Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VỀ THẶNG DƯ, Essays (university) of History

LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VỀ THẶNG DƯ VÀO ĐIỀU KIẾN VIỆT NAM HIỆN NAY

Typology: Essays (university)

2020/2021

Uploaded on 06/22/2023

van-thanh-duong
van-thanh-duong 🇻🇳

1 document

1 / 19

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
“LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
CỦA MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VỀ
THẶNG DƯ VÀO ĐIỀU KIẾN VIỆT NAM HIỆN
NAY”
Ngành: KIẾN TRÚC
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Vũ Văn Thành
Sinh viên thực hiện: Dương Văn Thành
MSSV: 21710100068 Lớp: KT21-TC
Học phần: 0000120 Kinh Tế Chính Trị Mác -
Lênin
TP. Hồ Chí Minh, <2022>
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13

Partial preview of the text

Download LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VỀ THẶNG DƯ and more Essays (university) History in PDF only on Docsity!

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

“LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

CỦA MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VỀ

THẶNG DƯ VÀO ĐIỀU KIẾN VIỆT NAM HIỆN

NAY”

Ngành: KIẾN TRÚC

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Vũ Văn Thành

Sinh viên thực hiện: Dương Văn Thành

MSSV: 21710100068 Lớp: KT21-TC

Học phần: 0000120 – Kinh Tế Chính Trị Mác -

Lênin

TP. Hồ Chí Minh, < 2022 >

MỤC LỤC

LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA MÁC VÀ SỰ

VẬN DỤNG HỌC THUYẾT VỀ THẶNG DƯ VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT

NAM HIỆN NAY

  1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 4 LÝ LUẬN VỀ MẶT LƯỢNG & MẶT CHẤT CỦA GIÁ TRỊ VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ................................................................................................. 4 1.1 Mặt Lượng Của Giá Trị Thặng Dư..................................................................... 4 1.1.1 Tỷ suất giá trị thặng dư:............................................................................... 4 1.1.2 Khối lượng giá trị thặng dư:........................................................................ 4 1.1.3 Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư:......................................... 5 1.1.4 Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư............................................... 5 1.2 Mặt Chất Của Giá Trị Thặng Dư........................................................................ 5 1.2.1 Công thức chung của tư bản:....................................................................... 5 1.2.2 Sản xuất giá trị thặng dư:............................................................................. 7 1.3 Bản Chất Giá Trị Thặng Dư............................................................................... 7 CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 10 THỰC TRẠNG VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................................................................................. 10 CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 12 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY................................................................................................................ 12 3.1 Các Giải Pháp Về Vấn Đề Vốn Đầu Tư........................................................... 13 3.1.1 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư cho công nghiệp:................. 13 3.1.2 Khuyến khích và thu hút đầu tư:................................................................ 13 3.1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư liên tục:........................................ 14 3.2 Tích Cực Tăng Chất Lượng Lao Động, Nguồn Lao Động Trong Nước........... 14

chủ nghĩa Mác”. Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư. Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lý luận nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, điều này là chìa khóa đến những vấn đề lý luận khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Lý luận về học thuyết giá trị thặng dư của Mác và sự vận dụng học thuyết về thặng dư vào điều kiện Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình. 2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận cơ bản về giá trị thặng dư, các phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng và vận dụng giá trị thặng dư ở nước ta hiện nay

. Giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta ngày nay. 3/ Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu, trình bày và đặc biệt là logic và phân tích, tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn để thực hiện đề tài. Vì thời gian và kiến thức em có hạn, nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu và sai sót. Vì vậy em kính mong Thầy thông cảm và góp ý để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. 4/ Cấu trúc đề tài: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Chương I: Lý luận về mặt lượng & mặt chất và bản chất của giá trị thặng dư. - Chương II: Thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng giá trị thặng dư ở nước ta hiện nay.

  • Chương II: Một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. - Phần kết luận

được sẽ càng lớn. Như vậycó thể thấy giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột, hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng.

1.1.3 Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư:

Khi ta bán hàng hoá thì giá cả phải luôn luôn cao hơn giá trị của nó. Trong giá cả của hàng hoá gồm giá trị của nó và phần giá trị thặng dư, mà phần giá trị thặng dư được quyết định bởi ba nhân tố là độ dài ngày lao động, cường độ bình thường của lao động và sức sản xuất của lao động.

1.1.4 Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một phạm trù nói lên bản chất của nền sản xuất TBCN. Trong đời sống thực tế của xã hội tư bản, giá trị thặng dư chuyển hoá và biểu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô TBCN. 1.2 Mặt Chất Của Giá Trị Thặng Dư Mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền và người sở hữu sức lao động là điều kiện tiên quyết để sản xuất ra giá trị thặng dư vì vậy việc phân tích của Mác về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư về bản chất và nguồn gốc là một vấn đề cần lưu ý.

1.2.1 Công thức chung của tư bản:

Tiền là sản phẩm cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá. Đồng thời tiền cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Song bản thân tiền không phải là tư bản mà tiền chỉ trở thành tư bản khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức H-T-H. còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức T-H-T. Ta thấy hai công thức này có những điểm giống và khác nhau: Giống nhau: Cả hai sự vận động đều bao gồm hai nhân tố là tiền và hàng và đều có hai hành vi là mua và bán, có người mua, người bán. Khác nhau: Trình tự hai giai đoạn đối lập nhau (mua và bán) trong hai công thức lưu thông là đảo ngược nhau. Với công thức H-T-H thì bắt đầu bằng việc bán

(H-T) và kết thúc bằng việc mua (T-H), bán trước mua sau nhưng tiền chỉ đóng vai trò trung gian và kết thúc quá trình đều là hàng hoá. Ngược lại, với công thức T-H-T thì bắt đầu bằng việc mua (T-H) và kết thúc bằng việc bán (H-T). ở đây tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc còn hàng hoá đóng vai trò trung gian, tiền ở đây chỉ để chi ra để mua rồi lại thu lại sau khi bán. Vậy tiền trong công thức này chỉ được ứng trước mà thôi. Từ đó ta thấy giá trị sử dụng là mục đích cuối cùng của vòng chu chuyển H-T- H giá trị sử dụng tức là nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Như vậy qua trình này là hữu hạn, nó sẽ kết thúc khi nhu cầu được thoả mãn. Động cơ và mục đích của vòng chu chuyển T-H-T là bản thân giá trị trao đổi trong lưu thông điểm đầu và điểm cuối đều là tiền chúng không khác nhau về chất. Do vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Mà như ta đã biết, một món tiền chỉ có thể khác với một món tiền khác về mặt số lượng. Kết quả là qua lưu thông số tiền ứng trước không những được bảo tồn mà còn tự tăng thêm giá trị. Nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’. Trong đó T’=T+Δt số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra là Δt, Các Mác gọi là giá trị thặng dư số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.Từ phân tích trên Mác đã phân biệt rõ ràng tiền thông thường và tiền tư bản. Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông. Còn tiền tư bản là giá trị vận động, nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông quay trở về dưới dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lại cùng một vòng chu chuyển ấy.T-H-T’mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư bản thương nghiệp nhưng ngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng vậy.Tư bản chủ nghĩa cũng là tiền được chuyển hoá thành hàng hoá thông qua sản xuất rồi lại chuyển hoá thành một số tiền lớn hơn bằng việc bán hàng hoá đó. Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T’được biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T’ một số tiền thành một số tiền lớn hơn. Như vậy T-H-T’thực sự là công thức chung của tư bản.Nhưng bên cạnh

ngoại thương, giá cả thống nhất với giá trị, toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đem tiêu dùng chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong nền kinh tế tái sản xuất giản đơn. Từ các giả định đó, Mác đưa ra một loạt các giả thiết để nghiên cứu: Nhà tư bản dự kiến kéo 10 kg sợi; giá 1 kg bông là 1 đôla; hao mòn thiết bị máy móc để kéo 5 kg bông thành 5 kg sợi là 1 đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá trị mới 1 giờ lao động của công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4 giờ người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi. Từ đó, có bảng quyết toán như sau: Tư bản ứng trước Giá trị của sản phẩm mới Giá 10 kg bông 10 đôla Lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và chuyển giá trị 10 kg bông vào 10 kg sợi. 10 đôla Hao mòn máy móc 2 đôla Khấu hao tài sản cố định 2 đôla Tiền thuê sức lao động trong một ngày 4 đôla Giá trị mới do 8 giờ lao động của người công nhân tạo ra 8 đôla Tổng chi phí sản xuất 16 đôla Tổng doanh thu 20 đôla Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư. Từ sự nghiên cứu trên, chúng ta rút ra một số nhận xét sau: Một là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Việc chuyển hoá tiền thành tư bản diến ra trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất, tức là

ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới biến thành tư bản. Hai là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (10 kg sợi), chúng ta thấy có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (sợi) gọi là giá trị cũ. Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Ba là, ngày lao động của công nhân trong xí nghiệp tư bản được chia thành hai phần: Một phần gọi là thời gian lao động cần thiết: Trong thời gian này người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho mình (4 đôla). Phần thời gian còn lại là thời gian lao động thặng dư: Trong thời gian lao động thặng dư người công nhân lại tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla) và bộ phận này thuộc về nhà tư bản (nhà tư bản chiếm đoạt). Từ đó, Mác đi đến khái niệm về giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho họ. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó giá trị sức lao động được trả ngang giá.

làm cao. Muốn khắc phục nhược điểm này ta phải biết tăng chất lượng của nguồn lao động như nâng cao trình độ học vấn của nhân nhất là phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, mở trường dạy nghề, học phải gắn với thực hành. Trước tình hình đó Đảng đã có chủ trương: “ Xã hội hoá giáo dục nhằm đa dạng hoá các loại hình giáo dục, đào tạo với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm”. Với những chủ trương đó chất lượng nguồn lao động đã có những sự biến đổi so với trước đây. Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế). Vì vậy, việc đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở thành nhu cầu cấp bách khi cạnh tranh để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Điển hình là cuộc chạy đua về cung cấp công nghệ 3G giữa ba tập đoàn Vinaphone, Mobiphone và Viettel cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay. Ngày 12/10/2009 vinaphone chính thức ra mắt, thì đến 15/12/ Mobiphone cũng bắt đầu triển khai dịch vụ này. Chậm nhất là Viettel với dịch vụ được bắt đầu từ ngày 25/3/2010, nhưng lại mở đầu bằng chiến dịch khuyến mãi lớn, mà theo đó, Viettel cho phép khách hàng dùng 3G Mobile Internet với mức khởi điểm thấp nhất là 10.000 đồng/tháng, khuyến mãi 50% cước đăng ký 3G và miễn cước hòa mạng cho các thuê bao trả sau D-Com 3G… Ngay lập tức, Mobi tái khẳng định chiến lược “3G cho mọi người” với gói cước Mobile Internet cho người sử dụng có thu nhập thấp, khởi điểm chỉ với 5.000 đồng/tháng (gói M5). Việc kéo người dùng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng là nhằm mục đích tạo ra giá trị thặng dư (lợi nhuận) cho doanh nghiệp. Về mặt hạn chế: những mặt hạn chế khi công nghệ của Việt Nam dù đã được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn thua kém rất nhiều so với các nước phát triển, do phần lớn các công nghệ này vẫn còn là công nghệ đã không còn được sử dụng ở nước ngoài mà được bán lại với giá thành rẻ. Và với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn hẹp, thì sau khi đổi mới công nghệ một lần thì họ phải chờ một quãng thời gian khá dài mới có thể huy động tiền để tiếp tục đổi mới công nghệ trong khi khoa học kĩ

thuật đang biến đổi từng ngày. Thêm nữa, tuy ngân sách nhà nước và tiền của các doanh nghiệp đầu tư cho vấn đề con người là rất lớn nhưng hiện nay số người có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng vẫn còn thấp, bởi đầu tư vào giáo dục vẫn chưa đem lại hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ ở việc tuyển dụng của Intel tại Việt Nam năm 2008 với chỉ tiêu là 4000 nhân viên nhưng cuối cùng kết quả tuyển dụng đã gây ra một sự thất vọng lớn. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. Các doanh nghiệp trong nước cần cố gắng hơn nữa trong việc thay đổi công nghệ. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vừa giúp doanh nghiệp nước ngoài làm quen nhanh chóng hơn với nền kinh tế trong nước, vừa tạo điều kiện giúp doanh nghiệp trong nước có được những công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. Ta đã biết giá trị thặng dư đang được tạo ra như thế nào, vậy phần giá trị thặng dư ấy được phân chia như thế nào? Nếu coi ΔT = m thì ta có thể phân tách m thành: m = m1 + m2 + m3 + m4 + m5 + m6 + m7 + … Trước hết, doanh nghiệp ở bất kì quốc gia nào đều có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước (như ở Việt Nam hiện nay là 25%). 3.1 Các Giải Pháp Về Vấn Đề Vốn Đầu Tư

3.1.1 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư cho công nghiệp:

Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư này cần được coi là nhiệm vụ của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước hay một vài doanh nghiệp nhà nước.

lại là quá trình thực hiện giá trị, mà nếu giá trị không được thực hiện thì cũng không có giá trị thặng dư. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời phải sử dụng các phương thức có hiệu quả để bán hàng, nhằm thực hiện giá trị thặng dư. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động đầu tư. Khi nói đến hiệu quả đầu tư là không chỉ nói đến hiệu quả kinh tế mà còn phải nói đến hiệu quả xã hội (tức là việc đầu tư đó, có thể thu hút được bao nhiêu lao động; ảnh hưởng đến môitrường ở mức độ nào…). Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phụ thuộc vào mục đích của hoạt động đầu tư là hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Vì vậy, khi đầu tư phải xác định rõ mục đích đầu tư và không được thay đổi mục đích đó trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư. Vấn đề nguồn lực vẫn là vấn đề cần được trọng tâm trong thời gian tới. Việc nâng cao chất lượng dạy và học, giảm dần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là vô cùng cần thiết để tránh hiện trạng có cầu mà không có cung như hiện nay. Đối với các địa phương khi tiến hành đầu tư cần phát huy lợi thế so sánh của mình, nhằm tận dụng tối đa những thế mạnh của địa phương mình. 3.2 Tích Cực Tăng Chất Lượng Lao Động, Nguồn Lao Động Trong Nước Cải cách phương pháp đào tạo, gắn việc dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhằm tăng lao động lành nghề, lao động có tri thức để tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ mới. Tăng nhanh tỷ lệ lao động chất xám, lao động có kỹ thuật. Cần phải chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tăng cả về số lượng và chất lượng của lao động trong ngành công nghiệp, giảm về số lượng lao động trong ngành nông nghiệp.

Để phát triển thị trường sức lao động ở nước ta còn cần phải nhanh chóng cải cách chế độ tiền lương, chế độ tiền lương mới cần phải có sự phân biệt đáng kể về thu nhập trên cơ sở lấy hiệu quả lao động làm chính, phân biệt giữa người làm ít với người làm nhiều, giữa lao động phức tạp với lao động giản đơn. Sự phân biệt này góp phần thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng lao động đối với mỗi người lao động, khuyến khích người lao động bán sức lao động của họ ở những nơi có mức tiền lương cao. Mặt khác vẫn phải duy trì những ưu đãi xã hội và thực hiện tốt vấn đề bảo hiểm xã hội…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Tư Bản , quyển tập 1 tập 2.
  2. Nghị Quyết Đại Hội Đảng VII, VIII, IX
  3. Giáo trình kinh tế chính trị học Mác-Lênin, Internet nhiều nguồn
  4. Tạp chí kinh tế và phát triển , Internet nhiều nguồn
  5. https://123docz.net/document/52525-tieu-luan-gia-tri-thang-du-pdf.htm (22/11/2022)
  6. https://hotrovietluanvan.com/tieu-luan-ly-luan-gia-tri-thang-du-vao-nen-kinh-te- viet-nam/ (22/11/2022)
  7. Vũ Văn Thành, Giáo trình bài giảng môn KTCT Mác-Lênin.