Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Luật Cạnh Tranh 2018, Study notes of Latin literature

Luật cạnh tranh 2018, khoá 2021-2025

Typology: Study notes

2023/2024

Uploaded on 10/23/2024

thuy-duong-nguyen-36
thuy-duong-nguyen-36 🇻🇳

2 documents

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
m tắt
Câu 1: những đặc điểm cơ bản của luật cạnh tranh
Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ
thể kinh doanh trên thương trường, đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi Luật Cạnh
tranh trong thực tế. Đó là các quy định về: tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thi hành Luật
Cạnh tranh; trình tự thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh; các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh
tranh’. Xét trong tổng thể hệ thống pháp luật, Luật Cạnh tranh là mảng quy định khá đặc thù. Có thể
nói pháp luật cạnh nằm giữa ranh giới luật công và luật tư, bởi Luật Cạnh tranh sử dụng quyền lực
công (quyền lực nhà nước) để điều chỉnh các quan hệ tư như quan hệ hợp đồng trong kinh doanh
thương mại. Các đặc trưng của pháp luật cạnh tranh có thể kể đến như sau:
-Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái. Điều này thể hiện ở chỗ, trong
Luật Cạnh tranh không có điều khoản nào quy định các doanh nghiệp cần làm gì, hay hướng
dẫn các doanh nghiệp phải làm gì để đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Mà các quy định
chủ yếu hướng tới việc cấm đoán các hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp.
-Thứ hai, pháp luật cạnh tranh có tính mềm dẻo. Theo đó pháp luật cạnh tranh thường đặt ra
các điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi hành Luật Cạnh tranh
có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt.
-Thứ ba, ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh
còn các quy định hình thức điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh xử vi phạm
pháp luật cạnh tranh.
=>Một cách tổng quát có thể hiểu pháp luật cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể cạnh tranh trên thị trường và hoạt động tố tụng cạnh
tranh.
Vị trí và mối quan hệ của luật cạnh tranh với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt
Nam
*Vị trí của Luật Cạnh tranh trong hệ thống pháp luật
Luật Cạnh tranh một bộ phận của pháp luật kinh tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
điều chỉnh các hành vi liên quan đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh, bao gồm việc kiểm
soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và kiểm soát các
hành vi tập trung kinh tế.
Luật Cạnh tranh được coi một lĩnh vực luật độc lập, chuyên biệt về cạnh tranh và bảo vệ thị
trường khỏi các hành vi lạm dụng hoặc thao túng nhằm tạo lợi thế không công bằng. Mục tiêu
của Luật Cạnh tranh nhằm duy trì và bảo vệ một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích
hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng.
*Mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các ngành luật khác
Luật Cạnh tranh Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi kinh doanh
nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng. Luật Cạnh tranh giúp bổ sung và hoàn thiện
các quy định pháp luật để đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp đều tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh
lành mạnh và khônghành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh hay thực hiện các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Luật Cạnh tranh không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều
ngành luật khác.
pf3

Partial preview of the text

Download Luật Cạnh Tranh 2018 and more Study notes Latin literature in PDF only on Docsity!

Tóm tắt Câu 1: những đặc điểm cơ bản của luật cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường, đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh trong thực tế. Đó là các quy định về: tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thi hành Luật Cạnh tranh; trình tự thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh; các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh’. Xét trong tổng thể hệ thống pháp luật, Luật Cạnh tranh là mảng quy định khá đặc thù. Có thể nói pháp luật cạnh nằm giữa ranh giới luật công và luật tư, bởi Luật Cạnh tranh sử dụng quyền lực công (quyền lực nhà nước) để điều chỉnh các quan hệ tư như quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại. Các đặc trưng của pháp luật cạnh tranh có thể kể đến như sau:

  • Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái. Điều này thể hiện ở chỗ, trong Luật Cạnh tranh không có điều khoản nào quy định các doanh nghiệp cần làm gì, hay hướng dẫn các doanh nghiệp phải làm gì để đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Mà các quy định chủ yếu hướng tới việc cấm đoán các hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp.
  • Thứ hai, pháp luật cạnh tranh có tính mềm dẻo. Theo đó pháp luật cạnh tranh thường đặt ra các điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi hành Luật Cạnh tranh có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt.
  • Thứ ba, ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh còn có các quy định hình thức điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh. =>Một cách tổng quát có thể hiểu pháp luật cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể cạnh tranh trên thị trường và hoạt động tố tụng cạnh tranh. Vị trí và mối quan hệ của luật cạnh tranh với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam *Vị trí của Luật Cạnh tranh trong hệ thống pháp luật Luật Cạnh tranh là một bộ phận của pháp luật kinh tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nó điều chỉnh các hành vi liên quan đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh, bao gồm việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế. Luật Cạnh tranh được coi là một lĩnh vực luật độc lập, chuyên biệt về cạnh tranh và bảo vệ thị trường khỏi các hành vi lạm dụng hoặc thao túng nhằm tạo lợi thế không công bằng. Mục tiêu của Luật Cạnh tranh nhằm duy trì và bảo vệ một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. *Mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các ngành luật khác Luật Cạnh tranh ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi kinh doanh nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng. Luật Cạnh tranh giúp bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp đều tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và không có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh hay thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Luật Cạnh tranh không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành luật khác.
  • Luật Dân sự: Nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến vi phạm hợp đồng hoặc hành vi gây thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự. Khi các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các bên, các quy định về bồi thường thiệt hại của Luật Dân sự sẽ được áp dụng.
  • Luật Thương mại: Luật Thương mại điều chỉnh các hoạt động thương mại, và Luật Cạnh tranh đóng vai trò kiểm soát các hành vi cạnh tranh trong thương mại. Ví dụ: việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến tự do thương mại.
  • Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cả hai luật này đều hướng tới mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng
  • Luật Hình sự: Một số hành vi vi phạm cạnh tranh nghiêm trọng như gian lận, thông đồng thao túng giá, hoặc lạm dụng quyền lực kinh tế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.
  • Luật Sở hữu trí tuệ: Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền lợi của các tác giả, nhà phát minh và doanh nghiệp trong việc sử dụng và khai thác các sáng tạo trí tuệ, trong khi Luật Cạnh tranh đảm bảo quyền này không bị lạm dụng để hạn chế cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như một công cụ để bảo vệ vị thế cạnh tranh, nhưng Luật Cạnh tranh sẽ can thiệp nếu quyền này bị lạm dụng để độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh.
  • Luật Đầu tư: Một môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Luật Cạnh tranh đảm bảo rằng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam được tham gia thị trường một cách bình đẳng, không bị cản trở bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác. Như vậy, Luật Cạnh tranh không chỉ là luật riêng lẻ mà còn gắn kết chặt chẽ với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật, đảm bảo sự điều chỉnh toàn diện và hài hòa đối với hoạt động của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, và duy trì trật tự kinh tế. Câu 2: Theo khoản 2 Điều 24 của Luật Cạnh tranh 2018, một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi: “2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổn thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan; d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. Căn cứ Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018, trong tình huống này:
  • Công ty H có 20% thị phần trên thị trường liên quan.
  • Công ty T có 30% thị phần trên thị trường liên quan.