




























































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2024
Typology: Summaries
1 / 186
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
BÁO CÁO
Logistics Việt Nam
KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO
4.3. Tình hình triển khai các giải pháp tiết kiệm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
4.4. Xu hướng và thách thức đối với hoạt động logistics tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại
BÁO CÁO
Logistics Việt Nam
T
LỜI NÓI ĐẦU
KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO 7
DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬP BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2024
(Chương II)
(Chương V)
(Chương VII)
(Chương III)
(Chương VI)
(Chương IV)
(Chương I)
(Chương III)
KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO 9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT CHK Cảng hàng không CNTT Công nghệ thông tin CNXD Công nghiệp xây dựng DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GTVT Giao thông vận tải KCN Khu công nghiệp NLTS Nông, lâm, thủy sản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP. Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
3PL Third-party logistics (logistics bên thứ ba) ADB The Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á) ASEAN The Association of Southeast Asian Nation (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) CAGR Compound Annual Growth Rate (Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) CPI Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) CPTPP The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) EVFTA EU-Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU) FIATA International Federation of Freight Forwarders Associations (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế) FTZ Free Trade Zone (Khu thương mại tự do) GDP Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc nội) ICD Inland Container Depot (Điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu) IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) IMO International Maritime Organization (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) LPI Logistics Performance Index (Chỉ số Hiệu quả Logistics)
10 KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 9 tháng năm 2024, phân theo một số lĩnh vực hoạt động
Bảng 1.2 Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2024 27 Bảng 1.3 Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2024 27 Bảng 1.4 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 28 Bảng 1.5 Quy mô thị trường logistics theo khu vực, giai đoạn 2022 - 2030^31 Bảng 1.6 Các thương vụ M&A nổi bật trên thế giới 32 Bảng 1.7 Chỉ số Logistics Performance Index của Saudi Arabia (2007 - 2023) 34 Bảng 1.8 Chỉ số Logistics Performance Index của UAE (2007 - 2023) 35 Bảng 3.1 Doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới, tổng số vốn, nguồn lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Bảng 3.2 Biến động doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi trong 9 tháng đầu năm 2024 81 Bảng 3.3 Một số thương vụ M&A trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam 84 Bảng 3.4 Xếp hạng cảng biển theo sản lượng thông qua năm 2023 84 Bảng 3.5 Xếp hạng doanh nghiệp logistics theo doanh thu năm 2023 85 Bảng 3.6 Xếp hạng thị phần doanh thu từ cung cấp dịch vụ bưu chính của các doanh nghiệp bưu chính (doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng)
Bảng 3.7 Xếp hạng thị phần sản lượng bưu gửi (doanh nghiệp bưu chính có sản lượng trên 50 triệu bưu gửi)
Bảng 6.1 Danh sách xếp hạng chỉ số LCI tại các địa phương 130 Bảng 7.1 Một số loại hình khu tự do 159
12 KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2023 và dự báo năm 2024 của các tổ chức quốc tế
Hình 1.2 Tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu 2019 - quý II/2024 17
Hình 1.3 Các xu hướng thương mại từ 2022 - quý I/2024 (so với 2021)^18
Hình 1.4 Đánh giá tăng trưởng của Hoa Kỳ năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024, theo các tổ chức quốc tế
Hình 1.5 Đánh giá tăng trưởng của khu vực đồng Euro năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024, theo các tổ chức quốc tế
Hình 1.6 Đánh giá tăng trưởng của Nhật Bản năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024, theo các tổ chức quốc tế
Hình 1.7 Đánh giá tăng trưởng của Trung Quốc năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024, theo các tổ chức quốc tế
Hình 1.8 Dự báo tăng trưởng năm 2024 của các quốc gia ASEAN 22
Hình 1.9 Đánh giá tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024 theo các tổ chức quốc tế
Hình 1.10 Tốc độ tăng GDP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2011 - 2024 (%) 24
Hình 1.11 Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, các năm 2020 - 2024 (%)
Hình 1.12 Xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2024^26
Hình 1.13 Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 9 tháng năm 2024^28
Hình 1.14 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 9 tháng, các năm 2020 - 2024
Hình 1.15 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng, các năm 2020 - 2024 29
Hình 1.16 Quy mô thị trường logistics toàn cầu từ 2023 - 2033 30
Hình 1.17 Quy mô thị trường logistics châu Á Thái Bình Dương đến năm 2033 30
Hình 1.18 Tình hình thị trường vận tải hàng không từ tháng 3/2023 - tháng 3/2024 31
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống đường bộ toàn quốc 42
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống giao thông đường bộ phía Bắc, phía Nam 44
Hình 2.3 Lưu vực 9 sông lớn ở Việt Nam 47
Hình 2.4 Cơ cấu tuyến vận tải thủy chính 48
Hình 2.5 Cơ cấu kỹ thuật ĐTND 48
KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO 13
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS
CHƯƠNG I
16 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2024
1.1.1. Kinh tế thế giới
1.1.1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Năm 2024, kinh tế thế giới tăng trưởng có xu hướng tích cực nhờ nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, áp lực lạm phát giảm dần, giá trung bình của hàng hóa giảm nhờ nguồn cung được cải thiện,... Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn, tác động tiêu cực đến tăng trưởng bền vững. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương, cản trở đầu tư, gây bất ổn định cho cả sản xuất và tiêu dùng, đồng thời làm tăng biến động tài chính. Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai ngày càng tăng do biến đổi khí hậu, đe dọa đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội…
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Các báo cáo kinh tế toàn cầu của các tổ chức quốc tế công bố quý III/2024 đều thống nhất dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới quanh mức 2,6 - 2,7%, cao hơn một chút so với thời điểm công bố dự báo đầu năm 2024. Nhìn chung, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều nhận định nền kinh tế toàn cầu đang dần ổn định sau nhiều năm chịu những cú sốc, lạm phát tại hầu hết các nền kinh tế lớn đã hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp ổn định và nguy cơ suy thoái kinh tế đã được kiểm soát. Tuy nhiên, lãi suất cao trong thời gian dài, khó khăn về nợ và rủi ro địa chính trị leo thang sẽ tiếp tục thách thức tăng trưởng bền vững của kinh tế toàn cầu (Hình 1.1).
Hình 1.1. Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2023 và dự báo năm 2024 của các tổ chức quốc tế
Nguồn: WB, FR, UN, OECD, EU và IMF
18 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
các cam kết về khí hậu, có thể sẽ tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, đặc biệt là trong một số lĩnh vực chiến lược; (iv) Thương mại toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi phản ứng của chuỗi cung ứng đối với những thay đổi trong chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị; (v) Xét theo trình độ kinh tế, các nước đang phát triển thể hiện xu hướng tích cực về cả nhập khẩu và xuất khẩu, trong khi các nước phát triển có xuất khẩu tích cực, nhưng nhập khẩu khá trì trệ. Xét theo khu vực, Đông Á và châu Mỹ chứng kiến tăng trưởng thương mại tích cực, trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm ở Nam và Tây Á. Liên bang Nga và Trung Á có xu hướng thương mại không ổn định.
Xu hướng chuyển dịch thương mại sang các nước thân thiện (friendshoring) và tập trung thương mại là xu hướng nổi bật của thương mại toàn cầu (Hình 1.3). Hình 1.3. Các xu hướng thương mại từ 2022 - quý I/2024 (so với 2021)
Nguồn: UNCTAD, 2024
Tình hình lạm phát
Báo cáo kinh tế của các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, tình tình lạm phát toàn cầu đang giảm dần nhờ thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, giá năng lượng thấp hơn và áp lực chuỗi cung ứng tiếp tục giảm. Ngân hàng Thế giới nhận định, lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm nhưng vẫn trên mức mục tiêu ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và ở khoảng 1/4 các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Ở các nền kinh tế phát triển, giảm lạm phát trong giá hàng tiêu dùng dường như đã chạm đáy, trong khi lạm phát trong dịch vụ tiêu dùng vẫn ở mức cao. Tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, nhìn chung lạm phát tiếp tục giảm trong 12 tháng qua, có xu hướng gần bằng hoặc dưới mức trung bình trước đại dịch. Tuy nhiên, tiến độ này diễn ra chậm và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. Lạm phát ở nhiều nền kinh tế đang phát triển đã giảm nhưng vẫn cao hơn các nền kinh tế phát triển, trừ Trung Quốc đang đối mặt với lạm phát thấp trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu. IMF cũng đồng quan điểm khi cho rằng, lạm phát toàn cầu dự báo sẽ giảm từ mức trung bình 6,8% vào năm 2023, xuống còn 5,9% vào năm 2024.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 19
1.1.1.2. Tình hình tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn
Hoa Kỳ
Hầu hết dự báo của các tổ chức quốc tế (IMF, WB và UN) đều khá thống nhất trong nhận định về tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, đạt khoảng 2,5 - 2,6% năm 2024. Các biện pháp như nới lỏng chính sách tiền tệ, chi tiêu hộ gia đình được cải thiện và khả năng phục hồi của thị trường lao động là động lực thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia này. Riêng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định về tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ ngược với xu hướng của IMF, OECD và UN, dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ chỉ đạt 2,4% trong năm 2024. Điều kiện thị trường lao động và tăng trưởng tiêu dùng chậm lại là những nguyên nhân chính khiến ADB hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2024 của Hoa Kỳ (Hình 1.4).
Hình 1.4. Đánh giá tăng trưởng của Hoa Kỳ năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024, theo các tổ chức quốc tế
Nguồn: IMF, OECD, UN, ADB
Khu vực đồng Euro
Các tổ chức quốc tế đều nhận định, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro dự báo sẽ phục hồi từ mức tăng trưởng thấp, khoảng 0,5% năm 2023 lên mức 0,7% - 0,9% năm 2024. Lĩnh vực dịch vụ phục hồi trong những tháng đầu năm 2024 đi kèm với phục hồi thu nhập thực tế, tăng chi tiêu dùng, lạm phát giảm và tiền lương tiếp tục tăng là những nhân tố tích cực khiến các tổ chức quốc tế tiếp tục có nhận định khả quan về tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro trong năm 2024 (Hình 1.5).