

Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Thuong Mai university 2022-2023
Typology: Lecture notes
1 / 3
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
3.4 Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp Một trong những điều kiện của hội nhập kinh tế quốc tế là sự tương đông giữa các nước về thể chế kinh tế. Trên thế giới ngày nay hầu hết các nước đều phát triển theo mô hình kinh tế thị trường tuy có sự khác biệt nhất định. Việc phát triển theo mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của nước ta mặc dù có sự khác biệt với các nước về định hướng chính trị của sự phát triển nhưng nó không hề cản trở sự hội nhập, vấn đề có ảnh hưởng lớn hiện nay là cơ chế thị trường của nước ta chưa hoàn thiện; hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chính sách điều chỉnh kinh tế trong nước chưa phù hợp với diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; môi trường cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế, cần hoàn thiện cơ chế thị trường trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ về sở hữu, coi trọng khu vực tư nhân, đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước; hình thành dồng bộ các loại thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế... Đi đôi với hoàn thiện cơ chế thị trường cần đổi mới cơ chế quàn lý của nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước trong định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế dòi hỏi phải cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chê quản lỷ ngày càng minh bạch hơn, làm thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước đề thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là cơ sở then chốt đê nước ta có thể tham gia vào tầng nấc cao hơn của chuỗi cung ứng và giá trị khu vực cũng như toàn cầu. Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan đến hội nhập kinh tế như: đất đai, đàu tư, thương mại, doanh nghiệp, thuế, tài chính tín dụng, di chú... Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế; xử lý có hiệu quả các tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động và doanh nghiệp trong hội nhập. Để tiếp tục hoàn thiện toàn diện kinh tế thị trường ta cần đề ra những nhiệm vụ mới như hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung luật pháp, chính sách liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế đã ký; gắn chặt chủ động, hội nhập quốc tế với nâng cao nội lực, độc lập, tự chủ của đất nước. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với nội dung và lộ trình linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, với điều kiện và mục tiêu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập để mở rộng thị trường, tranhthủ
nguồn vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý phải gắn kết, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, có vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và làm chủ thị trường trong nước. 3.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Hiệu quả của hội nhập kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp. Với nền tảng công nghệ và hạ tầng yếu kém, nguồn lao động có chất lượng thấp, quy mô đầu tư nhỏ bé khiến cho năng lực cạnh tranh thấp, hạn chế khả năng vươn ra thị trường thế giới của các doanh nghiệp. 1.Đổi mới thể chế đối với doanh nghiệp, hoàn thiện các chính sách kinh tế Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ nguồn vốn còn hạn chế vì vậy cần có kế hoạch tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng tín dụng để cung cấp vốn và các dịch vụ ngân hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Đổi mới về thuế cần được tiếp tục đổi mới và bổ sung các khoản thuế... xoá bỏ các thủ tục không cần thiết tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, phát huy năng lực cạnh tranh. 2.Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp. Đẩy mới việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước càn tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức của thời kỳ hội nhập. Nhà nước cần chủ động, tích cực tham gia đầu tư và triển khai các dự án xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng hội nhập, quản trị theo cách toàn cầu, đề cao năng lực sáng tạo, đặc biệt là kiến thức về quy định, luật kinh tế, thương mại quốc tế... phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch vụ... giúp giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn, công nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp