Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

luật kinh tế đại cương về chuyên nghành tố tụng hình sự, Exercises of Technical Writing

tham khảo 1 số câu hỏi về luật tố tụng hình sự năm 2015

Typology: Exercises

2023/2024

Uploaded on 03/17/2024

linh-ngoc-32
linh-ngoc-32 🇻🇳

1 document

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CÂU HỎI PHẢN BIỆN CĂN CỨ LUẬT TỐ TỤNG 2015
1. CHỈ NGƯỜI GÂY RA THIỆT HẠI CHO NGUYÊN ĐƠN MỚI
CÓ THỂ THÀNH BỊ ĐƠN. NHẬN ĐỊNH ĐÓ ĐÚNG HAY SAI ?
Nhận định SAI. .!Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 thì bị
đơn chỉ cần là người mà nguyên đơn khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên đơn bị bị đơn đó xâm phạm. Tức là, không chỉ người gây thiệt hại cho
nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn, mà trên thực tế, mặc dù, bị đơn không gây
thiệt hại cho nguyên đơn vẫn có thể trở thành bị đơn, trong trường hợp bị đơn đó bị
nguyên đơn khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.:khoản 3. Bị đơn trong vụ án
dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
2. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong 1 vụ án dân
sự ? Đúng hay Sai
=> Nhận định ĐÚNG.!Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật
trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người
được đại diện thì họ không được làm người đại diện. Hay nói một cách
đơn giản, một người không được đại diện cho nhiều đương sự trong
cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập
nhau.
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân
sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này
không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho
nhiều đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b BLTTDS 2015: b) Nếu họ
đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một
đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập
với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một
vụ việc.
3. Tại sao việc thủ tục tố tụng tại tòa án được xem là thiếu linh hoạt
và làm hạn chế cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại?
Câu trả lời: Thủ tục tố tụng tại tòa án thường được quy định cụ thể chi tiết
trong luật pháp, điều này thể tạo ra sự cồng kềnh lúng túng cho các bên
liên quan. Đồng thời, việc phải tuân thủ theo các quy định cụ thể này có thể làm
chậm trễ quá trình giải quyết tranh chấp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
và kinh doanh của các doanh nghiệp.
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download luật kinh tế đại cương về chuyên nghành tố tụng hình sự and more Exercises Technical Writing in PDF only on Docsity!

CÂU HỎI PHẢN BIỆN CĂN CỨ LUẬT TỐ TỤNG 2015

1. CHỈ NGƯỜI GÂY RA THIỆT HẠI CHO NGUYÊN ĐƠN MỚI

CÓ THỂ THÀNH BỊ ĐƠN. NHẬN ĐỊNH ĐÓ ĐÚNG HAY SAI?

 Nhận định SAI.. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 thì bị đơn chỉ cần là người mà nguyên đơn khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị bị đơn đó xâm phạm. Tức là, không chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn, mà trên thực tế, mặc dù, bị đơn không gây thiệt hại cho nguyên đơn vẫn có thể trở thành bị đơn, trong trường hợp bị đơn đó bị nguyên đơn khởi kiện. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.:khoản 3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

2. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong 1 vụ án dân sự? Đúng hay Sai => Nhận định ĐÚNG. Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì họ không được làm người đại diện. Hay nói một cách đơn giản, một người không được đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau. Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự. Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b BLTTDS 2015: b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. 3. Tại sao việc thủ tục tố tụng tại tòa án được xem là thiếu linh hoạt và làm hạn chế cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại? Câu trả lời: Thủ tục tố tụng tại tòa án thường được quy định cụ thể và chi tiết trong luật pháp, điều này có thể tạo ra sự cồng kềnh và lúng túng cho các bên liên quan. Đồng thời, việc phải tuân thủ theo các quy định cụ thể này có thể làm chậm trễ quá trình giải quyết tranh chấp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trích dẫn: Theo Điều 3 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2020, "Thủ tục tố tụng được tiến hành theo nguyên tắc phù hợp, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm công bằng, nhanh chóng và hiệu quả."

4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện do toà án chỉ định khi đương sự không có năng lực hành vi tố tụng dân sự là gì? Theo Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, ‘Điều 88”. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự

  1. Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng. Vậy nên quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện do toà án chỉ định như sau: Trong các trường hợp này, người đại diện của đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do bản thân đương sự không thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cho nên người đại diện theo pháp luật và người đại diện do toà án chỉ định được thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà họ đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Như vậy, đối với quyền và nghĩa vụ này cũng tương tự như quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật. 5. Câu hỏi tình huống: Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe vào tháng 02/2013. Dù đã hết hạn trả nợ và trả xe đã lâu nhưng anh B vẫn không thực hiện nghĩa vụ nên anh A đã khởi kiện anh B ra Tòa án với hai yêu cầu: Anh B phải trả nợ gốc, tiền lãi theo hợp đồng vay tiền và trả lại

Bước 4: Thụ lý vụ án Bước 5: Hòa giải Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử, mở phiên tòa (sơ thẩm) Bước 7 (nếu có): Xét xử phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm

8. Câu hỏi: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau:

  • Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
  • Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  • Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan

trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. ĐIỀU 13: 1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

  1. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
  2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
  3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  4. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

9.Câu hỏi: Tại sao việc kháng cáo phán quyết của tòa án

được coi là một nhược điểm đối với quá trình giải quyết

tranh chấp thương mại?

Câu trả lời: Quá trình kháng cáo thường kéo dài và phức tạp, làm trì hoãn quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này có thể gây ra sự không chắc chắn và mất thời gian cho các bên liên quan, cũng như ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Trích dẫn: Theo Điều 289 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2020, "Bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp dưới có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn có thể bị kháng cáo đến Tòa án cấp trên."