Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG, Study Guides, Projects, Research of Law

Môn này siêu khô khan nhưng cũng rất bổ ích

Typology: Study Guides, Projects, Research

2024/2025

Uploaded on 05/01/2025

trang-tran-ppe
trang-tran-ppe 🇻🇳

2 documents

1 / 59

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC & VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: Phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, ý nghĩa của Điều 9: Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ phát huy các giá trị văn hóa Việt
Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong “Mười quy định đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo.” Từ đó, liên hệ đánh giá cách các nhà báo
áp dụng nguyên tắc đạo đức đó trong bối cảnh ngày nay tại Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Vũ Điệp
Họ và tên Mã sinh viên
Bùi Hoàng Hiệp (nhóm trưởng) : TTQT49C11639
Đào Trung Anh : TTQT49B11530
Phạm Hải Chi : TTQT49B11576
Đậu Hồng Hạnh : TTQT49B11632
Phạm Hữu Nhật Linh : TTQT49C41742
Nguyễn Thị Đỗ Quyên : TTQT49B11845
Lê Đặng Minh Thư : TTQT49C31892
Hà Nội, 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b

Partial preview of the text

Download PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG and more Study Guides, Projects, Research Law in PDF only on Docsity!

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC & VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRUYỀN THÔNG

ĐỀ TÀI : Phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, ý nghĩa của Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.” Từ đó, liên hệ đánh giá cách các nhà báo áp dụng nguyên tắc đạo đức đó trong bối cảnh ngày nay tại Việt Nam. Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Vũ Điệp Họ và tên Mã sinh viên Bùi Hoàng Hiệp (nhóm trưởng) : TTQT49C Đào Trung Anh : TTQT49B Phạm Hải Chi : TTQT49B Đậu Hồng Hạnh : TTQT49B Phạm Hữu Nhật Linh : TTQT49C Nguyễn Thị Đỗ Quyên : TTQT49B Lê Đặng Minh Thư : TTQT49C Hà Nội, 2024

A. NỘI DUNG TIỂU LUẬN CUỐI KỲ..............................................................................................

I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................

  1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................
  2. Mục đích................................................................................................................................... 2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................ 2.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể.............................................................................................
  3. Tổng quan đề tài tiểu luận........................................................................................................
  4. Cấu trúc bài tiểu luận............................................................................................................... II. NỘI DUNG.................................................................................................................................. Chương 1: Tổng quan................................................................................................................... 1.1 Hoạt động báo chí............................................................................................................. 1.1.1 Khái niệm................................................................................................................. 1.1.2 Cơ quan quản lý........................................................................................................ 1.1.3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí............................................................. 1.2. Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo................................................. 1.2.1. Giới thiệu chung...................................................................................................... 1.2.1.1. Đạo đức........................................................................................................... 1.2.1.2. Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo....................................................... 1.2.1.3. Bối cảnh ra đời “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”............................................................................................................ 1.2.1.4. Nội dung “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”....................................................................................................................... 1.2.2. Tầm quan trọng và ý nghĩa của Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại................................................................................................. 1.3. Tổng quan Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...........................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

PHỤ LỤC...............................................................................................................................................

BIÊN DỊCH SÁCH...........................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN...............................................................................................................

A. NỘI DUNG TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ kéo theo các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực báo chí cần vận động “chuyển mình” để thích ứng với thời đại. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, các nhà báo cũng cần trang bị hệ thống tư tưởng, đạo đức và thực hành đạo đức trong quá trình hành nghề báo chí. Việc phát triển đồng bộ kĩ năng và phẩm chất giúp nhà báo tăng cường uy tín cá nhân, tổ chức và chất lượng của sản phẩm truyền thông; từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Thực tiễn xã hội đã cho thấy nền báo chí Việt Nam hiện đại đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, các cơ quan tổ chức cần có các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, công tác tư tưởng, đạo đức đối với những người làm báo. Ở một khía cạnh khác, xét về mặt chức năng, ngoài nhiệm vụ cung cấp thông tin, suy cho cùng tác phẩm báo chí là sản phẩm của sự sáng tạo mang sứ mệnh chuyển tải những giá trị tinh thần, văn hóa chuyên biệt. Có thể nói, ngôn ngữ báo chí được coi là một chuẩn mực của ngữ pháp tiếng Việt, bởi công chúng được tiếp xúc với sản phẩm báo chí bằng tổng hòa những hình thức: chữ viết, hình ảnh, giọng nói,.. thông qua các giác quan và coi đó như là một “hình tượng mẫu mực” của ngôn ngữ. Nếu trong quá trình truyền tải tin tức, nhà báo sử dụng ngôn từ, hình ảnh, giọng nói có phần lệch chuẩn thì dần già “một hạt giống” về sự không chuẩn mực của tiếng Việt sẽ cứ vậy mà lớn dần lên trong lòng độc giả. Chính vì vậy, người làm báo phải xem trách nhiệm, nghĩa vụ gìn giữ những giá trị cốt lõi văn hóa dân tộc là mục tiêu cốt lõi. "Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo" nói chung đã đặt ra những nguyên tắc cụ thể về đạo đức và trách nhiệm của người làm báo trong việc thực hiện công việc của mình. Việc hiểu và thực hiện Điều 9 không chỉ là nhiệm vụ pháp lý mà còn là bước đi quan trọng trong việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của quốc gia. Việc liên kết khía cạnh quy phạm pháp luật và phạm trù văn hóa, đạo đức đã phần nào xác định mức độ tuân thủ của ngành báo chí đối với quy định pháp lý mà còn

tài cũng đặt ra câu hỏi về phương hướng, cách thức nâng cao, phát triển đạo đức báo chí cho các nhà báo trong bối cảnh ngày nay.

4. Cấu trúc bài tiểu luận Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở pháp luật của Điều 9 trong “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” Chương 3: Vai trò và ý nghĩa của Điều 9 trong “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.” đối với thực tiễn hoạt động báo chí

II. NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan 1.1 Hoạt động báo chí 1.1.1 Khái niệm Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.^1 1.1.2 Cơ quan quản lý Cơ quan đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Báo chí 2016 như sau:^2 Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học. 1.1.3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí quy định tại Điều 17 Luật Báo chí 2016 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), cụ thể:^3 1 Luật Báo chí ([2016]) số 103/2016/QH13, Quốc hội, Điều 3, Khoản 2 2 Luật Báo chí ([2016]) số 103/2016/QH13, Quốc hội, Điều 14 3 Luật Báo chí ([2016]) số 103/2016/QH13, Quốc hội, Điều 17

Từ đó, có thể thấy, đạo đức là một chuẩn mực xã hội giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, góp phần tích cực trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh, một đất nước giàu mạnh. 1.2.1.2. Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có thể hiểu là những nguyên tắc, những quy định về hành vi đạo đức của nhà báo, được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất đó là: đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo...^5 Người làm báo không chỉ đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm với công chúng mà hơn hết cần phải có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt. 1.2.1.3. Bối cảnh ra đời “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” Nhằm thực hiện tinh thần của Điều 8 Luật Báo chí 2016 và xây dựng các quy định phù hợp với thực tiễn đời sống hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam cùng Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai quán triệt Luật Báo chí 2016, đồng thời tổ chức đóng góp ý kiến sửa đổi, xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Ngày 16/12/2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký Quyết định số 483/QĐ- HNBVN ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo gồm 10 điều, đã được Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5 (khoá X) Hội Nhà báo Việt Nam thông qua ngày 15/12/2016 - có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017. 5 Phùng Kim Liên. “Đạo đức nghề nghiệp người làm báo trong thời kỳ hội nhập quốc tế.” Đạo đức nghề nghiệp người làm báo trong thời kỳ hội nhập quốc tế, 28 Aug. 2023.

1.2.1.4. Nội dung “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”^6 Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác. Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật. Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại. Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo. 6 “10 Điều Quy Định Đạo Đức Nghề Nghiệp Người Làm Báo.” Hoinhabao.Vn, 03 Mar. 2023.

này sẽ giúp mở rộng tri thức, làm giàu tư duy và tạo ra sự đa dạng trong văn hóa, từ đó đem ngôn ngữ trở thành cầu nối giúp Việt Nam hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa, phát triển đất nước. Mặt khác, với sự thâm nhập nhanh chóng của các ngôn ngữ ngoại lai, người làm báo cần có thái độ nghiêm túc, chuẩn mực để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhưng không đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tóm lại, Điều 9 không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự giàu đẹp vốn có của tiếng Việt, phát huy những giá trị truyền thống đáng tự hào của dân tộc, mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam, từ đó xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, tích cực giao lưu hiệu quả trong tiến trình hội nhập toàn cầu. 1.3. Tổng quan Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 1.3.1. Giải thích từ vựng Sự trong sáng của tiếng Việt là sự uyển chuyển và thích ứng, không quá cứng nhắc nhưng cũng không dễ dãi buông tuồng. Một liều lượng thích hợp và được kiểm soát, kể cả với thói quen xã hội và các văn bản chính thức là một điều cần thiết.^8 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam nhằm định hướng, dẫn dắt, đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người và toàn xã hội hướng tới chân, thiện, mỹ. Và vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.^9 Giá trị văn hoá là sản phẩm của con người, vì lợi ích chung của mỗi cộng đồng, phụ thuộc vào sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá mỗi thời đại, giúp định hướng mục tiêu, phương thức và hành động của mỗi con người, và giúp điều tiết sự phát triển chung của cả xã hội. Tinh hoa văn hóa nhân loại là những giá trị văn hóa tiêu biểu, xuất sắc nhất được sáng tạo bởi con người trong suốt quá trình lịch sử phát triển. Những giá trị này được 8 Triều Uông. “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá.” Tạp chí Tuyên giáo, 5 May

9 Thanh Trường. “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.” Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông, 30 Nov. 2022.

đúc kết, chắt lọc từ nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phản ánh những thành tựu to lớn về vật chất và tinh thần của nhân loại. 1.3.2. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của nhà báo hiện nay Trong bối cảnh hiện nay khi hội nhập toàn cầu đang trở thành xu thế trên thế giới, báo chí ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong việc truyền tải thông tin và tăng cường giao lưu giữa trong xã hội cũng như thúc đẩy hợp tác trên trường quốc tế. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu tất yếu cho người làm báo trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong môi trường báo chí nhằm đảm bảo tính khách quan, thông dụng và giúp gìn giữ sự trong sáng cùng những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2015 cả nước có hơn 800 cơ quan báo in với trên 1.000 ấn phẩm, 70 báo điện tử, gần 300 trang thông tin điện tử; trong đó, số lượng tạp chí chiếm khoảng 85% số ấn phẩm ở trung ương và 50% số lượng báo chí ở địa phương.^10 Điều đó đã thể hiện sự đa dạng của báo chí Việt Nam trên mọi lĩnh vực và thể loại từ an ninh, chính trị đến văn hóa, văn nghệ và kinh tế, đời sống,... Để có được sự phong phú, muôn màu muôn vẻ đó, đáp ứng nhu cầu tin tức của các nhóm độc giả trong xã hội, không thể không kể đến năng lực và phẩm chất nghề nghiệp với chuyên môn cao của đội ngũ các nhà báo Việt Nam. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn xác, đa dạng, phù hợp với từng thể loại, đối tượng cùng với việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất tin bài từ đó vận dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, hiệu quả, bắt kịp xu hướng; đội ngũ báo chí Việt Nam đã thể hiện sự chuyên nghiệp, bản lĩnh và quyết tâm gìn giữ vẻ đẹp mang bản sắc văn hóa của tiếng Việt, góp phần lan tỏa trách nhiệm bảo vệ ngôn ngữ dân tộc tới xã hội. Họ đã và đang nỗ lực xây dựng hệ giá trị, tư tưởng tốt đẹp của ngôn ngữ, văn hóa trên lĩnh vực báo chí, truyền thông. Năm 2023, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia - Hội Nhà báo Việt Nam đã ghi nhận số lượng tác phẩm dự thi Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII cao kỷ lục với 1.905 tác phẩm - nhiều nhất từ trước đến nay.^11 Điều này đã một lần nữa khẳng định các nhà báo đang thể hiện vai trò và trách nhiệm của 10 PV. “Năm 2015, số lượng cơ quan báo chí in tăng 12 cơ quan.” Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, 30 Dec 2015. 11 Số lượng tác phẩm dự Giải Báo chí quốc gia cao kỷ lục.” nhiepanhdoisong.vn.

Chương 2: Tổng quan cơ sở pháp lý của Điều 9 trong Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Cho đến thời điểm hiện tại, “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” là một trong những văn bản quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước và Hội Nhà báo Việt Nam để hoạt động báo chí nói chung và các nhà báo nói riêng thực hiện tốt vai trò của mình. Bởi lẽ, mười quy định nói chung và Điều 9 nói riêng không chỉ ra đời dựa theo đường lối của Đại hội Đảng XII mà còn theo những cơ sở pháp lý đã xuất hiện từ lâu làm tiền đề vững chắc cho văn bản này với mục đích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, kế thừa những tinh hoa văn hoá nhân loại. Nhận thấy rõ sự quan trọng của việc chú trọng đến việc bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời đề cao tầm quan trọng của ngành báo chí trong quá trình truyền tải và phát huy những giá trị ấy, những các văn bản sau đã được biên soạn và là cơ sở pháp lý quan trọng dẫn đến sự ra đời của Điều 9 trong Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. 2.1. Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) Theo chiều dài lịch sử của dân tộc, bản “Đề cương văn hoá Việt Nam” (1943) chính là một bước đi tiên phong, một dấu mốc thiết yếu, đóng một vai trò lớn trong phong trào văn hoá Việt Nam. Đề cương này được coi là Tuyên ngôn của Đảng về văn hoá. Vào thời điểm đó, nước ta đứng trước kẻ thù ngoại xâm là Pháp và chế độ phát xít Nhật Bản, văn hoá dân tộc cũng theo đó đứng trước nguy cơ bị “nô dịch hoá”, bị đe doạ, kìm hãm thậm chí là biến tướng. Bối cảnh xã hội khi ấy thực sự là một chướng ngại to lớn mà dân tộc ta cần phải vượt qua. Chính lúc ấy, “Đề cương văn hoá Việt Nam” đã ra đời, thể hiện sự tự tin, quyết tâm của Đảng và dân ta trong công cuộc đấu tranh giành lấy độc lập và tự do, trên mặt trận cũng như trên trang giấy, trên lãnh thổ cũng như trên văn hoá. “Văn hoá nghệ thuật cũng chính là một mặt trận”^13 : đề cương yêu cầu mỗi công dân Việt Nam đều cần đứng lên, xây dựng và kiến thiết nền văn hoá mới, phải quyết tâm “tranh đấu 13 Đề cương Văn hóa Việt Nam, 1943.

về tiếng nói, chữ viết” , thông qua những hành động cụ thể, khẳng định “văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”^14. 2.2. Nghị quyết qua các kỳ Đại hội Theo Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình” 15****. Chủ trương này góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hoá giữa các dân tộc, thể hiện tinh thần tôn trọng, phát huy công cuộc học tập, sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng của những dân tộc khác nhau. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định chủ trương “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc” , trong đó có “ngôn ngữ, chữ viết”. Đến Nghị quyết Đại hội X, chủ trương ấy tiếp tục được khẳng định nhưng cụ thể thêm yêu cầu “tiếp tục đầu tư” và tại Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ các yêu cầu cụ thể: “Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt” , “xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số”. 16 Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam: “Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ h ội truyền thống”****.^17 14 Đề cương Văn hóa Việt Nam, 1943. 15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.54-55. 16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (200-tr.115), X (2006-tr.107), XI (2011-tr.224-225), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, 2014, Hà Nội, tr. 54.

các ngôn ngữ của mọi dân tộc là cách thức thiết yếu để nhằm bảo vệ và phát triển giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc. Hơn bất kì ngành nào, báo chí chính là cầu nối quan trọng giúp truyền tải thông tin, gửi gắm thông điệp, có nhiệm vụ và trách nhiệm hàng đầu trong việc gìn giữ, phát huy và làm giàu đẹp thêm văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc ta. 2.5. Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và Luật Giáo dục Được ban hành ngày 06/8/1991, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học khẳng định: “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”^21. Luật Giáo dục được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998 cũng quy định tại điều 5 “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường” và xác định trách nhiệm của Nhà nước: “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ”^22. Điều luật này vẫn tiếp tục duy trì kể từ lần ban hành năm 1998 và được sửa đổi nhiều lần sau đó, hiện nay điều luật này được thể hiện ở Điều 11, Luật Giáo dục 2019. Hai điều luật này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Việt trong nền giáo dục quốc gia. Mọi công dân và mọi dân tộc đều có quyền và hưởng quyền được phổ cập giáo dục bằng tiếng Việt - ngôn ngữ chính thức của nước ta. Tiểu kết: Điều 9 được ban hành và thực thi không những là một điều tất yếu cần xảy ra mà còn đại diện cho những nhận thức sâu sắc về vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngành báo chí trong xã hội. Chính những định hướng này đã giúp hoạt động báo chí phát triển một cách thật văn minh, trở thành một nền báo chí cách mạng, hơn hết là góp phần vào công cuộc phát triển bền vững của đất nước, đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. 21 Luật Giáo dục tiểu học ([1991]), Quốc hội, Điều 4 22 Luật Giáo dục ([1998]), Quốc hội, Điều 5