• Truyền thống đánh giặc của tổ tiên:
Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước:
- Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ xưa
đến nay, nước ta trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn. Do
đó, dựng nước phải đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển
của dân tộc ta. - Thời nào cũng vậy, nhân dân ta cũng luôn nêu cao cảnh
giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình. Trong chiến
tranh vừa chiến đấu, vừa sản xuất và sẳn sàng đối phó với kẻ thù.
Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều:
- Trong lịch sử kẻ thù của nước ta thường là những nước lớn, có tiềm lực
kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.- Vì thế, lấy nhỏ đánh lớn lấy ít địch
nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh của toàn
dân đã trở thành truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh
giặc toàn diện:
- Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng: Việc giải phóng đất nước không thể thực
hiện bằng cải cách dần dần hay thông qua một sự giải phóng dân tộc từ
trên xuống và một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được
sựnghiệp giải phóng dân tộc, mà sự nghiệp đó chỉ có thể là cuộc khởi
nghĩa có vũ trang của toàn dân.
- Để đánh thắng giặc, nhân dân ta đã đoàn kết tạo thành nguồn sức mạnh
to lớn. Nhân dân ta sớm nhận thức đất nước là tài sản chung, nước mất
thì nhà tan. Vì thế, các thế hệ người dân đã không sợ hi sinh, liên tục
đứng lên đánh giặc.
• Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc: