Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

luat ngan hang năm 2023, Schemes and Mind Maps of Environmental Law

luat ngan hang năm 2023 bai tap

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 11/11/2023

huy-nguyen-khac-1
huy-nguyen-khac-1 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
I. Câu hỏi bán trắc nghiệm
1. Các tổ chức tín dụng được phép thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.
- Khẳng định Sai;
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 đến khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
- Giải thích: Theo đó, chỉ ngân hàngngân hàng thương mại là các tổ chức tín dụng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng được thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng bao gồm: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài
chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân;
2. Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
- Khẳng định Sai;
- Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
- Giải thích: Theo đó, ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập dưới hình thức công
ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, không phải dưới hình thức
công ty cổ phần.
3. Sở kế hoạch và đầu tư là đơn vị cấp Giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng.
- Khẳng định Sai;
- Căn cứ pháp lý: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
- Giải thích: Theo đó, Ngân hàng Nhà nước mới thẩm quyền cấp Giấy phép theo quy
định của luật. Như vậy, Sở kế hoạch và Đầu tư khôngthẩm quyền cấp Giấy phép hoạt
động cho các tổ chức tín dụng.
4. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân.
- Khẳng định sai;
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 70; Điều 88 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
- Giải thích: + Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên phải pháp nhân, trừ trường hợp thành viên góp vốn của tổ chức tài
chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm tổ chức trong
nước, cá nhân trong nước, ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Quốc Hội.
- Khẳng định sai:
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1, điều 2 Luật ngân hàng nhà nước Việt nam năm 2010;
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download luat ngan hang năm 2023 and more Schemes and Mind Maps Environmental Law in PDF only on Docsity!

ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

I. Câu hỏi bán trắc nghiệm

1. Các tổ chức tín dụng được phép thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.

  • Khẳng định Sai;
  • Căn cứ pháp lý: Khoản 1 đến khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
  • Giải thích: Theo đó, chỉ có ngân hàng và ngân hàng thương mại là các tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng bao gồm: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân; 2. Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
  • Khẳng định Sai;
  • Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
  • Giải thích: Theo đó, ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập dưới hình thức công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, mà không phải dưới hình thức công ty cổ phần. 3. Sở kế hoạch và đầu tư là đơn vị cấp Giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng.
  • Khẳng định Sai;
  • Căn cứ pháp lý: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
  • Giải thích: Theo đó, Ngân hàng Nhà nước mới có thẩm quyền cấp Giấy phép theo quy định của luật. Như vậy, Sở kế hoạch và Đầu tư không có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng. 4. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân.
  • Khẳng định sai;
  • Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 70; Điều 88 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
  • Giải thích: + Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân, trừ trường hợp thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm tổ chức trong nước, cá nhân trong nước, ngân hàng nước ngoài. 5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Quốc Hội.
  • Khẳng định sai:
  • Căn cứ pháp lý: Khoản 1, điều 2 Luật ngân hàng nhà nước Việt nam năm 2010;
  • Giải thích: Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ mà không là cơ quan trực thuộc Quốc hội. 6. Đồng tiền Việt Nam có thể được coi là ngoại hối.
  • Khẳng định Đúng;
  • Căn cứ pháp lý: Điểm đ khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
  • Giải thích: Theo đó, đồng tiền Việt Nam là một trong các loại ngoại hội mà Luật quy định. 7. Các Tổ chức tín dụng phải giải ngân cho khách hàng bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khi số tiền giải ngân trên 100 triệu đồng. Khẳng định sai; Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2017/TT-NHNN Giải thích: Theo đó, nếu khách hàng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì tổ chức tín dụng phải giải ngân bằng tiền mặt 8. Khách hàng từ đủ 15 tuổi trở lên có thể được xem xét vay vốn tại ngân hàng.
  • Khẳng định đúng: Khoản 1, điều 7, thông tư 39/2017/TT-NHNN
  • Giải thích: Theo đó, Tổ chức tín dụng xem xét cho vay với khách hàng cá nhân có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.Như vậy khách hàng từ đủ 15 tuổi trở lên có thể được xem xét vay vốn tại ngân hàng 9. Cho vay trung/dài hạn là khoản vay có thời hạn vay vốn từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Khẳng định sai: Khoản 2,3 Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN
  • Giải thích: Theo đó, hình thức cho vay trung hạn là khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm, cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm. 10. Ngân hàng nhà nước không được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh vay vốn cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
  • Khẳng định sai: Điều 25 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam
  • Giải thích: Theo đó, tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được Ngân hàng nhà nước bảo lãnh vay vốn. 11. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn thì tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
  • Khẳng định sai: Khoản 1, điều 19 thông tư 39/2016/TT-NHNN

16. Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam tại Thanh Hoá là một pháp nhân. Sai: khoản 1, Điều 84; khoản 1, Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015; Giải thích: Theo đó, Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
  3. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Điều 74. Pháp nhân
  4. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  5. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Câu II: Câu hỏi lý thuyết

1. Phân biệt hệ thống ngân hàng một cấp và ngân hàng hai cấp Hệ thống NH 1 cấp Hệ thống NH 2 cấp Mô hình tổ chức tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài. Các chi nhánh không có tư cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Mô hình Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Chức năng của ngân hàng nhà nước Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn trong nhân dân, điều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài… Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện đồng thời chức năng quản lý ngoại hối và trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch ngoại tệ Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành. Các ngân hàng thương mại và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý ngoại hối mà không còn trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch ngoại tệ

các ngân hàng phải cạnh tranh để giành giật khách hàng và phạm vi ảnh hưởng. Sự cạnh tranh là tất yếu trong hoạt động ngân hàng.

3. Trình bày các hình thức cho vay của Tổ chức tín dụng. Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là đến 1 năm. Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là từ trên 1 năm – 5 năm Thường được sử dụng để thoả mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định của khác hàng trong kinh doanh hoặc tiêu dùng, mua BĐS,… Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là từ trên 5 năm trở lên Căn cứ vào tính chất có đảm bảo của khoản vay Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc người thứ ba. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay hoặc người thứ ba. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Cho vay kinh doanh: Các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Cho vay tiêu dùng: Các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng. Căn cứ vào phương thức cho vay Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này. Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp; đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc,...; đầu tư phát triển kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. Cho vay trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: là hình thức vay tín chấp dành cho khách hàng sở hữu thẻ tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

Như vậy, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thanh tra ngân hàng Công thương Việt Nam về lĩnh vực cấp tín dụng.

Tình huống thứ 2

1. Anh Trần Mạnh C là con của ông Trần Mạnh H (ông H đang làm trưởng ban kiểm soát

của NHTMCP S) tới NHTMCP S đề nghị vay số tiền 500.000.000 đồng, với mục đích xây nhà, thời hạn vay là 24 tháng có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hợp pháp của anh C. Ngày 20/09/2021 NHTMCP S lập HĐTD số 2009/2021/HĐTD cho Anh Cvay số tiền 500.000.000 đồng thời hạn 24 tháng, lãi suất 12%/năm, biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền sử dụng đất.

2. Nguyễn Văn H là kiểm toán viên đang tiến hành kiểm toán cho NHTMCP S. Anh H đề

nghị NHTMCP S cho anh vay 200.000.000 đồng, mục đích sửa chữa nhà, không có tài sản bảo đảm. Sau khi thương thảo, NH đồng ý cho anh H vay tiền nói trên. Hỏi:

1. NHTMCP S cho anh C vay là đúng hay sai? Tại sao?

Sai. CSPL: Điểm b, Khoản 1, Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 Giải thích: Theo đó, Anh C là con của ông H (là thành viên của Ban kiểm soát) thuộc đối tượng không được cấp tín dụng. Như vậy, NHTMCP S cho anh C vay là Sai

2. NHTMCP S cho anh H vay không có bảo đảm là đúng hay sai? Tại sao?

Sai. CSPL Điểm a, Khoản 1, Điều 127 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 Giải thích: Theo đó, Anh H là kiểm toán viên đang kiếm toán tại tổ chức tín dụng, đồng thời anh H không có tài sản bảo đảm nên tổ chức tín dụng đó khônng được cấp tín dụng. Như vậy, NHTMCP S cho anh H vay không có bảo đảm là sai.