Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận bài học 2016, Slides of Culture & Society

Chủ đề tiểu luận, khóa 2016, tác giả??

Typology: Slides

2015/2016

Uploaded on 10/09/2024

my-ha-13
my-ha-13 🇻🇳

1 document

1 / 18

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Đề cương ôn tập môn TTHCM Hà Triu Huy - ĐHKHXHNV
1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: TƯ TƯỞNG H CHÍ MINH
Câu 1: Cơ s hình thành tư tưởng H Chí Minh?
Bài làm:
M BÀI: Trong lch s tưởng ca thế gii nói chung ca Vit Nam nói
riêng,ta không th không k đến tư tưởng ca ch tch H Chí Minh. Tư tưởng H Chí
Minh mt h thống quan đim toàn din sâu sc v nhng vấn đề bản ca
cách mng Vit Nam, t cách mng dân tc dân ch nhân dân đến cách mng XHCN;
là kết qu s vn dng sáng to và phát triển CNMLN vào điều kin c th của nước
ta; đồng thi s kết tinh tinh hoa dân tc trí tu thời đại nhm gii phóng dân
tc, gii phóng giai cp, giải phóng con người”. tưởng của Người ng ca
nước Vit Nam hiện đại,cùng vi ch nghĩa Mác nin để tr thành “kim chỉ nam cho
mọi hành động ca Đảng”. Để hình thành nên mt tầm tư tưởng ln,có tính h thng như
vậy,Tư tưởng của Bác được kết tinh bi những cơ sở,ngun gốc hình thành căn bản.
THÂN BÀI:
1. Cơ sở khách quan.
a) Bi cnh lch s hình thành tư tưởng H Chí Minh
- Bi cảnh trong nước: xã hi Vit Nam cui thế k XIX đu thế k XX
+ Chế độ phong kiến Vit Nam bc l nhiu s suy yếu li thi,th hin qua vic
chính quyn nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoi bo th, phản động,..
không th đm đương đưc s mnh lch s dân tc. Cui thế k XIX, h tưởng phong
kiến đã li thi tc các nhim v lch s,tiêu biu s tht bi ca phong trào Cn
Vương dưới chiếu vua Hàm Nghi (1885 1896).
+ Đầu thế k XX, các phong trào trang kháng chiến chng Pháp rm r, lan
rng ra c nước nhưng đều tht bi (Ch trương cầu vin Nht Bn, dng vũ trang khôi
phc độc lp ca Phan Bi Châu; Ch trương “ Pháp cu tiến bkhai thông dân trí,
nâng cao dân trí,.. trên cơ sở đ mà dn dn tính chuyn gii phng ca Phân Chu Trinh;
Khi nghĩa nng ct cách phong kiến ca Hoàng Hoa Thám; Khi nghĩa theo khuynh
hướng tư sản ca Nguyn Thái Hc).
Phong tro cu nưc ca nhân dân ta muốn đi đến thng li, phi đi theo con
đưng mi. Tt c điu đ cho thy s xut hiện tưởng H CMinh là mt tt yếu,
đáp ng nhu cu lch s ca cách mng Vit Nam.
- Bi cnh thi đi (quc tế)
+ CNTB t cnh tranh đã chuyển sang đc quyn,hình thành ch nghĩa đế
quc,xác lp s thng tr trên phm vi thế gii.Hu hết các nước Á,Phi,M La Tinh tr
thành thuộc địa của các nước phương Tây.Chúng ra sức bóc lột vơ vét sức ngưi sc ca
ca nhân dân bản địa,áp đt nhng chính sách lí,tuyên truyn th văn ha lai căng,hủ
hóa xóa b đi văn ha truyền thng ca các dân tộc. Trước tình hình đ,ở các nước
thuộc địa hình thành mâu thun gia nhân dân của các nưc thuộc địa vi ch nghĩa đế
quc. + Ch nghĩa đế quc tranh giành thuộc địa làm nên cuc Chiến tranh thế gii th
nht (1914-1918) khơi sâu thêm mâu thuẫn trong ni b các nước đế quc,làm ch nghĩa
đế quc suy yếu,tạo điều kin cho cuc cách mng xã hi ch nghĩa trên thế gii mà tiêu
biu là s thành công ca cuc cách mng Tháng Mười Nga thng lợi (1917) đã cho ra
đời một nhà nước công nông rt mi trên thế gii,thc tnh các dân tc châu ”, m ra
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12

Partial preview of the text

Download Tiểu luận bài học 2016 and more Slides Culture & Society in PDF only on Docsity!

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Bài làm: MỞ BÀI: Trong lịch sử tư tưởng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng,ta không thể không kể đến tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ”. Tư tưởng của Người là tư tưởng của nước Việt Nam hiện đại,cùng với chủ nghĩa Mác Lê nin để trở thành “kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”. Để hình thành nên một tầm tư tưởng lớn,có tính hệ thống như vậy,Tư tưởng của Bác được kết tinh bởi những cơ sở,nguồn gốc hình thành căn bản. THÂN BÀI:

1. Cơ sở khách quan. a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Bối cảnh trong nước : xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
  • Chế độ phong kiến Việt Nam bộc lộ nhiều sự suy yếu lỗi thời,thể hiện qua việc chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động,.. không thể đả m đương đượ c sứ mệnh lị ch sử dân tộc. Cuối thế kỷ XIX, hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử,tiêu biểu là sự thất bại của phong trào Cần Vương dưới chiếu vua Hàm Nghi (1885 – 1896).
  • Đầu thế k ỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (Chủ trương cầu viện Nhật Bản, d ù ng vũ trang khôi phụ c độc lập của Phan Bội Châu; Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng cao dân trí,.. trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phó ng của Phân Chu Trinh; Khởi nghĩa nặ ng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; Khởi nghĩa theo khuynh hướng tư sản của Nguyễn Thái Học). Phong trà o cứ u nướ c củ a nhân dân ta muốn đi đến thắ ng lợ i, phả i đi theo con đườ ng mớ i. Tấ t cả điề u đó cho thấ y sự xuấ t hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tấ t yếu, đáp ứ ng nhu cầu lị ch sử củ a cách mạng Việt Nam. - Bối cảnh thời đại (quốc tế)
  • CNTB từ cạnh tranh đã chuyển sang độc quyền,hình thành chủ nghĩa đế quốc,xác lập sự thống trị trên phạm vi thế giới.Hầu hết các nước Á,Phi,Mỹ La Tinh trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.Chúng ra sức bóc lột vơ vét sức người sức của của nhân dân bản địa,áp đặ t những chính sách vô lí,tuyên truyền thứ văn hóa lai căng,h ủ hóa và xóa bỏ đi văn hóa truy ền thống của các dân tộc. Trước tình hình đó, ở các nước thuộc địa hình thành mâu thuẫn giữa nhân dân của các nước thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.
  • Chủ nghĩa đế quốc tranh giành thuộc địa làm nên cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) khơi sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc,làm chủ nghĩa đế quốc suy yếu,tạo điều kiện cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới mà tiêu biểu là sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga thắ ng lợi (1917) đã cho ra đời một nhà nước công nông rất mới trên thế giới,“thức tỉnh các dân tộc châu Á ”, mở ra

thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại – thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

  • Quốc tế III được thành lập (1919) cùng sự phát triển của Lê nin từ chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác Lê nin giúp cho phong trào công nhân trong các nước TBCN và phong trào giải ph ó ng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Tấ t cả các nội dung trên cho th ấ y, việc xuấ t hiện tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu tấ t yếu khách quan củ a cách mạng Việt Nam, mà cò n là tấ t yếu củ a cách mạng thế giớ i. b) Những tiền đề tư tưởng - lý luận b.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ các giá trị truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Đặ c biệt là chủ nghĩa yêu nước truyền thống với các giá trị tiêu biểu:
  • Yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nư ớ c. Đó là m ột truyề n thống quý báu củ a ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấ y lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớ n, nó lư ớ t qua mọi sự nguy hiể m, khó khăn, nó nh ấ n chìm tấ t cả lũ bán nướ c và lũ cư ớ p nướ c ”. Đến thời kỳ chống đế quốc,giành độc lập dân tộc và bảo vệ thống nhất Tổ quốc,chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao trở thành chủ nghĩa anh hùng cách m ạng,ý chí độc lập tự chủ,tự cường,đem sức ta mà giải phóng cho ta, chủ nghĩa yêu nước gắ n liền với chủ nghĩa vô sản chân chính của giai cấp công nhân.
  • Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn. Lối sống đại nghĩa,hào hiệp,trọng nghĩa khinh tài.Trong chiến đấu thì quyết tâm giành lấy độc lập,tự do nhưng với kẻ thù thì luôn đ ồng thời quan tâm để phân hóa,cảm hóa chúng,có thái đ ộ khoan dung,vị tha cho những kẻ đã hạ súng đầu hàng.Tự hào nhưng khiêm tốn,kiên nghị nhưng bao dung,lấy đức báo án,lấy nhân nghĩa mà cảm hóa k ẻ thù,tinh thần khép lại quá khứ,xóa bỏ hận thù,hư ớng đến tương lai.
  • Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước chân chính mà sau này là ngọn cờ Đảng vinh quang,nhân dân Việt Nam đồng lòng để đánh bại kẻ thù,giữ sạch non sông và nền độc lập tự do của dân tộc.
  • Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi****. Các thế hệ người Việt Nam luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc,điều đó đã đư ợc minh chứng qua lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong chiến đấu thì luôn sáng tạo ra cách đánh mới,tạo nên nghệ thuật quân sự Việt Nam,trong lao động sản xuất thì luôn hăng hái,tích cực lao động và học hỏi,mỗi người nông dân công nhân là chiến sĩ trên mặ t trận tăng gia sản xuất, sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Đến 1911, gia đình, quê hương, đấ t nướ c đã chuẩ n bị đầy đủ hà nh trang yêu nướ c để Ngườ i ra đi tìm đườ ng cứ u nướ c.

+ Đạ o Công giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Công giáo là lòng nhân ái, là tấm gương nhân từ của Chúa hi sinh vì sự nghiệp cứu rỗi con người. Người nói “Tôn giáo Giêsu có ưu đi ể m là lòng nhân ái cao cả .” Đức Thiên Chúa là tấm gương hi sinh triệ t để vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hoà bình, vì công lý.Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay, tinh thần bác ái của ngài toả ra khắp, thấm vào lại sâu. ” Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Minh chứng cho điều đó,chính Ngư ời khẳng định “ Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấ yb.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin

  • Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác- Lênin.
  • Sự vận dụ ng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý: Một là , Đầu thế kỷ XX, Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ đó đã ti ếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên. Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặ c sắ c nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất_._ Chính nhờ chủ nghĩa yêu nước đã đưa Người từ nhận thức cảm tính trước Lê nin – vị lãnh tụ của cuộc cách mạng tháng 10 Nga đến nhận thức lý tính – tìm ra con đường cứu nước,không có con đư ờng nào khác ngoài cách mạng vô sản,Người tích cực hoạt động và học tập chủ nghĩa Mác Lê nin.Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa Hai là , Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là tìm con đường giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Việt Nam,từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo,Người vận dụ ng chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam., Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời của mình đã vận d ụ ng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tạo ra một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:
  • Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời hiện đại. 2. Nhân tố chủ quan Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh là:
  • Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh,đó là tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có ó c phê phán tinh tư ờng và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng trong nước và trên thế giới.Hồ Chí Minh có sự khổ công học tập, rèn luyện chiếm

lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là học thuyết về cách mạng của giai cấp vô sản. Nhiều nhà nghiên cứu và chính khách trên thế giới đã đánh giá tầm tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh,nhãn quan sáng suốt,nhìn xa thấy rộng của Người bắ t nguồn về lực lượng thúc đẩy sự biến đổi có tính chất bùng nổ nhất của lịch sử ở những bước ngoặ t có tính cách mạng nhất. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Mỹ từ ng nói: “ Hồ Chí Minh là con ngư ờ i cần thiết xuấ t hiện đúng lúc,đúng yêu cầu củ a lị ch sử ,vớ i những tư tưởng và ý kiến đúng.Chính vì v ậ y đồng chí đã làm ra lị ch sử. ”.

  • Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn: Phẩm chất tư duy độc lập sáng tạo,bản lĩnh kiên định,ham học hỏi,tích cực học tập và tiếp thu những cái mới,bản lĩnh vượt qua những gian khổ để đạt đến đỉnh cao tri thức nhân loại,tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo. 3.Mối quan hệ giữa cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan: Cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan là hai yếu tố hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng thống nhất và biện chứng với nhau,không thể thiếu một trong hai nhân tố. Tuy nhiên nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh đó là nhân t ố khách quan. KẾT BÀI: Tóm lại,tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan,của truyền thống văn hóa dân t ộc và tinh hoa văn hóa nhân lo ại,đồng thời cùng với thực tiễn của dân tộc và yếu tố thời đại,chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết,kiểm chứng,chuyển hóa nó một cách sắ c sảo,tinh tế,bằng phương pháp khoa học,biện chứng. Cùng với phẩm chất đạo đức sáng ngời,bản lĩnh cách mạng kiên vững,tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại và trở thành một trong những nhà tư tưởng lớn trên thế giới. Câu 2: Luận điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa? BÀI LÀM: MỞ BÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắ c. Trong đó ch ủ yếu nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. Nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có những nội dung cần được nhấn mạnh hơn, nhất là thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa mà trong đó đ ộc lập dân tộc là nội dung cốt lõi nhất của vấn đề dân tộc thuộc địa. THÂN BÀI: 1/ Hồ Chí Minh đã tiếp cận vấn đề độc lập dân tộc từ quyền con người. **:
  • Lí luận về quyền con người:** Quyền con người là một trong những vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn là m ối quan tâm của nhân loại. Mỗi thời kỳ phát triển của quyền con người đều gắ n liền với thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, các cuộc cách mạng - xã hội. Điều đó, ph ản ảnh quá trình nhân

ta thà hi sinh tấ t cả , chứ nhấ t đị nh không chị u mấ t nướ c, nhấ t đị nh không chị u làm nô lệ ”. Và khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắ c, Hồ Chí Minh đã đưa ra một chân lý bất hủ: “ Không có gì quý hơn đ ộc lậ p tự do ”. Chính bằng tinh thần, nghị lực này cả dân tộc ta đứng dậy đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụ y nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Và chính phủ Mỹ phải cam kết: “ Hoa Kỳ và các nư ớ c khác tôn trọng độc lậ p, chủ quyề n, thống nhấ t toàn vẹn lãnh thổ củ a nướ c Việt Nam như hiệp đị nh Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nh ậ n ”.

  • Dân tộc độc lập trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia do dân tộc đó t ự quyết định. Người khẳng định: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặ t những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xây Bả n yêu sách củ a nhân dân An-Nam đòi quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Một là , đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắ c lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật. Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú... Bản yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: Muốn bình đẳng thực sự phải đấu tranh giành độc lập dân tộc - làm cách mạng, muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình, vào lực lượng của bản thân mình.
  • Trong nền độc lập đó, mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì****. Nghĩa là độc lập dân tộc phải gắ n liền với hạnh phúc, cơm no, áo ấm của nhân dân.Suốt đời Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là “ làm sao cho nướ c ta đượ c hoàn đ ộc lậ p, dân tộc ta đư ợ c hoàn toàn tự do, đồng bào ai có cơm ăn áo mặc, ai cũng đượ c học hành ” Người nói: “ Chúng ta đã hy sinh, đã giành đư ợ c độc lậ p, dân chỉ thấ y giá trị củ a độc lậ p khi ăn đủ no, mặc đủ ấ m ”. Tóm lạ i , “ Không có gì quý hơn độc lập tự dokhông chỉ là lý tư ởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng củ a Hồ Chí Minh. Đó là lý do chi ến đấ u, là nguồn sứ c mạnh làm nên chiến thắ ng củ a sự nghiệp đấ u tranh vì độc lậ p, tự do củ a cả dân tộc Việt Nam, đồng thờ i là nguồn động viên đối vớ i các dân tộc bị áp bứ c trên thế giớ i. KẾT BÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc không theo một khuôn mẫu giáo điều, mà được hình thành và phát triển gắ n liền với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có phong trào đ ấu tranh của dân tộc Việt Nam, nhằm xoá bỏ ách trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, hình thành nên nhà nước dân tộc độc lập và tiếp tụ c phát triển theo sự lựa chọn của mỗi quốc gia dân tộc, phản ánh chân lý lớn nhất của thời đại là “không có gì quý hơn đ ộc lập tự do”. Riêng với dân tộc Việt Nam, thì sự phát triển đó theo phương hư ớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Câu 3: Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực của CNXH ở Việt Nam? BÀI LÀM MỞ BÀI: Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng. Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ ách thống trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người.Theo quan điểm của Người,để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,bên cạnh việc đề ra mụ c tiêu thì cần phải có nguồn động lực vững chắ c. Đó là: THÂN BÀI: 1.Động lực bên trong: Đó là nguồn nội lực thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn thiết thực và quý báu. a.Động lực tinh thần:

  • Người khẳng định nhân tố, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa ”. Đó là nh ững con mang những đặ c điểm:
  • Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết vươn lên hàng đầu, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
  • Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh, trong sáng.
  • Có tác phong xã hội chủ nghĩa: làm việc có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có tổ chức, c ókỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng hiệu quả: lao động quên mình, không sợ khó, sợ khổ (^) , làm việc vì lợi ích của xã hội, tập thể và bản thân mình.
  • Có năng lực để làm chủ: bản thân, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khỏe và tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện có kết quả quyền công dân: phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học - công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ. Ngoài những tiêu chuẩn chung nêu trên. Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu chuẩn cụ thể cho từng giới, từng ngành. Đảng ta tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh đã vạch ra một cách toàn diện nội dung của con người mới Việt Nam trong tất cả các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Tổng hoà các quan hệ xã hội với những tiêu chuẩn đã được xác định, sẽ tạo ra cái bản chất của con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó,phải lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người ”. Nòng cốt là công – nông – trí thức. Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; “ phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ c ólỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi

3.Mối quan hệ biện chứng của động lực với kìm hãm và mối quan hệ biên chứng bên trong động lực:

  • Động lực bên trong là yếu tố quyết định nhất,yếu tố bên ngoài rất quan trọng cho nên Người nêu cao tinh thần độc lập,tự chủ,tự lực cánh sinh,dựa vào sức mình là chính,đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế để tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết,chung sống hòa bình,hữu nghị.
  • Trong quá trình thúc đẩy động lực,cần phải đề phòng những yếu tố kìm hãm,triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ,xơ cứng,không có sức hấp dẫn, sa vào chủ nghĩa cá nhân,đẻ ra hàng loạt căn bệnh như tham ô,lãng phí,quan liêu mà Người gọi đó là “gi ặ c nội xâm”, căn bệnh bảo thủ,giáo điều,chia rẽ,chủ quan,duy ý chí,chia bè kéo phái trong Đảng và quần chúng nhân dân. KẾT BÀI: Chủ nghĩa xã hội là mụ c tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.Chính vì vậy,trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội,Đảng ta cần có những chính sách bước đi đúng đắ n để phát huy tối đa nguồn động lực trong và ngoài nước,giúp cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mau chóng đ ạt tới đích cuối cùng. Câu 4: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất và vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam? BÀI LÀM: MỞ BÀI: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm xây dựng Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa để lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc là quan điểm cực k ỳ quan trọng, được hình thành từ khi Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắ n cho dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặ t của cách mạng Việt Nam.Theo khoản 1,điều 4,Hiến pháp 2013 “ _Đả ng Cộng sả n Việt Nam
  • Đội tiên phong củ a giai cấ p công nhân, đồng thờ i là đ ội tiên phong củ a nhân dân lao động và củ a dân tộc Việt Nam, đại biể u trung thành lợ i ích củ a giai cấ p công nhân, nhân dân lao động và củ a cả dân tộc, lấ y chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tư ởng Hồ Chí Minh làm nề n tả ng tư tưởng, là lực lượ ng lãnh đ ạo Nhà nư ớ c và xã hội.”_ Từ khi ra đời cho đến nay,trải qua 86 năm lịch sử,Đảng đã cùng nhân dân th ực hiện thắ ng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nay là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.Trải qua 30 năm hoạt động ở nước ngoài,phân tích tình hình thực tiễn Việt Nam cộng với nhãn quan và trí tuệ tuyệt vời của mình,chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm của mình về bản chất và vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc,được Đảng ta tiếp thu và vận dụ ng sáng tạo trong điều kiện Đảng ta là Đảng cầm quyền trong giai đoạn hiện nay.Cụ thể:

THÂN BÀI:

1. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Muốn làm cách mạng, trước hết phải có Đ ảng để “ trong thì vậ n động và tổ chứ c dân chúng, ngoài thì liên lạc vớ i các dân tộc bị áp bứ c và giai cấ p vô sả n ở mọi nơi. Đả ng có vững cách mệnh mớ i thành công, cũng như ngư ờ i cầm lái có vững thuyề n mớ i chạy ”. Thực tế cho thấy,các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế k ỷ XX nổ ra chủ yếu mang tính tự phát,cuộc khởi nghĩa Yên Bái mang khuynh hướng tư sản nổ ra dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng,mang tiếng là Đảng nhưng chưa có tôn chỉ mụ c đích rõ ràng,kết nạp Đảng viên còn chưa có ch ọn lọc nên bị thất bại ngay từ bên trong. Từ khi Đảng ta thành lập,vũ trang tư tưởng lí luận cho giai cấp và nhân dân,có đường lối chủ trương rõ ràng,phong trào yêu nư ớc chuyển biến từ tự phát sang tự giác,ý thức về giai cấp,về dân tộc tăng lên,khi đó Đ ảng ta đã trở thành ngọn cờ đầu,tập hợp được đông đảo quần chúng để giành thắ ng lợi cuối cùng.
  • Hồ Chí Minh còn khẳng định:
  • cách mạng muốn thắ ng lợi phải có Đ ảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đườ ng lối , và định phương châm cho đúng, để khỏi lạc đường.Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau,tình hình thế giới và trong nước luôn có nhiều biến đổi,chính vị vậy Đảng phải liên tụ c cập nhật,đổi mới tư duy nhận thức,tỉnh táo trong từ ng bước đi của mình để đưa ra những chủ trương chính sách đúng đắ n,phù hợp cho nhân dân đi tới mụ c tiêu lý tưởng cuối cùng.
  • Làm cách mạng là rấ t gian khổ , phải có chí khí kiên quyết trước mọi âm mưu chống phá của kẻ thù,không nhụ t chí mà phải tự kiểm điểm và phê bình nếu mắ c sai lầm.
  • Phải được tổ chức chặ t chẽ trong nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân thống nhất ý chí hành động; luôn xây dựng chính trị, tư tưởng, luôn chỉnh đốn để ngang tầm với nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng. Vì vậy phải có Đ ảng để tổ chứ c và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh,giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của mình, đào tạo, rèn luyện và bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ sau,phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa c ủa nhân loại, nắ m vững quy luật phát triển của xã hội, phân tích đúng đắ n thực tiễn của đất nước đề ra Cương Lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắ n, phù hợp với quy luật, với thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụ ng sự Tổ Quốc, phụ ng sự nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đả ng không có lợ i ích nào khác ngoài l ợ i ích c ủ a nhân dân và củ a dân tộc. Mụ c tiêu phấn đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người. Phát huy tính làm chủ của nhân dân,xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân. Tăng cường hoạt động của Mặ t trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị để giám sát hoạt động của Đảng. Thực tiễ n cách mạng Việt Nam đã chứ ng minh: Đả ng Cộng s ả n Việt Nam là ngườ i lã nh đạo, tổ chứ c, thực hiện và quyết đị nh mọi thắ ng lợ i củ a cách mạng Việt Nam. 2. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam mang bả n chấ t giai cấ p công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện ở chỗ: mụ c tiêu, lý tưởng của Đảng là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nguyên tắ c tổ chức cơ bản của Đảng là tập trung dân chủ; Đảng gắ n bó mật thiết với nhân dân; lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển,... Mụ c tiêu, đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắ n liền với chủ nghĩa xã hội Dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau,dù mang tên là Đ ảng Lao động Việt Nam hay Đảng Cộng Sản Việt Nam thì Đảng là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

hệ thống những luận điểm thể hiện những nguyên tắ c, biện pháp giáo dụ c, tập hợp những lực lượng cách mạng tiến bộ nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

  • Hồ Chí Minh chỉ ra rằng,trong thời đại mới,để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng con ngư ời,nếu chỉ có tinh thần là chưa đủ.Cách mạng muốn thành công đến nơi phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể,xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thống nhất.
  • Tính chiến lược của đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua các chính sách đối với mỗi đối tượng,trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng là khác nhau.Cần thiết phải thay đổi linh hoạt các chính sách đại đoàn kết sao cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn,Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,đưa cách mạng đến những thắng lợi to lớn. Đại đoàn kết luôn là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.
  • Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi các lực lượng của toàn dân tộc đấu tranh cho mục tiêu làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, để đi tới xã hội cộng sản.
  • Ngày 28/1/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Á i Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãn h đạo cách mạng giải phóng dân tộc với mục tiêu hàng đầu là giành độc lập cho dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. Một trong những vấn đề chiến lược của Đảng khi đó là xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chỉ có sức mạnh đó mới có thể đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước giành thắng lợi. Mặt trận Việt Minh được thành lập (19/5/1941) là tổ chức đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần dân tộc, tôn giáo, nêu cao chủ nghĩa yêu nước vì mục tiêu độc lập dân tộc.
  • Tháng 8/1945, khi tình thế cách mạng đã chín muồi, thời cơ cách mạng xuất hiện, Đảng, Mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Trong lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa (8/1945), Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta ”.
  • Cách mạng tháng Tám đã đánh đổ chế độ thuộc địa gần một trăm năm và chế độ phong kiến hàng ngàn năm, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên dân tộc được độc lập, nhân dân làm chủ đất nước và xã hội, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững q uyền tự do, độc lập ấ y ”.
  • Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt,nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp thắng lợi,lập lại hòa bình ở Đông Dương và giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
  • Đoàn kết trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam để tập hợp quần chúng miền Nam đứng lên đánh đuổi đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn,đòi tự do dân chủ và thống nhất đất nước,làm nên chiến thắng mùa xuân vẻ vang năm 1975.
  • Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc khôi phục k inh tế,cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thời kháng chiến và nay là thực hiện thắng lợi công cuộc Đổi mới, công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Hồ Chí Minh đã khái quát thành luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết: Đoàn k ết làm ra sứ c mạnh;Đoàn k ết là đi ểm mẹ ”; Đoàn k ết là then chốt củ a thành công; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. b) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

  • Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh,là mạch nguồn của mọi thắ ng lợi. Mụ c tiêu và nhiệm vụ của đại đoàn kết phải được nhất quán và quán triệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện tốt đại đoàn kết dân tộc, các cán bộ và các cấp lãnh đạo phải thực sự gần gũi với nhân dân,hiểu được tấm lòng của nhân dân,lắ ng nghe và đáp ứng kịp thời những tâm tư nguyện vọng của nhân dân “công bộc”, “đầy tớ của nhân dân”, chỉ khi đó m ới được nhân dân tin tưởng,lòng dân mới được thống nhất.
  • Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đ ầu củ a Đả ng, củ a cách mạng. Là vấn đề có tính đư ờng lối, chính sách nhất quán chứ không thể là một thủ đoạn chính trị.Cách mạng muốn thành công, phải trên cơ sở đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hoá thành những mụ c tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từ ng giai đoạn lịch sử. Chỉ khi đề ra được đường lối đúng đắ n,phù hợp thì mới lôi kéo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân.
  • Hồ Chí Minh nêu mụ c đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ: “ Đoàn k ết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc ”.
  • Năm 1963, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Trướ c Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấ n là làm sao cho đ ồng bào các dân tộc hiể u đượ c mấ y việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi đ ộc lậ p. Chỉ đơn giả n thế thôi. Bây gi ờ mục đích c ủ a tuyên truyề n huấ n luyện là: Một là đoàn k ết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã h ội. Ba là đấ u tranh thống nhấ t nướ c nhà ”.
  • Đại đoàn k ết dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đ ầu củ a toàn dân tộc. Bởi lẽ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng hay nói cách khác quần chúng là trung tâm của cuộc cách mạng.Quần chúng đứng lên để tự giải phóng cho chính mình và giải phóng cho toàn thể dân tộc.Trong quá trình xây dựng đất nước,nhân dân có nhu cầu muốn liên kết hợp tác với nhau vì mụ c tiêu chung của đất nước. Muốn như vậy,Đảng phải thực hiện đường lối đại đoàn kết dân tộc,phải lắ ng nghe những nhu cầu chính đáng,tự phát của người dân bằng chủ trương thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng để biến những nhu cầu đó thành t ự giác,thống nhất trong khối đại đoàn kết dân tộc,tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để hoàn thành các mụ c tiêu cách mạng. KẾT BÀI: Đại đoàn kết (ĐĐK) là một truyền thống cực kỳ quý báu, sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc_._ Chính tư tưởng đoàn kết, tinh thần yêu nước nồng nàn, đã tạo sức mạnh to lớn để ông cha ta chiến thắ ng “thù trong, gi ặ c ngoài”, bảo vệ vững chắ c bờ cõi, non sông, giữ vững sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, sánh vai cùng các cư ờng quốc, năm châu. Phát huy truyền thống đó,tư tư ởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc đã định hướng cho đường lối lãnh đạo của Đảng để Đảng ta không ngừ ng củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của nội bộ Đảng và các cơ quan đoàn thể,tổ chức Mặ t trận để cán bộ,các cấp lãnh đạo gắ n bó với các tầng lớp nhân dân ngày càng mật thiết,lắ ng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để đề ra nhiều chủ trương,biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại,phát huy dân chủ,bình đẳng,đặ t lợi ích của toàn dân lên hàng đầu, tăng cường đồng thuận xã hội và khối ĐĐK toàn dân tộc, củng cố mối liên hệ máu thịt giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân.Nhất là trong tình hình

trướ c thiên hạ, vui sau thiên hạ ”…, không kèn cựa về mặ t hưởng thụ , không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo không hủ hoá”.

  • Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đứ c trong hành đ ộng, lấ y hiệu quả thực tế làm thướ c đo. Ngườ i luôn đặt đứ c - tài trong mối quan hệ gắ n bó mậ t thiết. Đứ c là gốc nhưng đứ c và tài, hồng và chuyên phả i kết hợ p, năng lực và ph ẩ m chấ t phả i đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.
  • Đạo đứ c là nhân tố tạo nên sứ c hấ p dẫn củ a chủ nghĩa xã hội
  • Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trư ớc hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng đó c ủa loài người thành hiện thực.
  • Bác nói: “ Đối vớ i phương Đông một tấ m gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễ n văn tuyên truyề n ”. Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương đạo đức sáng ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương của Người trở thành nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
  • Trung với nước, hiếu với dân : Trung với nước, hiếu với dân, đây là quan điểm kế thừa và phát triển quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam “ Trung với vua, hiếu với cha mẹ ”. Nhưng với chế độ mới, khi chế độ quân chủ không còn, Đảng Cộng sản trở thành chính đảng cầm quyền, lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp, con người nói chung và người cán bộ, đảng viên nói riêng “ trung với nước+ Trung vớ i nướ c là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vư ợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắ ng.
  • Hiếu với dân ” nghĩa là trọng dân, yêu dân, quý dân, trong nhân dân có cả cha mẹ, người thân của mình, đồng chí, đồng đội, đồng bào của mình - nhân dân là lực lượng làm chủ vận mệnh đất nước. Trọng dân, gần dân, học tập từ nhân dân, lấy nhân dân là nguồn gốc làm nên thành công của mọi công việc.
  • Trung vớ i nướ c phả i gắ n liề n hiếu vớ i dân. Vì nước là nước của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan tr ọng hàng đầu. “ Trung với nước , hiếu với dân ” là phẩm chất đạo đức đầu tiên, cần có của mỗi người cán bộ, đảng viên tạo nên bản chất riêng của người cộng sản. Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất. Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắ m vững dân tình , hiểu rõ dân tâm , thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh , nâng cao dân trí.
  • Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư + Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao đ ộng có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. + Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. + Liêm là trong sạch “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”.

+ Chính là không tà, mà luôn thẳng thắ n, đứng đắ n đối với mình, với người, với việc. Theo Hồ Chí Minh, Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu được của con người. Nhất là đối với người cán bộ, đảng viên. + Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân. Chí công vô tưnhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhờ nó mà: “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không th ể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phụ c”.

  • Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
  • Kế thừ a truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ , qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
  • Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vị rất rộng lớn, đó là tình thương bao la dành cho nh ững người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắ p thế giới.
  • Yêu thương con người là nghiêm khắ c với mình, độ lượng với người khác; phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắ ng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Người nói “ cần làm cho phần tốt trong con ngư ờ i nả y nở như hoa mùa xuân và ph ần xấ u mấ t dần đi ”. Bác căn dặ n, Đảng phải có tình đ ồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắ c tự phê bình và phê bình chân thành, thẳng th ắn, không “dĩ hoà vi quý”, không hạ thấp con người, càng không phải vùi dập con người.
  • Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung
  • Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó đư ợc bắ t nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân.
  • Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắ c. Đó là s ự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”; giúp bạn là tự giúp mình; thắ ng lợi của mình cũng là thắ ng lợi của nhân dân thế giới. Ngườ i đã góp ph ần to l ớ n, tạo ra một kiể u quan hệ quốc tế mớ i: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nề n văn hoá hoà bình cho nhân lo ại. c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
  • Nói đi đôi v ớ i làm, nêu gương v ề đạo đứ c
  • Nói đi đôi v ớ i làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắ c quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụ ng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn n ữa, nói một đằng, làm một nẻ o thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụ ng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả.
  • Nêu gương v ề đạo đứ c là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân t ộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nói đi đôi với làm phải gắ n với nêu gương về đạo đức.