







Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
những hệ thống đa chiều và phát triển
Typology: Summaries
1 / 13
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Đề Tài: Vấn đề thời cơ và chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, liên hệ với sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ tổ quốc hiện nay? Nội dung bố cục: I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lời nói mở đầu (lời mở đầu). Cách mạng Tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cuộc Cách mạng đã đập tan ách xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm, đồng thời lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm Bắc thuộc. Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ. Một khoảng thời gian dài đã trôi qua, hơn 79 năm kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nhưng giá trị mà cuộc cách mạng này mang lại về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vẫn còn nguyên và luôn được tỏ sáng. Thắng lợi của cuộc cách mạng đã tạo nên một cú chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trải dài từ chính trị, văn hóa, kinh tế cho tới xã hội con người. Xây dựng nên một chế độ xã hội mới hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, sở hữu đầy đủ bản chất dân chủ và nhân văn, với mục đích hướng tới con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể dân tộc, đất nước Việt Nam bất khuất, kiên cường tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay. Như vậy, những giá trị mà cuộc cách mạng đã mang lại là vô cùng to lớn và vẫn luôn được phát huy cho đến ngày nay, để tiếp tục phát huy những truyền thống và giá trị mà cuộc cách mạng luôn hướng tới. Dưới đây là chủ đề mà nhóm em đã dày công hướng tới, phân tích về nghệ thuật vấn đề thời cơ và chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, góp phần truyền tải cho thế hệ sau về những sáng tạo, nghệ thuật mà Đảng ta đã lãnh đạo áp dụng thực tiễn mang lại thắng lợi vẻ vang, đầy tự hào cho dân tộc. 2. Lý do chọn đề tài. Để nhầm chỉ ra được những nghệ thuật sâu sắc mà Đảng ta áp dụng vào công cuộc Cách mạng, công cuộc bảo vệ và giành lại nền độc lập dân tộc dân chủ nước ta. Ngoài ra, là những bài học sâu sắc về nghệ thuật Cách mạng mà vì đó nhóm em đã chọn đề tài: “Vấn đề thời cơ và chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, liên hệ với sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ tổ quốc hiện nay ?”. Đảng ra đời ngày 03/02/1930 là một
cột mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng áp dụng về nghệ thuật thời cơ và chớp lấy thời cơ đã giúp cho cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc cách mạng giúp dân tộc phá vỡ hai xiềng xích nô lệ là thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật đổ chế độ phong kiến giam cầm nước ta hàng ngàn năm, thành lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mở ra thời đại độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật đánh giặc, làm giàu thêm truyền thống cách mạng Việt Nam, cho sự phát triển, văn hóa, chính trị đất nước ta sau này. Những phương hướng, chiến lược mà Đảng áp dụng đã mang lại thắng lợi cho cuộc Cách mạng, đồng thời góp phần để lại giá trị to lớn cho thế hệ sau về bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay. Với những lý do đó, đề tài này giúp cho nhóm em có thể tìm tòi, phân tích về những phương hướng, chiến lược, nghệ thuật sâu sắc của Đảng, đồng thời, rút ra được bài học, ý nghĩa thực tiễn trong hướng đi của Đảng. Qua đó, nhóm em áp dụng vào thực tiễn hiện nay về sự nghiệp xay dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết).
tình thế có lợi, suôn sẻ cho cách mạng. Vì vậy, thời cơ là điều kiện giúp cho các cuộc cách mạng nắm chắc được một phần thắng lợi. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một minh chứng cụ thể cho việc nắm rõ được tình hình, điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là thời cơ chính xác để tạo nên thắng lợi cho cuộc cách mạng.
2. Vấn đề thời cơ, chóp thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 2.1. Bối cảnh lịch sử nổ ra Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 2.1.1. Bối Cảnh Lịch Sử Thế Giới. Thế chiến II (1939-1945) là một cuộc xung đột toàn cầu có tầm ảnh hưởng sâu rộng, làm thay đổi cấu trúc chính trị và xã hội của nhiều quốc gia. Cuộc chiến này đã gây ra những tổn thất to lớn về người và của cải, đồng thời tạo ra những biến đổi cơ bản trong quan hệ quốc tế. Vào 16/4/1945, Liên Xô mở trận tấn công vào Béc-Lin nơi sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Chiều 30/4/1945, quân đội Liên Xô đã chiếm được tòa nhà Quốc Hội Đức, đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phát xít. Adolf Hitler, lãnh đạo Đức Quốc xã, đã tự sát trong Boong-ke của mình khi thấy tình thế không thể cứu vãn, quân phát xít đầu hàng. 9/5/1945, thống chế tổng tư lệnh Đức đã ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện, kết thúc cuộc chiến ở châu Âu. Sự kiện này không chỉ chấm dứt ách thống trị phát xít tại châu Âu mà còn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu. Ở châu Á, một sự kiện quan trọng diễn ra vào 8/8/1945, khi Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản. Chỉ trong vòng một ngày, sáng 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô với lực lượng 1,5 triệu quân và hạm đội Thái Bình Dương đã mở cuộc tấn công như vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Cuộc tấn công này đã gây ra một cú sốc lớn đối với Nhật Bản, làm suy yếu đáng kể lực lượng quân sự của họ. Nhật Bản tiếp tục kháng cự cho đến khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima (6/8) và Nagasaki (9/8), buộc Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vào 14/8/1945 (giờ Washington D.C). Sự sụp đổ của các quốc gia phát xít đã tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn, đặc biệt ở các khu vực thuộc địa mà họ kiểm soát. Thế chiến II kết thúc với sự thất bại của phe Trục, đặc biệt là Đức và Nhật Bản. Sau Thế chiến II, làn sóng đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều quốc gia thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Các quốc gia này đã tận dụng cơ hội từ sự suy yếu của các cường quốc thực dân để đòi lại quyền tự quyết và độc lập. 2.1.2. Bối Cảnh Lịch Sử Việt Nam
Vào 8/1945, Thế chiến II đang ở giai đoạn cuối cùng. Nhật Bản, sau khi bị các cuộc tấn công từ Liên Xô và Mỹ. Nhật đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện vào 14/8/1945. Điều này tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn ở Đông Dương. Theo thỏa thuận giữa các cường quốc đồng minh, sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng) dự kiến sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Điều này tạo ra một áp lực lớn lên các lực lượng cách mạng trong khu vực. Việt Nam dưới sự chiếm đóng của Nhật, trải qua sự khổ cực nghiêm trọng với chính sách khai thác tàn bạo và nạn đói 1945. Chính quyền bù nhìn của Trần Trọng Kim không đủ sức kiểm soát và giải quyết các vấn đề cấp bách của quốc gia. Các phong trào cách mạng tại Việt Nam, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã tích cực chuẩn bị cho một cuộc cách mạng. Sự sụp đổ của Nhật Bản tạo ra một thời cơ cho các lực lượng cách mạng để hành động. Vào 13/8/1945, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương nhận được tin phát xít Nhật đã bại trận và sắp đầu hàng đồng minh. Tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, tạo ra một cơ hội vàng cho các phong trào cách mạng tại Đông Dương. Ngay lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc. Ủy ban này có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa để giành quyền lực. Vào lúc 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quốc lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện cuộc cách mạng giành chính quyền. 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, tại đại hội, quốc kỳ được quy định là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh và quốc ca là "Tiến quân ca". Đây là các biểu tượng quan trọng của nền độc lập và chủ quyền quốc gia mới. Đại hội cũng quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, tổ chức chịu trách nhiệm điều hành chính quyền cách mạng trong thời gian đầu sau khi giành chính quyền. Đây là bước chuẩn bị quyết định cho cuộc Cách mạng Tháng Tám. Nó diễn ra trong bối cảnh kết thúc của Thế chiến II và sự sụp đổ của phát xít Nhật, khi các cường quốc đồng minh chuẩn bị can thiệp vào Đông Dương. Quyết định của hội nghị đã giúp Đảng Cộng sản Đông Dương tận dụng thời cơ lịch sử, dẫn đến thành công của cuộc cách mạng và sự ra đời của nước Việt Nam độc lập. 2.2. Diễn biến cách mạng, Thời cơ và sự lãnh đạo của Đảng Trước sự chuyển biến mau lẹ của bối cảnh trong nước và quốc tế, có lợi cho cách mạng Việt Nam, ngay trong đêm phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động mở rộng một cao trào cách mạng làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động tổ chức, đấu
đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi cùng với Quân lệnh số 1 như lời hiệu triệu nhanh chóng, kịp thời kêu gọi nhân dân cả nước chớp thời cơ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cùng ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị giải phóng tiến Thái Nguyên mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa. Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8 cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nhiều nơi. 19/8/1945 Hà Nội đỏ rực màu cờ, hàng chục vạn người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về Quảng trường nhà hát lớn, cuộc mít-tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng đã diễn ra, trở thành cuộc biểu tình vũ trang do Mặt trận Việt Minh tổ chức kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Sau đó cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch, cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước, làm cho kẻ thù hoang mang.. Ngày 19/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23/8/1945 khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 28/8/1945 Đồng Nai và Hà Tiên là hai địa phương cuối cùng trong cả nước giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và ủy ban Dân tộc giải phóng về đến Hà Nội. Sáng ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, thống nhất những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới; đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hoà. Hồ Chí Minh nhấn mạnh những việc cần làm trước khi quân Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương. Trong cuộc họp ngày 27-8-1945, y ban dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Danh sách Chính phủ lâm thời được chính thức công bố ngày 28-8- 1945 tại Hà Nội. Một số thành viên là người của mặt trận Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ, trong đó có Tổng Bí thư Trường Chinh, để mời thêm nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”. Ngày 30-8-1945, tại cuộc mít tinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ Môn, thành phố Huế, Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Tuyên cáo của Hoàng đế Việt Nam thoái vị, Bảo Đại nói, “sau hai mươi năm ngai vàng bệ ngọc đã biết bao ngậm đắng nuốt cay, từ nay… lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập”. Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời hoàn toàn ý thức được phải khẩn trương làm tất cả mọi việc có thể để xác lập vị thế người chủ đất nước của nhân dân Việt Nam trước khi những người mang danh “Đồng minh” kịp đặt chân đến và kịp thực thi những ý tưởng riêng của họ. Trong tình hình hết sức khẩn trương, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định sớm tổ chức lễ Tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mọi công việc việc chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Tại một căn phòng trên gác nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã thực hiện trách nhiệm lịch sử trọng đại, giữa bộn bề công việc, nhưng đã tập trung trí tuệ và tình cảm, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới. Ngày 2-9-1945, Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Thay mặt Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
3. Kết quả, ý nghĩa và bài học về thời cơ sau Cách mạng tháng 8 (Nam) 3.1. Kết quả, ý nghĩa về vấn đề thời cơ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 3.1.1. Kết quả về vấn đề thời cơ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau những đợt tấn công vang dội, những sự hy sinh, sự mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam ta thì cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đến hồi kết thúc. Cuộc thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa Đảng Cộng Sản Đông Dương đứng lên trở thành một Đảng cầm quyền. Sau khoảng thời gian 15 năm hoạt động kiên quyết với cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, mặc dù các tổ chức Đảng của ta bị nhều thế lực thù địch tìm cách phá hoại, khủng bố, nhiều đội ngũ đảng viên bị bắt, bị giết hại. Nhưng, với sự kiên trì, sức sống đầy mãnh liệt mà Đảng Cộng sản Việt Nam ta vẫn xung đầy sức lực, tổ chức lập lại từ Trung ương đến cơ sở, những đảng viên được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng không sợ hy sinh tính mạng, giữ vững khí tiết, trung thành một lòng với lý tưởng cách mạng của Đảng đã sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì lý tưởng, đường lối của Đảng. Chính vì sự đúng đắn về đường lối cách mạng của Đảng, đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng 1939 – 1945, Đãng đã lãnh đạo toàn dân, tiêu biểu là khối liên minh trong Mặt trận Việt Minh tiến hành xây dựng lực lượng, chớp thời cơ khi tình hình quốc tế và tình hình trong nước thuận lợi để lãnh đạo Tổng khời nghĩa. Nhờ chính những sự chuẩn bị đầy đủ về mặt lực lượng, tinh thần chu đáo và thời cơ lại nổ ra đúng lúc, Cách mạng đã chóp lấy ngay thời cơ để giành thắng lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu”. Đó là một điển hình về sức mạnh thời cơ, chóp lấy thời cơ của Đảng, những sự chuẩn bị về mặt lực lượng tiềm năng, tinh thần kiên quyết, sức chiến đấu mãnh liệt, đặc biệt là đường lối lãnh đạo của Đảng mà đã mang lại kết quả độc lập cho dân tộc ta.
Ba là, kịp thời nắm bắt thời cơ, chủ động, sáng tạo tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Một trong những yếu tố giúp chúng ta nhìn nhận, phân tích, nắm bắt, tận dụng tốt thời cơ chính là nhân tố con người. Vì vậy, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, chúng ta cần chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao để đi đầu. Đảng ta chỉ ra rằng, ngoài quyết tâm chính trị, thì yếu tố con người, nguồn lực con người có tri thức là yếu tố quyết định. Do đó, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ đức, tài, có khả năng nắm bắt, đón đầu, làm chủ khoa học công nghệ chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi đó là sức mạnh nội lực to lớn của toàn dân tộc. Trên cơ sở phát huy nội lực, kết hợp tốt nội lực với ngoại lực thì chúng ta sẽ tại nên nguồn sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước. Bốn là, xây dựng nên một Đảng vững chắc, bền mạnh, trung thành. Đảng ta phải biết xây dựng nên một Đảng cách mạng tên phong của giai cấp công nhâ, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với lợi ích giai cấp và dân tộc, vận dụng và phát triển lý luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối chính trị đúng đắn; xây dựng một đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, liên hệ chặt chẽ với quần chúng và với đội ngũ cán bộ đảng viên kiên cường được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Những điều kiện đã giúp cho cuộc cách mạng thắng lợi, là bài học cho những thế hệ sau về vấn đề nắm bắt thời cơ, đặc biệt là thời cơ trong thế hệ phát triển ngày nay, góp phần đưa đất nước phát triển lâu, phát triển dài và bền vững, vững mạnh.
4. Liên hệ thực tiễn về bài học thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 về sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ tổ quốc hiện nay. 4.1. Bối cảnh đất nước hiện nay. “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” Đây là nhận định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng Cố Tổng bí thư của đất nước Việt Nam tại đại hội Đảng lần thứ XIII đã một phần nào miêu tả ngắn gọn, xúc tích, chính xác cơ đồ của nước ta về kinh tế, địa vị chính trị cũng như các mặt khác của đời sống xã hội. Về kinh tế: Sau gần 40 năm Đổi mới, từ một nước bị tàn phá sau nhiều cuộc chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đói, bị bao vây, cấm vận suốt 30 năm; Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD năm 2023, tăng gần 60 lần so với năm 1986. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 6,5%/năm, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô nền kinh tế đạt khoảng 430 tỷ USD năm 2023, đứng thứ 35 thế giới, tăng hơn 95 lần so với năm 1986. Nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Lạm phát được kiểm soát chỉ còn khoảng 4%/năm từ mức "phi mã" 3 con số của giai
đoạn đầu Đổi mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 8 năm liên tiếp; thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới. Từ nước thiếu hụt lương thực trầm trọng, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; năm 2023 xuất khẩu trên 8,1 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu; nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 quốc gia. An ninh năng lượng, việc làm, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm. Bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt; nợ công năm 2023 ở mức khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều giới hạn quy định. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 quốc gia, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nhiều nước và là thành viên chủ chốt đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách quốc tế với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Ngoài ra để thấy được sự uy tín được các nước lớn mạnh tin tưởng, Đất nước chúng ta đã tiếp đón nhiều vị lãnh đạo của các siêu cường quốc trên toàn thế giới, gần đây nhất nước Việt Nam ta đã tiếp đón Tổng Bí thư Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình , Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir Putin hay Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden…. Trong thời gian qua, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh được chú trọng và ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, làm chủ công nghệ chế tạo và sản xuất được nhiều loại vũ khí, trang bị, góp phần tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hợp tác quân sự, quốc phòng, an ninh được đẩy mạnh, ngày càng thực chất, hiệu quả. Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cứu hộ, cứu nạn ở nhiều quốc gia, khu vực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chính sách đối ngoại quốc phòng theo tư tưởng ngoại giao "Cây tre Việt Nam" là kế sách quan trọng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ nhà giáo cán bộ, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu: hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chúng ta cũng đã tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận về "đối tác", "đối tượng", góp phần xử lý hài hoà, phù hợp các vấn đề quốc tế liên quan. Đặc biệt trong việc xây dựng xã hội, trật tự kỷ cương chính trị xã hội, Việt Nam được xếp hạng tăng 4 bậc lên vị trí 41/163 Quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình công bố. Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở tiếp tục được củng cố, phát
một Đảng duy nhất, đường lối đúng đắn, mạnh mẽ, những đảng viên trung thành thì yếu tố con người còn là vai trò lớn để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một khối liên minh sức mạnh được giác ngộ với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới hướng đi của Đảng, sẽ tạo nên một sức mạnh đoàn kết bền vững. Ngoài ra, đất nước ta cần có sự phát triển mạnh về các tiềm lực công nghệ khi thế giới có xu hướng đổi mới theo xu hướng công nghệ số, ta phải biết nắm bắt đưa ra những chiến lược để thúc đẩy đất nước phát triển theo xu hướng thế giới nhưng vẫn giữ cái nền của đất nước ta, tạo nên một sức mạnh mới cho dân tộc ta. KẾT LUẬN Thời cơ cách mạng như một thời điểm thuận lợi cho sự nổi dậy của cuộc Tổng khởi nghĩa, là thời điểm có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cuộc cách mạng, nhận thức được vấn đề đó, Đảng ta đã nhận định đúng về tính chất quyết định, ý nghĩa chiến lược của thời cơ khởi nghĩa. Vì vậy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ hành động kịp thời và kiên quyết trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đem lại chiến thắng mang tính lịch sử cho dân tộc ta. Bài học to lớn về tận dụng thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giúp dân tộc hiểu về vấn đề thời cơ không ngừng được phát huy, phát triển qua các thời kỳ chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của toàn quân, toàn dân ta. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nhiều cơ hội được mở ra mà không bỏ qua, nhưng cũng không chờ đợi bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào. Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện chưa từng có cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, hợp tác, phát huy lợi thế cạnh tranh; xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, đời sống quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ thể, các quốc gia khẳng định vai trò, vị trí của mình. Với những ý nghĩa mà cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đem lại, đã dạy cho thế hệ sau những bài học quý báu về sức mạnh của Đảng, sức mạnh của thời cơ, sự đoàn kết đồng lòng của dân tộc. Đồng thời, là bài học vô cùng trân quý về nghệ thuật đánh giắc sâu sắc về vấn đề thời cơ cách mạng.