Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

khoá luận tốt nghiệp, High school final essays of Marketing Management

Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành marketing

Typology: High school final essays

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 05/10/2024

trang-nguyen-g34
trang-nguyen-g34 🇻🇳

5

(1)

1 / 85

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI
CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEXT FPT
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ TÚ ANH MÃ
SINH VIÊN : A36329
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ MARKETING
HÀ NỘI – 2023
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download khoá luận tốt nghiệp and more High school final essays Marketing Management in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI

CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEXT FPT

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ TÚ ANH MÃ

SINH VIÊN : A

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ MARKETING

HÀ NỘI – 2023

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI

CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEXT FPT

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tú Anh Mã

sinh viên : A

Chuyên ngành : Quản trị Marketing

HÀ NỘI – 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo vi ên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghi ên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Kh óa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING & HOẠT ĐỘNG

MARKETING MIX TRONG DOANH NGHIỆP .......................................... 1

1.1. Khái niệm Marketing và Marketing mix .................................................... 1 1.1.1. Khái niệm Marketing .......................................................................... 1 1.1.2. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp ......................................... 2 1.1.3. Khái niệm Marketing mix .................................................................... 2 1.2. Nội dung hoạt động Marketing mix trong doanh nghiệp ............................. 3 1.2.1. Các quyết định về sản phẩm................................................................. 3 1.2.2. Các quyết định về giá .......................................................................... 5 1.2.3. Các quyết định về phân phối ................................................................ 8 1.2.4. Các quyết định về xúc tiến hỗn hợp .................................................... 11 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp 17 1.3.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................. 17 1.3.2. Môi trường vi mô .............................................................................. 18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI

CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEX FPT .......................................... 23

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT .............................. 23 2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................... 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phân phối Synnex FPT ................ 24 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phân phối Synnex FPT ................................................................ 24 2.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT trong giai đoạn 2020-2022.......................................................................................... 27 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-Mix của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT .................................................................................. 29 2.2.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................. 29 2.2.2. Môi trường vi mô .............................................................................. 34 2.3. Thực trạng hoạt động Marketing - Mix của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT............................................................................................................... 37 2.3.1. Chính sách sản phẩm ........................................................................ 37 2.3.2. Chính sách giá bán ........................................................................... 41 2.3.3. Chính sách phân phối ....................................................................... 45 2.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp ............................................................. 47 2.4. Đánh giá hoạt động Marketing-Mix tại Công ty TNHH phân phối Synnex FPT............................................................................................................... 57

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1_._ Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH phân phối Synnex FPT 2020- ......................................................................................................................... 27 Bảng 2.2. So sánh giá sản phẩm giữa Synnex FPT, Thegioididong, Viettel Store ..... 42 Hình 2.1. Danh mục sản phẩm Công ty phân phối ................................................. 37 Hình 2.2. Chiến dịch quảng cáo ngoài trời của FPT Camera ................................... 49 Hình 2.3. Chương trình khuyến mại “Rước deal lì xì cùng Seagate” của Công ty. .... 51 Hình 2.4. Mục khuyến mại trên website của Công ty ............................................. 51 Hình 2.5_. Chương trình_ “Đồng hành cùng Quỹ Hy vọng khánh thành xây cầu 169 tại

An Giang" ......................................................................................................... 53 Hình 2.6. Chương trình FPT chắp cánh ước mơ tại Kontum. .................................. 53 Hình 2.7. Danh mục dành cho đại lý trên website Công ty...................................... 57 Sơ đồ 1.1: Cấu trúc kênh phân phối của hàng tiêu dùng............................................... 9 Sơ đồ 1.2: Quy trình bán hàng cơ bản......................................................................... 16 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty................................................................... 24 Sơ đồ 2.2. Các bước trong bán hàng trực tiếp............................................................. 54 Sơ đồ 2.3. Các bước trong bán hàng gián tiếp............................................................ 54 Sơ đồ 2.4. Các bước trong bán hàng cho các trung gian thương mại đã ký hợp đồng 55 LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay công nghệ thông tin phát triển không ngừng nghỉ, nó bao phủ khắp mọi nơi trên thế giới trở nên gần gũi, quen thuộc và thân thiết đối với con người. Nó đánh dấu bước phát triển của con người trong giai đoạn mới hiện đại hơn, tiện lợi hơn và thông minh hơn. Đáp ứng nhu cầu này, thị trường công nghệ thông tin nói chung và phân phối sản phẩm công nghệ thông tin nói riêng hình thành với nhiều sự tham gia của nhiều công ty lớn như Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động. Mỗi công ty đều có các chí nh sách riêng biệt để thu hút khách hàng và các hoạt động truyền thông cũng khác biệt, trong đó có Công ty TNHH phân phối Synnex FPT. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề góp phần không nhỏ quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn hướng đi đúng, xác định được chiến lược marketing cho hợp lý và kịp thời. Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp dịch vụ và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Ch ính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ marketing dịch vụ một cách hợp lý, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo sự khác biệt cho công ty so với các công ty khác. Đối với Công ty TNHH phân phối Synnex FPT việc ứng dụng các công cụ marketing một cách hợp lý, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, định vị hình ảnh tốt vào tâm tr í của khách hàng. Tạo tiền đề cho công ty xâm nhập sâu hơn vào thị trường. Trong thời gian làm việc tại Công ty TNHH phân phối Synnex FPT, em thấy được sự cần thiết của việc đẩy mạnh vận dụng các công cụ marketing để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo hình ảnh tốt, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy kết hợp giữa kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tiễn hoạt

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING & HOẠT ĐỘNG

MARKETING MIX TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm Marketing và Marketing mix 1.1.1. Khái niệm Marketing Tuy đã xuất hiện từ l âu cùng với các hoạt động kinh doanh thương mại nhưng mãi đến thế kỷ XVIII, lịch sử marketing mới ghi nhận những nghi ên cứu và thuật ngữ chính thức. Thuật ngữ “marketing” được sử dụng lần đầu ti ên vào năm 1902 tại Đại học tổng hợp Michigan – Hoa Kỳ và đến năm 1910 tất cả các trường đại học quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học Marketing. Cũng từ đ ó đến nay rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing được ra đời. Theo Phillip Kotler: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi” (Philip Kotler- Marketing Căn bản, Nhà XB LĐXH.) Theo khái niệm này, phạm vi hoạt động của marketing bao trùm lên mọi lĩnh vực, người làm marketing có thể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp và đối tượng của marketing không chỉ là sản phẩm mà còn có thể là con người, ý tưởng, tổ chức hay địa điểm. Theo Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là một chuỗi các quy trình tạo dựng, truyền thông và phân phối giá trị cho khách hàng và xã hội theo phương thức tại ra lợi ích cho tổ chức và các bên có quyền lợi liên quan đến tổ chức.” (American Marketing Association, 2010, Marketing Definitions). Đây là khái niệm về marketing có thể coi là hiện đại nhất hiện nay bởi theo đó marketing không phải là những hoạt động rời rạc mà ngược lại, đó là một chuỗi các quy trình có liên quan mật thiết, được tí ch hợp và hỗ trợ nhau nhằm mang lại lợi ích không chỉ cho khách hàng, doanh nghiệp mà còn cho cả lợi ích chung của cộng đồng. Theo GS.TS Trần Minh Đạo: “Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi hóa nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu, Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi” (Giáo trình Marketing căn bản 2012 – nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân) Qua các khái niệm trên, có thể hiểu Marketing là quá trình xuyên suốt nhằm tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu. Yêu cầu cốt lõ i của marketing là sự thấu 1

hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm, là cơ sở để phát triển lâu dài trong tương lai. 1.1.2. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp Marketing giúp tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn như tìm kiếm thông tin thị trường, truyền thông, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng,… Trong quá trình nghiên cứu thị trường Marketing đóng vai trò giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng. Thông qua nghiên cứu thị trường bằng các hình thức khác nhau để xác định nhu cầu khách hàng, từ đ ó làm căn cứ cho các các hoạt động marketing khác như phát triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và phân phối. Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với giá cao hơn với lòng tin lớn hơn của khách hàng. Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng lõi thương hiệu, xác định t ính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông để truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng Marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Marketing đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, giữ vững vị thế và tiếp tục phát triển trên thị trường. Quan điểm Marketing lấy giá trị làm cốt lõ i cung cấp cho doanh nghiệp khả năng thích ứng và thí ch nghi với thay đổi của thị trường thông qua quá trình nghiên cứu. Trong qua trình nghiên cứu đó doanh nghiệp phải xác định r õ nhu cầu của khách hàng từ đ ó đưa ra những sản phẩm phù hợp và cung cấp giá trị tối ưu cho khách hàng giúp cho doanh nghiệp nhìn ra được tiềm năm xu hướng phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài vững mạnh cho doanh nghiệp và đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. 1.1.3. Khái niệm Marketing mix Theo Philip Kotler: “ Marketing Mix là tập hợp các công cụ chiến thuật bao gồm sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp mà doanh nghiệp kết hợp với nhau nhằm tạo ra những phản ứng mong đợi của khách hàng ở trên thị trường mục tiêu ”. (Giáo trình Marketing căn bản, trường Đại học Thăng Long) Như vậy, có thể hiểu rằng Marketing Mix (hay còn gọi là Marketing hỗn hợp) là tập hợp những công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng để tác động vào khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Marketing Mix đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và xây dựng các chiến lược marketing của công ty. Việc phân tích, đánh giá Marketing Mix 4Ps trước 2

sản phẩm có thể hỗ trợ nhau trong tiêu thụ hoặc cùng được sản xuất ra từ những yếu tố sản xuất giống nhau. Bốn thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp xác định chiến lược sản phẩm của họ với những thông số và đặc tí nh sản phẩm một cách cụ thể. Chủng loại sản phẩm (dòng sản phẩm) là một nhóm các sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do có chức năng tương tự nhau, được bán cho cùng một nhóm khách hàng, thông qua cùng một loại trung gian hoặc ở cùng một mức giá. Quyết định cơ bản liên quan đến một dòng sản phẩm là về số lượng mặt hàng trong đó. − Quyết định về nhãn hiệu Nhãn hiệu là một trong các yếu tố cấu thành nên sản phẩm. Quyết định về nhãn hiệu là một trong các quyết định quan trọng trong chí nh sách sản phẩm. Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng với hàng hoá dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là yêu tố quan trọng gắn kết giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng ghi nhớ nhãn hiệu sẽ là cơ sở để hình thành và nâng cao uy t ín của doanh nghiệp. Nhà quản trị marketing cần đưa ra các quyết định về một số vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm hay không.
  • Quyết định về chất lượng sản phẩm tương ứng với nhãn hiệu đã chọn
  • Thiết kế các yếu tố cơ bản của nhãn hiệu: tên nhãn hiệu, logo của nhãn hiệu... − Quyết định về bao gói Bao gói có vai trò rất quan trọng. Một số nhà marketing đã coi bao gói (Package) là chữ P thứ năm cùng với 4 chữ P trong marketing mix. Tuy nhiên hầu hết giới marketing đều cho rằng bao gói là một yếu tố trong chiến lược sản phẩm. Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động Marketing bởi vì sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ ngày càng tăng, khả năng mua sắm của người tiêu dùng tăng và bao gói góp phẩn tạo ra hình ảnh về doanh nghiệp và nhãn hiệu. Các quyết định liên quan đến bao gói bao gồm: xây dựng quan niệm về bao gói, thiết kế bao gói, quyết định thông tin trên bao gói, thử nghiệm bao gói. Trong bối cảnh người tiêu dùng càng ngày càng phụ thuộc vào internet và các thiết bị kỹ thuật số như hiện nay thì việc đầu tư cho bao gói sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với khách hàng hơn cũng như có 4

thể tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động truyền thông thông qua sự chia sẻ thông tin từ ph ía khách hàng. − Quyết định về dịch vụ bổ sung Dịch vụ bổ sung là tất cả các loại dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp kèm theo sản phẩm cho khách hàng. Đó có thể là dịch vụ được cung cấp trước, trong hoặc sau khi bán: tư vấn, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa…. Dịch vụ đi kèm là công cụ tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm và tác động lên hành vi mua hàng của khách hàng. Tùy vào từng loại sản phẩm và kiểu thị trường mà tầm quan trọng của các dịch vụ bổ sung này sẽ khác nhau. Căn cứ để doanh nghiệp quyết định dịch vụ là: nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năng của doanh nghiệp. Các quyết định liên quan đến cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm:

  • Các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng doanh nghiệp có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối của từng yếu tố dịch vụ đ ó?
  • Chất lượng dịch vụ: Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng đến mức độ nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • Chi ph í dịch vụ: Khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay với mức giá nào?
  • Lựa chọn hệ thống cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp tự cung cấp, các trung gian bán hàng cung cấp hay thuê từ tổ chức độc lập bên ngoài? Ngoài ra, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc phát triển sản phẩm mới là vô cùng cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sản phẩm mới mang lại nhiều giải pháp và nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng và nó là nguồn gốc của sự tăng trưởng trong mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, phát triển sản phẩm mới là yêu cầu tất yếu từ quá trình đáp ứng nhu cầu khách hàng; khi mà nhu cầu khách hàng thay đổi thì buộc các doanh nghiệp cũng phải có sản phẩm mới để kịp đáp ứng sự thay đổi đó. Đồng thời, trong thị trường cạnh tranh, sản phẩm mới được xem là vũ khí để các doanh nghiệp tạo ra lợi thế so với các đối thủ của mình. Do vậy các doanh nghiệp cần cân nhắc thời điểm cũng lựa chọn quy trình phát triển sản phẩm mới một cách phù hợp và khoa học để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2. Các quyết định về giá Theo Philip Kotler: “Giá là số tiền phải trả cho một sản phẩm hay dịch vụ; túc tổng giá trị mà người tiêu thụ đánh đổi cho những lợi ích của việc có được hay sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.” 5

trên chi phí sản xuất. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu khách hàng của mình rất thấu đáo để hiểu được các đặc điểm nhân khẩu học, nhu cầu với sản phẩm và tâm lý tiêu dùng của họ. − Các chiến lược về giá Khi một sản phẩm mới được tung ra thị trường cùng với các công cụ marketing mix khác, chiến lược giá sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và giá trị tới khách hàng mục tiêu của mình. Doanh nghiệp có thể cân nhắc một trong ba kiểu chiến lược sau:

  • Chiến lược giá hớt váng thị trường Chiến lược giá hớt váng thị trường còn được gọi là chiến lược hớt phần ngon, có nghĩa là ban đầu doanh nghiệp thường đưa ra mức giá bán sản phẩm mới cao nhất có thể, thị trường của doanh nghiệp trong giai đoạn này là những lớp khách hàng có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng và họ sẵn sàng chi trả mức cao để sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm, dịch vụ.
  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường Trái ngược lại với chiến lược hớt váng thị trường, chiến lược giá thâm nhập thị trường hướng tới việc ấn định mức giá bán sản phẩm thấp nhất có thể để doanh nghiệp có thể chiếm thị phần một cách nhanh nhất. Với việc ấn định mức giá thấp, doanh ngiệp có thể dễ dàng bán sản phẩm cho những khách hàng nhạy cảm về giá.
  • Chiến lược giá trung hòa Kiểu chiến lược này cố gắng tạo ra sự hài hòa giữa sức mua của thị trường với lợi nhuận của doanh nghiệp định ra mức giá bán không quá cao để tránh phải hạ giá sau này nhưng cũng không được quá thấp gây ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể áp dụng một vài chiến lược về giá sau đây để tạo lợi thế cạnh tranh cũng như gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm: Việc định giá được phân biệt theo các tình huống cụ thể như định giá cho chủng loại hàng hóa (các sản phẩm có chức năng tương tự, các sản phẩm có cùng nhóm khách hàng mục tiêu), định giá cho hàng hoá phụ thêm hay định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc. Chiến lược định giá hai phần: Thường được áp dụng cho các doanh nghiệp dịch vụ, phần 1 khách hàng chi trả để được quyền sử dụng dịch vụ môt cách tối thiểu và phần 2 khách hàng chi trả cho những tiêu dùng vượt quá mức tối thiểu. Chiến lược định giá trọn gói: Doanh nghiệp sẽ tập hợp một số hàng hóa và bán chúng theo bộ hoặc gói. Giá gói sẽ nhỏ hơn tổng giá các mặt hàng trong gói giúp doanh nghiệp có thể thu hút được một số khách hàng nhất định. 7

Chiến lược định giá theo phạm vi địa lý: Chiến lược giá theo vị trí địa lý có thể hiểu là ở mỗi một vị trí địa lý khác nhau, doanh nghiệp có sự điều chỉnh giá để phù hợp với thu nhập và mức chi tiêu chung của khách hàng ở địa phương đó. Chiến lược giá phân biệt: Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp với những điều kiện khác biệt của các nhóm khách hàng, của sản phẩm hoặc của những yếu tố khác không nhất thiết là vì chi phí. Khi áp dụng giá phân biệt, doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Chiến lược chiết giá và bớt giá: Để khuyến kh ích khách hàng trong việc mua và thanh toán, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của mình và đó được gọi là hình thức chiết giá và bớt giá. Chiết khấu do khách hàng mua số lượng lớn để khuyến khích người mua gia tăng số lượng của mỗi hợp đồng và mua tập trung nhiều lần ở một người bán. Chiết khấu chức năng áp dụng cho các thành viên trong kênh phân phối. Chiết khấu theo thời vụ giảm giá cho những khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ trái mùa. Chiết khấu thanh toán để khuyến khí ch khách hàng thanh toán nhanh. Bớt giá (giảm giá) được áp dụng khi sản phẩm không đạt chất lượng hoặc sản phẩm được giao chậm hơn thời gian quy định, … Chiến lược giá khuyến mãi: Định giá khuyến mãi là hình thức điều chỉnh giá tạm thời (được thực hiện trong một thời gian nhất định) nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến bán. Một số hình thức định giá khuyến mãi phổ biến là định giá lỗ để lôi kéo khách hàng, định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt, định giá trả g óp, … 1.2.3. Các quyết định về phân phối Kênh phân phối là một tập hợp các và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Tùy thuộc vào đặc tí nh sản phẩm, nguồn lực tài chí nh và nhân lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định phân phối một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tiêu thụ cao. Các quyết định cơ bản về phân phối bao gồm: − Cấu trúc kênh phân phối Đây là thuật ngữ mô tả một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phải được phân chia cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau có sự phân chia các công việc phân phối cho các thành viên khác nhau. Có hai yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối: chiều dài, bề rộng kênh. − Chiều dài kênh phân phối Chiều dài của kênh được xác định là số cấp độ trung gian phân phối có mặt trong kênh. 8

nghiệp dễ dàng kiểm soát các hoạt động của các nhà trung gian và thúc đẩy các trung gian hoạt động tí ch cực hơn, hiệu quả hơn.

  • Phân phối chọn lọc: doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối. Sử dụng kênh này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi ph í phân phối do chọn lọc được trung gian có quy mô và năng lực phù hợp. − Quản lý kênh phân phối Khi đã thiết kế được hệ thống phân phối thì các doanh nghiệp cần đảm bảo việc toàn bộ kênh hoạt động có hiệu quả. Quản trị kênh phân phối bao gồm các hoạt động: Lựa chọn các thành viên trong kênh : Việc tuyển chọn các thành viên trong kênh phân phối có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của kênh. Đề lựa chọn các thành viên trong kênh, doanh nghiệp cần tìm kiếm các thành viên kênh có khả năng, xác định một tập hợp tiêu chí để tuyển chọn thành vi ên kênh và Đảm bảo thành viên đã được chọn chắc chắn tham gia kênh phân phối của doanh nghiệp trong tương lai Huấn luyện và khích lệ các thành viên của kênh : Một kênh phân phối hoạt động thống nhất và có hiệu quả thì điều tất yếu là các thành viên trong kênh phải có sự hợp tác với nhau. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải biết các điều hành, tiếp cận và hiểu rõ các thành viên trong kênh, huấn luyện và khuyến kh ích họ bằng các chí nh sách và biện pháp cụ thể.
  • Nội dung huấn luyện ngoài các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về sản phẩm thì còn cần huấn luyện về kỹ năng cũng như thái độ và trách nhiệm đối với công việc phân phối.
  • Hình thức khí ch lệ có thể là bằng vật chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, hình thức khuyến khí ch trong kênh mang tí nh tổng hợp, toàn diện và khôn khéo hơn cả là doanh nghiệp tiến hành lập chương trình phân phối – một kiểu thỏa thuận tiến bộ và ưu việt. Thực chất đây là sự thống nhất giữa doanh nghiệp và các trung gian phân phối để thiết lập mối quan hệ cộng tác lâu dài, ổn định với các thành viên trong kênh. Trong đó, các chí nh sách và kế hoạch khuyến khí ch các thành viên trong kênh phân phối được hoạch định và quản lý cụ thể, chuyên nghiệp theo những chương trình đã vạch sẵn từ trước Tiến hành các hoạt động phân phối sản phẩm vật chất: doanh nghiệp cần tiến hành đàm phán nhằm xác định trách nhiệm, quyền lợi cũng như cơ chế hợp tác với các thành viên khác trong kênh phân phối, xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, lựa chọn các phương tiện vận chuyển, xây dựng kênh thông tin liên lạc, cách thức triển khai các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, xác định mức tồn kho và tiến hành lưu kho hàng hóa... 10

Đánh giá các thành viên kênh : Kết quả hoạt động của kênh phân phối không chỉ được tạo nên bởi những nỗ lực của doanh nghiệp nói chung mà còn bởi những nỗ lực của các thành viên trong kênh phân phối. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối. Quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối bao gồm ba bước như sau:

  • Xác lập tiêu chuẩn để đánh giá
  • Tiến hành đánh giá theo các tiêu chuẩn đã xác lập
  • Điều chỉnh hoạt động của các thành viên Xử lý các mâu thuẫn trong kênh : Cho dù kênh phân phối có được thiết kế và quản lý tốt đến đâu thì vấn đề mâu thuẫn trong kênh vẫn khó tránh khỏi. Những mâu thuẫn trong kênh xuất phát chủ yếu từ quyền lợi kinh tế của các thành viên kênh vì họ là những thực thể kinh doanh độc lập và theo đuổi những lợi í ch khác nhau. Để giải quyết các loại mâu thuẫn trên, người quản lý kênh cần xác định được những nguyên nhân khác nhau gây nên mâu thuẫn để từ đ ó có các biện pháp khắc phục. Để giải quyết xung đột xảy ra trong kênh, trước hết, các thành viên trong kênh cần phải thỏa thuận với nhau về mục tiêu, sau đó tiến hành đàm phán và thương lượng để tìm ra giải pháp trung hòa giữa mục tiêu của các bên. Trong trường hợp mâu thuẫn đã trở nên nghiêm trọng, các thành viên trong kênh có thể sử dụng bên thứ ba như trung gian hòa giải, trọng tài phán xử để giải quyết. 1.2.4. Các quyết định về xúc tiến hỗn hợp 1.2.4.1. Khái niệm Xúc tiến hỗn hợp hay còn gọi là truyền thông marketing là sự phối hợp giữa quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán, marketing trực tiếp và marketing tương tác. Doanh nghiệp sử dụng những hoạt động trên để chuyển tải thành công giá trị và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thực chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp là việc sử dụng các phương tiện để truyền thông tin liên lạc với thị trường và khách hàng mục tiêu nhằm thông báo cho biết về sự sẵn có của sản phẩm, thuyết phục họ sản phẩm này tốt hơn trên nhiều phương diện so với những sản phẩm cùng loại khác và nhắc họ mua thêm khi đã dùng hết các sản phẩm đã mua. Khi các nỗ lực của xúc tiến hỗn hợp đã đạt được thì đồng nghĩa rằng thị phần của công ty, số lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh số bán sẽ được tăng lên. − Quảng cáo Đây là công cụ truyền thông mang tính đại chúng và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động marketing. Quảng cáo giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, 11