


















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Nhập môn ngành marketing tầm quan trọng của marketing
Typology: Essays (university)
1 / 26
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT MSSV Họ và tên Công việc được giao
Mức độ hoàn thành
Ký tên
1 241A370104 Phạm Lê Khánh Trân Phần b câu 2 100% 2 241A370117 Nguyễn Phương Trinh Câu 1 100% 3 241A370113 Trương Minh Tú Phần a câu 2 100% 4 241A370115 Trần Thị Yến Vi Phần c câu 2 100% 5 241A370074 Đặng Hoàng Việt Phần d câu 2 100%
Với lòng biết ơn, nhóm em muốn gửi lời cảm ơn đến giảng viên Trần Anh Tú trong khoa Kinh tế - Quản trị của trường đại học Văn Hiến, với kiến thức và sự tâm huyết đã truyền đạt, chia sẻ vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và hướng dẫn nhóm tụi em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, giúp nhóm em hoàn thành bài tiểu luận này.
Do kiến thức và kinh nghiệm của nhóm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy để kiến thức trong lĩnh vực Marketing được hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy!
Tăng doanh thu và lợi nhuận: Marketing giúp tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, tối ưu quy trình bán hàng, và thúc đẩy doanh thu bằng cách tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Xây dựng lòng trung thành khách hàng: Tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc, khuyến mãi, và tương tác trực tiếp sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt và giữ chân khách hàng thân thiết. Khách hàng trung thành là tài sản quý giá, đóng vai trò như những người quảng bá thương hiệu.
Thích ứng với thay đổi thị trường: Marketing theo dõi và phân tích xu hướng thị trường, thay đổi sở thích khách hàng, cũng như các yếu tố bên ngoài để giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng.
Cải thiện hiệu quả hoạt động: Marketing giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, và nâng cao hiệu quả tổng thể bằng cách tận dụng công nghệ phân tích và kỹ thuật số.
Không chỉ doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện Marketing. Họ là lý do chính khiến Marketing tồn tại và phát triển. Marketing không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm mà còn nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ.
Tiếp cận thông tin dễ dàng: Marketing cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích về sản phẩm/dịch vụ, bao gồm mô tả, đánh giá, và hỗ trợ người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Các kênh truyền thông xã hội giúp tương tác trực tiếp với thương hiệu.
Trải nghiệm mua sắm tích cực: Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận lợi, hấp dẫn, từ giao diện website đến các chương trình khuyến mãi. Một trải nghiệm tích cực sẽ giúp giữ chân khách hàng.
Nâng cao kiến thức sản phẩm/dịch vụ: Marketing đóng góp vào việc nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng về sản phẩm thông qua các hướng dẫn, bài viết, và thông tin về sử dụng và bảo trì.
Quyết định mua sắm thông minh: Marketing giúp người tiêu dùng so sánh, đánh giá các sản phẩm, chương trình khuyến mãi, từ đó đưa ra quyết định mua sắm thông minh và an toàn.
Khuyến khích mua sắm: Marketing thúc đẩy mua sắm thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi, tạo ra động lực mua hàng cho người tiêu dùng.
không thể phủ nhận. Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong thị trường bão hòa, tăng doanh thu và lợi nhuận, mà còn xây dựng lòng trung thành khách hàng, thích ứng với sự thay đổi của thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với người tiêu dùng, Marketing mang lại sự tiện lợi khi tiếp cận thông tin sản phẩm, trải nghiệm mua sắm tích cực, nâng cao kiến thức và đưa ra quyết định thông minh hơn. Tất cả những điều này cho thấy Marketing không chỉ là một phần của doanh nghiệp mà còn là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.
1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh 1995: Thành lập Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và khởi công xây dựng Nhà máy Đồng Nai 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM
Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên toàn quốc. Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt.
Tầm nhìn: Tại Nestle, công ty tuyên bố tầm nhìn (và giá trị) là: "Trở thành một công ty hàng đầu, đầy sự cạnh tranh, mang đến dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và thể chất toàn cầu, tạo ra nhiều giá trị hơn cho các cổ đông bằng cách trở thành công ty được yêu thích, nhà tuyển dụng được lựa chọn, là đối tác được ưu tiên và là nhà cung cấp được yêu thích bán sản phẩm yêu thích ".
Sứ mệnh:
“Trở thành công ty dinh dưỡng và sức khỏe hàng đầu thế giới.” Sứ mệnh “Good Food, Good Life” cung cấp cho người tiêu dùng những lựa chọn ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất qua nhiều loại thực phẩm và đồ tiện lợi.” Tuyên bố này chỉ ra rằng Nestle xếp hạng vị trí ưu tiên hàng đầu của mình là các trải nghiệm của khách hàng có những điểm chính sau:
Trong suốt nhiều năm qua, Nestlé đã được công nhận vì những nỗ lực của mình trong việc đảm bảo tất cả các sản phẩm mà công ty sản xuất đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn sức khỏe tối thiểu. Công ty thực hiện điều này nhằm bảo vệ cộng đồng
Tóm lại, chiến lược của Nestlé Việt Nam không chỉ hướng đến lợi ích kinh doanh mà còn mang lại giá trị cho cộng đồng và môi trường, hướng đến phát triển bền vững lâu dài.
Ngành nghề kinh doanh Nestle Việ t Nam là công ty thực phẩm và giải khát nên chủ yếu tập trung vào phát triển các mặt hàng như sữa lúa mạch, bánh kẹo, ngũ cốc ăn sáng, cà phê, kem, nước uống đóng chai, thực phẩm, …
Sữa lúa mạch: Milo Bánh kẹo: Kitkat Ngũ cốc ăn sáng: Corn Flakes, Honey Stars, Milo, Koko Krunch, Firtnesse Original Cà phê: Nescafé, Nescafé Dolce Gusto, Coffee mate Kem: Nestlé Kitkat, Milo Malt, Milo Magma, Kitkat Pint, Milo Pint Nước uống đóng chai: La Vie Thực phẩm: Hạt nêm Maggi, nước tương Maggi, dầu hào maggi …
Xây dựng, phát triển thương hiệu là chức năng quan trọng nhất của Marketing. Bộ phận Marketing cần xây dựng nên nền tảng cho thương hiệu như bộ nhận diện thương hiệu, logo, slogan, hình tượng thương hiệu, giá trị thương hiệu,… Từ đó phát triển các nội dung, hình ảnh nhất quán với những hình tượng đã đề ra từ trước để khách hàng dễ ghi nhớ và tăng sự tin tưởng với thương hiệu hơn. Các nhiệm vụ của Marketing thương hiệu cụ thể như sau: Thiết lập, kiểm soát hệ thống dịch vụ khách hàng. Xây dựng chính sách khuyến mãi, hậu mãi, bảo hành sản phẩm. Tham gia tài trợ các hoạt động xã hội để nâng cao hình ảnh thương hiệu. Đăng ký các chương trình liên quan đến kiểm định, đánh giá sản phẩm.
2. Nghiên cứu thị trường (Market Research) Trước khi đưa ra các chiến lược tiếp thị mới, phòng Marketing cần phải nghiên cứu xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng thời điểm bây giờ, sức mua sản phẩm ra sao, môi trường cạnh tranh thế nào,… Từ đó xác định được phạm vị thị trường, cơ hội và thách thức phải đối mặt. Cụ thể: Tổng hợp thông tin về nhu cầu thị trường, giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu phân tích các thông tin thu được và đưa ra đánh giá, kết luận. Đưa ra đề xuất về chiến lược nội dung, hình ảnh mới. Nghiên cứu phương thức tiếp cận mới phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp. Hiểu rõ xu hướng, nhu cầu thị trường chính là nền móng vẫn chắc cho các chiến lược marketting sau này.
Ví dụ: TVC của Milo với thông điệp “MILO mỗi ngày, Bền bỉ cả ngày” nhằm khuyến khích trẻ uống sữa MILO mỗi ngày để tăng cường sự bền bỉ của trẻ khi hoạt động suốt ngày dài được khảo sát trong 400 mẹ ở Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chiến lược Marketing có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu có một chiến lược tiếp thị tốt, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phát triển và đạt được những mục tiêu doanh thu đề ra. Một trong những nhiệm vụ phòng Marketing là đưa ra và thực hiện các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp như sau: Thiết lập chiến lược Marketing cho thương hiệu/sản phẩm. Điều hành quá trình triển khai chiến lược Marketing. Theo dõi, giám sát suốt quá trình thực hiện chiến lược. Tiến hành điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết. Báo cáo, đánh giá kết quả chiến lược Marketing.
Mọi công việc lớn nhỏ trong doanh nghiệp đều cần sự đồng thuận từ người đứng đầu công ty, Ban Giám đốc. Theo đó, chức năng của phòng marketing ở đây là trình bày chiến lược marketing sản phẩm thương hiệu cho ban giám đốc. Các thông tin tham mưu gồm có: phát triển thương hiệu, chiến lược ra mắt sản phẩm mới, nhắm khách hàng mục tiêu, chăm sóc kênh phân phối, các hoạt động truyền thông quảng bá,…
6. Xây dựng và thực thi chiến lược marketing cho sản phẩm mới Xây dựng chiến lược marketing hoàn chỉnh là doanh nghiệp chính là việc bạn đang tạo dựng con đường bền vững và chắc chắn để đi doanh nghiệp đi đến thành công. Nếu sản phẩm tốt mà không có người mua thì cũng vô ích. Quan trọng là phải có chiến dịch marketing là cầu nối đưa sản phẩm đến với khách hàng, thu hút họ bằng những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nhờ đó bạn bán được sản phẩm và thu về lợi nhuận.
Theo đó, phòng marketing có chức năng nhiệm vụ chủ chốt là xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Công ty NestléMilo hiện đang dẫn đầu thị trường sữa dinh dưỡng trên thị trường Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ này được tạo nên bởi:
Chiến lược Marketing ấn tượng: Thu hút khách hàng và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng
Đội ngũ Marketing năng động và nhiệt huyết: Xây dựng thương hiệu và mối quan hệ khách hàng, giúp khách hàng nhận thức giá trị sản phẩm và dịch vụ.
Cơ cấu tổ chức Marketing bài bản: Nhiều bộ phận và nhân viên với nhiệm vụ đa dạng, hướng tới tạo ra giá trị cốt lõi của thương hiệu đến khách hàng.
Công việc của nhân viên Digital Marketing. Ở thời đại công nghệ số ngày càng phát triển khi các hành vi của người tiêu dùng đang chuyển qua sử dụng các dịch vụ trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Nắm bắt được xu hướng của thị trường công ty đã triển khai chiến lược tuyển dụng những nhân viên thuộc bộ phận Digital Marketing với mục đích quảng bá thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số. Nhân viên phụ trách công việc vị trí này sở hữu công việc riêng và chịu sự quản lý dưới quyền của manager. Công việc của nhân viên Digital Marketing bao gồm:
Công việc của nhân viên Content Marketing. Ở công việc này nhân viên tập trung vào việc sáng tạo và phân phối nội dung có giá trị, liên quan và xuyên suốt nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Content hay nội dung chính là sản phẩm mà nhân viên Content Marketing tạo ra và thuộc nhiều thể loại khác nhau như văn bản, hình ảnh, video… Công việc cụ thể của nhân viên Content Marketing bao gồm: