Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lý thuyết tài chính tiền tệ, Lecture notes of Financial Theory

Nội dung chỉ để tham khảo. Vui lòng không copy, chúng tôi từ chối mọi trách nhiệm

Typology: Lecture notes

2023/2024

Uploaded on 08/30/2024

quynh-huong-28
quynh-huong-28 🇻🇳

1 document

1 / 42

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---o0o---
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN : LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ TÀI CHÍNH
NHÓM 1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2024
i
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a

Partial preview of the text

Download Lý thuyết tài chính tiền tệ and more Lecture notes Financial Theory in PDF only on Docsity!

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---o0o---

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN : LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ TÀI CHÍNH

NHÓM 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2024

i

ii

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Tìm hiểu về Tài chính do

NHÓM 1 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài Tìm hiểu về Tài chính là trung thực và không

sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Ký tên và ghi rõ họ tên

iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm em xin gởi lời cảm ơn đến giảng

viên Trần Thị Thanh Thu đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và truyền đạt cho chúng

em những kiến thức bổ ích, đưa ra những lời khuyên giúp chúng em giải quyết

những vấn đề gặp phải trong quá trình làm bài để hoàn thành đề tài một cách tốt

nhất.

Do kiến thức nhóm em còn hạn chế nên nội dung bài tiểu luận khó tránh

khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ cô.

Cuối cùng, nhóm em xin chúc cô thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều

thành công trong công việc.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 : Hệ thống tài chính nhà nước.................................................................. 7

Hình 2: Doanh số giao dịch giai đoạn 2021-2023 trên thị trường tiền tệ liên

ngân hàng............................................................................................................ 12

Hình 3: Doanh số giao dịch lien ngân hàng giai đoạn 2021-2023 theo tháng.. 13

Hình 4:Lãi suất thị trường liên ngân hàng theo ngay các kì hạn giai đoạn 2018-

Hình 5:Tỉ trọng số lượng giao dịch của các cấu phần trong hệ thống thanh toán

liên ngân hàng..................................................................................................... 17

Hình 6:Tỉ trọng khối lượng giao dịch của các cấu phần trong hệ thống thanh

toán liên ngân hàng............................................................................................ 18

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tỉ lệ các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giai đoạn

Bảng 2: Tình hình giá trị giao dịch qua hệ thốn thanh toán điện tử liên ngân

hàng giai đoạn 2021-2023................................................................................. 16

viii

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việc chọn đề tài tìm hiểu về tài chính là một quyết định quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc, bởi tài chính không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển cá nhân mà còn đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu tài chính giúp hiểu rõ các nguyên lý quản lý tiền bạc, đầu tư, rủi ro, từ đó có thể đưa ra các quyết định thông minh và hiệu quả hơn trong cuộc sống và công việc. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế ngày càng biến động và phức tạp, sự am hiểu về tài chính trở nên cực kỳ quan trọng để có thể thích ứng và vượt qua những thách thức tài chính. Do đó, việc nghiên cứu tài chính không chỉ cung cấp kiến thức thiết yếu để quản lý tài sản cá nhân mà còn mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu về đề tài: Tìm hiểu về Tài chính là nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các nguyên lý và thực tiễn trong quản lý tài chính, từ đó nâng cao khả năng ra quyết định tài chính một cách chính xác và hiệu quả. Cụ thể, nghiên cứu này hướng tới việc phân tích các công cụ tài chính, chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro, đồng thời đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính. Một mục tiêu quan trọng khác là khám phá các xu hướng và thách thức hiện tại trong lĩnh vực tài chính, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện quản lý tài chính cá nhân và tổ chức. Các giải pháp có thể bao gồm việc áp dụng công nghệ tài chính (FinTech) để tối ưu hóa quy trình đầu tư và quản lý tài sản, phát triển các công cụ phân tích tài chính tiên tiến để dự đoán và quản lý rủi ro hiệu quả, khuyến khích giáo dục tài chính để nâng cao nhận thức và kỹ năng tài chính của cá nhân và doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả quản lý tài chính mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững và ổn định của nền kinh tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tìm hiểu về tài chính bao gồm các khía cạnh cơ bản và nâng cao của quản lý tài chính cá nhân và tổ chức, các công cụ và chiến lược đầu tư, cùng với phân tích rủi ro và ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các thị trường tài chính hiện tại, các công ty tài chính, các chính sách tài chính đang áp dụng với mục tiêu cung cấp cái nhìn toàn diện và cập nhật về tình hình tài chính. Về mặt không gian, nghiên cứu sẽ được thực hiện chủ yếu

trong phạm vi quốc gia và có thể mở rộng ra quốc tế để so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm từ các thị trường khác nhau. Về mặt thời gian, nghiên cứu sẽ xem xét các dữ liệu và xu hướng tài chính trong khoảng thời gian gần đây, cụ thể là từ 5 đến 10 năm trước để đảm bảo tính chính xác và tính ứng dụng của kết quả trong bối cảnh hiện tại và tương lai gần.

4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính giúp chúng ta đi sâu vào hiểu rõ hơn về hành vi, quan điểm, động cơ và trải nghiệm của các cá nhân hoặc nhóm đối tượng liên quan đến tài chính. Phân tích các trường hợp cụ thể của cá nhân hoặc doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về những thách thức và thành công trong quản lý tài chính. Thảo luận nhóm về các vấn đề tài chính để có cái nhìn đa chiều. Nghiên cứu tài liệu có sẵn như báo chí, sách giáo trình, phương tiện thông tin đại chúng,…từ đó chọn lọc, phân tích và tổng hợp để rút ra nội dung.

5. Ý nghĩa của đề tài Tìm hiểu kiến thức tài chính là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sinh viên mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội. Đối với sinh viên, hiểu biết về tài chính giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Khi có khả năng quản lý thu nhập và chi tiêu hiệu quả, sinh viên có thể giảm thiểu áp lực tài chính trong tương lai. Hơn nữa, việc hiểu biết về các khái niệm tài chính như tiết kiệm và đầu tư sẽ tạo điều kiện cho sinh viên bắt đầu tích lũy tài sản từ sớm, qua đó hình thành nền tảng tài chính vững chắc cho sự phát triển sau này. Ở quy mô lớn hơn, sự nâng cao kiến thức tài chính trong xã hội dẫn đến một nhận thức chung mạnh mẽ hơn về các vấn đề kinh tế. Một cộng đồng có nhiều cá nhân am hiểu về tài chính sẽ giúp giảm tỷ lệ nghèo đói, bởi khi mọi người có khả năng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, họ sẽ có thêm cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Sự phát triển của sự hiểu biết này cũng thúc đẩy hoạt động đầu tư và tiêu dùng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả quốc gia. Hơn nữa, những cá nhân được trang bị kiến thức tài chính thường sẽ tham gia tích cực hơn vào các quyết định cộng đồng và chính sách, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân và những người xung quanh. Cuối cùng, việc hình thành một xã hội có nhận thức tài chính cao giúp giảm thiểu rủi ro tài chính, tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng trước những biến động kinh tế. Việc xây dựng một xã hội có hiểu biết sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cả cá nhân lẫn toàn cộng đồng. 6. Bố cục của đề tài

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm sự hình thành và phát triển của tài chính

1.1.1 Khái niệm tài chính

Tài chính vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù lịch sử , nó ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Quá trình sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, tiền tệ sẽ ra đời một cách khách quan. Điều này làm nảy sinh các quan hệ kinh tế gắn liền với sự vận động của tiền tệ gọi là tài chính. Về bản chất, tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế, gắn liền với việc phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của tài chính

Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ ( tiền đề tiên quyết ) :

Vào cuối thời kì công xã nguyên thủy, xã hội bắt đầu có sự phân công lao động dẫn

đến sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hóa và tiền tệ cũng xuất hiện làm trung

gian cho việc trao đổi. Tuy nhiên, bản chất tài chính không phải là tiền tệ. Tài chính

tồn tại thực trong đời sống kinh tế – xã hội thông qua biểu hiện về mặt vật chất là

các quỹ tiền tệ. Và sự tương tác trong quá trình con người sử dụng tiền tệ đã làm

nảy sinh phạm trù tài chính.

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước (tiền đề định hướng ): Khi chế độ tư hữu

xuất hiện, xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp. Trong xã hội có sự đấu tranh

giữa các giai cấp, và nhà nước ra đời để giải quyết các mâu thuẫn giai cấp có từ

thời kì này. Để duy trì quyền lực và sự tồn tại, để phục vụ nhu cầu chi tiêu quốc gia

nhà nước phải tạo lập các quỹ tiền tệ đóng góp từ một phần thu nhập của công

chúng dưới hình thức thuế, phí, lệ phí,…Do đó, tài chính nhà nước xuất hiện ( tài

chính công).

1.2 Bản chất của tài chính

Bản chất tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

1.2.1 Biểu hiện bên ngoài.............................................................................................

Tài chính được biểu hiện thông qua những mối quan hệ kinh tế gắn liền với sự vận động của tiền tệ nhằm phân phối lại các nguồn lực tài chính: quan hệ kinh tế giữa các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội với nhà nước, giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với hộ gia đình và tổ chức xã hội… Các mối quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính bao gồm: Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, tài chính cá nhân và hộ gia đình, tài chính của các tổ chức xã hội.

1.2.2 Nội dung bên trong của tài chính........................................................................

Biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế như vậy được gọi là quan hệ tài chính. Quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các biểu hiện bên ngoài. 1.3 Chức năng của tài chính 1.3.1 Chức năng phân phối

  • Được thực hiện thông qua 2 khâu :
    • Phân phối lần đầu: được tiến hành trong khu vực sản xuất và dịch vụ
    • Phân phối lại: được thực hiện trong khu vực phi sản xuất
  • Đối tượng phân phối tài chính là của cải xã hội được biểu hiện dưới hình thái giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
  • Chủ thể phân phối tài chính là nhà nước, doanh nghiệp, các hô gia đình, các tổ chức xã hội,…Kết quả của quá trình phân phối là hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ với mục đích đã xác định trước như: quỹ tiền tệ nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng của nhà nước, quỹ tiền tệ của doanh nghiệp dùng để sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 1.3.2 Chức năng giám đốc Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động kinh tế, tài chính và chủ thể của giám đốc tài chính cũng là các chủ thể phân phối tài chính. Đối tượng của giám đốc tài chính là các quan hệ kinh tế thông qua quá trình phân phối, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Mục đích của giám đốc tài chính là đảm bảo tính đúng đắn hợp lý của các quan hệ kinh tế, duy trì kỉ cương, pháp luật về tài chính, phát hiện, xử lí, ngăn chặn tham ô, gây lãng phí của cải xã hội, chỉ ra các giải pháp sữa chữa…
  • Doanh số giao dịch : Nếu doanh số giao dịch của một quốc gia tăng, có thể là một dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Điều này có thể làm tăng giá trị của các công ty và làm tăng khả năng của quốc gia để vay tiền và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới. Tuy nhiên, nếu doanh số giao dịch của một quốc gia giảm, có thể là một dấu hiệu của suy thoái kinh tế và giảm thu nhập. Điều này có thể làm giảm giá trị của các công ty và làm giảm khả năng của quốc gia để vay tiền và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới.
  • Rủi ro tài chính:
  • Rủi ro tài chính có thể làm giảm sự tự tin của nhà đầu tư hoặc người tiêu dùng, dẫn đến giảm đầu tư và chi tiêu, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.
  • Tổn thất tài chính: Rủi ro tài chính, chẳng hạn như rủi ro tín dụng (khách hàng không trả nợ) hoặc rủi ro thị trường (biến động giá trị đầu tư), có thể dẫn đến tổn thất trực tiếp. Điều này làm giảm giá trị tài sản và tăng chi phí. 1.6 Hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường 1.6.1 Khái niệm hệ thống tài chính
  • Hệ thống tài chính là tổng thể quá trình vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó.
  • Thành phần của hệ thống tài chính :
  • Tổ chức tài chính
  • Công cụ tài chính
  • Thị trường tài chính
  • Cơ sở hạ tầng tài chính
  • Hệ thống tài chính nước ta hiện nay :

Ngân sách nhà nước

Thị trường tài

chính Tín dụng

Tài chính

doanh

nghiệp

1.6.2 Các thành phần của hệ thống tài chính...............................................................
  • Được cấu thành từ 5 bộ phận :
    • Chủ thể sử dụng cuối cùng : là việc chuyển dịch các nguồn lực tài chính từ chủ thể thặng dư đến chủ thể thiếu hụt.
    • Tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác…
    • Định chế tài chính: gồm định chế tài chính trung gian và bán trung gian. Định chế tài chính trung gian gồm ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng; định chế tài chính bán trung gian gồm ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…
    • Thị trường tài chính: là nơi diễn ra mua bán trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, trên thị trường có sự nảy sinh và phân biệt giữa các bộ phận chuyên môn hóa thị trường tài chính gồm:  Thị trường tiền tệ: là bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn hạn, thời gian trao quyền dưới 1 năm. Các nguồn tài chính ở đây được sử dụng làm phương tiện thanh toán.  Thị trường vốn: là bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn. Các nguồn tài chính ở đây được sử dụng để đầu tư dài hạn và sản xuất kinh doanh.  Thị trường chứng khoán: là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa về việc mua bán các giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng các nguồn tài chính cả ngắn và dài hạn.
    • Cơ sở hạ tầng tài chính: là nền tảng để qua đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch thông qua các định chế tài chính và thị trường tài chính. Gồm hệ thống pháp luật, hệ thống thông tin, hệ thống thanh toán,…

Bảo hiểm

Tài chính tổ chức xã hội và

tài chính hộ gia đình

chính và các hoạt động kinh tế. Nắm bắt cách nhà nước sử dụng tài chính để điều chỉnh và ổn định nền kinh tế giúp hiểu rõ hơn về cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát và lãi suất là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ, chi phí vay mượn, và thu nhập từ đầu tư. Hiểu và dự đoán các yếu tố này giúp đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt hơn. Khả năng tiết kiệm và đầu tư hợp lý không chỉ giúp gia tăng tài sản cá nhân mà còn bảo vệ tài chính trong dài hạn. Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng và hợp lý giúp đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân. Hiểu biết về các thành phần của hệ thống tài chính (như các định chế tài chính, thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính) giúp nhận thức được cách các yếu tố này kết hợp và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các chính sách tài chính quốc gia như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, và chính sách đối với thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và phát triển nền kinh tế. Theo dõi và hiểu các chính sách này giúp dự đoán và điều chỉnh các quyết định tài chính của mình theo sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô. Các yếu tố như lạm phát, biến động lãi suất, và thay đổi trong chính sách tài chính có thể tạo ra rủi ro tài chính. Xây dựng và duy trì các kế hoạch quản lý rủi ro tài chính giúp bảo vệ tài sản và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Tài chính là một lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển. Để duy trì sự hiểu biết và kỹ năng, cần thường xuyên cập nhật kiến thức về các xu hướng, công cụ tài chính mới và các thay đổi trong chính sách tài chính.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế, gắn liền với việc phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Tài chính vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù lịch sử , nó ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Quá trình sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, tiền tệ sẽ ra đời một cách khách quan. Điều này làm nảy sinh các quan hệ kinh tế gắn liền với sự vận động của tiền tệ gọi là tài chính. Tài chính có 2 chức năng : chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ gắn bó với nhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau. Vai trò của tài chính: Công cụ phân phối sản phẩm quốc dân và công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính :Lạm phát ,lãi suất, tiết kiệm và đầu tư, chi tiêu và thu nhập, tình hình của nền kinh tế, các chính sách thuế … Hệ thống tài chính là tổng thể quá trình vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó. Chính sách tài chính quốc gia là tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết sự vận động của các dòng vốn tiền tệ và các nguồn lực tài chính, qua đó tác động của các dòng vốn tiền tệ và các nguồn lực tài chính tác động vào các hoạt động kinh tế theo định hướng nhà nước. Gồm : chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đối với thị trường tài chính, chính sách tỷ giá. Mục tiêu của chính sách tài chính: Tăng cường tiềm lực của nền tài chính quốc gia; nâng cao đời sống xã hội cho người dân, phát triển kinh tế đất nước; tăng cường vị trí tài chính trong nền kinh tế đủ sức chi phối và điều tiết quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.