




Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
môn cơ sở văn hoá việt nam bài nghệ thuật hội hoạ
Typology: Summaries
1 / 8
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Sườn bài:
1. Giới thiệu chung về tranh Đông Hồ Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử hình thành. Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, đây là một dòng tranh dân gian Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ 17 xuất phát từ làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1945, 17 dòng họ trong làng Đông Hồ tham gia sản xuất tranh, nhưng hiện chỉ còn 2 gia đình duy trì nghề, bảo tồn hơn 1000 bản khắc gỗ và 500 bản mẫu cổ đã được phục chế. Ngày nay, tranh Đông Hồ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế. Đặc điểm và đặc trưng nổi bật. Về chất liệu và màu sắc: Nét độc đáo đầu tiên thu hút cảm quan người xem của tranh chính là ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy dùng in tranh là giấy dó được làm từ vỏ cây dó, với đặc tính xốp, mềm, mỏng, dai, dễ hút màu mà khi in không bị nhòe. Trên giấy được quét lên một lớp hồ điệp có nét sáng óng ánh rất đặc thù bằng cách: người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) trộn với hồ (loại bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi là bột sắn), dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Với chổi lá thông sẽ tạo thành những đường ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng có ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, trong quá trình làm giấy điệp có thể pha thêm màu khác vào hồ. Màu sắc được sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen từ than cây xoan hay than lá tre, màu xanh từ gỉ đồng, lá
chàm, màu vàng từ hoa hòe, màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang,… Đây là những màu cơ bản, không pha trộn. Về thể loại , theo nội dung chủ đề, tranh Đông Hồ có thể chia thành 7 loại chính: tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt. Về qui trình sản xuất tranh có nhiều công đoạn, trong đó có 2 khâu chính gồm: sáng tác mẫu (khắc ván) và in (vẽ tranh). Ở đây có thể thấy mỗi nghệ nhân đòi hỏi có ít nhiều năng khiếu bẩm sinh cũng như kỹ năng lao động cao. Về giá trị nghệ thuật thì dòng tranh dân gian Đông Hồ mang tính biểu trưng, trang trí nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, dễ hiểu, rất gần với đời sống người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Về nội dung , tranh dân gian Đông Hồ phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất của con người, xã hội theo quan điểm mỹ học dân gian của người dân vùng này. Những bức tranh nói lên ước mơ ngàn đời của người lao động về một cuộc sống gia đình thuận hòa, ấm no, hạnh phúc và một xã hội công bằng, tốt đẹp.
2. Biểu hiện văn hóa dân gian Tranh phản ánh đời sống, phong tục tập quán. - Tranh đám cưới con chuột là minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành. Bức tranh này chỉ trích sâu cay, phản đối tham nhũng, mua quan bán chức và nạn tham ô trong chính quyền phong kiến. Nó thể hiện cuộc sống cực khổ của người lao động trong xã hội suy đồi, khi phải làm việc vất vả và phải đút lót bọn cường hào và quan lại để có cuộc sống
Đàn lợn âm dương Trong bức tranh Đàn lợn âm dương những con lợn được vẽ cách điệu mang lại ấn tượng mạnh với sự kết hợp giữa tinh hoa trời đất và yếu tố tâm linh. Mỗi con lợn được tái hiện với hình dáng vững chắc, béo tốt, khỏe khoắn, đồng thời cũng truyền tải được đôi nét mềm mại và duyên dáng. Trên thân mỗi con lợn, có những đường xoắn âm dương, tượng trưng cho sự hài hòa giữa trời và đất, cũng như sự sinh sôi, phát triển và tuôn trào của cuộc sống. Trong tranh Đông Hồ, con lợn mang ý nghĩa về sự sung túc, phát tài và lộc, thể hiện ước vọng của người dân lao động nhất là nông dân về một cuộc sống thịnh vượng, đủ đầy. Đồng thời, hình ảnh con lợn cũng biểu thị sự
mong muốn về một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, con cháu đông đúc, sum vầy. Sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Hứng dừa Bức tranh Đông Hồ Hứng dừa miêu tả một hình ảnh truyền thống và độc đáo trong nghệ thuật dân gian Việt Nam. Trong tranh, chúng ta thấy một người phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đầu đội khăn trùm đang đứng dưới một cây dừa và đang giơ tay lên để hứng quả. Cây dừa được vẽ với những nét cong uốn lượn, thể hiện vẻ đẹp sinh động của cây cối trong thiên nhiên. Bức tranh Hứng dừa thể hiện một khung cảnh thường thấy trong đời sống nông thôn Việt Nam, mang ý nghĩa tích cực về sự đoàn kết, vui tươi và thể hiện sự tri ân đối với công lao của người nông dân. Nó cũng thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên và giá trị của các nguồn tài nguyên tự nhiên. Bức tranh này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng của truyền thống và văn hóa dân gian Việt Nam.
cuộc sống. Ý nghĩa của bức tranh là truyền đạt thông điệp “hãy tìm đến sự hoàn thiện và trọn vẹn của con người”. Ghi nhận lịch sử và văn hóa dân tộc. Tranh Đông Hồ được coi là một biểu tượng của nghệ thuật dân gian Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
5. Di sản văn hóa Sự bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống. Ngày nay, do thời đại công nghệ phát triển, tranh Đông Hồ không còn tiêu thụ nhiều như trước, làng nghề làm tranh cũng bị mai một chỉ còn lại một vài gia đình nghệ nhân theo nghề tranh, gìn giữ di sản. Một số nguyên khác dẫn đến tranh Đông Hồ không còn xuất hiện nhiều trong thời nay: Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ, Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là: 1. Thời kỳ sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích nên thợ in đục bỏ cho đỡ phiền nhiễu. 2. Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc và hiểu được các ký tự ấy nên tự ý bỏ đi.