các khu vực này còn rất khiêm tốn bởi năng lực cạnh tranh (chủ yếu là về giá) còn hạn chế. Tuy nhiên, khi áp dụng xoá bỏ thuế quan từ 90% xuống 0% theo hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng
nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế hơn hẳn so với các nước ASEAN khi tiếp cận thị trường EU. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là nước có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất thế giới (trên Malaysia, Sri Lanka, Brazil, Ấn Độ, Indonesia...) và là nước sản xuất lớn nhất trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu cần tận dụng lợi thế này để thâm nhập thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng hóa của mình trước khi phải cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ ASEAN. 3.2. Thách thứ c Sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu phải vượt qua hàng rào phi thuế quan khắt khe của thị trường EU. Để chinh phục thị trường EU đầy tiềm năng, hồ tiêu Việt Nam cần đáp ứng những quy định khắt khe về nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật, bao gói, ghi nhãn và hàm lượng chất gây ô nhiễm. Trong đó, thách thức lớn nhất hiện nay là các tiêu chí về quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. EU đặt ra tiêu chí cao và ngày càng siết chặt hơn, buộc ngành hồ tiêu Việt Nam phải thích ứng để đáp ứng yêu cầu. Năm 2020, Ủy ban Châu Âu (EC) thông qua dự thảo quy định mức dư lượng tối đa (MRL) mới, gây áp lực lên người trồng tiêu khi họ có thể mất đi một số công cụ quản lý côn trùng gây hại, dẫn đến giảm năng suất. Bên cạnh tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn, EU còn yêu cầu cao về các tiêu chuẩn khác như Fairtrade (thương mại công bằng). Doanh nghiệp phải đảm bảo chính sách và thực hành kinh doanh đảm bảo bình đẳng giới, môi trường bền vững và quyền lợi người lao động. Ngoài ra, nguồn gốc xuất xứ cũng là yếu tố then chốt. Việt Nam hiện nhập khẩu 10% lượng hồ tiêu xuất khẩu để chế biến. Chất lượng hồ tiêu xuất khẩu chưa ổn định, giá cả biến động và việc truy xuất nguồn gốc chưa hiệu quả khiến sức cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường EU bị ảnh hưởng. Vấn đề sở hữu trí tuệ Các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, trong khi đây là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Một số điều khoản đòi hỏi về bảo hộ sở hữu trí tuệ của EU còn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức Thương mại thế giới. Tại Việt Nam, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân khiến các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra thường xuyên là do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu của mình. Ngoài ra, chi phí bảo hộ tốn kém cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến quyết định đăng ký bảo hộ của các doanh nghiệp. Áp lực nhu cầu giảm do biến động thế giới
Cuối năm 2022, đầu năm 2023; giá hồ tiêu liên tục sụt giảm, biến đổi khí hậu, sâu bệnh, giá vật tư tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và quá trình phát triển hồ tiêu của bà con nông dân. Mặt khác, ảnh hưởng của xung đột Đông Âu, giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát kinh tế toàn cầu kéo dài ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu, đặc biệt là ở các nước khu vực Châu Âu. Để đối phó tình trạng giá hồ tiêu và nhu cầu trên thế giới tiếp tục giảm, các doanh nghiệp sản xuất tiêu Việt Nam cần phải có những giải pháp để giữ vững vị trínhư hướng tới tạo ra sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao, chế biến sâu với giá trị gia tăng cao.
4. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường EU 4.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm hồ tiêu. Doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU. Đồng thời, lượng tiêu xuất khẩu trong thời gian qua chủ yếu vẫn là tiêu đen với giá trị không cao, nên các doanh nghiệp phải hướng tới đầu tư phát triển, tạo ra các sản phẩm tiêu chế biến sâu, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu. Dòng sản phẩm hữu cơ cũng là một hướng đi triển vọng để nâng cao giá trị tiêu xuất khẩu do ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu có xu hướng chuộng sử dụng hàng hóa có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cũng cần cải thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm, chú trọng đóng gói, nhãn mác phù hợp với thẩm mỹ và tập quán tiêu dùng tại châu Âu. Thứ hai, tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ và hệ thống số hóa từ hoạt động sản xuất đến tiêu thụ hồ tiêu. Tích cực áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các hệ thống sản xuất và chế biến hiện đại, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất, thu hoạch đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ hồ tiêu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến dần tới các tiêu chuẩn quốc tế và tạo lợi thế cạnh tranh. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý bảo quản sau thu hoạch và tăng cường chế biến sâu có thể giúp hạt tiêu Việt Nam kiểm soát được giá thành, nâng giá trị hàng hóa gấp 3
chuẩn chứng nhận về nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng thực phẩm để đưa hồ tiêu Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi phân phối nông sản toàn cầu.
5. Kết luận Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả qua bài bài tiểu luận “EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ” đã cho thấy những cơ hội và thách thức trong khâu phát triển sản xuất, đầu tư chế biến và phát triển thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất khẩu hồ tiêu vẫn ngày càng phát triển , giữ vững thị phần tại thị trường EU. Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu và cơ quan Nhà nước, nhằm tận dụng những cơ hội từ Hiệp định EVFTA như việc xóa bỏ hàng rào thuế quan để có thể thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khó tính tại EU. Nhóm tác giả hy vọng những đề xuất trên sẽ góp phần làm cho ngành xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt được những thành tựu lớn hơn và mang lại giá trị xuất khẩu hơn, tạo vị thế vững chắc cho ngành xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tài liệu tham khảo CẨM NANG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU MẶT HÀNG HỒ TIÊU. (n.d.). Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mĩ, Bộ Công thương. https://goglobal.moit.gov.vn/download/documents/2024/03/20/C%E1%BA%A8M%20NANG% 20H%E1%BB%92%20TI%C3%8AU_1618.pdf Trường, A. (2023, July 29). Xuất khẩu hồ tiêu sang EU còn nhiều cơ hội nhờ lợi thế từ EVFTA. Moit.gov.vn. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-evfta/xuat-khau-ho- tieu-sang-eu-con-nhieu-co-hoi-nho-loi-the-tu-evfta.html. Hạnh, N. (2023, January 4). Xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 đạt 963 triệu USD. Báo Công Thương. https://congthuong.vn/xuat-khau-ho-tieu-nam- 2022 - dat- 963 - trieu-usd-236203.html Việt Hằng. (2024, April 17). Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU. Tạp Chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/viet-nam-la-nguon-cung-hat-tieu-ngoai-khoi-lon- nhat-cho-eu-119794.htm Vinanet. (n.d.). Thị trường xuất khẩu hạt tiêu năm 2019. Vinanet.vn. https://vinanet.vn/thuong- mai-cha/thi-truong-xuat-khau-hat-tieu-nam- 2019 - 724391.html Nga.N.T, Ngọc.L.T.B (2021). Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 22, tháng 8/2021. EVFTA: Cơ hội, thách thức và những giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới. TTWTO VCCI - Hiệp định EVFTA và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam. (n.d.). https://trungtamwto.vn/thi-truong-duc/21326-hiep-dinh-evfta-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi- nen-kinh-te-viet-nam TS Trương Thu Hà-Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà. (2021, December 20). EVFTA và nông sản Việt Nam xuất khẩu: Thách thức, cơ hội và giải pháp. Tạp Chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/evfta-va-nong-san-viet-nam-xuat-khau-thach-thuc-co-hoi-va-giai- phap.html ThS. Bùi Việt Hưng, & PGS.TS. Đỗ Hương Lan. (2020, July 27). Thị trường EU: Cơ hội xuất khẩu hồ tiêu khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh triển khai Hiệp định EVFTA. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM. https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan- van/thi-truong-eu-co-hoi-xuat-khau-ho-tieu-khu-vuc-tay-nguyen-trong-boi-canh-trien-khai-hiep- dinh-evfta- 90 Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. (2023, July 22). Hội thảo về Hiệp định EVFTA – Cơ hội và Thách thức đối với sự phát triển bền vững ngành Hồ tiêu và gia vị Việt Nam.