Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Microeconomics theory, Study notes of Microeconomics

study with me and reach new level

Typology: Study notes

2023/2024

Uploaded on 09/23/2024

tran-thi-ngoc-an
tran-thi-ngoc-an 🇻🇳

1 document

1 / 54

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÀI GIẢNG TÓM TẮT
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
Khái quát và phương pháp nghiên cứu KTH.
Khái niệm
Nhu cầu của mọi người là vô hạn, mọi người đều muốn sử dụng tất cả mọi thứ để
thỏa mãn nhu cầu, luôn muốn sử dụng những sản phẩm mới nhất, đảm bảo chất
lượng, thẩm mỹ cao nhất, sản phẩm chứa nhiều yếu tố công nghệ nhất…Tuy nhiên
chúng ta biết rằng khó có thể đạt được điều này vì khả năng thanh toán bị hạn chế.
Cũng giống như gia đình, hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một hội
phải phân công xem mọi người sẽ làm những công việc mọi người hưởng thành
quả lao động ấy như thế nào? Một số người sẽ phục vụ ngành công nghiệp, một số
người sẽ phục vụ lĩnh vực dịch vụ, một số người sẽ phục vụ ngành nông nghiệp…Qua
đó mọi người sẽ được phân bổ tất cả sản lượng mà hội tạo ra, tất nhiên nó sẽ quyết
định ai sẽ ăn gì? Mặc gì? Đi phương tiện gì?
Kinh tế học môn khoa học nghiên cứu phương thức hội quản các nguồn
lực khan hiếm của mình. Nó được đặt trên cơ sở một số ý tưởng cơ bản chi phối hành vi
cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân nền kinh tế. Trong hội các nguồn lực đó
không thể phân bổ bởi một nhà hoạch định duy nhất nào đó mà thông qua các hoạt động
liên hệ qua lại giữa hàng triệu triệu hộ gia đình doanh nghiệp. Chính thế các nhà
nghiên cứu kinh tế luôn phải xem mọi người ra quyết định như thế nào: họ mua cái gì,
mua bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư các khoản tiết kiệm này như thế nào? Các
nguồn lực được phân bổ thông qua các hoạt động liên hệ qua lại cho các thành viên
trong xã hội.
Kinh tế học gồm có kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, trong đó:
Kinh tế vi : là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và
các doanh nghiệp, cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể.
Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu các hiện tượng của toàn bộ các hoạt động
của nền kinh tế, nghĩa các hoạt động khác nhau của nền kinh tế với cách một
tổng thể, một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống con hay thị trường cụ thể. giúp
chúng ta giải những câu hỏi quan trọng có liên quan đến đời sống kinh tế của một
quốc gia như điều gì quyết định mức sống tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia, tại sao nền kinh tế thường xuyên biến động, chính phủ có vai trò gì trong thúc đẩy
ng trưởng kiềm chế lạm phát ổn định thất nghiệp mức hợp lý, những thay đổi
trong môi trường quốc tế có ảnh hưởng như thế nào đối với thành tựu kinh tế vĩ mô của
một nước?
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, vì những
thay đổi xảy ra trong nền kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết định của hàng triệu
triệu cá nhân, do đó không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không đề cập
đến các quyết định kinh tế vi mô có liên quan. Mặc dù có mối liên hệ gắn bó giữa kinh
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36

Partial preview of the text

Download Microeconomics theory and more Study notes Microeconomics in PDF only on Docsity!

BÀI GIẢNG TÓM TẮT

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

Khái quát và phương pháp nghiên cứu KTH. Khái niệm Nhu cầu của mọi người là vô hạn, mọi người đều muốn sử dụng tất cả mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu, và luôn muốn sử dụng những sản phẩm mới nhất, đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ cao nhất, sản phẩm có chứa nhiều yếu tố công nghệ nhất…Tuy nhiên chúng ta biết rằng khó có thể đạt được điều này vì khả năng thanh toán bị hạn chế. Cũng giống như gia đình, xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xã hội phải phân công xem mọi người sẽ làm những công việc gì và mọi người hưởng thành quả lao động ấy như thế nào? Một số người sẽ phục vụ ngành công nghiệp, một số người sẽ phục vụ lĩnh vực dịch vụ, một số người sẽ phục vụ ngành nông nghiệp…Qua đó mọi người sẽ được phân bổ tất cả sản lượng mà xã hội tạo ra, tất nhiên nó sẽ quyết định ai sẽ ăn gì? Mặc gì? Đi phương tiện gì? Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình. Nó được đặt trên cơ sở một số ý tưởng cơ bản chi phối hành vi cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân và nền kinh tế. Trong xã hội các nguồn lực đó không thể phân bổ bởi một nhà hoạch định duy nhất nào đó mà thông qua các hoạt động liên hệ qua lại giữa hàng triệu triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Chính vì thế các nhà nghiên cứu kinh tế luôn phải xem mọi người ra quyết định như thế nào: họ mua cái gì, mua bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư các khoản tiết kiệm này như thế nào? Các nguồn lực được phân bổ thông qua các hoạt động liên hệ qua lại cho các thành viên trong xã hội. Kinh tế học gồm có kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, trong đó: Kinh tế vi mô : là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và các doanh nghiệp, cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể. Kinh tế vĩ mô : là môn học nghiên cứu các hiện tượng của toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế, nghĩa là các hoạt động khác nhau của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống con hay thị trường cụ thể. Nó giúp chúng ta lý giải những câu hỏi quan trọng có liên quan đến đời sống kinh tế của một quốc gia như điều gì quyết định mức sống và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, tại sao nền kinh tế thường xuyên biến động, chính phủ có vai trò gì trong thúc đẩy tăng trưởng kiềm chế lạm phát và ổn định thất nghiệp ở mức hợp lý, những thay đổi trong môi trường quốc tế có ảnh hưởng như thế nào đối với thành tựu kinh tế vĩ mô của một nước? Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, vì những thay đổi xảy ra trong nền kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết định của hàng triệu triệu cá nhân, do đó không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không đề cập đến các quyết định kinh tế vi mô có liên quan. Mặc dù có mối liên hệ gắn bó giữa kinh

tế vi mô và kinh tế vĩ mô nhưng khi nghiên cứu hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau chính vì thế cách xử lý vấn đề hay phương pháp tiếp cận cũng sẽ khác nhau. Mười nguyên lý cơ bản của kinh tế học Con người ra quyết định như thế nào?

  • Con người phải luôn đối mặt với sự đánh đổi.
  • Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó
  • Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
  • Con người phản ứng với những kích thích. Con người tương tác với nhau như thế nào?
  • Thương mại làm cho mọi người đều có lợi.
  • Thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế
  • Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục của thị trường. Nền kinh tế với tư cách là tổng thể vận hành như thế nào?
  • Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
  • Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.
  • Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học - Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình.
    • Khi phân tích hay lý giải một sự kiện kinh tế thì luôn phải dựa trên những giả thuyết nhất định. Sau khi xác định được kết quả hoạt động kinh tế tăng hay giảm còn phải quan tâm đến sự thay đổi là bao nhiêu.
    • Đặt các vấn đề kinh tế trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Các nhà kinh tế nghiên cứu đối tượng của mình với tính khách quan của một nhà kinh tế giống như nhiều nhà nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học cũng đưa ra các giả thuyết, thu thập số liệu, phân tích và lý giải chứng minh điều này là đúng hay bác bỏ lý thuyết của mình rồi tiếp tục đưa ra giả thuyết. Phương pháp khoa học : quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát. Ở các lĩnh vực khác như sinh học, vật lý, hóa học… các nhà khoa học sẽ dùng thí nghiệm để chứng minh hay phân tích các giả thuyết, lý thuyết, còn đối với những nhà kinh tế học không thể cho nền kinh tế suy thoái, lạm phát hay khủng hoảng để chứng minh các giả thuyết mà sẽ quan sát và qua những chu kỳ, những biến động xảy ra đối với nền kinh tế trong từng giai đoạn để chứng minh hay lý giải giả thuyết là đúng hay sai từ đó sẽ tiếp tục quan sát các sự kiện kinh tế…, thực nghiệm thường gây trở ngại và khó thực hiện trong kinh tế học. Ví dụ nhà kinh tế nghiên cứu lạm phát không được phép thay đổi chính sách tiền tệ quốc gia chỉ để tạo ra những số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của mình, chính vì thế các nhà kinh tế chỉ có thể theo sát những thực nghiệm tự nhiên do thực tế hay lịch sử để lại.

các doanh nghiệp mua luồng hàng hóa, dịch vụ: luồng tiền Đối với mô hình này, nền kinh tế được giả định chỉ có hai nhóm người quyết định, đó là doanh nghiệp và hộ gia đình. Khi đó các doanh nghiệp sẽ sử dụng những đầu vào như lao động, đất đai và tư bản (tư bản: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị...) được gọi là các nhân tố sản xuất để sản xuất các hàng hóa dịch vụ. Hộ gia đình được giả định là người sở hữu các nhân tố sản xuất và tiêu dùng toàn bộ hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất ra. Các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên thị trường. Đường giới hạn năng lực sản xuất: là đường chỉ ra sự kết hợp sản lượng khác nhau mà nền kinh tế có thể sản xuất ra bằng các nhân tố và công nghệ sản xuất hiện có. Mặc dù nền kinh tế sản xuất ra hàng triệu triệu hàng hóa, dịch vụ, nhưng hãy giả định nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa A và B (mặc dù thực tế sản xuất rất nhiều loại hàng hóa dịch vụ), với nguồn lực của nền kinh tế sẽ sản xuất tối đa 1.000 sản phẩm A mà sẽ không có sản phẩm B nào hoặc chỉ sản xuất tối đa được 500 sản phẩm B mà không có sản phẩm. Hình 1. x spA spB

500 x C xD x E A B

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CUNG – CẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Tổng quan về cung và cầu Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (trong khi đó các yếu tố khác không đổi). Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong một thời nhất định. Biểu cầu là bảng mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng Đặc điểm, quy luật cung cung - cầu: Số lượng hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa giảm xuống và ngược lại. Quy luật cầu tương ứng với trực giác: Khi giá (P) giảm xuống, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn và những người tiêu dùng mới cũng sẵn sàng và có khả năng xâm nhập thị trường. Giá cả hàng hóa hay dịch vụ tăng thì lượng cầu sẽ giảm và khi giá giảm thì lượng cầu sẽ tăng, khi đó có thể nói lượng cầu tỉ lệ nghịch với giá cả Lưu ý rằng các mối quan hệ về cầu xem xét ở trên là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu: Chúng ta có các yếu tố cơ bản sau đây:

  • Thu nhập của người tiêu dùng : Khi thu nhập thay đổi thì cầu đối với hàng hóa cũng thay đổi. Đối với các hàng hóa bình thường (thiết yếu, xa xỉ) khi thu nhập tăng thì cầu tăng, còn đối với các hàng hóa cấp thấp thì thu nhập tăng thì cầu giảm. - Quy mô d ân số : Một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn thì cầu sẽ lớn hơn và ngược lại.
  • Giá cả của các loại hàng hóa liên quan : Cầu của hàng hóa hay dịch vụ không những phụ thuộc vào giá của bản thân giá hàng hóa dịch vụ đó mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan. Mỗi hàng hóa có hai loại mối quan hệ với các hàng hóa liên quan. Đó là quan hệ thay thế hoặc quan hệ bổ sung. Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác.
  • Thị hiếu của người tiêu dùng : Khi người tiêu dùng thay đổi ý thích thì quyết định mua (cầu đối với) hàng hóa cũng sẽ thay đổi …
    • Kỳ vọng : Con người có các kỳ vọng về sự thay đổi của các yếu tố như giá, thu nhập, thị hiếu, chất lượng… và điều đó có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.

Số lượng hàng hóa được cung ứng trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại (các yếu tố khác không đổi). Quy luật cung phản ánh một thực tế là khi giá tăng, động cơ sản xuất hàng hóa tăng lên. Cung cũng được biểu diễn thông qua biểu cung và đồ thị cung. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

  • Chính sách thuế : thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thuế có ảnh hưởng đến đường cung của doanh nghiệp vì rằng thuế là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu. Khi thuế đánh vào hàng hóa thì đường cung dịch chuyển lên trên (sang bên trái).
  • Công nghệ sản xuất : Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng quyết định tới năng suất của các doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng quyết định vào đường cung. Công nghệ tiên tiến làm tăng khả năng sản xuất và do đó làm dịch chuyển đường cung xuống dưới (sang bên phải).
  • Giá cả của các yếu tố sản xuất : Khi giá của các yếu tố đầu vào giảm, do đó giảm giá thành tạo cơ hội tăng lợi nhuận nên các doanh nghiệp có xu hướng sản xuất nhiều hàng hóa đó và ngược lại. Giá của các yếu tố đầu vào tác động rất lớn với quyết định cung của doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều hơn - cung tăng. Đường cung dịch chuyển ra bên phải và ngược lại.
  • Số lượng nhà sản xuất: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hóa được sản xuất ra. Do đó ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều. .Mối quan hệ giữa cung và các yếu tố đó được thể hiện dưới dạng phương trình như sau: Sxf ( Px ; Py ; I ; N ; Pi ; CN ) (2.3) Trong đó:
  • Sx - cung hàng hóa X;
  • Px - giá của hàng hóa X;
  • Py - giá của hàng hóa liên quan Y trong sản xuất;
  • T - thuế;
  • N - số người sản xuất;
  • Pi - giá của các yếu tố đầu vào;
  • CN - công nghệ. Biểu cung và đường cung Đường cung có dạng: QScdP (2.4) Trong đó: QS: lượng cung ; P : giá cả; c, d là hằng số. P

Đường cung thị trường bao gồm tất cả các cung về hàng hóa dịch vụ nào đó được cung cấp trên thị trường. Tổng cung phụ thuộc vào các yếu tố của mức cung và số lượng người tham gia cung ứng dịch vụ hàng hóa cho thị trường. Cân bằng thị trường: Khái niệm: Cân bằng thị trường là một tình huống trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi. Cân bằng thị trường xuất hiện tại mức giá tại đó lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Mức giá đó gọi là giá cân bằng; sản lượng đó gọi là sản lượng cân bằng, khi đó: QS = QD hoặc PD= PS. Tuy nhiên mức giá và sản lượng cân bằng không nhất thiết phải giống mức giá và sản lượng bán ra. Giá cân bằng ký hiệu là PE, sản lượng cân bằng là QE. Xác định điểm cân bằng: Khi các nhân tố sau đây thay đổi, đường cung hoặc đường cầu sẽ dịch chuyển hình thành nên giá cân bằng mới và sản lượng cân bằng mới. Trạng thái cân bằng là điểm mà tại đó đường cung và đường cầu giao nhau. Mức giá tại điểm này là giá cân bằng và mức sản lượng tại điểm này là sản lượng cân bằng.

  • Giá của các hàng hóa hay thế hoặc bổ sung thay đổi;
  • Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi;
  • Thị hiếu và sự ưu tiên của người tiêu dùng thay đổi;
  • Công nghệ sản xuất thay đổi;
  • Các chi phí của đầu vào thay đổi;
  • Chính sách của Chính phủ thay đổi. Đồ thị: D

Q

P

PE

QE

  • E > 1 Cầu tương đối co dãn.
  • E < 1 Cầu ít co dãn.
  • E =  Cầu hoàn toàn co dãn Hình 2. d) Các nhân tố ảnh hưởng tới độ co dãn của cầu theo giá:
  • Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế: cầu đối với hàng hóa sẽ co dãn hơn nếu hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế.
  • Bản chất của nhu cầu mà hàng hóa thỏa mãn: nhìn chung các hàng hóa xa xỉ có độ co dãn cao đối với giá trong khi các hàng hóa thiết yếu ít co dãn hơn.
  • Thời gian: thông thường trong dài hạn cầu co dãn nhiều hơn trong ngắn hạn.
  • Tỷ lệ thu nhập dành cho hàng hóa: nếu tỷ lệ nhỏ, thì độ co dãn thấp và ngược lại nếu tỷ lệ đó cao thì độ co dãn cao. e) Mối quan hệ giữa hệ số co dãn của cầu theo giá, sự thay đổi của giá và tổng doanh thu: E: hệ số co dãn của cầu theo giá. P: giá của hàng hóa. TR: tổng doanh thu. Co dãn P tăng P giảm  E> 1 TR giảm^ TR tăng Q P Q P Q P Q=P Q>P Q<P E=1 E>1 E< E= 0 Không co dãn (^) E=  Co dãn hoàn toàn P P Q Q

 E< 1 TR tăng^ TR giảm  E= 1 TR không đổi^ TR không đổi Độ co dãn của cầu theo thu nhập: a) Khái niệm : là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập. Thu nhập có thể có tác dụng khác nhau đến cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa nên hệ số co dãn của cầu theo thu nhập có thể có giá trị dương có giá trị âm. Cụ thể:

  • Nếu là hàng hóa thiết yếu thì 1 > EDI > 0;
  • Nếu là hàng hóa xa xỉ thì EDI > 1;
  • Nếu là hàng hóa cấp thấp thì EDI < 0;
  • Đối với hàng hóa bình thường (xa xỉ và thiết yếu) khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu đối với các hàng hóa đó tăng lên.
  • Đối với các hàng hóa cấp thấp, khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu đối với hàng hóa đó giảm xuống. Trong thực tế các loại hàng hóa như lương thực, nhà ở … thuộc loại hàng hóa thiết yếu: các hàng hóa, dịch vụ như phim ảnh, du lịch, giáo dục tư nhân … thường được coi là hàng hóa xa xỉ. b) Công thức tính : Co dãn đoạn: I Q EDI    % % Q I x I Q EDI     (2.7) Trong đó : - EDI là hệ số co dãn của cầu theo thu nhập.
  • Q là sự thay đổi của lượng cầu.
  • I là sự thay đổi của thu nhập.
  • Q là lượng cầu: 2 QQ^1  Q^2
  • I là thu nhập: 2 II^1  I^2 Ví dụ: Có số liệu điều tra về thu nhập bình quân một tháng của hộ dân cư ở một vùng qua 2 thời kỳ và lượng cầu về ti vi như sau:
  • Py là giá hàng hóa Y. Ví dụ: Có biểu cầu về giá thịt lợn (PY) và lượng cầu về cá (QX) như sau: PY ( đ/kg) QX (tấn/ngày) 80 .000 20 90 .000 22 Áp dụng công thức trên ta có: 0 , 81 21
  1. 000
  2. 000 2 EDxPyx  EDxPy = 0,81 > 0 chứng tỏ đây là 2 hàng hóa thay thế và khi giá thị lợn tăng 1% sẽ làm cho lượng cầu về cá tăng 0,81%. Co dãn điểm X Y Y X DxPy Q P x dP dQ E  (2.10) Độ co dãn của cung
  • Độ co dãn của cung cho biết mức độ phản ứng của lượng cung trước những thay đổi của giá.
  • Cung được coi là co dãn nếu giá cả thay đổi mà lượng cung thay đổi lớn và cung không co dãn trong trường hợp giá thay đổi mà lượng cung thay đổi ít.
  • Cách tính cũng tương tự như co dãn của cầu. Q P Q P Q P Q = P Q > P Q < P E = E> E < E = 0 Không co dãn (^) E =  Co dãn hoàn toàn P P

Dịch chuyển cung - cầu Sự vận động theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu Khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đều làm cho lượng cầu thay đổi ở mọi mức giá: nó làm thay đổi cầu. Chúng ta cần phân biệt sự thay đổi của lượng cầu và sự thay đổi của cầu. Lượng cầu tại mỗi mức giá đã cho biểu thị bằng một điểm trên đường cầu (điểm A hoặc điểm B). Chúng ta thấy rằng sự thay đổi của giá tăng từ P 1 đến P 2 (P 1 < P 2 ) dẫn đến sự thay đổi tương ứng của lượng cầu sẽ giảm từ Q 1 đến Q 2 (Q 1 > Q 2 ). Điều này gọi là sự thay đổi của lượng cầu và được minh họa bằng sự vận động dọc theo đường cầu (từ điểm A tới điểm B). Nếu giá cả hàng hóa giảm xuống và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện tượng tăng lên của lượng cầu đối với hàng hóa đó và ngược lại. ( hình 2.3 ) Mỗi khi một yếu tố quyết định nhu cầu nào đó thay đổi, trừ giá cả hàng hóa đó thì đường cầu sẽ dịch chuyển, như thu nhập, dân số, giá cả của hàng hóa thay thế, thị hiếu.. (có thể tăng hay giảm). Ví dụ khi thu nhập tăng, dân số tăng, sự tăng lên của giá cả hàng hóa thay thế...sẽ làm cho cầu tăng lên do đó đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại. Do đó có thể nói bất kỳ sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu (ngoài yếu tố giá) làm tăng lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển cầu sang phải và ngược lại. (hình 2.4) Tóm lại: đường cầu cho thấy điều xảy ra với lượng cầu về một hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi và tất cả các yếu tố khác quyết định đến lượng cầu không đổi. Khi một trong các yếu tố khác thay đổi thì đường cầu sẽ dịch chuyển Q Q

P

P 2 B QS

P 1 A

Q 1 Q 2 Q

Hình 2. Một sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến đường cung ngoài yếu tố giá sẽ làm thay đổi lượng cung ở mọi mức giá. Điều này được gọi là sự dịch chuyển của đường cung (ví dụ từ S 1 tới S 2 hay S 1 tới S 3 ). Hình 2. Nhận xét: khi có bất kỳ sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung (giá cả, giá các yếu tố đầu vào, công nghệ, kỳ vọng và số lượng) đều làm cho đường cung dịch chuyển sang phải hay trái. Q P S 1 S 2 P S 1 S 2 S 3

D

Hình 2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng (PE) sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu giá thị trường P 1 > PE xuất hiện dư thừa hàng hóa (QS 1 – QD 1 ), xuất hiện sức ép làm cho giá giảm. P S P 1 Pe D QD1 Qe QS1 Q Hình 2. Nếu giá thị trường P 2 < PE xuất hiện thiếu hụt hàng hóa (QD 2 – QS 2 ), xuất hiện sức ép làm cho giá tăng. Trong cả hai trường hợp trên giá cả có xu hướng quay trở về trạng thái cân bằng (PE). Trong cả hai trường hợp đó, lượng giao dịch trên thị trường đều nhỏ hơn lượng cân bằng (Qe) P

Thặng dư tiêu dùng = giá trị đối với người mua – số tiền người mua trả Hình 2. Thặng dư sản xuất (PS) là xem xét những lợi ích mà người bán nhận được từ sự tham gia vào một thị trường, là phần chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá mà doanh nghiệp sẵn sàng bán. Như vậy giống như tiêu dùng thì thặng dư của nhà sản xuất có mối quan hệ mật thiết với đường cung, khi đó phần diện tích nằm dưới đường giá cả và trên đường cung phản ánh thặng dư của nhà sản xuất. Thặng dư của nhà sản xuất = số tiền người bán nhận được – chi phí của người bán. Khi đó tổng tặng dư = thặng dư tiêu dùng + thặng dư sản xuất = giá trị đối với người mua - chi phí của người bán.

P

S

P 1

PS

Q Hình 2.

P

Q P 1

D

CS

Ảnh hưởng của thuế: thuế đánh vào hàng hóa làm dịch chuyển đường cung lên trên dẫn tới giá cân bằng cao hơn và sản lượng cân bằng thấp hơn. Như vậy, sau khi đánh thuế một lượng là t đối với một đơn vị hàng hóa bán ra, giá thị trường tăng lên từ P 1 đến P 2. Sự chênh lệch (P 2 - P 1 ) người tiêu dùng phải chịu, còn nhà sản xuất phải chịu một phần bằng t - (P 2 - P 1 ). Chúng ta thấy rằng sự thay đổi của giá thị trường phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu. Nói một cách khác, nó phụ thuộc vào độ co dãn của cầu. LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI DOANH NGHIỆP Quy luật lợi ích biên giảm dần Lợi ích và lợi ích cận biên

  • Lợi ích là sự hài lòng hay thỏa mãn do tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ mang lại. Ký hiệu là U.
  • Tổng lợi ích là toàn bộ sự hài lòng hay thỏa mãn do sự tiêu dùng toàn bộ hàng hóa, dịch vụ mang lại. Ký hiệu là TU.
  • Lợi ích cận biên phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm mang lại ký hiệu MU. MU = sự thay đổi về tổng lợi ích/ sự thay đổi về số lượng hay MU = TUn – TUn- 1 ( 3 .1) Tổng lợi ích Lợi ích cận biên