Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

national defense and security education 2, Lecture notes of Information Security and Markup Languages

lecture note about lesson 7 part b,c subject national defense and security education 2

Typology: Lecture notes

2024/2025

Uploaded on 04/18/2025

sakura-yoshino
sakura-yoshino 🇻🇳

2 documents

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
b. An ninh phi truyền thống là gì? Khái niệm về an ninh phi truyền
thống.
- An ninh phi truyền thốnglà một khái niệm mới xuất hiện và được bàn
đến khá nhiều trong thời gian gần đây; là vấn đề của thế giới hiện đại,
xuất hiện trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong bối
cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp. An ninh phi truyền
thống có thể hiểu là loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố
phi chính trị, phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định,
phát triển và an ninh của mỗi nước, khu vực và toàn cầu.
Nội dung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề cấp thiết đang
nổi lên hiện nay như: bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, gián điệp
mạng, môi trường sinh thái suy kiệt, xung đột tôn giáo, dân tộc, nghèo
đói, bệnh tật, tội phạm buôn người,… An ninh phi truyền thống ngày
càng có biểu hiện sâu đậm trong đời sống cả trong nước lẫn quốc tế và
thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa quốc tế
càng phát triển thì theo đó an ninh phi truyền thống càng lan rộng hơn và
đậm nét hơn.
An ninh phi truyền thống là vấn đề mang tính xuyên quốc gia, quốc tế và
toàn thế giới. Để giải quyết vấn đề đó thì phải là nhiệm vụ mang tính
toàn cầu. Vì cả thế giới đã nhận thức được điều đó nên họ đã lập ra
nhiều tổ chức, hiệp hội mang tính toàn cầu như Liên Hợp Quốc hoặc
những tổ chức của khu vực khác để giải quyết. Đâu đó có những cuộc
hội nghị mang quy mô tầm cỡ thế giới, song dù hội nghị có lớn đến đâu
vẫn khó có thể giải quyết một cách trọn vẹn. Bên cạnh đó, thời đại kinh
tế đang ngày càng tiến bộ vượt bậc, do đó nhu cầu khai thác tài nguyên
tăng theo, con người theo đó sử dụng nhiều tài nguyên và hậu quả của
nó là làm cạn kiệt tài nguyên, kèm theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường
từ các nhà máy, xí nghiệp và các ngành khác làm tài nguyên môi trường
pf3

Partial preview of the text

Download national defense and security education 2 and more Lecture notes Information Security and Markup Languages in PDF only on Docsity!

b. An ninh phi truyền thống là gì? Khái niệm về an ninh phi truyền thống.

  • An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến khá nhiều trong thời gian gần đây; là vấn đề của thế giới hiện đại, xuất hiện trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp. An ninh phi truyền thống có thể hiểu là loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị, phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, khu vực và toàn cầu. Nội dung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề cấp thiết đang nổi lên hiện nay như: bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, gián điệp mạng, môi trường sinh thái suy kiệt, xung đột tôn giáo, dân tộc, nghèo đói, bệnh tật, tội phạm buôn người,… An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu hiện sâu đậm trong đời sống cả trong nước lẫn quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa quốc tế càng phát triển thì theo đó an ninh phi truyền thống càng lan rộng hơn và đậm nét hơn. An ninh phi truyền thống là vấn đề mang tính xuyên quốc gia, quốc tế và toàn thế giới. Để giải quyết vấn đề đó thì phải là nhiệm vụ mang tính toàn cầu. Vì cả thế giới đã nhận thức được điều đó nên họ đã lập ra nhiều tổ chức, hiệp hội mang tính toàn cầu như Liên Hợp Quốc hoặc những tổ chức của khu vực khác để giải quyết. Đâu đó có những cuộc hội nghị mang quy mô tầm cỡ thế giới, song dù hội nghị có lớn đến đâu vẫn khó có thể giải quyết một cách trọn vẹn. Bên cạnh đó, thời đại kinh tế đang ngày càng tiến bộ vượt bậc, do đó nhu cầu khai thác tài nguyên tăng theo, con người theo đó sử dụng nhiều tài nguyên và hậu quả của nó là làm cạn kiệt tài nguyên, kèm theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, xí nghiệp và các ngành khác làm tài nguyên môi trường

sinh thái ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. Chính vì vậy, trách nhiệm của việc gây ô nhiễm môi trường toàn cầu là thuộc về các nước phát triển và kế đó là các nước đang phát triển. Hiện nay, việc cân đong đo đếm những biến đổi tai hại của môi trường do quá trình sản xuất, con người gây ra, hay cách thức xử lý vấn đề và nghiên cứu là hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, việc khó nhất trong việc giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống là sự đồng thuận, hợp tác giữa các quốc gia trong việc đóng góp chi phí khắc phục. Đại hội XIII của Đảng năm 2021 đã tiếp tục khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đại hội nhấn mạnh: “Những vấn đề toàn cầu như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường... tiếp tục diễn biến phức tạp”, “Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động mạnh mẽ”, từ đó, đề ra nhiệm vụ “sẵn sàng ứng phó hiệu quả các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống”...; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội. c. Nhận diện an ninh phi truyền thống:

  • An ninh phi truyền thống là những vấn đề ảnh hưởng lớn trên nhiều lĩnh vực, không chỉ đe dọa đến an ninh quốc gia, đến cộng đồng con người trong phạm vi một nước hoặc một số nước mà còn đe dọa đến toàn thể nhân loại.
  • Những vấn đề đó là: biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, tội phạm mạng, buôn bán người, buôn lậu chất cấm, dịch bệnh, khủng bố, thiên tai, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính,…