Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, Cheat Sheet of Literature

đề cương ôn thi môn triết học mác - lênin

Typology: Cheat Sheet

2023/2024

Uploaded on 06/16/2024

hua-tran-kim-anh
hua-tran-kim-anh 🇻🇳

1 document

1 / 2

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
MQH BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Bản thân
tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan. Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa biểu,
những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng
viên đề ra.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của
mình. Phải luôn tìmtòi, sáng tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con người mới
ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.
Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước
muốn, niềm tin củamình để hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.
Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười
suy nghĩ, lười lao động.
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
Áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt học tập vào những mối liên hệ khác nhau: học cái gì trước, cái gì sau, học
cái gì để biết, cái gì để làm, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào…
Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện. Một cá nhân không thể toàn diện
nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống tốt.
Phải tạo cho mình tính kiên trì, kiên nhẫn, phải có một khát vọng cháy bỏng từ đó trong chúng ta sẽ xuất hiện một
quyết tâm cao độ và một niềm tin mạnh mẽ, một cố gắng không biết mệt mỏi.
QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ
Suy luận ra hướng giải quyết, phán đoán tiến triển tại mốc thời gian, không gian xác định. Việc nắm rõ được bản chất sự
vật, hiện tượng là tiên quyết trong quá trình lý giải, suy luận, giải quyết, hành động thực tiễn của sinh viên.
Khi sinh viên có kết quả học tập chưa tốt thì nên đánh giá rõ nguyên nhân cụ thể để làm rõ ra nhiều vấn đề, có thể do
chúng ta có phương pháp học tập sai, hay do chưa thật sự hiểu bài hay vì lý do nào khác, nếu tìm rõ nguyên nhân như thế
thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Tài liệu
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
Là học sinh, sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học phổ thông, từ mẫu giáo đến cấp ba, kéo dài
trong suốt 12 năm.
Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc
hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những
kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Ta thấy rõ rằng là:
Quá trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà
trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học.
pf2

Partial preview of the text

Download mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức and more Cheat Sheet Literature in PDF only on Docsity!

MQH BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

 Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.  Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìmtòi, sáng tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.  Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin củamình để hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.  Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

  • Áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt học tập vào những mối liên hệ khác nhau: học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào…  Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên hoàn thiện. Một cá nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống tốt.  Phải tạo cho mình tính kiên trì, kiên nhẫn, phải có một khát vọng cháy bỏng từ đó trong chúng ta sẽ xuất hiện một quyết tâm cao độ và một niềm tin mạnh mẽ, một cố gắng không biết mệt mỏi. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ
  • Suy luận ra hướng giải quyết, phán đoán tiến triển tại mốc thời gian, không gian xác định. Việc nắm rõ được bản chất sự vật, hiện tượng là tiên quyết trong quá trình lý giải, suy luận, giải quyết, hành động thực tiễn của sinh viên.
  • Khi sinh viên có kết quả học tập chưa tốt thì nên đánh giá rõ nguyên nhân cụ thể để làm rõ ra nhiều vấn đề, có thể do chúng ta có phương pháp học tập sai, hay do chưa thật sự hiểu bài hay vì lý do nào khác, nếu tìm rõ nguyên nhân như thế thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN  Tài liệu QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT  Là học sinh, sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học phổ thông, từ mẫu giáo đến cấp ba, kéo dài trong suốt 12 năm.  Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Ta thấy rõ rằng là:  Quá trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học.

 Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì học, trước hết là các kì thi học kì và cuối cấp là kì thi tốt nghiệp.  Trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất. Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.

QUY LUẬT MÂU THUẪN

 Tài liệu

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

 Tài liệu