

Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
phân tích tài liệu văn hóa học
Typology: Summaries
1 / 2
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNGNội Dung 1: Ngành văn hóa học trên thế giới đã ra đời trong bối cảnh lịch sử nào? Những người đầu tiên có công mở đường cho nghiên cứu khoa học về văn hóa và có công thực sự sáng lập ra Văn hóa học với tư cách là một ngànhkhoa học độc lập là ai? Công trình nghiên cứu có ý nghĩa nhất của họ là gì? ●Bối cảnh lịch sử: ●Văn hóa được hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người và là đối tượng nhận thức từ khi triết học xuất hiện nhưng việc hình thành văn hóa học với tư cách là một ngành khoa học chỉ được xác lập vào những năm 50 của thế kỷ XIX.●Sở dĩ có sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các bộ môn, trung tâm nghiêncứu văn hóa vào khoảng giữa thế kỷ XIX là do tác động của bối cảnh lịch sử với 3 yếu tố:●Thứ nhất, vào thế kỷ XVIII-XIX, người châu Âu đã phát hiện ra nhiều vùng đất mới: Anh xâm nhập Nam Phi, chinh phục Ấn Độ, chiếm Miến Điện, nước Pháp chính phục Angiêri,… đồng hành với sự mở rộng tiếp xúc về kinh tế đã dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng các thông tin về dân tộc.. Có thể nói: “Sự bành trường của chủ nghĩa tư bản ra khắp thế giới đặt ra nhu cầu nghiên cứuvăn hóa.”●Thứ hai, triết học thời Khai sáng đã xúc tiến việc khảo sát các vấn đề lịch sử và lý luận văn hóa. Các tư tưởng quyết định luận địa lý đã được đề xuất tronghọc thuyết của Môngtexkiơ với luận điểm cơ bản là con người, dân tộc, phong tục đều là sản phẩm chịu tác động của môi trường thiên nhiên bao quanh cùng nhiều học thuyết của Giăng Giắc Rút-xô, Đ.Điđơrô,...Có thể nói: “Các triết gia Khai sáng không ngừng nói về văn hóa, giáo dục trong thời kỳ này đã gợi mở ra các xu hướng mới trong nghiên cứu về văn hóa.”●Thứ ba, các giả thuyết về nguồn gốc vũ trụ của Cantơ và Pierre Simon Laplace áp dụng trong thiên văn học, cách tiếp cận tiến hóa luận trong địa chất học của Sir Charles Lyell (1830)... đã đưa ra sự khẳng định một thế giới quan tiến hóa. Sự áp dụng nguyên lý phát triển trong sinh hoạt của J. B. Lamarck (1809) và việc xây dựng lý thuyết tiến hóa trong thế giới hữu cơ củaCharles Robert Darwin và Alfred Russel Wallace (vào những năm 50 của thế kỷ XIX) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Như vậy tư tưởng tiến hóa, phát triển đã giành được ưu thế và thắng lợi trong nhiều ngành khoa học khác nhau ở Anh, Mỹ, Đức, Pháp và đẩy lùi quan niệm nửa thần thánh ra khỏi khoa học, tiến nhập vào lĩnh vực nghiên cứu về con người và văn hóa. Giữa thế kỷ XIX, ở một số nước châu Âu đã thành lập các hội nghiên cứu địa lý, nhân học, dân tộc học, trong đó đã tích lũy thông tin về những đặc điểm của sự phát triển và vận hành của các nền văn hóa khác nhau. Hội Dân tộc học ởParis được thành lập đầu tiên (1839), sau đó cải tổ thành hội Nhân học (1859), hội Dân tộc Mỹ được thành lập ở New York (1842), ở Anh (1863) và sau đổi thành hội Nhân học (1871). Các hội này liên kết với nhau và thành lập ra viện Nghiên cứu Nhân học Hoàng gia Anh và Ái Nhĩ Lan. Ở Đức, hội nhân học, dân tộc học và tiền sử học được thành lập năm 1869. Ngoài các hội, các trung tâm văn hóa, người ta bắt đầu xây dựng các bảo tàng nhân học, dân tộc học ở các thành phố lớn của châu Âu và Mỹ. Sự ra đời các ấn phẩm định kỳ về chuyên môn được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình chức nghiên cứu văn hóa.●Những người đầu tiên có công mở đường cho nghiên cứu khoa học về văn hóa và có công thực sự sáng lập ra Văn hóa học với tư cách là một ngành khoa học độc lập và công trình có ý nghĩa của họ : -Edward.B.Tylor, là một nhà Nhân học người Anh, với tác phẩm: “Văn hóa nguyên thủy”.Năm 1909, thuật ngữ văn hóa học mới được khẳng định bởi Willhelm Ostwald-Nhà khoa học và triết học Đức. Thuật ngữ này dùng
để chỉ cho môn học mới mà Ông gọi là “Khoa học về các hoạt động văn hóa, tức là hoạt động đặc biệt của con người”.-Người có công thực sự sáng lập ra Văn hóa học với tư cách là một ngành khoa họcđộc lập phải kể đến Leslie-Alvin-White(1900- 1975), nhà nhân học người Mỹ với toànbộ công trình lý luận về sự tiến hóa văn hóa và với các nghiên cứu văn hóa mà ông gọi là văn hóa học. Trong các tác phẩm "Khoa học về văn hóa" và "Khái niệm văn hóa” ông đã đặt nền móng cho Văn hóa học với tư cách là một nền khoa học độc lập khi ông lý giải văn hóa như hệ thống toàn vẹn, làm rõ được phạm vi nghiên cứu, nguyên tắc và đối tượng nghiên cứu của văn hóa học