Download SApp sai sót thường gặp and more Cheat Sheet Finance in PDF only on Docsity!
Lời nói đầu
Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu giếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Gian lận thường mang lại lợi ích cho người thực hiện gian lận. Khi cá nhân thực hiện gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp (như nhận tiền hay tài sản), hay gián tiếp (có ảnh hưởng nào đó, tăng quyền lực, sự đền ơn, tiền thưởng...). Khi tổ chức (thường là nhân viên hành động trên tư cách tổ chức) thực hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức thu nhập của Doanh nghiệp tăng lên hoặc giấu đi những thông tin xấu để thiệt hại về mặt vật chất ít hơn. i Đối với tài chính, kế toán và kiểm toán, gian lận thường là sự trình bày sai lệch có chủ đích các thông tin trên báo cáo tài chính hoặc cố ý sử dụng sai mục đích tài sản của doanh nghiệp do một hoặc nhiều người trong Ban giám đốc, nhân viên hoặc bên thứ ba khác thực hiện. Gian lận là một hành vi tinh vi có tính trọng yếu cao và thường gồm ba giai đoạn: (i) hình thành ý đồ gian lận, (ii) thực hiện hành vi gian lận và (iii) che dấu hành vi gian lận. Cuốn 10 Sai Sót và Gian Lận Phổ Biến Trong Báo Cáo Tài Chính đặc biết giúp ích cho các bạn quan tâm đến lĩnh vực kiểm toán, giúp các bạn hiểu sâu hơn về gian lận, phân biệt sự khác biệt giữa gian lận và sai sót, phân loại được các kiểu gian lận khác nhau trong doanh nghiệp thông qua các dẫn chứng cụ thể, thực tế từ đó giúp những người hành nghề và quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những dấu hiệu tiêu cực tại doanh nghiệp. SAPP Academy chúc các bạn thành công!
Contents
- I. CÁC LOẠI HÌNH GIAN LẬN THƯỜNG GẶP
- II. CÁC ĐỘNG CƠ CỦA GIAN LẬN
- III. CÁC GIAN LẬN PHỔ BIẾN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- IV. GIAN LẬN VỚI DOANH THU
- Giới thiệu về gian lận doanh thu
- Các dạng gian lận doanh thu
- 2.1. Ký thêm phụ lục hợp đồng (Side agreement)
- 2.2. Quyền tự do đổi trả, hoàn lại tiền (Liberal return)
- 2.3. Nhồi kênh phân phối (Channel stuffing)
- 2.4. Giao sớm sản phẩm (Early delivery)
- 2.5. Giao dịch Bill and hold (Bill and hold transactions)
- 2.6. Tạo ra doanh thu ảo (Fictitious sales)
- 2.7. Giao dịch lòng vòng (round tripping)
- 2.8. Ghi nhận khống doanh thu với các bên liên quan (related party)
- V. GIAN LẬN VỚI HÀNG TỒN KHO
- Giới thiệu về gian lận hàng tồn kho
- Các dạng gian lận hàng tồn kho
- 2.1. Khống số lượng hàng tồn kho (Inflating Inventory Quantity)
- 2.2. Khống giá trị hàng tồn kho (Inflating Inventory Value)
- 2.3. Vốn hóa chi phí không phù hợp vào hàng tồn kho (Improper Inventory Capitalization)
- VI. GIAN LẬN TRONG VỐN HÓA CHI PHÍ
- Giới thiệu về gian lận trong vốn hóa chi phí
- Các dạng gian lận trong vốn hóa chi phí
- assets capitalization) 2.1. Gian lận trong vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình (Improper intangible fixed
- 2.2. Gian lận trong vốn hóa chi phí lãi vay (Improper borrowing cost capitalization)
- VII. GIAN LẬN VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Giới thiệu về gian lận với tài sản cố định
- Các dạng gian lận với tài sản cố định
- 2.1. Làm giả các khoản liên quan đến tài sản cố định (Fictitious fixed asset recognition)
- 2.2. Khấu hao và hao mòn (Depreciation and amortization)
- VIII. GIAN LẬN VỚI CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ
- Giới thiệu về gian lận với các khoản đầu tư
- Các dạng gian lận khoản mục đầu tư
- 2.1. Làm giả các khoản đầu tư (Fictitious Investments)
- 2.2. Khai khống giá trị các khoản đầu tư (Manipulating the Value of Investments)
- IX. GIẤU NỢ
- Giới thiệu chung về giấu nợ
- Các dạng gian lận liên quan đến giấu nợ
- 2.1. Giấu các khoản nợ tiềm tàng (provision liabilities concealment)
- 2.2. Giấu khoản doanh thu chưa thực hiện (Deferred revenue concealment)
- 2.3. Giấu các khoản nợ phải trả nhà cung cấp (Account payable concealment)
- 2.4. Lập công ty con để giấu nợ (Special purpose entity)
- X. SỬ DỤNG TÀI SẢN KHÔNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH
- Giới thiệu chung về sử dụng tài sản không đúng mục đích
- Các dạng sử dụng tài sản không đúng mục đích
- 2.1. Biển thủ doanh thu (revenue embezzlement)
- 2.2. Gian lận các khoản chi phí (improper expenditure)
- 2.3. Biển thủ hàng tồn kho (inventory embezzlement)
- XI. CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ GIAN LẬN
- Waste Management Inc. (1998)
- The Great Salad Oil Swindle (1963)
- Enron corporation (2001)
- Worldcom corporation (2002)
- Tyco international (2002)
- Satyam company (2009)
- XII. TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN
- XIII. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA GIAN LẬN CHO KIỂM TOÁN VIÊN
Page | 10
II. CÁC ĐỘNG CƠ CỦA GIAN LẬN
Gian lận thường phát sinh từ ba động cơ như sau:
- Áp lực: khi nhân viên hoặc người quản lý chịu những áp lực về mặt tài chính, gia tăng hiệu quả hoạt động hoặc những áp lực khác thì sẽ dẫn đến việc thực hiện các hành vi gian lận nhằm xoa dịu, giải quyết những áp lực trên. Ví dụ: quản lý bán hàng H làm việc tại công ty X được 2 năm nhưng trong suốt khoảng thời gian làm việc, quản lý H được đánh giá là có năng lực không tốt, cần sa thải để tuyển người mới. Trường hợp này, quản lý H được coi là có áp lực về việc tạo ra doanh thu bán hàng để không bị sa thải. Quản lý H sẽ cố nới lỏng chính sách bán hàng hoặc tạo ra doanh thu ảo để gia tăng doanh thu trong kỳ trước khi đánh giá cuối năm.
- Cơ hội: cơ hội được cho là các tình huống, hoàn cảnh có những điều kiện thuận lợi giúp cho nhân viên hoặc quản lý nảy sinh ý đồ gian lận. Ví dụ: nhân viên kế toán lương D đảm nhiệm cùng lúc nhiều trách nhiệm là kế toán lương, trả lương. Ngoài ra, khâu kiểm soát tiền lương của công ty rất lỏng lẻo. Đây là cơ hội thuận lợi để nhân viên D làm giả bảng lương, hoặc ghi nhận lương cao hơn số lương thực trả để biển thủ số tiền của công ty.
- Thái độ: không phải người nào khi gặp áp lực và cơ hội đều nảy sinh ý đồ gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ chính trực của mỗi cá nhân với gian lận. Nhưng có thể trong một số hoàn cảnh nhất định làm họ phát sinh thái độ với gian lận. Ví dụ: nhân viên kế toán A của công ty dược liệu X do lỗi bất cẩn trong khi kiểm đếm hàng tồn kho đã làm đổ vỡ lô hàng nguyên vật liệu làm thiệt hại tài sản công ty 10 triệu đồng. Số tiền phạt bị trừ thẳng vào lương, do cảm thấy không thỏa đáng, nhân viên A nghĩ rằng lỗi này không phải hoàn toàn do mình. Vì thế, nhân viên A cố gắng tìm cách để biển thủ tiền của công ty nhằm mục đích bù đắp số tiền lương bị trừ. Mặc dù, bình thường nhân viên A là một người thẳng thắn, chính trực. Nhưng ở trường hợp này, với suy nghĩ rằng số tiền phạt là không thỏa đáng, nhân viên A được coi là một ví dụ về phát sinh thái độ với gian lận.
Page | 11
III. CÁC GIAN LẬN PHỔ BIẾN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission) định nghĩa về gian lận là “việc sử dụng các thủ thuật khác nhau nhằm bóp méo báo cáo tài chính để đạt được mục tiêu kỳ vọng”. Hầu hết các gian lận đều có mục đích “Quản trị lợi nhuận” cho doanh nghiệp nhưng không phải kỹ thuật “Quản trị lợi nhuận” nào cũng là gian lận.
1. Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận được chấp nhận Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận thường vẫn được chấp nhận và thường được đề cập đến với thuật ngữ “vùng xám”. Các kỹ thuật này không vi phạm pháp luật nhưng thường làm mất đi tính khách quan của báo cáo tài chính do ra đời nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người chứ không phải là công chúng và phần đa người đọc báo cáo tài chính. Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận thường bao gồm: - Thay đổi phương pháp tính khấu hao từ khấu hao nhanh sang khấu hao đường thẳng nhằm giảm chi phí khấu hao và tăng lợi nhuận (hoặc ngược lại cho mục đích tăng khấu hao và giảm lợi nhuận); - Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích hoặc giá trị thanh lý ước tính nhằm thay đổi khấu hao từ đó thay đổi lợi nhuận; - Lập dự phòng chưa phù hợp với bản chất về khả năng thu hồi của các khoản phải thu từ đó ảnh hưởng đến chi phí nợ xấu và lợi nhuận; - Thay đổi các phương pháp tính giá của Hàng tồn kho (Nhập trước xuất trước, giá trung bình, giá đích danh) từ đó thay đổi giá vốn hàng bán và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khi người lập báo cáo tài chính lạm dụng quá đà các kỹ thuật quản trị lợi nhuận bằng việc thay đổi các chính sách kế toán mà không giải thích được các kỹ thuật đó giúp cho báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn thì những hành động này sẽ được coi như một hình thức gian lận trên báo cáo tài chính. Trong thực tế việc xác định được các “kỹ thuật quản trị lợi nhuận” có bị lạm dụng hay không là rất khó khăn do các doanh nghiệp thường viện cớ rằng họ xử lý theo nhu cầu của thị trường hoặc cổ đông mặc dù việc xử lý này có thể sẽ làm giảm đi tính minh bạch của các thông tin tài chính. 2. Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận không được chấp nhận Một vài kỹ thuật quản trị lợi nhuận nhằm thổi phồng lợi nhuận đã được xếp loại thẳng vào các kỹ thuật bị cấm sử dụng như: - “Big Bath” là kỹ thuật cố gắng ghi nhận hết chi phí vào một năm và giảm lợi nhuận của năm đó nhằm mục đích tăng lợi nhuận của những năm tiếp theo. Ví dụ điển hình của kỹ thuật này thường liên quan đến hàng tồn kho. Giả sử giá gốc của hàng tồn kho là 100$ sau đó bị ghi nhận giảm giá trị xuống còn 50$ (ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được và hàng tồn kho phải có dấu hiệu giảm giá nhưng doanh nghiệp đang ghi nhận giảm giá quá sâu). Trong năm đó chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ tăng lên 50$, lợi nhuận giảm 50$ nhưng không hề ảnh hưởng đến dòng tiền. Trong những năm tiếp theo, hàng tồn kho sẽ được bán ra thị trường với giá 75$ từ đó lợi nhuận 25$ sẽ được ghi nhận trên báo cáo lỗ lãi.
Page | 13
IV. GIAN LẬN VỚI DOANH THU
1. Giới thiệu về gian lận doanh thu Gian lận với doanh thu bao gồm cả ghi nhận khống hoặc ghi nhận khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu là một trong những gian lận phổ biến trong quản trị lợi nhuận. Việc ghi nhận khống doanh thu có nghĩa là ghi nhận một doanh thu không có thật (không phát sinh). Còn ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện ghi nhận thường là việc ghi nhận mà chưa đủ các điều kiện dưới đây: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Các kỹ thuật được sử dụng trong việc cố tình ghi nhận sai doanh thu bao gồm: - Quy định trong các chính sách liên quan đến đổi trả hàng; - Ký thêm phụ lục hợp đồng quy định những điều khoản khiến doanh thu chưa được ghi nhận (side agreement); - Nhồi kênh phân phối (channel stuffing); - Giao sớm sản phẩm (early delivery): § Hợp đồng giao hàng nhiều lần; § Ghi nhận doanh thu toàn bộ khi giao hàng một phần; § Ghi nhận doanh thu cho những khoản trả trước. - Giao dịch “bill and hold”; - Ghi nhận khống doanh thu với những khách hàng hiện tại hoặc ghi nhận doanh thu với những khách hàng không có thật; - Giao dịch lòng vòng (round tripping); - Ghi nhận khống doanh thu với các bên liên quan (related party). 2. Các dạng gian lận doanh thu 2.1. Ký thêm phụ lục hợp đồng (Side agreement) Dựa vào quy định về sửa đổi hợp đồng liên quan đến bán hàng, các doanh nghiệp thường ký với nhau các điều khoản hợp đồng ban đầu rồi ký thêm phụ lục hợp đồng để sửa đổi những thỏa thuận ban đầu. Thường thì phụ lục hợp đồng sẽ quy định thêm về các điều khoản liên quan đến: - Đổi trả hàng vô điều kiện; - Hủy mua hàng bất kỳ lúc nào; - Quyền tiếp tục thương thảo;
Page | 14
- Kéo dài thời gian chi trả. Ví dụ điển hình 1: Doanh nghiệp Vinapaper ký hợp đồng để bán với số lượng lớn hàng cho Camdiaper nhưng Camdiaper có thể sẽ không đồng ý nên hai bên ký thêm phụ lục hợp đồng để quy định thêm những điều khoản về đổi trả hàng vô điều kiện. Nếu quy định các điều khoản đổi trả hàng vô điều kiện trong hợp đồng chính thì doanh thu sẽ không được phép ghi nhận ngay cả khi doanh nghiệp đã chuyển giao hàng hóa cho bên mua nên doanh nghiệp sẽ ký thêm phụ lục hợp đồng để đảm bảo bên mua nhận hàng rồi giấu phụ lục đi nhằm qua mắt các bên liên quan. Ví dụ điển hình 2: Doanh nghiệp Chaglobal toàn cầu có phần mềm chăm sóc khách hàng và tiến hành bán cho doanh nghiệp Chaviet tại Việt Nam để Chaviet tiếp tục bán cho các doanh nghiệp khác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Để đẩy mạnh doanh thu kỳ vọng, ban quản lý có hàng loạt các thỏa thuận và phụ lục hợp đồng với những điều khoản bất lợi cho Chaglobal:
- Để cho Chaviet có quyền trả lại phần mềm và nhận lại tiền ứng trước;
- Cam kết với Chaviet về việc giúp Chaviet tìm hộ khách hàng;
- Kéo dài thời gian chi trả lớn hơn 12 tháng cho Chaviet;
- Đưa ra chính sách miễn chi phí lưu trữ cho khách hàng;
- Miễn phí cung cấp dịch vụ bảo hành phần mềm trong tương lai như một phần hoàn tiền mua phần mềm ở thời điểm hiện tại. Kiểm toán viên nên thực hiện phỏng vấn ban quản trị, kế toán và phòng kinh doanh để có thể thu thập được đầy đủ toàn bộ phụ lục hợp đồng cũng như các điều khoản thỏa thuận với khách hàng đặc biệt là các điều khoản trả lại hàng hóa và hoàn tiền. Rà soát tất cả các chính sách bán hàng và đổi trả của doanh nghiệp và tìm hiểu các lý do hợp lý cho việc đổi trả hàng hóa. 2.2. Quyền tự do đổi trả, hoàn lại tiền (Liberal return) Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sô 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu trong một vài trường hợp vẫn được phép ghi nhận trong cả trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa đã mua. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều cho phép khách hàng trả lại hàng hóa cho người bán với những lý do hợp lý như hư hỏng, lỗi thời.
Page | 16 2.3. Nhồi kênh phân phối (Channel stuffing) Nhồi kênh phân phối là thuật ngữ mô tả thông lệ đưa ra chiết khấu sâu, các điều khoản thanh toán có lợi cho khách hàng để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm ngay trong kỳ hiện tại ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu thực sự và chưa chuyển giao lợi ích cũng như rủi ro gắn liền với hàng hóa ở kỳ hiện tại. Ví dụ điển hình 1: Doanh nghiệp Vinamoon chuyên cung cấp và phân phối sản phẩm quạt điện cho thị trường Việt Nam có đưa ra một chương trình ưu đãi vào thời điểm cuối năm nhằm tăng doanh số bằng cách giảm giá thêm 10% cho tất cả các nhà phân phối nếu họ mua các sản phẩm này trước ngày cuối năm. Vinamoon cũng đưa thêm các điều khoản về đổi trả miễn phí cho những sản phẩm này nếu các nhà phân phối không bán hết trong vòng 03 tháng kể từ ngày mua nhưng chỉ ký phụ lục và giấu toàn bộ thông tin (Side agreement). Doanh nghiệp cũng không tuân thủ chuẩn mực bằng cách không thuyết minh toàn bộ thông tin liên quan đến chính sách bán hàng này trên báo cáo tài chính để người đọc hiểu hơn về sự chắc chắn của doanh thu cũng như lợi nhuận đang được ghi nhận. Việc phát hiện ra “Channel stuffing” thường thông qua việc số lượng đơn hàng cũng như chi phí vận chuyển tăng nhanh vào cuối năm. Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục (i) phỏng vấn xem có hàng hóa nào đang được bán với chiết khấu “sâu”; và (ii) rà soát hợp đồng và phụ lục hợp đồng xem có tồn tại các điều khoản về đổi trả hàng không. Việc rà soát các sự kiện xảy ra sau kỳ cũng giúp kiểm toán viên có thể phát hiện ra do các giao dịch trả hàng xảy ra liên tục và đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp không có đủ cơ sở để ghi nhận doanh thu hàng bán. 2.4. Giao sớm sản phẩm (Early delivery) Các trường hợp giao sớm sản phẩm bao gồm:
- Giao sản phẩm chưa hoàn thành, bán thành phẩm cho khách hàng hoặc giao tại thời điểm mà khách hàng chưa sẵn sàng trong việc nhận hàng để ghi nhận doanh thu;
- Tham gia vào “soft sales” (giao cho khách hàng chưa đồng ý mua);
- Ghi nhận toàn bộ giá trị hợp đồng là doanh thu khi chưa bàn giao đầy đủ hàng hóa và dịch vụ;
- Ghi nhận toàn bộ tiền ứng trước từ khách hàng là doanh thu. Để phát hiện ra các vấn đề kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục phân tích như sau:
- So sánh doanh thu bị trả lại giữa kỳ này với kỳ trước;
- So sánh chi phí giao hàng giữa kỳ này với kỳ trước. Kiểm toán viên cũng cần phỏng vấn các nhân sự không thuộc phòng tài chính để nhanh chóng tìm ra vấn đề như:
- Nhân sự phòng giao hàng § Giao hàng có sớm hơn so với bình thường? § Hàng tồn kho có được giao đến địa chỉ khác với địa chỉ của khách hàng?
Page | 17 § Có điều chỉnh trong ngày giao hàng không? § Có hàng gửi bán không và địa điểm của hàng gửi bán?
- Nhân sự phòng kinh doanh § Hàng hóa có được giao sớm hơn dự kiến theo yêu cầu của khách hàng không? § Nhân sự phòng kinh doanh có quyền giao hàng cho khách hàng không? § Nhân viên phòng kinh doanh có quyền được vào nhà kho của doanh nghiệp không?
- Nhân sự thủ kho § Có sự hối thúc nào trong giao hàng từ các phòng ban khác hay không? § Hàng hóa có được giao đến kho tạm trước khi giao đến kho của khách hàng hay không?
- Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện thêm § So sánh ngày đặt hàng với ngày giao hàng để xem hàng có bị giao sớm không; § Xác định xem nhân sự phòng sales được chi trả dựa trên số lượng sản phẩm bán được hay dựa trên số tiền thu được (nếu dựa trên số tiền thu được sẽ có khả năng cao là sales không bị khống); § Thực hiện tìm kiếm trên các kênh thông tin để đảm bảo khách hàng là có thật; § Rà soát chi phí vận chuyển gần ngày cuối năm ; § Rà soát tỷ lệ trả hàng; § Kiểm tra các chứng từ giao hàng bị mất, bị sửa chữa hoặc thông tin bị sai lệch.
Page | 19
- Kiểm tra vào ngày hàng lên tàu chứ không phải chứng từ giao nhận đơn thuần (với các giao dịch kinh doanh và giao nhận quốc tế);
- Rà soát các chứng từ giao hàng đến quá nhiều một địa chỉ mà không phải địa chỉ chính của khách hàng (có thể so sánh giữa các khách hàng với nhau nhưng lại giao đến cùng 1 địa chỉ thì địa chỉ đó có thể là kho tạm của doanh nghiệp nhằm lưu kho những hàng hóa theo dạng “bill and hold” chứ không phải cho khách hàng);
- Kiểm tra các thông tin giao hàng bị thiếu;
- Rà soát chi phí giao hàng (tăng đột biến) vào cuối năm;
- Rà soát số lượng giao dịch bán hàng (tăng đột biến) vào cuối năm;
- Rà soát các giao dịch sau ngày cuối kỳ do doanh thu tháng liền kế ngày cuối kỳ hoặc các tháng sau (có thể sụt giảm) do hàng hóa bị trả lại. 2.6. Tạo ra doanh thu ảo (Fictitious sales) Một trong nhưng phương pháp khá phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để cải thiện doanh thu, ghi tăng lợi nhuận cao hơn thực tế là tạo ra doanh thu ảo. Doanh thu ảo được ghi nhận thông qua việc tạo ra các đơn đặt hàng không có thật, hư cấu cho những khách hàng hiện tại hoặc những khách hàng không có thực. Để hợp lý hóa phần nào những gian lận về ghi nhận doanh thu, doanh nghiệp tạo ra các hồ sơ khách hàng giả, những chứng từ đi kèm chứng minh thu nhập đã phát sinh, hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được cung cấp. Tương tự như những hình thức gian lận doanh thu khác, việc tạo ra doanh thu ảo cũng được phát hiện bằng những thủ tục kiểm toán như:
- Xem xét, rà soát các khoản doanh thu tăng đột biến vào những tháng cuối kỳ;
- Phát hiện những điều chỉnh doanh thu bất thường cuối kỳ báo cáo;
- Rà soát những khách hàng có tên hoặc địa chỉ không được xác nhận và khách hàng không có mối quan hệ kinh doanh rõ ràng với doanh nghiệp;
- Doanh thu bán hàng tăng nhưng giá vốn hàng bán và tỷ suất lợi nhuận gộp lại không tăng tương ứng;
- Tỷ lệ nợ xấu tăng theo tỷ lệ doanh thu;
- Doanh thu tăng nhưng chi phí vận chuyển không tăng. Những gian lận doanh thu dạng này tương đối dễ điều tra, khi thấy dấu hiệu gian lận có khả năng tồn tại như trên, nhóm kiểm toán viên nên tập trung vào điều tra nhân viên phòng kế toán:
- Doanh thu được ghi nhận không theo quy trình lập hóa đơn thông thường;
- Chứng từ trong sổ nhật ký không có đầy đủ, hợp lệ và xác thực;
- Kế toán viên có chịu áp lực để thực hiện các điều chỉnh sổ nhật ký;
- Kế toán viên có chịu áp lực phải tạo ra hóa đơn giả để làm tăng doanh thu. Kiểm toán viên cũng nên hỏi nhân viên bán hàng và nhân viên giao hàng về việc có tồn tại những hóa đơn bán hàng hoặc giao hàng cho khách hàng những lô hàng cao bất thường mà khách hàng là những khách hàng mới, không quen thuộc.
Page | 20 Kiểm toán viên cũng nên xem xét thực hiện các thủ tục phát hiện sau:
- Gửi xác nhận cho khách hàng đối với những giao dịch đáng ngờ;
- Xác minh tính chính xác của các chứng từ chứng minh những giao dịch đó;
- Xác định số tiền thu được trong kỳ sau;
- Xác nhận những doanh thu bán hàng bị trả lại trong kỳ sau;
- Thông qua cơ sở dữ liệu trực tuyến (ví dụ: mã số thuế), hồ sơ danh sách khách hàng để xác minh sự tồn tại và hợp pháp của khách hàng;
- Thực hiện các thủ tục để xác nhận hàng bán không bị trả lại một cách bất hợp lý. 2.7. Giao dịch lòng vòng (round tripping) Thủ thuật “round tripping” bao gồm việc ghi nhận các giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp nhưng không đem lại lợi ích kinh tế cho bất kì bên nào. Ví dụ, công ty A cung cấp khoản vay cho khách hàng để khách hàng đó sử dụng khoản vay cho mục đích mua lại sản phẩm của công ty A. Nếu khoản vay được cho vay mà không có triển vọng tạo ra lợi nhuận trong tương lai thì khách hàng đó sẽ không cần thiết phải hoàn trả. Những giao dịch đó được thực hiện với mục đích duy nhất là làm khống doanh thu và tạo ra khối lượng lớn các hàng hóa được bán. Thủ thuật này hiện đang diễn ra rộng rãi trong các ngành công nghiệp viễn thông, dầu khí và khí ga. Ví dụ, rất nhiều các công ty viễn thông khống số lượng hàng bán bằng việc chuyển đổi quyền sử dụng mạng lưới cáp quang với các doanh nghiệp viễn thông khác (hình thức này còn được biết đến như “hoán đổi năng suất” trong ngành viễn thông). Những giao dịch này đôi khi được ghi nhận là các khoản doanh thu mặc dù việc hoán đổi không tạo ra doanh thu cho các công ty này. 2.8. Ghi nhận khống doanh thu với các bên liên quan (related party) Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Giao dịch với các bên liên quan luôn là một trong những vấn đề khó phát hiện khi kiểm toán báo cáo tài chính vì chúng thường bị giấu đi nhằm mục đích tư lợi cho doanh nghiệp. Lợi dụng điều này, thời điểm cuối năm các doanh nghiệp có ý muốn gian lận trong báo cáo sẽ tạo ra các giao dịch bán hàng khống với các bên liên quan. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu lớn bất thường vào thời điểm cuối năm qua đó làm tăng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Thông thường, các giao dịch sẽ là giao dịch bán hàng của công ty mẹ cho công ty con hoặc ngược lại. Bằng việc bán hàng với một mức lợi nhuận nhất định, công ty mẹ được ghi nhận một khoản lãi làm tăng lợi nhuận. Ngoài ra, công ty mẹ còn tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng nhất định như chi phí quảng cáo, vận chuyển và một số chi phí liên quan khác (phí quản lý, luật sư, bảo hiểm, ...) không phát sinh khi bán cho bên liên quan. Qua đó, lợi nhuận công ty mẹ được tăng một cách đáng kể và số dư tài sản trên báo cáo tài chính hợp nhất sẽ tăng một khoản tương ứng với mức tăng lợi nhuận. Ví dụ: ngày 20 tháng 12 năm 2016 công ty mẹ bán một lô hàng trị giá 100.000 USD cho công ty con, giá vốn hàng bán 80.000 USD, chi phí bán hàng liên quan đến lô hàng này 5 00 USD (phí vận chuyển). Các giao dịch bán hàng thông thường với giá trị 100.000 USD sẽ phát sinh phí vận chuyển 1.000 USD, phí hợp đồng (luật sư) 500 USD, phí bảo hiểm