Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lời dẫn giới thiệu Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Tây Hồ, Papers of Media & Society

môn học Truyền thông đa phương tiện năm 2025 sinh viên EPU

Typology: Papers

2024/2025

Uploaded on 02/25/2025

huong-thu-33
huong-thu-33 🇻🇳

2 documents

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Giữa lòng thủ đôNội, bên bờ hồ Tây lộng gió, có một nơi linh thiêng gắn liền với
đời sống tâm linh của người Việt – Phủ Tây Hồ. Đây không chỉ là một di tích văn hóa
quan trọng mà còn là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi thờ tự vị Thánh Mẫu quyền
năng – Mẫu Liễu Hạnh. Hãy cùng khám phá Phủ Tây Hồ để hiểu hơn về lịch sử, huyền
thoại và giá trị tín ngưỡng nơi đây.
Theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được xây dựng từ thế kỉ XVII. Bước từ nghi môn
ngoại vào Phủ Tây Hồ nằm ở bên trái, bên phải là đền Kim Ngưu. Ngoài ra, còn 1
cổng vào là nghi môn nội. Ở phía trước điện thờ là Lầu cô, Lầu cậu. Kiến trúc nơi
đây qua bao thăng trầm lịch sử vẫn giữ được những nét cổ kính, đặc trưng vốn có.
Với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam, cùng với đó là những
điện thờ. Tại tiền đường là ban thờ Tam phủ công đồng.
Lớp giữa tại Hậu cung là ban thờ TamYTòa Thánh Mẫu, có cửa võng đề “Tây Hồ
phong nguyệt” và đôi câu đối ca ngợi Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Lớp trong cùng tại
Hậu cung là nơi đặt tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai hầu cận là Chầu
Quỳnh, Chầu Quế.
Lầu Sơn Trang nằm bên trái Điện thờ, nằm tại mặt Đông của sân trong.
Lầu Sơn Trang 3 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Phía trước là sân trong phủ
cóYgiá để chuông,Ymột cây si cổ thụ, đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”.
Trên vị trí cao nhất của động Sơn Trang thờ mẫu Địa, Mẫu Đệ Nhị, mẫu Thượng
Ngàn. 2 bên tả hữu thờ nhị vị vương bà hóa thân của mẫu địa, ngoài ra còn thờ
thập nhị vương cô.
Nhưng Thánh Mẫu Liễu Hạnh vẫn là vị thánh Mẫu được thờ chính tại nơi đây. Từ
lâu, Mẫu Liễu Hạnh đã được xem là một nhân vật vô cùng quan trọng trong tín
ngưỡng Việt Nam, đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu, tam phủ, tứ phủ của Việt
Nam, đây là một tín ngưỡng độc đáo của nước ta. Bà còn được gọi bằng các tên:
Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên hoặc ở nhiều nơi
thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Mẫu Liễu. Bà là một trong bốn vị
Thánh Tứ bất tử, thường xuyên giúp đỡ người dân và được nhiều triều đại phong
kiến nước ta sắc phong để tri ân.
Theo huyền tích, Mẫu Liễu Hạnh vốn là công chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của
Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc mà bị vua cha giáng xuống trần gian.
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download Lời dẫn giới thiệu Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Tây Hồ and more Papers Media & Society in PDF only on Docsity!

Giữa lòng thủ đô Hà Nội, bên bờ hồ Tây lộng gió, có một nơi linh thiêng gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt – Phủ Tây Hồ. Đây không chỉ là một di tích văn hóa quan trọng mà còn là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi thờ tự vị Thánh Mẫu quyền năng – Mẫu Liễu Hạnh. Hãy cùng khám phá Phủ Tây Hồ để hiểu hơn về lịch sử, huyền thoại và giá trị tín ngưỡng nơi đây. Theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được xây dựng từ thế kỉ XVII. Bước từ nghi môn ngoại vào Phủ Tây Hồ nằm ở bên trái, bên phải là đền Kim Ngưu. Ngoài ra, còn 1 cổng vào là nghi môn nội. Ở phía trước điện thờ là Lầu cô, Lầu cậu. Kiến trúc nơi đây qua bao thăng trầm lịch sử vẫn giữ được những nét cổ kính, đặc trưng vốn có. Với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam, cùng với đó là những điện thờ. Tại tiền đường là ban thờ Tam phủ công đồng. Lớp giữa tại Hậu cung là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, có cửa võng đề “ Tây Hồ phong nguyệt ” và đôi câu đối ca ngợi Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Lớp trong cùng tại Hậu cung là nơi đặt tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai hầu cận là Chầu Quỳnh, Chầu Quế. Lầu Sơn Trang nằm bên trái Điện thờ, nằm tại mặt Đông của sân trong. Lầu Sơn Trang 3 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Phía trước là sân trong phủ có giá để chuông, một cây si cổ thụ, đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”. Trên vị trí cao nhất của động Sơn Trang thờ mẫu Địa, Mẫu Đệ Nhị, mẫu Thượng Ngàn. 2 bên tả hữu thờ nhị vị vương bà hóa thân của mẫu địa, ngoài ra còn thờ thập nhị vương cô. Nhưng Thánh Mẫu Liễu Hạnh vẫn là vị thánh Mẫu được thờ chính tại nơi đây. Từ lâu, Mẫu Liễu Hạnh đã được xem là một nhân vật vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng Việt Nam, đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu, tam phủ, tứ phủ của Việt Nam, đây là một tín ngưỡng độc đáo của nước ta. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Mẫu Liễu. Bà là một trong bốn vị Thánh Tứ bất tử, thường xuyên giúp đỡ người dân và được nhiều triều đại phong kiến nước ta sắc phong để tri ân. Theo huyền tích, Mẫu Liễu Hạnh vốn là công chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc mà bị vua cha giáng xuống trần gian.

Bà đã 3 lần giáng trần làm người, lần thứ nhất, bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vị Nhuế, Ý Yên, Nam Định, được đặt tên là Phạm Tiên Nga. Đến khi tròn 40 tuổi thì bà hóa sinh về trời. Lần thứ hai, bà giáng vào nhà họ Lê, tên là Lê Thị Thắng, hiệu Giáng Tiên, ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Năm 21 tuổi, bà không bệnh mà mất vào giờ Dần ngày 3/3/1577. Lần thứ ba, bà giáng tại Nga Sơn, Thanh Hóa, đến năm 18 tuổi thì mãn hạn hồi tiên. Trong cả 3 lần giáng sinh, Mẫu Liễu Hạnh đều thường xuyên chu du thiên hạ, cứu nhân độ thế, hành thiện giúp đời. Bà được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân," "Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương." Cuối cùng, bà quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã hoàng Bồ tát. Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng phổ biến và lâu đời nhất trong văn hóa Việt Nam. Đây là tín ngưỡng tôn vinh các vị nữ thần, đại diện cho các yếu tố tự nhiên như trời, đất, nước và rừng. Trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, có ba vị Thánh Mẫu chính được tôn thờ, bao gồm Mẫu Thượng Thiên (đại diện cho trời), Mẫu Thượng Ngàn (đại diện cho núi rừng) và Mẫu Thoải (đại diện cho sông nước). Mỗi vị Thánh Mẫu đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phù hộ cho con người trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có vai trò tôn vinh người phụ nữ, biểu tượng cho sự sáng tạo, sinh sôi và chăm sóc gia đình. Với hệ thống các nghi lễ và phong tục phong phú, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một phần quan trọng của đời sống văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là Liễu Hạnh Thánh Mẫu, đã phát triển mạnh mẽ tại Phủ Tây Hồ. Tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ là một hình thức tôn giáo mà còn là sự thể hiện tình cảm kính trọng của người dân đối với các yếu tố thiên nhiên như đất, nước và rừng. Phủ Tây Hồ đã trở thành trung tâm lớn của tín ngưỡng này, nơi mà người dân Hà Nội và các vùng lân cận thường xuyên đến để cầu xin sự che chở của các vị Mẫu. Đặc biệt, vào những dịp đầu năm hoặc những ngày lễ quan trọng, hàng ngàn người đổ về đây để tham gia các nghi lễ tôn giáo, cầu nguyện cho sức khỏe, may mắn và bình an.

tổ tiên. Trước những thay đổi và thách thức của xã hội hiện đại, việc bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Tây Hồ đang là một nhiệm vụ cấp thiết. Nhà nước và cộng đồng đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì và nâng cấp di tích, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm giới thiệu và quảng bá giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu đến với đông đảo người dân. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay tổ chức mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Điều này không chỉ giúp giữ gìn một phần di sản văn hóa quý báu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch văn hóa và tâm linh. Phủ Tây Hồ và tín ngưỡng thờ Mẫu là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam. Với lịch sử lâu đời, kiến trúc đặc sắc và giá trị tâm linh sâu sắc, Phủ Tây Hồ đã và đang đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển đời sống tinh thần của người dân. Trong tương lai, di tích này sẽ tiếp tục là điểm đến thiêng liêng và ý nghĩa đối với các thế hệ tiếp theo, không chỉ trong lòng người dân Việt Nam mà còn trong mắt du khách quốc tế.