











Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
nói về những chuyến đi xa đến các tỉnh thành
Typology: Exams
1 / 19
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1.1 Mục đích Chuyến đi thực tế chuyên môn tại Thành phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình do khoa Sư Phạm - trường Đại học Quảng Bình tổ chức cho sinh viên năm nhất nghành Giáo dục Tiểu Học khoá K65 2024 vào 20/4 vừa qua diễn ra rất thành công và tốt đẹp. Đây là chuyến đi được tất cả các sinh viên mong đợi từ đầu năm học đến nay, đồng hành với các bạn trong chuyến thực tế chuyên môn là hai cô Trưởng đoàn của lớp: ThS.Hoa Tường Vi và ThS.Ánh Tuyết. Chuyến đi không những mang lại cho sinh viên kiến thức thực tế về chuyên môn mà còn tạo cho sinh viên cơ hội được thực hành những kiến thức đã được học trong suốt quá trình đào tạo của Khoa. Mục đích của hoạt động thực tế cơ sở nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa, mở rộng, nâng cao kiến thức đã học; tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng tri thức đã học vào luyện tập các thao tác, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, gắn lý luận với thực tiễn giáo dục; bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê với công việc; trau dồi, rèn luyện những phẩm chất và năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên. Bên cạnh đó, hoạt động thực tế giúp giảng viên tiếp cận thực tế, gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy 1.2 Nhiệm vụ
Ngày 22/4/ Đà Nẵng
*** Quảng Trị - Thừa Thiên Huế** ( Thăm và dâng hương tại NTLS Trường Sơn) Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ 10.263phần mộ của các liệt sĩ .Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Dẫu đã được nghe nhiều về Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn nhưng đặt chân đến đây mới thấy nơi này rộng lớn quá. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những đau thương và mất mát mà chiến tranh để lại vẫn chưa thể xóa nhòa. Đó là hình ảnh nghĩa trang với bạt ngàn những ngôi mộ Liệt sĩ trải dài hun hút tưởng chừng như vô tận. Cả khu nghĩa trang Trường Sơn là một màu trắng: màu trắng của những ngôi mộ, của nắng, của khói hương nghi ngút càng khiến tôi không khỏi nghẹn lòng, càng hiểu thêm về giá trị của hòa bình, của độc lập, tự do. Đứng trước hơn 10 vạn ngôi mộ liệt sĩ nằm cạnh nhau, trải dài trên đồi núi mênh mông, càng cảm nhận rõ hơn sự hy sinh lớn lao của cha anh để giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho non sông. Họ là những chàng trai, cô gái từ khắp mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã bỏ lại phía sau gia đình và người thân, sự lãng mạn của tuổi trẻ, tình yêu... để xả thân nơi chiến trường ác liệt. Họ đã không quản máu xương, tuổi trẻ để đổi lấy màu xanh cho những cánh rừng, giành lại tự do cho đất nước. Họ ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi. Máu của các anh, các chị đã tô thắm cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Cái thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những người con ưu tú của đất Việt chẳng hề màng đến khó khăn mà trong tim chỉ có Tổ quốc, chỉ có quyết tâm làm sao cho đường Trường Sơn luôn được thông suốt, cho xe bon bon chở bộ đội ra chiến trường. Tất cả lấy niềm vui khi thấy những đoàn xe nối đuôi nhau đi trên đường để khỏa lấp đi nổi nhớ nhà, nhớ người yêu. Đường Trường Sơn – Con đường của một thời đỏ lửa đã chứng kiến những chiến sĩ ngày đêm chinh chiến với quân thù. Con đường ấy đã hòa tan cùng với dòng máu nóng của các anh hùng khi bảo vệ từng mét đường, cống ngầm, tấc đất.Để con đường luôn được thông suốt, những anh Bộ đội Cụ Hồ, những cô thanh niên xung phong phải đào đất, lấp đường, san đường và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của quân thù. Có những đoạn đường trọng yếu quân địch đánh tới tấp, nhiều chiến sĩ phải gửi lại tấm thân dưới lòng đất mẹ Trường Sơn. Đến hôm nay, vẫn còn những chiến sĩ trên đường Trường Sơn chưa tìm được hài cốt hoặc là những ngôi mộ chưa xác định tên. Máu
Chúng tôi xếp hàng nghiêm trang trước tượng đài, ai cũng ngậm ngùi bởi đứng trước vong linh của những anh hùng đã khuất Thắp một nén nhang cho người dưới mộ, trong bảng lảng trời chiều ở mảnh đất thiêng, hồn người như phiêu diêu về câu chuyện cây bồ đề thiêng, mạch nước ngầm, bước chân của những người lính trong đêm vắng... Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại tưởng bụi thời gian đã phủ mờ cùng những nguôi ngoai. Nhưng ở mảnh đất miền Trung cát trắng Quảng Trị này bụi thời gian không thể làm phai mờ đi hình ảnh những Nghĩa trang với bạt ngàn những ngôi mộ Liệt sỹ chạy dài hun hút tưởng chừng như vô tận. Hun hút nỗi buồn, hun hút niềm đau…Trời Quảng Trị những ngày này nắng nóng như đổ lửa. Cả khu nghĩa trang Trường Sơn một màu trắng: màu trắng của những ngôi mộ, của nắng, của khói hương nghi ngút. Dẫu đã nghe nhiều về Nghĩa trang Trường Sơn nhưng đến đây mới thấy nơi này rộng lớn quá. Đứng trước hơn 10.263 ngôi mộ liệt sĩ nằm cạnh nhau, trải dài trên đồi núi mênh mông, càng cảm nhận rõ hơn sự hy sinh lớn lao của các anh, các chị để giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho giang sơn. Họ là những người con trai, con gái từ khắp các miền quê VN và họ ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhiều người còn chưa có người yêu, chưa biết đến nụ hôn đầu. Họ là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc một cách vô tư. Nhưng họ không quay trở về nhà mà yên nghỉ lại nơi này. Họ đã không quản máu xương, tuổi trẻ để đổi lấy màu xanh cho những cánh rừng, giành lại tự do cho dân tộc. Bao nhiêu điều hiện hữu trước mắt khiến chúng tôi không khỏi nghẹn lòng, mặc nhiên, càng thấu hiểu thêm về giá trị của hòa bình, độc lập.
Chúng tôi xếp hàng nghiêm trang trước tượng đài, ai cũng ngậm ngùi bởi đứng trước vong linh của những anh hùng đã khuất, chúng tôi cảm thấy như đang nợ những người đã ngã xuống, nợ Tổ quốc một điều gì đó thật lớn lao. Và xin gửi gắm vào những nén tâm hương cùng tiếng chuông thỉnh tâm nguyện của mình, cầu nguyện cho hương hồn các chiến sĩ đã hy sinh... được siêu thoát và cầu nguyện đất nước hòa bình, nhân dân an lạc. Chúng tôi cùng đoàn người rời nghĩa trang trong niềm xúc động lan tỏa niềm tin: Các liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết. Các anh luôn sống mãi trong lòng đất mẹ, trong lòng nhân dân. Tôi thầm nhủ với lòng mình phải sống có trách nhiệm hơn với đất nước để không phụ lòng những người đã ngã xuống, sẽ từng bước tiếp nối, viết tiếp những ước mơ, hoài bão của các anh vẫn còn dang dở... góp sức mình xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày một tươi sáng hơn.
(Di tích lịch sử - Kinh thành Huế ) Ai đã từng có dịp một lần ghé Huế sẽ không thể không ghé qua quần thể di tích Cố Đô Huế để tìm lại những kí ức về một thời phong kiến uy quyền hoa lệ của nước ta, ngắm vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình còn sót lại vẫn hiện hữu ở hiện tại. Kinh thành Huế – nơi được mệnh danh là đệ nhất kinh thành Việt Nam – là nơi quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Hiện nay, kinh thành Huế còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc, các đền đài, cung điện có giá trị văn hóa và kiến trúc đặc biệt nổi bật. Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Kinh thành (vòng thành ngoài) của Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832. Kinh Thành có 10 cửa chính ra vào và được thiết lập hơn 24 pháo đài để phòng thủ. Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia. Hoàng thành (vòng thành thứ hai )bên trong kinh thành Huế. Đây nơi ở của Vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn Tử Cấm thành ( vòng thành trong cùng) nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803). Vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành
Đại Nội Huế được xây dựng lên với hai phần, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành là khu vực riêng biệt dành cho vua chúa và gia đình nhà vua. Bên trong mỗi khu vực lại có nhiều công trình, khu vực tham quan khác nhau. Khi tới đây, bạn có thể tham quan lần lượt các địa điểm từ cửa Ngọ Môn vào đến Tử Cấm Thành. Cùng nhau check in lưu giữ kỉ niệm trước Ngọ Môn, Kinh Thành Huế Đối với những người yêu thích sự thơ mộng và trữ tình thì Kinh thành Huế là một điểm đến không thể bỏ qua với đầy những vết tích cổ kính xen lẫn tính chất lich sử một cách nhẹ nhàng, êm ả ngả mình bên cạnh dòng sông Hương hiền dịu. Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng chính là Đại Nội Huế, một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Huế chính vì thế không quá khó khăn để bạn có thể di chuyển tới đây. Qua chuyến thăm Huế chúng tôi như được thêm kiến thức thật là bổ ích và lý thú. Chúng ta thực sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những lịch sử, dấu ấn con người. Chuyến đi lần này càng làm cho chúng em cảm thấy thêm yêu đất nước và con người Việt Nam thân thương, nơi có
những danh lam thắng cảnh mang tầm cở quốc tế, nơi có những địa danh lịch sử hào hùng.
Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm còn được gọi là Cổ viện Chàm và cùng có tên gọi đầy đủ là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Pa. Nếu có cơ hội thì bạn nên đến đây một lần để được mở mang vốn kiến thức mà khó có thể tìm thấy trong bất kì một cuốn sách nào. Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được chính thức đưa vào hoạt động vào năm 1919 sau 5 năm xây dựng và đây là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất hiện nay. Với diện tổng diện tích thực tế của khu bảo tàng lên đến 6673m2 trong đó có 2.000m2 là diện tích để trưng bày các di vật cổ. Ngoài ra, bảo tàng Chăm Đà Nẵng còn có khu vực tranh ảnh, tài liệu về nền văn hóa Chăm và các nền văn hóa khác nữa. Đến đây, du khách có cơ hội khám phá về vương quốc Chăm Pa hưng thịnh cổ xưa với những giá trị văn hóa lịch sử và tinh hoa nghệ thuật điêu khắc Chăm độc đáo. Trải qua nhiều lần mở rộng, Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm vẫn giữ
Bình Định – Kon Tum. Hầu hết các hiện vật sưu tầm từ Bình Định đều có niên đại từ thế kỷ XII về sau. Hiện vật từ địa bàn Kon Tum có niên đại muộn nhất trong bộ sưu tập điêu khắc đá của Bảo tàng Chăm (thế kỷ XIV - XV).Phòng Văn khắc: Văn khắc Champa đã được tìm thấy tại một số vách đá, trên các chi tiết trang trí kiến trúc, trên các bệ tượng thần và trên các vật dụng bằng kim loại hoặc bằng đất nung. Tuy nhiên các bản văn quan trọng và chi tiết chủ yếu được khắc trên các tấm bia đá. Bia đá thường được dựng trước các ngôi tháp thờ các vị thần Hindu giáo hoặc Phật giáo, ghi lại việc xây dựng, trùng tu đền tháp cũng như việc dâng cúng đất đai hoặc giao người trông coi các ngôi đền tháp. Các văn bản khắc trên bia thường nhân danh các vị vua, các người trong hoàng tộc hoặc quan lại cao cấp; nội dung văn bia cho chúng ta biết những thông tin Nơi đây tập hợp rất nhiều cổ vật được thu thập từ Vương quốc Chăm Pa cổ. Các hiện vật trưng bày ở Bảo tàng đều thể hiện rõ nét đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng cũng như quan niệm, tư duy tạo hình trong kiến trúc, điêu khắc của người Chăm xưa. Bên cạnh đó, ở đây còn có những tác phẩm liên quan đến Ấn Độ giáo và một số chủ đề khác có nội dung gần gũi với cuộc sống. Nhờ các hiện vật cổ này mà bạn có thể tìm hiểu và biết thêm nhiều ý nghĩa thú vị về nền văn hóa Chăm Pa. Hơn nữa, còn có thêm nhiều kiến thức lịch sử của một quốc gia đã từng rất thịnh vượng mang tên Chăm Pa.Tùy thuộc vào khu vực được khai quật và sưu tầm mà cổ vật sẽ được chia thành các phòng trưng bày khác nhau, giúp cho việc tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu thuận tiện, dễ dàng hơn. Đa phần các cổ vật ở nơi đây đều được làm từ sa thạch, đồng, đất sét nung,... Điểm đặc biệt chính là các hoa văn, họa tiết chạm khắc rất tinh tế, mang nét đặc trưng của dân tộc Chăm.Đến với Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những tuyệt tác nguyên bản về nghệ thuật điêu khắc Chăm ở Việt Nam có niên đại từ nhiều thế kỷ trước.
Du khách sẽ hiểu được hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc thông qua các hiện vật được trưng bày nơi đây và hình dung ra một thời xưa cũ của nền văn hóa vương quốc Chămpa trong chiều dài lịch sử của Việt Nam. Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo,… tất cả đều sống động, chi tiết.Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.
Nét đẹp của phố cổ Hội An luôn làm biết bao du khách say đắm khi đến đây. Với vẻ đẹp làm ngưng đọng thời gian, một nét đẹp cổ kính, thơ mộng. Phố cổ Bức ảnh chụp chùa Cầu khi màn đêm buông xuống Hội An hiển nhiên trở thành một trong những phố cổ đẹp bậc nhất Châu Á. Khiến rất nhiều du khách đến đây đều khó lòng rời đi, Hội An như có một sức hút mãnh liệt níu chân du khách. Hội An không chỉ đẹp về đêm với hàng
người dân ở đó sẽ có câu trả lời. Đô thị phát triển lâu đời, người không thích ồn ào thì chọn cách ẩn mình vào sâu trong dãy phố. Góc ngõ gần hết ánh sáng. Di sản thế giới cũng có những góc khuất ẩn giấu trong vết hằn thời gian. Bóng tối len lỏi. Âm thanh về đêm phải căng tai ra nghe, căng mắt ra nhìn. Cảm nhận thật xưa cũ, đến mức con người trẻ bị choáng ngợp. Đến với du lịch phố Hội, du khách sẽ có cảm giác đi ngược dòng thời gian về lại những năm tháng xưa cũ nơi có những con hẻm nhỏ đã nhuốm màu thời gian nằm nối liền, xen lẫn giữa những ngôi nhà cổ nằm san sát nhau hay những ngôi đền, chùa có lối kiến trúc bị ảnh hưởng bởi phong cách của Nhật Bản, Trung Hoa, gợi nhớ về một thời phồn thịnh của nơi được xem là trung tâm giao thương hàng đầu. Nét đẹp của phố cổ Hội An vào ban ngày đẹp theo kiểu riêng của nó, nhưng vào ban đêm phố cổ Hội An lại mang một vẻ đẹp đến lạ, đẹp không “tì vết”. Vào ban đêm nét đẹp của phố cổ Hội An lung linh qua những chiếc đèn lồng, rực rỡ với những ánh đèn trên những con phố cổ. Hội An về đêm có một vẻ đẹp lung linh mang một chút huyền bí đến lạ kì. Nét đẹp của phố cổ Hội An về đêm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chiều tà đầy thơ mộng trên vùng đất cổ kính này. Hơn thế nữa, nếu lang thang trên từng con phố về đêm, bạn sẽ cảm nhận được không khí nhẹ nhàng, trầm lắng và bình dị trên mọi góc phố. Vẻ đẹp của Hội An về đêm chính là vẻ đẹp đã được lắng đọng qua thời gian và lịch sử. Chắc chắn du lịch Hội An về đêm sẽ mang đến cho bạn những ký ức không thể nào quên. Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phố nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.
Giáo viên có thể lồng ghép các hoạt động giáo dục trải nghiệm vào chương trình học để giúp học sinh học tập hiệu quả hơn. Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa kiến thức học tập với thực tiễn cuộc sống. Qua đó,sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết các vấn đề, phát triển bản thân. Qua đó sinh viên có thể phát triển toàn diện về cả trí tuệ, thể chất và tinh thần. Được tham gia các hoạt động, rèn luyện sức khỏe, giao lưu với mọi người, từ đó phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, hợp tác. Tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, tìm hiểu về truyền thống của dân tộc, từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc
tranh văn hóa đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, còn là điểm đến lý tưởng cho thực khách yêu thích ẩm thực, với những món ăn độc đáo mang đậm bản sắc của vùng đất này. Trong đó, món cao lầu và mì Quảng là những món ăn đặc trưng không thể bỏ qua. Ngoài ra, bánh bao, bánh vạc cũng là những món ăn độc đáo, hấp dẫn với hương vị đặc biệt. Không chỉ đồ ăn mà còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống và trò chơi dân gian từ thời xa xưa. Lễ hội đêm rằm và các trò chơi dân gian như đánh bài chòi, hò khoan, thả đèn hoa đăng tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc của nơi đây. Sau chuyến đi thực tế bản thân mỗi chúng ta sẽ tự mình chiêm nghiệm ra những giá trị,tự hào khi được chứng kiến những minh chứng sống động của lịch sử, xúc động trước sự anh dũng của các vị anh hùng. Càng trân trọng những giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc, qua đó cần nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, chuyến đi này là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa không chỉ với chúng ta mà tất cả mọi người.