Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Hội chứng Cushing và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng quát”, Lecture notes of Biomaterials

Hội chứng Cushing và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng quát”

Typology: Lecture notes

2023/2024

Uploaded on 10/22/2024

uyen-ngoc-4
uyen-ngoc-4 🇻🇳

3 documents

1 / 21

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
1. Cấu tạo và chức năng của tế bào động vật? Cơ chế vận chuyển
các chất qua màng ( vận chuyển chủ động và vận chuyển tích cực )
Thành phần Cấu tạo Chức năng
Màng sinh chất - Các phân tử protein
nằm xen kẽ trong lớp
phospholipid kép của
màng sinh chất tạo
thành cấu trúc khảm
lỏng.
- Các phân tử
phospholipid đuôi
kị nước quay vào
nhau, phía giữa hai
lớp, làm ổn định cấu
trúc màng. Đầu ưa
nước quay ra phía
ngoài, phía trong
màng, tiếp xúc với
môi trường nước xung
quanh.
- Bao bọc bảo vệ
toàn bộ cấu trúc bên
trong tế bào.
- Kiểm soát các chất
đi ra, đi vào tế bào.
- Truyền tin tế bào.
Tế bào chất - Gồm bào tương, các
bào quan, bộ khung tế
bào.
Là nơi diễn ra hầu hết
các hoạt động sống
của tế bào.
Nhân - Màng nhân màng
kép, trong đó lớp
màng ngoài những
phần kết nối trực tiếp
với lưới nội chất. Trên
màng nhân các lỗ
nhỏ cho phép cả các
phân tử lớn như RNA,
protein đi qua.
KNhân chứa vật chất di
truyền, là trung tâm
điều khiển các hoạt
động sống của tế bào.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15

Partial preview of the text

Download Hội chứng Cushing và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng quát” and more Lecture notes Biomaterials in PDF only on Docsity!

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

1. Cấu tạo và chức năng của tế bào động vật? Cơ chế vận chuyển các chất qua màng ( vận chuyển chủ động và vận chuyển tích cực ) Thành phần Cấu tạo Chức năng Màng sinh chất - Các phân tử protein nằm xen kẽ trong lớp phospholipid kép của màng sinh chất tạo thành cấu trúc khảm lỏng.

  • Các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau, phía giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng. Đầu ưa nước quay ra phía ngoài, phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh.
  • Bao bọc và bảo vệ toàn bộ cấu trúc bên trong tế bào.
  • Kiểm soát các chất đi ra, đi vào tế bào.
  • Truyền tin tế bào. Tế bào chất - Gồm bào tương, các bào quan, bộ khung tế bào. Là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. Nhân - Màng nhân là màng kép, trong đó lớp màng ngoài có những phần kết nối trực tiếp với lưới nội chất. Trên màng nhân có các lỗ nhỏ cho phép cả các phân tử lớn như RNA, protein đi qua. Nhân chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
  • Chất nhân chứa các sợi nhiễm sắc và nhiều phân tử khác như enzyme, RNA, nucleotide,…
  • Nhân con nằm trong nhân là nơi tổng hợp rRNA Ti thể - Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp.
  • Chất nền chứa hệ enzyme tham gia quá trình hô hấp tế bào, DNA, ribosome,… Là bào quan tham gia hô hấp tế bào, tạo phần lớn ATP cho hoạt động sống của tế bào Ribosome - Là bào quan không có màng bao bọc, được cấu tạo từ rARN và protein.
  • Ribosome gồm có 2 thành phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ. Là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. Bộ máy Golgi - Gồm hệ thống các túi dẹt song song nhưng tách rời nhau, cấu trúc phân cực gồm mặt nhập và mặt xuất Sửa đổi, phân loại, đóng gói, vận chuyển các sản phẩm từ lưới nội chất. Lưới nội chất - Lưới nội chất hạt: gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với Là nơi sản xuất và vận chuyển các phân tử protein, lipid và là “nhà máy” sản xuất màng của tế bào.

điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào. Khung xương tế bào Là hệ thống mạng vi sợi, sợi trung gian, vi ống kết nối với nhau, được cấu tạo từ các phân tử protein. Nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, tham gia sự vận động của tế bào, sợi trung gian neo giữ các bào quan, vi ống tham gia vận chuyển bào quan. Chất nền ngoại bào Gồm chủ yếu các phân tử protein như collagen, proteoglycan,… Giúp các tế bào liên kết với nhau và tham gia vào quá trình truyền tin.

2. Cơ sở phân loại nhóm máu ABO, RH _ Hệ thống máu ABO_*

  • Trong hệ thống này có 2 loại kháng nguyên là A và B nằm trên màng hồng cầu. Ngoaù ra trong huyết tương còn có 2 loại kháng thể kháng A ( kháng thể α ) và kháng thể B ( kháng thể β ). Kháng thể α có khả năng ngưng kết kháng nguyên A, kháng thể β có khả năng ngưng kết kháng nguyên β
  • Người ta dựa vào sự hiện diện kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu để phân loại hệ thống nhóm máu ABO
  • Sự hiện diện kháng nguyên A hoặc kháng nguỷn B trên màng hồng cầu được quy định bởi gen
  • Kháng thể α và β được tạo ra bởi các tế bào sản xuất kháng thể. Sau khi sinh, kháng thể chưa xuất hiện trong huyết tương. Hai đến tám tháng sau cơ thể đứa trẻ mới bắt đầu sản xuất kháng thể ( người nhóm máu A thì sản xuất kháng thể β, tương tự cho các nhóm máu khác ). Nồng độ kháng thể đạt tối đa vào những năm 8-10 tuổi, sau đó sẽ giảm dần _ Hệ thống máu RH_*
  • Có 6 loại kháng nguyên RH, chúng được ký hiệu là C, D, E, c, d, e. Một người có kháng nguyên C thì không có c và ngược lại, điều này cũng đúng đối với các cặp D-d và E-e. Do phương thưc di truyền của các yếu tố này, mỗi người chúng ta có 3 kháng nguyên thuộc 3 cặp C-c, D-d, E-e ( chẳng hạn CDE, CdE, cDe..)
  • Kháng nguyên D là thường gặp nhất và có tính kháng nguyên mạnh nhất nên những người mang kháng nguyên D được gọi là Rh+, những người không mang kháng nguyên D được gọi là Rh-

Vận tốc dẫn truyền xung động khác nhau giữa các vùng của tim. Ở trạng thái sinh lý, xung động từ nút xoang vào cơ nhĩ với vận tốc vừa phải, 0,8-1m/s. Sự dẫn truyền chậm lại 0.03-0.05m/s từ ta nhĩ qua nút nhĩ-thất. Sau đó, vận tốc tăng lên trong bó His (0,8-2m/s) và đạt rất cao trong mạng Purkinje: 5m/s. Cuối cùng chậ lại khi đi vào các sợi cơ thất, với vận tốc 0,3-0,5m/s. Như vậy, sự dẫn truyền xung động từ nút xoang phải mất 0.15s để bắt đầu khử cực các tâm thất.

- Tính trơ Ở các giai đoạn khác nhau của điện thế hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng không giống nhau với một kích thích bên ngoài. Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích thích nào, đó là thời kì trơ tuyệt đối. Nó giúp tim không bị rối loạn hoạt động bởi 1 kích thích ngoại lai. Đây là cơ chế bảo vệ vô cùng cần thiết giúp cho cơ tim không bị co cứng như cơ vân, một sự co cứng của tim sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn và tử vong. Ở pha 3, khi điện thế trong màng tăng đến 50mV, sợi cơ tim bắt đầu đáp ứng với các kích thích, tuy còn yếu, đó là thời kì trơ tương đối - Tính nhịp điệu Ở trạng thái sinh lý, nút xoang tự động phát ra các xung động theo 1 nhịp điệu đều đặn với tần số trong binhg 80 lần/phút. Tiếp đóc, hai tâm nhĩ được khử cực đầu tiên, nhĩ phải trước nhĩ trái, đồng thời lan tới nút nhĩ-thất theo những bó liên nút. Sự dẫn truyền trong nút nhĩ-thất chậm hẳn lại để cho 2 nhĩ có tgian co bóp xong. Sự trì hoãn này có thể bị rút ngắn bởi sự kích thích của hệ giao cảm và kéo dài bởi dây X _ Chu kỳ tim_* Tim đập nhịp nhàng, đều đặn. Khoảng thời gian từ đầu của một tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác gọi là một chu kỳ tim. Giữa điện tâm đồ, các hiện tượng cơ học (co và giãn) và những thay đổi về áp lực tâm nhĩ, tâm thất, thể tích tâm thất và áp lực động mạch chủ trong suốt chu kỳ tim có liên quan với nhau. Áp lực ở thất trái cao, còn thất phải thì áp lực thấp

hơn nhiều vì thành thất phải mỏng hơn tuy nhiên thể tích tống máu là như nhau. Ở một chu kỳ tim bình thường, hai tâm nhĩ co trong khi hai tâm thất giãn và ngược lại. Các giai đoạn của chu kỳ tim gồm có: trong điều kiện bình thường tim đập khoảng 75 nhịp trong một phút, thời gian của một chu chuyển tim là 0,8 giây và gồm hai thì cơ bản là thì tâm thu và thì tâm trương. - Thì tâm thu: kéo dài 0,43 giây, gồm tâm nhĩ thu, tâm thất thu.

  • Tâm nhĩ thu kéo dài 0,1giây, lúc này tâm nhĩ co nhằm tống nốt 1/ lượng máu còn lại trong thời kỳ tâm trương. Sau khi co, nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn lại của chu kỳ tim (0,7giây).
  • Tâm thất thu kéo dài 0,33 giây, được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ tăng áp và thời kỳ tống máu
  • Thời kỳ tăng áp (0,08 giây) Mở đầu giai đoạn này là giai đoạn cơ tim co bóp không đồng thời (0,05giây), kết quả là áp lực tâm thất tăng đột ngột, cao hơn áp lực trong tâm nhĩ, máu dội ngược về, đóng van nhĩ thất gây ra tiếng tim thứ nhất tương ứng với đỉnh sóng R trên điện tâm đồ. Tiếp theo là cơ co đẳng trường (0,03 giây), áp lực tiếp tục tăng cao, trong tâm thất trái là 70-80 mmHg, trong tâm thất phải khoảng 100mmHg, áp lực này đủ sức mở van bán nguyệt, tống máu từ tâm thất sang động mạch.
  • Thời kỳ tống máu (0,25 giây) Mở đầu giai đoạn này là giai đoạn cơ co đẳng trương, áp lực trong tâm thất tiếp tục tăng cao, máu tống nhanh sang động mạch chủ và động mạch phổi. Thời gian tống máu nhanh kéo dài khoảng 0,12 giây, tống nhanh 4/5 lượng máu từ tâm thất vào động mạch; còn 1/5 lượng máu đưa vào trong thời gian tống máu chậm. Mỗi lần tâm thất co, tống vào động mạch khoảng 70ml, thể tích này gọi là thể tích tâm thu (Qs). Sau đó tốc độ tống máu chậm lại, áp suất tâm thất giảm dần, thời gian tống máu chậm kéo dài 0,13 giây. Giai đoạn tống máu là giai đoạn quan trọng nhất trong một chu chuyển tim.
  • Tâm trương: kéo dài 0,37 giây, được chia 3 giai đoạn.

5. Cơ chế tiêu hoá ở dạ dày? Cơ chế tiêu hoá ở ruột non? Cơ chế hấp thụ _ Cơ chế tiêu hoá ở dạ dày_* - Tiêu hoá cơ học ở dạ dày đơn 1). Cử động của dạ dày Muốn quan sát ta có thể mổ bụng động vật hoặc cô lập một dạ dày của động vật rồi tưới nó bằng dịch nuôi nhân tạo hoặc cho một bóng cao su vào dạ dày rồi ghi co bóp của dạ dày trên một trụ quay. Trên người, ta thường quan sát bằng cách cho bệnh nhân uống Barysulfat rồi soi X- quang (chất cản quang có trọng lượng phân tử lớn). Dạ dày lúc đói xẹp bề ngang nhưng bề dài thì kéo thòng xuống giống hình dấu phẩy, bên trên vùng đáy có một bóng hơi. Lúc đói dạ dày có cử động co bóp đói, khi thức ăn vào thì cử động co bóp sẽ mạnh hơn và phức tạp hơn. Dạ dày co bóp nhờ ba lớp cơ khoẻ: Cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên giữa, cơ chéo bên trong. Phân tích hoạt động co bóp của dạ dày ta thấy cứ 10-20gy/lần có những đợt co bóp khởi đầu từ thân dạ dày và dồn dần xuống môn vị, lần đầu sẽ không qua tá tràng mà bị dồn trở lại, lúc xuống thức ăn đi bên ngoài, lúc trở lên đi theo đường giữa. Vùng đáy dạ dày tức vùng trên tiếp liền với tâm vị, không tham gia trực tiếp vào quá trình nghiền, nhào trộn thức ăn. Tác dụng của vùng này là qua bóng hơi và trương lực thường xuyên của các cơ dọc, vòng luôn luôn đẩy thức ăn xuống môn vị và cũng nhờ có bóng hơi mà dạ dày tăng khả năng chun giãn của nó, tránh hiện tượng thức ăn trào lên thực quản hay dồn xuống tá tràng quá sớm mỗi khi thức ăn vào dạ dày quá nhiều.

  1. Sự đóng mở môn vị Sau nhiều lần nhào trộn, thức ăn thấm acid và các men tiêu hoá còn được gọi là vị trấp rồi từng đợt sẽ qua cửa môn vị mà vào tá tràng, thưa vào đầu bữa ăn, liên tiếp vào cuối bữa ăn. Cơ chế chính của việc đóng mở môn vị là độ acid và độ kiềm của tá tràng. Trong điều kiện bình

thường khi thức ăn được nghiền, nhào trộn đến mức trở nên chất sệt và acid, dưới sức co bóp trở nên mạnh hơn của dạ dày, môn vị mở ra (phía tá tràng của môn vị không có nước acid). Khi vị trấp acid vào tá tràng gây phản xạ đóng môn vị đồng thời gây tiết dịch tụy. Khi dịch kiềm đã được tiết đủ để trung hoà vị trấp của acid thì môn vị lại có thể mở ra. Vai trò của môn vị là tránh cho vị trấp ào ạt chuyển từ dạ dày sang tá tràng trong các bữa ăn.

- Tiêu hoá hoá học ở dạ dày Dịch vị do các tuyến của dạ dày tiết ra. Những tuyến này nằm trong niêm mạc của thành dạ dày. Những tuyến này bài tiết những chất tiết khác nhau tùy từng vùng của dạ dày. Vùng quanh tâm vị tiết nhiều chất nhày và một ít enzyme pepsinogen. Vùng hang vị tiết vị tố gastrin và một ít chất nhày. Vùng tế bào bờ (tế bào thành) tiết ra HCl. Acid này đóng vai trò quan trọng tạo môi trường acid (pH = 1-2) cho pepsinogen hoạt động. Tham gia vào làm trương nở protid tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hoá ở dạ dày. _ Cơ chế tiêu hoá ở ruột non_*

  • Gồm 2 cơ chế tiêu hoá hoạt động ở ruột non : Tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học
  • Tiêu hoá cơ học : gồm hoạt động thắt và hoạt động (cử động ) quả lắc. Hoạt động co thắt có tác dụng làm dịch tiêu hoá thấm sâu vào thức ăn, đồng thời phân cắt khối lương thức ăn trong ruột. Cử động quả lắc có tác dụng làm cho từng đoạn ruột lật bên này rồi lật lại bên kia giúp thức ăn trộn đều với dịch tiêu hoá
  • Tiêu hoá hoá học : Các protein chưa được tiêu hoá ở dạ dày sẽ được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non nhờ enzyme entrinase cắt enzyme từ trysinogen thành busin tiêu hoá protein 6. Cơ chế hô hấp ở phổi và ở tế bào _ Cơ chế hô hấp ở phổi_*

_ Các thể tích hô hấp_*

  • Trong trạng thái bình thường, ở người lớn mỗi lần hít vào cũng như khi thở ra đo được 0,5 lít, gọi đó là khí lưu thông. Khi thở ra bình thường, chưa hít vào, mỗi người có thể thở ra cố sức được khoảng 1,5 lít gọi là khí dự trữ thở ra. Còn khi thở vào bình thường, chưa thở ra, cũng có thể hít vào cố sức được thêm khoảng 1,5 – 2,5 lít, gọi là khí dự trữ hít vào. Sau khi đã thở ra cố sức vẫn còn một lượng khí tồn trữ trong phổi khoảng 1 lít gọi là khí cặn, chức năng của khí cặn là đảm bảo cho đường hô hấp thông suốt.
  • Tổng số các loại khí: lưu thông, dự trữ thở ra, dự trữ hít vào gọi là dung tích sống (hay sinh lượng). Đó là lượng khí có thể đo của một lần thở ra cố sức sau khi đã hít vào cố sức, khoảng 3,5 – 4,5 lít. Tổng số của dung tích sống và khí cặn gọi là dung lượng phổi. 8. Cấu tạo chức năng nơ-ron? Cấu tạo chức năng sinap? Cơ chế dẫn truyền của sinap _ Cấu tạo chức năng nơ-ron_* Cấu tạo : Nơ ron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 1.000 tỉ nơ ron. Mỗi nơ ron gồm các bộ phận sau (hình 11.1):
  • Thân nơ ron: Thân nơ ron là chỗ phình to của nơron chứa bào tương, nhân và các bào quan: ribosom, thể Nissl có màu xám, bộ máy Golgi, lysosom, các sắc tố, ty thể, ống siêu vi, tơ thần kinh. Vì vậy, nơi nào tập trung nhiều thân nơ ron thì tổ chức thần kinh có màu xám (ví dụ: vỏ não, các nhân xám dưới vỏ, chất xám tủy sống...).Thân nơ ron có chức năng dinh dưỡng cho nơ ron. Ngoài ra, thân nơ ron có thể là nơi phát sinh xung động thần kinh và cũng có thể là nơi tiếp nhận xung động thần kinh từ nơi khác truyền đến nơ ron.
  • Đuôi gai: Mỗi nơ ron thường có nhiều đuôi gai, mỗi đuôi gai chia làm nhiều nhánh. Đuôi gai là bộ phận chủ yếu tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron.
  • Sợi trục: Mỗi nơ ron chỉ có một sợi trục. Sợi trục và đuôi gai tạo nên dây thần kinh và chất trắng của hệ thần kinh. Sợi trục là bộ phận duy nhất dẫn truyền xung động thần kinh đi ra khỏi nơron. Đường kính của các sợi trục rất khác nhau, từ 0,5 μm - 22 μm. Vỏ của sợi trục (axolemme) có ở tất cả các sợi trục có myelin và không myelin. Bao myelin được hình thành do các tế bào Schwann được gọi là eo Ranvier. Khoảng cách giữa hai eo Ranvier dài khoảng 1,5 - 2 mm. Bao myelin được xem là chất cách điện, còn màng tại eo Ranvier lại có tính thấm cao đối với các ion, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn truyền hưng phấn theo sợi trục được nhanh chóng. Phần cuối sợi trục có chia nhánh, cuối mỗi nhánh có chỗ phình to ra gọi là cúc tận cùng. Cúc tận cùng là bộ phận của nơ ron tham gia cấu tạo một cấu trúc đặc biệt gọi là xy náp (synapse) Chức năng : Mọi thông tin đi vào và đi ra khỏi hệ thần kinh đều được truyền qua nơ ron dưới dạng các xung động thần kinh. Các xung động này truyền đi theo một chiều nhất định nhờ chức năng dẫn truyền đặc biệt của các xy náp. Xung động thần kinh truyền đi trong nơ ron theo cơ chế điện học còn ở xy náp theo cơ chế hóa học
  • Điện thế nghỉ của màng nơ ron Ở trạng thái nghỉ, mặt trong và ngoài màng nơ ron có sự phân bố 3 ion Na+ , K+ và Clkhác nhau (mmol/L): Trong Ngoài Na

15 150 K

150 5, Cl

9 125 Sự phân bố này do 2 cơ chế tạo nên: - Do bơm Na+ - K+ : còn gọi là bơm sinh điện nằm ở trên màng tế bào. Mỗi lần bơm hoạt động, 3 ion

  • Xy náp thần kinh - cơ quan: chỗ nối giữa nơ ron với tế bào cơ quan Về mặt cơ chế dẫn truyền, xy náp cũng được chia làm 2 loại:
  • Xy náp điện: dẫn truyền bằng cơ chế điện học
  • Xy náp hóa: dẫn truyền bằng cơ chế hoá học thông qua chất trung gian hóa học. Tuy nhiên, trong hệ thần kinh, chiếm đa số là xy náp hóa học. Trong phần này, ta chỉ đề cập đến loại xy náp này. Xy náp hóa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần kinh, nó bảo đảm cho luồng thần kinh truyền đi theo một chiều nhất định từ nơ ron này sang nơ ron khác và từ nơ ron đến tế bào cơ quan. Mỗi xy náp gồm có 3 phần:
  • Phần trước xy náp: Phần trước xy náp chính là cúc tận cùng của nơ ron, trong cúc tận cùng có chứa các túi nhỏ gọi là túi xy náp, bên trong túi chứa một chất hóa học đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần kinh đi qua xy náp gọi là chất trung gian hóa học (chemical mediator), hay chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter) các chất có tác dụng gây hưng phấn hay ức chế neuron sau synapse. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 40 chất trung gian hóa học. Trong đó, một số chất thường gặp là: Acetylcholin; Epinephrin; Norepinephrin; Glutamat; GABA (Gama amino butyric acid)...Nhưng có một điều đặc biệt là các cúc tận cùng của cùng một nơ ron chỉ chứa một chất trung gian hóa học mà thôi.
  • Khe xy náp: Khe xy náp là khoảng hở giữa phần trước và phần sau xy náp. Khe synapse rộng khoảng 20nm (ở một số synapse khe này có thể rộng đến 100nm), tại đây có chứa các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua xy náp. Khi các enzym này bị bất hoạt, cơ thể có thể gặp nguy hiểm.
  • Phần sau xy náp:Phần sau xy náp là màng của nơ ron (xy náp thần kinh
  • thần kinh) hoặc là màng của tế bào cơ quan (xy náp thần kinh - cơ

quan).Trên màng sau xy náp có một cấu trúc đặc biệt đóng vai trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi là Receptor. Mỗi receptor gồm có 2 thành phần:

  • Thành phần gắn vào chất trung gian hóa học + Thành phần nối với các kênh ion hoặc nối với các enzym Khi receptor gắn với chất trung gian hóa học thì ở phần sau xy náp có thể xảy ra 1 trong 2 hiện tượng sau đây:
  • Các kênh ion sẽ mở ra cho phép các ion đi vào và đi ra làm thay đổi điện thế ở màng sau xy náp.
  • Các enzym nối vào receptor sẽ được hoạt hóa và khởi động một quá trình hoạt hóa tiếp theo gây ra các tác dụng sinh lý ở tế bào sau xy náp. Ðiều đặc biệt là mỗi receptor chỉ tiếp nhận một chất trung gian hóa học đặc hiệu mà thôi. Tuỳ thuộc vào các chất dẫn truyền và các receptor mà điện thế phát sinh ở màng sau synapse sẽ khác nhau: điện thế hưng phấn sau synapse hay điện thế ức chế sau synapse. Cũng do đó mà người ta phân ra synapse hưng phấn và synapse ức chế. Tuy nhiên, ngoài chất trung gian hóa học đặc hiệu đó, receptor có thể tiếp nhận một số chất lạ khác và khi đó nó không tiếp nhận chất trung gian hóa học đặc hiệu nữa làm thay đổi mức độ dẫn truyền qua xy náp. Trong y học, các chất này được sử dụng làm thuốc. _ Cơ chế dẫn truyền_* Khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng thì màng trước xy náp chuyển sang điện thế động. Dưới tác dụng của ion Ca++, các túi xy náp sẽ vỡ ra giải phóng chất trung gian hóa học đi vào khe xy náp và lập tức đến gắn vào các receptor ở phần sau xy náp gây ra một trong hai tác dụng sau:
  • Hoạt hóa enzym gắn vào receptor gây nên các thay đổi sinh lý ở phần sau xy náp.
  1. Cấu tạo não – đại não – tiểu não – não trung gian
  • Cấu tạo não
  • Cấu tạo đại não Ðại não gồm 2 bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi rãnh gian bán cầu. Mỗi bán cầu đại não có một lớp chất xám dày 2-4 mm bao xung quanh gọi là vỏ não. Gồm: thùy trán, thùy chẩm, thùy đỉnh, thùy thái dương.
  • Cấu tạ tiểu não Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não. Tiểu não nối với thân não bằng 3 đôi cuống tiểu não: Ðôi trên nối với não giữa. Ðôi giữa nối với cầu não. Ðôi dưới nối với hành não. Thực chất các cuống tiểu não là những đường liên hệ của tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên. Mỗi bán cầu tiểu não có một lớp chất xám bao bọc bên ngoài gọi là vỏ tiểu não, bên trong là chất trắng chứa một số nhân xám quan trọng như nhân răng (Dentate nucleus) và nhân mái (Fastigial nucleus). Vỏ tiểu não gồm có 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp phân tử chứa các nơ ron. Lớp giữa là lớp tế bào Purkinje. Lớp trong cùng là lớp hạt chứa các tế bào Golgi. Căn cứ theo bậc thang tiến hóa, người ta chia tiểu não ra làm 3 phần:
    • Nguyên tiểu não Chính là thùy nhộng, đây là phần xuất hiện sớm nhất theo bậc thang tiến hóa, nguyên tiểu não có liên quan mật thiết với nhân tiền đình ở hành não nên nó có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa trương lực cơ và duy trì thăng bằng cho cơ thể.
  • Tiểu não cổ

Phần này nhận những đường dẫn truyền từ tủy sống đưa lên, trong đó quan trọng là đường cảm giác sâu không có ý thức để từ đó tiểu não điều hòa các động tác tự động, điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.

  • Tiểu não mới Là phần phát triển muộn nhất theo bậc thang tiến hóa. Tiểu não mới phát triển ở những động vật cấp cao và ở người là hoàn thiện nhất. Tiểu não mới liên quan chặt chẽ với vỏ não để góp phần cùng vỏ não điều hòa các động tác chủ động. **10. Cơ chế điều hoà tiết hocmon
  1. Quá trình sinh tinh – Quá trình sinh trứng** _ Quá trình sinh tinh_* Quá trình sinh tinh: Tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của hai tinh hoàn, bắt đầu từ tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào nguyên phân tạo thành tinh bào bậc 1, tinh bào bậc 1 (từ tuổi dậy thì) bắt đầu giảm phân I tạo thành tinh bào bậc 2; tinh bào bậc 2 tiếp tục giảm phân II tạo thành tinh tử. Tinh tử trải qua quá trình biệt hóa tạo thành tinh trùng. _ Quá trình sinh trứng_* Quá trình sinh trứng: Quá trình hình thành trứng bắt đầu trong giai đoạn phôi bằng việc sản xuất noãn nguyên bảo từ các tế bào mầm sinh dục. Noãn nguyên bào nguyên phân nhiều lần và các tế bào này bắt đầu giảm phân, nhưng ngừng lại ở kì đầu giảm phân I. Các tế bào này nằm trong nang trứng gọi là noãn bào bậc 1 và ngừng phát triển cho đến trước khi sinh. Khi dậy thì, một số noãn bào bậc 1 phát triển và hoàn thành giảm phân I tạo thành noãn bào bậc 2, sau đó tiếp tục giảm phân II và ngừng lại ở kì giữa cho đến khi trứng rụng. Chỉ khi có tinh trùng đi vào, noãn bào mới tiếp tục giảm phân II 12. Cơ chế dẫn truyền âm thanh – Quang lý/ Quang hoá