Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

luật kinh doanh, công ty cổ phần, Summaries of Combinatorics

năm 20244444444444444444444444

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 02/16/2025

chau-to-nguyen-hoan
chau-to-nguyen-hoan 🇻🇳

1 document

1 / 28

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
- Highlight Xanh: ý chính để vào ppt ( vì có quá nhiều quyền và nghĩa vụ)
- Chữ xanh dương: chú ý
- Chữ đỏ: điều khoản
-Chữ xanh lá: thuyết trình nghiên cứu thêm để hiểu nd
Nội Dung CTCP
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
1. Thế nào là Công ty cổ phần?
CTCP là DN có tư cách pháp nhân, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, có từ 3 thành viên trở lên ( được gọi là cổ đông).
I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC
ĐIỂM
Trần Thị HIền Trâm
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA LDN LIÊN QUAN ĐẾN CTCP
Nguyễn Đăng Khuê
III. QUY CHẾ PHÁP Phan Nguyễn Thục Hân
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ Tô Nguyễn Hoàn Châu
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c

Partial preview of the text

Download luật kinh doanh, công ty cổ phần and more Summaries Combinatorics in PDF only on Docsity!

**- Highlight Xanh: ý chính để vào ppt ( vì có quá nhiều quyền và nghĩa vụ)

  • Chữ xanh dương: chú ý
  • Chữ đỏ: điều khoản -Chữ xanh lá: thuyết trình nghiên cứu thêm để hiểu nd** Nội Dung CTCP I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 1. Thế nào là Công ty cổ phần? CTCP là DN có tư cách pháp nhân, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, có từ 3 thành viên trở lên ( được gọi là cổ đông).

I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC

ĐIỂM

Trần Thị HIền Trâm II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA LDN LIÊN QUAN ĐẾN CTCP Nguyễn Đăng Khuê III. QUY CHẾ PHÁP LÍ Phan Nguyễn Thục Hân IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ Tô Nguyễn Hoàn Châu

Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào.

2. Đặc điểm Căn cứ Điều 111 LDN 2020, CTCP có các đặc điểm sau đây: 1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần b) Cổ đông có thể là cá nhân; tổ chức, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tạ i khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. 2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục IV-4 tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)(Bộ kế hoạch và đầu tư). Phải có đầy đủ các yếu tố được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì mới được coi là tư cách pháp nhân. 3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.  ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CTCP Ưu điểm Nhược điểm

lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. ty cổ phần cũng phức tạp hơn đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán

**- Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn

  • Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành. II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA LDN LIÊN QUAN ĐẾN CTCP** 1. Góp vốn vào CTCPNhững người có quyền góp vốn vào CTCP: Căn cứ theo Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 , tổ chức/cá nhân có quyền góp vốn vào công ty cổ phần trừ các trường hợp sau:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng;
  • Các đối tượng không được góp vốn theo quy định của Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức và Luật Phòng, chống tham nhũng.  Các hình thức góp vốn
  • Cá nhân hoặc tổ chức có thể góp vốn vào công ty cổ phần theo 2 cách sau: góp vốn bằng tiền và góp vốn bằng tài sản ( tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 LDN 2020).
  • Ngoài ra, hình thức góp vốn vào công ty cổ phần cũng được quy định khá rõ ràng tùy vào đối tượng góp vốn, cụ thể:
    • Nếu cá nhân góp vốn vào công ty thì có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán phù hợp với quy định pháp luật;
    • Nếu tổ chức (doanh nghiệp/công ty) góp vốn thì không được dùng tiền mặt mà phải thanh toán bằng séc hoặc thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác phù hợp với quy định hiện hành.  Thanh toán cổ phần đã mua
  • Thời gian thanh toán cổ phần đã đăng ký mua Căn cứ Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
  • Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này.

Tăng vốn điều lệ (Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020)

  • Tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần là việc huy động, bổ sung thêm nguồn vốn bằng cách chào bán cổ phần của công ty. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
  • Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ
  • Chào bán cổ phần ra công chúng
  • Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.  Giảm vốn điều lệ ( Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020) Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty với điều kiện:
  • Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp
  • Công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.
  • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

3. Rút vốn và chuyển nhượng vốn góp 3.1. Vấn đề về rút vốn

  • Theo khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 , thì cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
  • Theo Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”  Như vậy, cổ đông sáng lập hoặc cổ đông của công ty cổ phần không được rút vốn khỏi công ty cổ phần. Nếu cổ đông sáng lập hoặc cổ đông muốn rút vốn ra khỏi Công ty thì phải thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác. 3.2. Chuyển nhượng vốn góp CTCP Chuyển nhượng cổ phần (Điều 127 Luật Doanh Nghiệp 2020) Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
  • Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
  • Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty. 4. Phân chia cổ tức Theo khoản 5 Điều 4 LDN 2020 về khá niệm cổ tức: Cổ tức là khoảng lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. 4.1. Chia cổ tức trong CTCP: Hiện nay có 2 loại cổ tức bao gồm cổ tức cổ phần ưu đãi và cổ tức cổ phần cổ thông. - Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi:
    • Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.
    • Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. - Đối với cổ tức của cổ phần phổ thông: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. 4.2. Hình thức chi trả cổ tức
      • Theo quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 , cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trường hợp nếu cố tức được chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.  Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần). III. QUY CHẾ PHÁP LÍ

1. Xác lập tư cách cổ đông Tư cách cổ đông của tổ chức, cá nhân có thể được xác lập trong các trường hợp sau: 1.1. Tổ chức cá nhân đăng kí và mua cổ phần khi công ty cổ phần được thành lập - Điều 120, Khoản 1; 2, Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ: + công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập (Khoản 1),

  • các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% cổ phần phổ thông của công ty và được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (Khoản 2).  Như vậy, những cổ đông không phải cổ đông sáng lập cũng có quyền đăng kí mua hoặc mua số cổ phần mà công ty được quyền chào bán, nhưng tổng số cổ phần phổ thông tối đa họ có thể mua là 80%.  Như vậy, tại thời điểm thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần có hai loại cổ đông: cổ đông sáng lập và cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập.
  • Tuy nhiên, theo Điều 113, Khoản 1; 2; 3 , Luật doanh nghiệp 2020:
  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số tiền mua cổ phần trong vòng 90 ngày kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1). + Trong thời gian đó, quyền biểu quyết của cổ đông được tính theo số cổ phần đã được đăng ký mua (Khoản 2). + Nếu sau 90 ngày, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần, các quyền lợi sẽ được điều chỉnh như sau (Khoản 3):

1.4. Hưởng thừa kế cổ phần thuộc di sản của cổ đông là cá nhân đã chết hoặc bị tuyên là đã chết. Theo Điều 127, Khoản 3-4, Luật Doanh nghiệp 2020 , khi cổ đông là cá nhân chết, người thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật sẽ trở thành cổ đông của công ty (Khoản 3), trừ khi họ từ chối nhận di sản. Nếu không có người thừa kế, hoặc người thừa kế từ chối hay bị truất quyền thừa kế, số cổ phần sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự (Khoản 4). 1.5. Được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần Điều 127, Khoản 5, Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác hoặc sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. 1.6. Tổ chức, cá nhân mua cổ phần được bán đấu giá để thi hành án Trong trường hợp tài sản của cổ đông bao gồm cổ phần được đem ra đấu giá để thi hành án thì nhà đầu tư mua cổ phần được bán đấu giá sẽ trở thành cổ đông CTCP và có tư cách cổ đông tương ứng với loại cổ phần mà mình mua

2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 2.1. Quyền của cổ đông 2.1.1. Quyền của cổ đông phổ thông (Điều 115, Luật doanh nghiệp 2020 nhờ thuyết trình nghiên cứu thêm trong vb luật)Quyền cơ bản của cổ đông:

  • Tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, mỗi cổ phần có 1 phiếu
  • Nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
  • Ưu tiên mua cổ phần mới phát hành
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định)
  • Xem xét và trích lục các tài liệu quan trọng liên quan đến công ty
  • Khi công ty giải thể, cổ đông được nhận phần tài sản tương ứng với tỷ lệ cổ phần  Quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần trở lên:
  • Xem xét và trích lục các báo cáo, biên bản, tài liệu tài chính và giao dịch quan trọng của công ty (trừ bí mật thương mại).
  • Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp cụ thể.
  • Yêu cầu kiểm tra các vấn đề quản lý và điều hành của công ty.  Quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên:
  • Đề cử thành viên vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
  • Việc đề cử tuân theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy định chung nếu Điều lệ không có quy định khác.  Quyền khác: Được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 2.1.2. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (Điều 116, Luật doanh nghiệp 2020)
  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp: chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế là ngoại lệ). 2.1.3. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức ( Điều 117, Luật doanh nghiệp 2020)
  • Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

3. Chấm dứt tư cách cổ đông 3.1. Chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn quy định: Điều 113, Khoản 1 và 3, Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp có quy định khác (Khoản 1).  Nếu sau thời hạn này, cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty (Khoản 2). 3.2. Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần: Khi cổ đông chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác, tư cách cổ đông của người bán cổ phần sẽ chấm dứt khi thông tin người mua được ghi nhận trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. 3.3.Tặng hoặc sử dụng toàn bộ cổ phần để trả nợ Bản chất của việc tặng cho cổ phần hay dùng cổ phần để trả nợ chỉnh là đổi chủ sở hữu đối với số cổ phần đó. Và đương nhiên, người tặng cho và người dùng cổ phần để trả nợ sẽ không còn là chủ sở hữu của số cổ phần đó. Hay nói cách khác, họ cũng không còn tư cách thành viên của CTCP. 3.4. Hoàn trả toàn bộ giá trị cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có thể yêu cầu công ty hoàn vốn, và sau khi nhận lại toàn bộ giá trị cổ phần, tư cách cổ đông sẽ chấm dứt. 3.5. Công ty mua lại toàn bộ cổ phần: 3.5.1. Mua lại cổ phần theo yêu cầu cổ đông (Điều 132, Luật doanh nghiệp 2020): Cổ đông phản đối nghị quyết của công ty có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Sau khi mua lại, cổ đông mất tư cách và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký. (Tương tự như công ty

TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Với việc công ty mua lại toàn bộ cổ phần của cổ đông theo yêu cầu, tư cách cổ đông của công ty sẽ chấm dứt và bị xóa tên khỏi sổ đăng kí cổ đông công ty. thuyết trình có thể tham khảo) 3.5.2. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Điều 133, Luật doanh nghiệp 2020) : Công ty có thể mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông hoặc ưu đãi cổ tức đã bán, theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông. (công ty mua lại toàn bộ cổ phần của một cổ đông theo Điều 133 Luật doanh nghiệp

  1. Theo quy định, công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, cơ quan này có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định thuyết trình có thể tham khảo) 3.6. Cổ đông chết hoặc tổ chức bị giải thể: Tư cách cổ đông sẽ chấm dứt tại thời điểm mở thừa kế đối với cổ đông là cá nhân và chấm dứt đối với tổ chức tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố tổ chức đó giải thể hoặc phá sản. IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ

2. Vai trò ( Quyền và Nghĩa Vụ của từng chức danh ) a. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông ( Điều 138 LDN 2020) - Đặc điểm (Khoản 1 Điều 138): + gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết + là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP - Quyền và nghĩa vụ ( Khoản 2 Điều 138): + Thông qua định hướng phát triển của công ty; + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
  • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
  • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
  • Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
  • Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. b. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị ( Điều 153 LDN 2020)
  • Đặc điểm:
  • Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra ( Điều 153 + 154)