Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Logistics va quan ly chuoi cung ung, Lecture notes of Logistics

logistics va quan ly chuoi cung ung

Typology: Lecture notes

2023/2024

Uploaded on 02/12/2025

nhung-djao-thi
nhung-djao-thi 🇻🇳

1 document

1 / 52

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI KINH TẾ
BỘ MÔN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GTVT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : Đào Thị Nhung
Mã sinh viên : 213234382
Lớp : Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 2
Khóa : 62
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thu Huyền
Hà Nội, tháng 2 năm 2025
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34

Partial preview of the text

Download Logistics va quan ly chuoi cung ung and more Lecture notes Logistics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

BỘ MÔN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GTVT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện : Đào Thị Nhung Mã sinh viên : 213234382 Lớp : Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 2 Khóa : 62 Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thu Huyền

Hà Nội, tháng 2 năm 2025

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

BỘ MÔN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GTVT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Đề tài dự kiến : Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh GHN Express tại công ty GHN

Hà Nội, tháng 2 năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Về quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên

Họ và tên sinh viên : Đào Thị Nhung Lớp : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2 – K Thời gian thực tập : Từ ngày 30/12/2024 đến ngày 23/02/ Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:

  1. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với GVHD:

 Rất

tốt

 Tốt  Khá  Trung bình  Kém

  1. Thực hiện các yêu cầu của GVHD liên quan đến các nội dung thực tập:

 Rất tốt  Tốt  Khá  Trung bình  Kém

  1. Điểm đánh giá của GVHD về kết quả thực tập (thang điểm 10):……………….

Hà Nội, ngày tháng năm 202 Giảng viên hướng dẫn

TS. Lê Thu Huyền

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các giảng viên bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT - Khoa Vận tải Kinh tế - Trường Đại học Giao thông Vận tải. Sự tận tình và kiến thức quý báu mà các Thầy, Cô đã truyền đạt giúp em hiểu sâu hơn về chuyên ngành và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nghề nghiệp. Đặc biệt giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thu Huyền đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những nhận xét quý báu , sửa những lỗi sai trong quá trình em làm bài, đề từ đó em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn thiện. Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và văn phòng Hà Nội của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh, cũng như tất cả các Anh, Chị trong công ty. Sự cho phép và hỗ trợ của mọi người đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, giúp em tiếp xúc với thực tế và tích lũy kinh nghiệm. Hơn nữa, em xin dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban lãnh đạo, nhân viên và các Thầy, Cô tại văn phòng Hà Nội của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh. Chúng em hy vọng rằng mọi người sẽ tiếp tục thu được nhiều thành công trong sự nghiệp và luôn duy trì tinh thần lạc quan và sự chuyên nghiệp. Dù em đã cố gắng hết mình, nhưng trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này, em nhận ra rằng kiến thức của mình vẫn còn hạn chế. Em mong nhận được sự phản hồi và những ý kiến đóng góp quý báu từ mọi người, giúp em có thể hoàn thiện bản thân và nâng cao trình độ chuyên môn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2025. Sinh viên Đào Thị Nhung

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Kí hiệu bảng Tên mô tả bảng Trang

ii

DANH MỤC HÌNH VẼ/SƠ ĐỒ

Kí hiệu hình vẽ/sơ đồ

Tên hình vẽ/sơ đồ Trang

iii

3 .2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP

  • 3.1. Dịch vụ kinh doanh tại công ty......................................................................................
    • 3.1.1. Dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu............................................................................
    • 3.1.2. Thủ tục hải quan......................................................................................................
    • 3.1.3. Xuất nhập khẩu ủy thác...........................................................................................
    • 3 .1.4. Dịch vụ hậu cần.......................................................................................................
  • 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây.......................................................
    • vị........................................................................................................................................
    • 3.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính (báo cáo tài chính).....................................................
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.......................................
  • NGOẠI THƯƠNG VIETRANS............................................................................................... KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN
    • 5.1. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển...........................................
      • 5.1.1. Các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.
      • 5.1.2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển....................................
    • 5.2. Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty.....................................
      • 5 .2.1. Thành tựu.................................................................................................................
      • 5 .2.2. Hạn chế....................................................................................................................
      • 5.2.3. Nguyên nhân............................................................................................................
  • PHẦN 2: THỰC TẬP CHUYÊN SÂU....................................................................................
  • ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP..............................................................
    • 2.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................................
    • 2.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu..................................................................................
      • 2.3.1 Mục đích tổng quát...................................................................................................
      • 2.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể......................................................................................
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................
    • 2.5. Nội dung báo cáo nghiên cứu.........................................................................................
    • 2.6. Kế hoạch nghiên cứu......................................................................................................
      • 2.6.1 Kế hoạch thực hiện đồ án.........................................................................................
    • 2.6.2. Kế hoạch thu thập thông tin và số liệu....................................................................
  • KẾT LUẬN...............................................................................................................................
  • PHỤ LỤC..................................................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................

NỘI DUNG

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN

NGOẠI THƯƠNG - VIETRANS

1.1. Giới thiệu chung  Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương  Tên bằng tiếng Anh: The Foreign Trade Freight Forwarding And Warehousing Joint Stock Company (Viết tắt: VIETRANS)  Địa chỉ trụ sở chính: Số 15 Bis Lý Nam Đế, Phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam  Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vietrans) được thành lập vào năm 1970, tiền thân là Cục giao nhận Kho vận Ngoại thương – Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương). Trải qua gần 50 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương luôn là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho vận chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam  Điện thoại: 0247.  Fax: 0243.  Email: vietrans@fpt.vn  Website: www.vietrans.com.vn  Logo công ty:

 Tư cách pháp nhân và vốn điều lệ công ty:

  • Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Tổng Giám Đốc. Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam.
  • Vốn điều lệ của Công ty là: 268.000.000.000 VND ( bằng chữ: Hai trăm sáu mươi tám tỷ đồng )
  • Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 26.800.000 (Hai mươi sáu triệu, tám trăm nghìn) cổ phần với mệnh giá là 10.000đ/cổ phần. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

2

Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương - Vietrans là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương Mại được thành lập ngày Vietrans 13/8/1970 với trụ sở ở Hải Phòng, Vietrans đến bây giờ không ngừng lớn mạnh với nhiều chi nhánh ở khắp các tỉnh thành phố trên cả nước. Năm 1975 mở chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1976 ngoài việc chuyển trụ sở chính ra Hà Nội, công ty còn thành lập được các chi nhánh tại Đà Nẵng, Quy Nhơn, văn phòng đại diện ở Bến Thủy - Nghệ An và Nha Trang. Năm 1987, Vietrans trở thành thành viên của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và thành viên của FIATA (Hiệp hội Giao nhận Kho vận Quốc tế) vào năm

Từ năm 1989 công ty phát triển với nhiều bước nhảy vọt khi đầu tiên thành lập xí nghiệp xây dựng, liên doanh với Blasco (Ukraine) thành lập công ty liên doanh Bông Sen, xây dựng và vận hành cảng Bông Sen ở thành phố Hồ Chí Minh(năm 1991), trở thành thành viên sáng lập của VIFFAS (Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam) năm 1994, tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh của công ty bằng việc mở văn phòng đại diện ở Odessa- Ukraine. Đến năm 1995, công ty đã liên doanh với GD Express Worldwide (Hà Lan) thành lập Liên doanh chuyển phát nhanh TNT - Vietrans (Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và thành lập văn phòng đại diện ở Vladivostok. Từ năm 2001, các văn phòng đại diện ở Nha Trang và Bến Thủy chính thức trở thành chi nhánh của Vietrans. Năm 2005, bắt đầu tiến hành cổ phần hóa ở một số chi nhánh. Tháng 8/2010, chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên Giao nhận Kho vận Ngoại thương và thành lập Công ty liên doanh "Sinovitrans Logistics Com., Ltd. Năm 2012, công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương cho đến nay. Hơn 50 năm qua, Vietrans đã có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức hoạt động cũng như tên gọi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Cho tới nay, Vietrans đã trở thành một Công ty giao nhận quốc tế, và là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Giao nhận Việt Nam (VIFFAS), là một đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA và còn là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Vietrans có 6 chi nhánh ở các tỉnh và thành phố. Đó là:

  • Vietrans Hải Phòng
  • Vietrans Nghệ An
  • Vietrans Đà Nẵng
  • Vietrans Nha Trang
  • Vietrans Quy Nhơn

3

tiến, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật để đảm bảo việc giao nhận, chuyên chở hàng hoá an toàn.

  • Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, đề ra các biện pháp nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao. 1.4. Tổ chức hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn vị thực tập 1 .4.1. Ngành nghề kinh doanh chính  Vietrans có những ngành nghề kinh doanh chính như Dịch vụ xuất nhập khẩu, Giao nhận công trình, Kinh doanh kho ngoại quan, Giao hàng chuyển tải, Đại lý hải quan, Vận tải đa phương thức, Dịch vụ Logistics, Giao nhận hàng triển lãm, Kinh doanh bất động sản, Dịch vụ chuyển phát nhanh, Kinh doanh xây dựng, Khai thác cầu cảng, Giao hàng từ cửa tới cửa, và Kinh doanh thương mại.  Ngành nghề Giao nhận hàng công trình là một trong những nhân tố quan trọng giúp Vietrans trở thành đối tác tin cậy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hàng công trình chính là lịch sử phát triển công ty, kinh nghiệm kinh doanh và giá cả cạnh tranh. Vietrans và đối tác nước ngoài luôn chọn phương thức hiệu quả nhất và chuẩn bị chu đáo các thủ tục chứng từ để vận chuyển hàng đến chân công trình suôn sẻ.  Với Giao nhận hàng triển lãm, Vietrans luôn được chỉ định là công ty giao nhận chính thức. Điều đó chứng tỏ Vietrans rất chuyên nghiệp trong giao nhận vận chuyển hàng triển lãm. Thủ tục hải quan và thủ tục tạm nhập miễn thuế là những vấn đề cần được quan tâm và Vietrans sẽ giúp khách hàng có thể xuất và nhập vào Việt Nam không gặp bất kỳ trở ngại nào.  Vietrans sở hữu và kinh doanh kho ngoại quan tại cả Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh với những diện tích riêng biệt phù hợp cho việc bảo quản nhiều loại hàng hóa. Khi sử dụng kho ngoại quan làm trung tâm phân phối hàng, khách hàng có thể lùi thời gian nộp thuế, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để phân phối, giao hàng hoặc xuất nhập khẩu hàng đến nước thứ ba.  Mọi thủ tục chuyển tải hàng hóa của khách hàng sang các nước láng giềng như: Lào, Trung Quốc, Campuchia. Dù hàng hóa của khách hàng đến Việt Nam bằng đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ từ bất kỳ nước nào trên thế giới, Vietrans cũng sẽ giúp khách hàng chuyển hàng đến người nhận tại các nước nói trên mà không cần phải nộp thuế xuất nhập khẩu.  Dịch vụ hậu cần hay Logistics là một chuỗi các dịch vụ hỗ trợ quá trình sản xuất – lưu thông – tiêu dùng. Ngành này tuy không phải là mới mẻ so với thế giới nhưng hiện nay ở Việt Nam ít có doanh nghiệp nội địa nào có đủ khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh logistics

5

nhờ các cơ sở vật chất sẵn có về kho bãi, phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm giao nhận vận tải từ hơn 40 năm nay.  Ngoài những dịch vụ truyền thống tạo nên thương hiệu Vietrans trong hơn 40 năm qua, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty cũng gặt hái được rất nhiều thành công. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực; nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng… là những mặt hàng xuất nhập khẩu có thế mạnh của công ty. Chỉ cần khách hàng đưa ra yêu cầu về chủng loại hàng hóa, Vietrans sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian sớm nhất. 1.4.2. Các chi nhánh và công ty liên doanh, phân xưởng  Các chi nhánh cũng như trụ sở chính của Vietrans chính là được tọa lạc tại những vị trí trung tâm tại các thành phố lớn, giao thông thuận tiện và là địa điểm lý tưởng cho các công ty, tổ chức đặt trụ sở, văn phòng giao dịch, các tòa nhà văn phòng của Vietrans được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, tiện nghi, phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng. Với mạng lưới công ty thành viên, chi nhánh , liên doanh khắp cả nước (Văn Phòng tổng Công ty tại Hà Nội, Vietrans Hải Phòng, Vietrans Nghệ an, Vietrans Đà Nẵng, Vietrans Quy Nhơn, Vietrans Sài Gòn, Vietrans Center Hồ Chí Minh, Kho Yên Viên, Kho Pháp Vân, Vietrans TNT Express, Sinovitrans, Cảng Lotus..) và các đại diện tại nước ngoài, hệ thống đại lý của Vietrans khắp toàn cầu, chúng tôi chắc chắn đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.  Vietrans có các công ty liên doanh như Công ty Liên Doanh TNT Vietrans (TNT – Vietrans Express Worldwide (Vietnam) LTD. Công ty chuyển phát nhanh quốc tế TNT – Vietrans Express Worldwide (Vietnam) Ltd là công ty liên doanh giữa Vietrans và TNT Express Worldwide. Nhiệm vụ hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực chuyển phát bưu phẩm bưu kiện trong nước và quốc tế. TNT – Vietrans hiện có hàng trăm nhân viên làm việc tại các văn phòng và cơ sở hầu hết các tỉnh, thành lớn của Việt Nam.  Công ty Liên Doanh Bông Sen (Lotus Joint Venture Company Ltd) là công ty liên doanh giữa Vietrans và Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam (VOSA) và Công ty vận tải biển đen (BLASCO) của Ucraina. Hiện nay, LOTUS có cầu cảng dài 500m và là một hệ thống các loại cấu giàn trong đó có cẩu 300 tấn. Bông Sen luôn hoạt động với châm ngôn “Luôn vì quyền lợi khách hàng”.  Cuối cùng là Công ty Logistics Sinotrans (SINOTRANS LOGISTICS COMPANY LTD). Đây là công ty liên doanh giữa Vietrans và Sinotrans – Doanh nghiệp giao nhận quốc tế lớn nhất Trung Quốc với lĩnh vực kinh doanh chính là Logistics, thương mại.  Vietrans không những có các chi nhánh và công ty liên doanh mà còn có các phân xưởng, kho bãi dọc khắp các mắt xích quan trọng của Việt Nam, thuận lợi cho việc quản lý hàng hóa. Bảng 1. 1 Kho xưởng, kho bãi của Vietrans Thành phố Kho có mái Bãi

Nguồn: Bộ phận nhân sự Công ty VietransTổng giám đốc Người đứng đầu công ty là ông Nguyễn Văn Khánh - Tổng giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước về mọi hoạt động của Công ty.  Phó tổng giám đốc Dưới Tổng Giám đốc có 2 Phó Tổng Giám đốc là ông Ngô Anh Tuấn và ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Tổng Giám đốc do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm và đứng đầu cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương. Mỗi phó tổng giám đốc được giao trách nhiệm về một khía cạnh cụ thể trong hoạt động của công ty và báo cáo cho tổng giám đốc. Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất sẽ thay mặt ông điều hành mọi hoạt động của Công ty.  Hiện tại công ty đang có các bộ phận và phòng ban:  Bộ phận hành chính  Phòng hành chính và kế hoạch

8

Phòng có chức năng quản lý trụ sở làm việc của Công ty, quản lý và theo dõi tình trạng máy móc, thiết bị. thiết bị phục vụ hoạt động của Công ty. Ngoài ra, phòng còn có chức năng lập kế hoạch xây dựng cơ bản, cải tạo, mở rộng văn phòng công ty, tham gia quản lý các công trình xây dựng và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của Công ty.  Phòng kế toán Phòng Kế toán với trách nhiệm chính là cung cấp dịch vụ kế toán và quản lý tài chính của công ty, ghi chép tài khoản, thanh toán hóa đơn, lập hóa đơn cho khách hàng và khách hàng, theo dõi tài sản và chi tiêu, quản lý bảng lương và theo dõi các chứng từ thuế quan trọng. Hơn nữa, bộ phận này sẽ hạch toán các khoản thu nhập và chi phí của doanh nghiệp: vốn, doanh thu, chi phí, nợ phải trả, tài sản cố định (công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu…)  Phòng nhân sự Phòng Nhân sự là bộ phận của công ty phụ trách mọi công việc liên quan đến nhân viên. Tuyển dụng, nghỉ phép, thanh toán, lập kế hoạch, v.v. là trách nhiệm của những chuyên gia này, những người tạo nên nền tảng cho cơ cấu tổ chức của công ty. Nhiệm vụ của ngành này là hợp lý hóa và làm cho các quy trình quan liêu trở nên hiệu quả hơn. Mỗi vấn đề lao động đều được xử lý có trách nhiệm hơn khi bạn có bộ phận nhân sự hỗ trợ.  Bộ phận Logistics Services Gồm có 3 phòng, đóng vai trò là bộ phận Kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và hoàn tất các hợp đồng thương mại.  Logistics quốc tế: Tư vấn, giới thiệu khách hàng quốc tế, các mặt hàng cho khách hàng trong trường hợp khách hàng đang tìm kiếm đối tác.  Logistics quốc tế 2: phụ trách tiếp thị và dịch vụ logistics của công ty.  Phòng Logistics quốc tế 5: phòng nghiệp vụ trọng điểm, thực hiện từ khâu nhận ủy thác của khách hàng đến khâu thủ tục hải quan. Khai báo hải quan qua phần mềm, truy vết hành trình từ lúc hàng đến nơi đến và phối hợp với hãng vận tải điều phối xe theo yêu cầu của hàng hóa đều là những ví dụ về dịch vụ.  Bộ phận Warehousing  Kho Pháp Vân  Kho Yên Viên  Bộ phận Construction  Xí nghiệp dịch vụ xây dựng  Phòng Dịch vụ xây dựng Ngoài Văn phòng trụ sở chính Hà Nội còn có các công ty cổ phần và chi nhánh ở Nghệ An, Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Sài Gòn. Cùng với ba công ty liên doanh là TNT Vietrans, Lotus Port và Sinovitrans.

9