Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Pháp luật đại cương 1, Summaries of Law

Pháp luật đại cương 1 môn học thú vị

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 11/30/2024

minh-thien-nguyen-pham
minh-thien-nguyen-pham 🇻🇳

1 document

1 / 2

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo
MSSV: B2112714
Học phần: Pháp Luật Đại Cương
Nhóm: 02
BÀI THI GIỮA KỲ HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu hỏi: Mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi
nguy hiểm gây hậu quả xấu cho xã hội đều được loại trừ trách nhiệm hình
sự. Đúng hay sai? Nêu cơ sở.
Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi
nguy hiểm gây hậu quả xấu cho xã hội đều được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Vì:
- Tại Điểm q Điều 51 Bộ luật Hình sự quy định trường hợp người mắc bệnh
tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị hạn chế khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự. Người mắc bệnh bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi của mình là
trường hợp họ vẫn nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm cho xã hội
hậu quả của hành vi đó, nhưng họ không điều khiển được hành vi theo ý muốn.
+ dụ: A thường xuyên uống rượu. Một hôm, A sang nhà chịV B chơi. Tại
đây, A uống một mình khoảng 1 lít rượu. Sau khi uống say mọi người đều đi
ngủ, A nảy sinh ý định giao cấu với con của chị B T nên đi vào phòng ngủ
của T, dùng dao Thái Lan đe dọa T, T sợ nên không dám kêu la. Thực hiện
hành vi giao cấu với T xong, A bỏ về nhà. Sáng hôm sau, T kể lại sự việc cho
chị B nghe chị B đưa T đến Công an huyện X trình báo. Trong quá trình
điều tra, A những biểu hiện bất thường nên CQTHTT tiến hành trưng cầu
giám định pháp y tâm thần đối với A. Trung tâm Pháp y tâm thần TNB kết luận
đối với A: Về y học: Trước, trong, sau khi phạm tội và hiện tại: Rối loạn nhân
cách, hành vi do sử dụng rượu. Về năng lực: Tại thời điểm phạm tội và hiện tại:
Đương sự hạn chế khả năng nhận thức điều khiển hành vi. Viện kiểm sát
tỉnh H truy tố bị can A về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS.
pf2

Partial preview of the text

Download Pháp luật đại cương 1 and more Summaries Law in PDF only on Docsity!

1 Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo MSSV: B Học phần: Pháp Luật Đại Cương Nhóm: 02 BÀI THI GIỮA KỲ HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Câu hỏi: Mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm gây hậu quả xấu cho xã hội đều được loại trừ trách nhiệm hình sự. Đúng hay sai? Nêu cơ sở. Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm gây hậu quả xấu cho xã hội đều được loại trừ trách nhiệm hình sự. Vì:

  • Tại Điểm q Điều 51 Bộ luật Hình sự quy định trường hợp người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Người mắc bệnh bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi của mình là trường hợp họ vẫn nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó, nhưng họ không điều khiển được hành vi theo ý muốn.
  • Ví dụ: A thường xuyên uống rượu. Một hôm, A sang nhà chị B chơi. Tại đây, A uống một mình khoảng 1 lít rượu. Sau khi uống say mọi người đều đi ngủ, A nảy sinh ý định giao cấu với con của chị B là T nên đi vào phòng ngủ của T, dùng dao Thái Lan đe dọa T, T sợ nên không dám kêu la. Thực hiện hành vi giao cấu với T xong, A bỏ về nhà. Sáng hôm sau, T kể lại sự việc cho chị B nghe và chị B đưa T đến Công an huyện X trình báo. Trong quá trình điều tra, A có những biểu hiện bất thường nên CQTHTT tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với A. Trung tâm Pháp y tâm thần TNB kết luận đối với A: Về y học: Trước, trong, sau khi phạm tội và hiện tại: Rối loạn nhân cách, hành vi do sử dụng rượu. Về năng lực: Tại thời điểm phạm tội và hiện tại: Đương sự hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Viện kiểm sát tỉnh H truy tố bị can A về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS.

2

  • Tại Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì trước đó họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ dùng rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng say và tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình nên họ có lỗi. Do đó, Bộ luật Hình sự buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích khác.
  • Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự. Tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (tình trạng bệnh tật ở đây là do bệnh lý tự phát sinh từ cơ thể của người đó) làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.