Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

giáo dục tích hợp stem trong môn học, Study notes of Economics

liên quan đến giáo dục tích hợp, học

Typology: Study notes

2024/2025

Uploaded on 04/20/2025

ngan-nguyen-thi-hong-2
ngan-nguyen-thi-hong-2 🇻🇳

1 document

1 / 156

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download giáo dục tích hợp stem trong môn học and more Study notes Economics in PDF only on Docsity!

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁ O DỤC STEM
    1. Giáo dục STEM
      • 1.1. Khái niệm giáo dục STEM
      • 1.2. Một số đặc điểm cơ bản của giáo dục STEM
      • 1.3. Giáo dục STEM trên thế giới
    • phổ thông 2. Giáo dục STEM trong Chương trình Giáo dục
      • 2.1. Giáo dục STEM trong chương trình tổng thể
        • môn học cấp Tiểu học 2.2. Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục
    1. Giáo dục STEM trong trường tiểu học
      • 3.1. Mục tiêu giáo dục STEM cấp tiểu học
      • 3.2. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM
      • 3.3. Phân biệt giữa Bài học STEM và Chủ đề STEM
        • trong nhà trường 3.4. Kết nối giữa bài học STEM và chủ đề STEM
      • 3.5. Sử dụng công nghệ số trong các chủ đề giá o dục STEM
    1. Thiết bị và cơ sở vật chất trong giá o dục STEM - VÀ CHỦ ĐỀ STEM PHẦN 2: THIẾT KẾ, THỰC HIỆN BÀI HỌC
    1. Bài học STEM
    1. Chủ đề STEM
    1. Kế hoạch thực hiện giáo dục STEM trong trường tiểu học
  • PHẦN 3: MỘT SỐ BÀI HỌC/CHỦ ĐỀ MINH HOẠ
  • I. Chủ đề STEM về Xe bóng bay trong môn Toán lớp
    • trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp II. Bài học STEM về chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng
      • trong môn Khoa học lớp III. Bài học STEM về V ật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém
  • IV. Bài học STEM về âm thanh trong môn Khoa học lớp
  • PHỤ LỤC
    1. Làm đèn kéo quân
    1. Mô hình máy phát điện gió
  • PHỤ LỤC

Quý Thầy Cô thân mến! Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã và đang được triển khai sâu rộng để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Trong đó, giáo dục STEM là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong cả Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và trong Chương trình Giáo dục các môn học , xuyên suốt từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông. Trong khuổn khổ hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục STEM đối với cấp Tiểu học đáp ứ ng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn cuốn “ Tài liệu tập huấn Giáo dục STEM cấp Tiểu học ” phục vụ trong bồi dưỡng thường xuyên và tập huấn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cấp Tiểu học triển khai giáo dục STEM trong nhà trường. Cuốn tài liệu trình bày các nội dung cơ bản về giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông và giới thiệu các hình thức triển khai giáo dục STEM trong trường tiểu học. Đặc biệt là sự cụ thể hoá các bước xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục STEM trong các mộn học, hoạt động trải nghiệm của nhà trường qua bài học STEM, chủ đề STEM theo đặc điểm của học sinh và chương trình giáo dục cấp Tiểu học. Đặc điểm nổi bật của cuốn t ài liệu là sự nhấn mạnh đến các ví dụ minh hoạ cụ thể về bài học STEM, chủ đề STEM cùng với các phân tích cách thức xây dựng, định hướng triển khai, thực hiện trong môn học, trong hoạt động trải nghiệm để thầy cô giáo và cán bộ quản lí nhà trường có thể vận dụng được ngay vào công tác quản lí, dạy học của mình. Cùng với phần phụ lục gợi ý danh sách các chủ đề STEM, bài học STEM theo các môn học để hỗ trợ nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục STEM ngay từ đầu năm học để triển khai sâu, rộng giáo dục STEM trong nhà trường. Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo

LỜI NÓI ĐẦU

  • Công nghệ (Technology) được hiểu là hệ thống kiến thức về thiết bị, về phương pháp, về quy trình để giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra các sản phẩm, các mô hình. + Toán (Math) được hiểu là khả năng phân tích, biện luận, xây dựng mô hình và truyền đạt ýtưởng một cách logic, vận dụng kiến thức toán thông qua việc tính toán, giải thích để xây dựng giải pháp giải quyết các vấn đề, tạo ra sản phẩm, mô hình. Ngoài ra, trong giáo dục STEM còn quan tâm đến tích hợp giáo dục nghệ thuật (Art) nhằm đáp ứ ng mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành phẩm chất, năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Nghệ thuật ( A rt) có tính kết nối trong giáo dục STEM, thể hiện trong thiết kế, trang trí, trình bày các ý tưởng, các sản phẩm bằng các ngôn ngữ biểu trưng màu sắc, hình dạng, bố cục và tính đáp ứ ng với việc phát triển của cá nhân, của nhân loại trong việc hướng tới hoà bình, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, khi đó, gọi là giáo dục STEAM. Bản chất của tự nhiên Công cụ và phương tiện cải tiến, khả năng cải thiện Sáng tạo và phân tích các cải tiến theo mục tiêu Tính nhân văn, ý tưởng và trình bày Ngôn ngữ cơ bản trình bày kĩ thuật Hình 1.1: Sơ đồ mô tả nội dung giáo dục STEAM 1.2. Một số đặc điểm cơ bản của giáo dục STEM a) Gắn với thực tiễn trong cuộc sống Các vấn đề trong giáo dục STEM gắn với các tình huống, bối cảnh cụ thể của cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này, học sinh cần huy động kiến thức, phương pháp của các môn Khoa học, C ông nghệ, Tin học và Toán để giải quyết.

b) Giáo dục tích hợp Giáo dục STEM là giáo dục tích hợp trong nhà trường thông qua việc, học sinh vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết vấn đề. Học sinh được tìm hiểu vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề qua thiết kế, chế tạo, vận hành thử nghiệm và tối ưu hoá mô hình, sản phẩm, thí nghiệm. Trong quá trình giải quyết vấn đề học sinh huy động, vận dụng kiến thức liên môn để đề xuất các ýtưởng , giả thuyết, dự đoán, thử nghiệm các giải pháp cần tìm tòi khám phá khoa học để xác định tính đúng – sai của giải pháp hoặc điều chỉnh giải pháp để thu được kết quả phù hợp. Quá trình “thiết kế – thử nghiệm

  • điều chỉnh” được vận hành liên tục. c) Góp phần hướng nghiệp cho học sinh Giáo dục STEM tạo cơ hội cho học sinh giải quyết các vấn đề liên quan đến các nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM. Việc lựa chọn vấn đề cần giải quyết và cách tổ chức để học sinh làm việc nhóm như thực hiện một quy trình sản xuất (có phân vai và hợp tác) tạo cơ hội cho học sinh khám phá điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân, khám phá nghề nghiệp và trải nghiệm một số thao tác đơn giản trong một số lĩnh vực nghề nghiệp sẽ góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. d) Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn Toán, Khoa học, Công nghệ, Tin học Trong giáo dục STEM, các nội dung toán, khoa học và công nghệ được kết nối để tìm các giải pháp, cách giải quyết vấn đề. Nội dung toán học, khoa học được huy động để giải quyết các vấn đề thông qua tiến trình thiết kế kĩ thuật, tìm tòi khám phá khoa học và vận dụng các công cụ kĩ thuật để đạt được kết quả là xây dựng các thí nghiệm, tạo nên các mô hình, sản phẩm có tính ứ ng dụng trong thực tiễn. e) Không có câu trả lời đúng duy nhất về giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM Cách xây dựng các thí nghiệm khoa học hoặc quy trình tạo ra các mô hình, sản phẩm dựa trên tiến trình “thiết kế – thử nghiệm – điều chỉnh” để tìm giải pháp tốt hơn, tối ưu hơn cho vấn đề cần giải quyết. Các nhóm học sinh khác nhau, bằng các kinh nghiệm và kiến thức huy động khác nhau có thể đưa ra các phương á n giải quyết vấn đề khác nhau. Sự thất bại của phương á n này mở

b) Giáo dục STEM dựa vào sự môdun hoá Hiện tại, việc xây dựng môn học STEM độc lập là chưa thực tế vì các vấn đề nhân sự, thể chế và chính trị. Theo đề xuất của Bybee thay vì đưa một chương trình giảng dạy STEM thống nhất vào các trường học, việc sử dụng các môđun giảng dạy ngắn làm nền tảng cho việc giới thiệ u định hướng tích hợp trong giáo dục STEM là khả thi và thuận lợi hơn. Hơn nữa, hướng xây dựng môđun hoá cũng đã được phản hồi tích cực trong một số nghiên cứu gần đây. Việc áp dụng, mở rộng và điều chỉnh của giáo viên đối với các môđun bài dạy theo STEM cũng là cơ hội cho sự phát triển về mặt chuyên môn của giáo viên. c) Giáo dục STEM dựa vào công nghệ và kĩ thuật Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, khi nói đến giáo dục STEM, người ta thường quá nhấn mạnh vào khoa học hoặc toán học, trong khi vai trò của công nghệ và kĩ thuật trong sự phát triển của khoa học hiện đại cũng rất quan trọng, đặc biệt là giải quyết vấn đề dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán sẽ làm cho người học nhìn thấy rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục STEM. Theo hướng tiếp cận này, mục tiêu dạy học STEM không chỉ là kiến thức khoa học và công nghệ, mà là kĩ thuật thiết kế hay cách giải quyết vấn đề như một phương pháp giúp học sinh học tham gia vào quá trình tìm tòi khám phá, giải thích, đánh giá đối với cách giải quyết vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi học sinh vận dụng hiệu quả kiến thức vào cuộc sống. d) Giáo dục STEM dựa vào khám phá tri thức Giáo dục STEM là một hình thức tổ chức hoạt động học tập lấy học sinh làm trung tâm dựa trên quá trình tìm tòi khám phá tri thức với sự hỗ trợ của công nghệ. Các hoạt động học tập trong giáo dục STEM được xây dựng dựa trên kiến thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin và thực tiễn văn hoá của học sinh. Học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong bối cảnh cụ thể, gắn với thực tiễn cuộc sống. Khi t ổchức các hoạt động giáo dục STEM cần lưu ýđến kinh nghiệm, quan niệm của học sinh thông qua kĩ năng và kiến thức hiện có của học sinh để lựa chọn các vấn đề mà học sinh có thể tự lực giải quyết được. Tổ chức hoạt động trong giáo dục STEM cần hướng đến yếu tố hợp tác giữa các học sinh, thúc đẩy việc giải quyết vấn đề qua sự hợp tác giữa các học sinh trong nhóm hoặc giữa học sinh với thầy cô giáo trong trường hoặc với cha mẹ học sinh, các chuyên gia hỗ trợ,….

e) Giáo dục STEM dựa trên tiến trình thiết kế kĩ thuật và tìm tòi khám phá khoa học Giáo dục STEM dựa trên tiến trình tìm tòi khám phá khoa học và tiến trình thiết kế kĩ thuật góp phần phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM cho học sinh. Tiến trình thiết kế kĩ thuật và tìm tòi khám phá khoa học được mô tả như sơ đồ sau: Hình 1.2 : Sơ đồ tiến trình thực hiện giáo dục STEM Giai đoạn đầu tiên của các tiến trình là cần xác định được vấn đề thực tiễn. Vấn đề này phải có bản chất khoa học hoặc bản chất của công nghệ. Từ vấn đề đã được xác định, sẽ đề xuất các phương á n, giải pháp giải quyết. Có thể đưa ra nhiều phương á n, nhiều giải pháp dựa trên các suy luận, các dự đoán hoặc các giả thuyết mang tính logic, kinh nghiệm hoặc dựa trên kiến thức đã biết, thậm chí dựa trên quan niệm sai lầm. Cụ thể hoá kịch bản đã chọn thành từng bước nghiên cứu cụ thể Xác định vấn đề có bản chất khoa học hoặc có bản chất công nghệ Lựa chọn một kịch bản tìm tòi khám phá hoặc một mẫu mô hình Xây dựng các báo cáo, trình bày về tiến trình thực hiện, kết quả đạt được Thực hiện các thí nghiệm, các quan sát, khảo sát, điều tra thu thập thông tin, dữ liệu Xây dựng các mô hình công nghệ Phân tích các thông tin, dữ liệu Tiến trình thử nghiệm mẫu mô hình và đánh giá Con đường khoa học Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu kiến thức bài học, kiến thức môn học... cần giải quyết vấn đề liên môn, xuyên môn và nhu cầu vận dụng kiến thức tìm được vào thực tiễn Con đường công nghệ Xuất phát từ nhu cầu, tình huống thực tiễn phải cải thiện, phải giải quyết... tìm cách huy động, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ vào để thực hiện, sáng tạo ra sản phẩm Con đường khoa học Con đường công nghệ

Hình 1.3: Giáo dục STEM đề cập trong chương trình tổng thể Như vậy, trong Chương trì nh Giá o dụ c ph ổthông 2018, giáo dục STEM được thực hiện dưới hình thức giáo dục tích hợp liên môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Tin học, Toán trong đó cần vận dụng sự sáng tạo trong dạy học để giáo dục STEM góp phần hình thành năng lực, phẩm chất và hướng nghiệp cho học sinh. Phát triển năng lực học sinh đều có đặc điểm chung là cần tổ chức cho học sinh hoạt động và thông qua hoạt động học sinh mới hình thành năng lực và phẩm chất. Giáo dục STEM đem lại cơ hội cho học sinh hoạt động dựa trên việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, trong các bối cảnh cụ thể bằng con đường khoa học và công nghệ chính là tạo môi trường, động lực và cách thức phát triển năng lực cho Hình 1.4: Mục tiêu giáo dục STEM được đề cập trong chương trình tổng thể

học sinh. Trong các môn học thuộc lĩnh vực STEM, cùng với các bài học đặc trưng của môn học thì các bài học STEM cũng góp phần phát triển năng lực đặc thù của các môn học này. Đối với các năng lực chung như năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thì giáo dục STEM có lợi thế vượt trội để học sinh phát triển, đó là tập dượt giải quyết các vấn đề thực tiễn, dựa trên tiến trình tìm tòi khám phá, tiến trình thiết kế kĩ thuật đề xuất các giải pháp mới, sáng tạo trong việc tìm lời giải, phương á n cho các vấn đề. Qua cách tổ chức hoạt động học tập theo nhóm để cùng tìm các giải pháp, cùng điều chỉnh và cải tiến mô hình thiết bị, kĩ thuật học sinh sẽ phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ và tự học. Đặc biệt qua sự tìm tòi khám phá, vượt qua khó khăn khi thử bị sai, thất bại, làm lại học sinh sẽ rèn luyện các phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực,… 2.2. Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục môn học cấp Tiểu học Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM được đề cập đến trong các môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Công nghệ, Tin học và Toán cụ thể như sau: a) Giáo dục STEM trong môn Toán Giáo dục toán học tạo lp sậ ự kết nối giữa các ýtưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, gia toữ án học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc bit vệ ới cc môn Khoa há ọc, Công nghệ, Tin học,.... để thực hiện giáo dục STEM. Chương trình môn toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực hiện giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...). Giáo dục toán học t ạo cơ hội cho học sinh vận dụng toán học giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho giáo dục STEM. Giáo dục STEM góp phần phát triển các năng lực về tư duy và lập luận toán học qua việc học sinh so sánh, phân tích các bảng số liệu thu được trong thực nghiệm, trong thiết kế và thử nghiệm giải pháp, cách đưa ra chứng cứ về mối liên hệ nhân – quả trong khoa học, trong việc điều chỉnh thiết kế mô hình; năng lực mô hình hoá toán học qua việc tìm được mối liên hệ giữa các đại lượng, giải thích các hiện tượng qua mô hình hình vẽ, mô hình kí hiệu; năng lực giải quyết vấn đề toán học khi thể hiện các bản thiết kế, các số liệu, tính toán dự đoán các kết quả có thể xảy ra; năng lực giao tiếp toán học khi học sinh trình bày các bản thiết kế có dạng hình học, dạng số liệu về kích thước, số đo, khối lượng,

về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên xung quanh; Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên xung quanh; Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh. Đối với lớp 4 và lớp 5, giáo dục STEM trong môn khoa học cũng góp phần phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn như học sinh có thể kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lượng, thực vật, động vật, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường; Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống; Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ; Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các sự vật và hiện tượng (nhân quả, cấu tạo

  • chức năng,...); Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật bao gồm con người và vấn đề sức khoẻ; Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,...) ; Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán ; Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài liệu, hỏi người lớn, tìm kiếm trên Internet,...); Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thí nghiệm, thực hành,...; Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng; Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ; Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan; Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn với đời sống. c) Giáo dục STEM trong môn Công nghệ Giáo dục công nghệ được thực hiện thông qua nhiều môn học và hoạt động giáo dục, trong đó cốt lõi là môn Công nghệ ở cấp Tiểu học. Cùng với các môn Toán, Khoa học, Tin học,... môn Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục STEM. Trong đó, môn Công nghệ đề cập đến nghề nghiệp STEM như tóm tắt được một số vấn đề cơ bản về STEM, nghề nghiệp STEM; tìm hiểu được các thông tin về nhu cầu nghề nghiệp STEM trong tương lai gần tại Việt Nam; Lập và thực hiện được kế hoạch để thích ứng với nghề nghiệp

STEM. Như vậy, môn C ông nghệ đã cụ thể hoá về lĩnh vực nghề nghiệp STEM và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong giáo dục STEM như là một mục tiêu của môn học. Cụ thể, giáo dục STEM trong môn C ông nghệ lớp 3, 4, 5 có thể góp phần phát triển n ăng lực nhận thức công nghệ như: Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; Giao tiếp công nghệ: Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình; Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ýtưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản; Sử dụng công nghệ: Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật; Đánh giá công nghệ: Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng; Thiết kế kĩ thuật: Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế (thiết kế là quá trình sáng tạo). Nêu được ýtưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn. Như vậy, với môn Công nghệ cấp Tiểu học, thì quy trình thiết kế kĩ thuật là một trong các yêu cầu về năng lực công nghệ, cũng chính là mục tiêu của giáo dục STEM. Khi vận dụng vào thiết kế các mô hình, các thí nghiệm và mô phỏng các hiện tượng cần thiết kế chủ đề giáo dục STEM, bài học STEM làm nổi bật các bước của tiến trình thiết kế kĩ thuật để giúp học sinh định hướng nghề nhiệp sau này. Cụ thể, trong môn Công nghệ lớp 3, 4, 5 cũng đã định hướng một số sản phẩm cho chủ đề STEM như với lớp 3, có yêu cầu cần đạt là Làm đồ chơi: Làm được đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn; với lớp 4 là Hoa và cây cảnh trong đời sống: Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống; trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. Lắp ghép mô hình kĩ thuật: Lựa chọn và sử dụng được một số dụng cụ và chi tiết để lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật đơn giản. Làm đồ chơi dân gian: Làm được đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. Tính toán chi phí cho một đồ chơi dân gian tự làm. Vai trò của công nghệ: Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống; Nhà sáng chế: Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ. Tìm hiểu thiết kế: Vẽ phác thảo, nêu được ýtưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản; Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn. Lắp ráp mô hình máy phát điện gió: Mô tả được cách tạo ra điện từ gió. Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió. Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió. Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau; Lắp ráp mô hình điện mặt trời: Mô tả được cách tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời. Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình điện dùng năng lượng mặt trời. Lắp ráp được mô hình điện mặt trời. Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các mức độ sáng khác nhau của ánh sáng mặt trời.

bày sản phẩm STEM mà học sinh thực hiện được qua các nhóm năng lực trong môn Mĩ thuật như: Quan sát thẩm mĩ: Nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm; Nhận thức thẩm mĩ: Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo; Sáng tạo thẩm mĩ: Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ýtưởng thẩm mĩ; Sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo; Ứng dụng thẩm mĩ: Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản; Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống; Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập; Phân tích thẩm mĩ: Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản; Đánh giá thẩm mĩ: Bước đầu học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. Trong đánh giá các sản phẩm STEM, bản thiết kế có thể đưa yếu tố mĩ thuật vào như một tiêu chí giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tư duy thiết kế và tính ứ ng dụng của mĩ thuật trong đời sống. Bổ trợ phát triển năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt, mặc dù môn Tiếng Việt không đóng góp trực tiếp vào nội dung về kiến thức, phương pháp trong giáo dục STEM theo mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp STEM, hiểu biết STEM và các môn học thuộc lĩnh vực STEM, nhưng trong giáo dục STEM, trong giáo dục tiểu học, lại đóng góp và hỗ trợ rất quan trọng trong phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Cụ thể, đóng góp của giáo dục STEM trong năng lực ngôn ngữ như Đọc hiểu: đối tượng đọc là văn bản thông tin, liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức; Đọc mở rộng ; Kĩ thuật viết: kĩ năng trình bày bài viết; Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản; Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn. Giáo dục STEM góp phần bổ trợ trong giáo dục thể chất nhằm phát triển năng lực thể chất cho học sinh như năng lực chăm sóc sức khoẻ thể hiện trong các chủ đề về khám phá các bộ phận cơ thể, tìm cách chăm sóc và bảo vệ bản thân khỏi các hiện tượng thời tiết cực đoan, khám phá các chủ đề về dinh dưỡng có lợi và có hại cho sức khoẻ; Năng lực vận động cơ bản khi tìm hiểu về các máy tập thể thao, tìm hiểu thiết kế các mô hình máy luyện tập, nguyên lí sự vận động của các cơ như cách thức hô hấp, hệ cơ xương, cách lưu thông máu trong cơ thể; hoạt động thể thao như tìm hiểu các nguyên lí vận động của các môn thể thao như ném lao, đẩy tạ, đá bóng,...

Như vậy, giáo dục STEM được quy định cụ thể trong các môn Toán, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì hoạt động giáo dục STEM cũng góp phần bổ trợ trong phát triển năng lực của các môn học/ hoạt động giáo dục khác như năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt, Nghệ thuật trong âm nhạc, Mĩ thuật và các chủ đề về hướng đến bản thân, hướng đến môi trường trong hoạt động trải nghiệm, năng lực thể chất với chăm sóc sức khoẻ, vận động đúng cách,… Từ các phân tích trên, có thể sơ đồ hoá về hoạt động giáo dục STEM trong các môn học của chương trình giáo dục tiểu học như sau: Hình 1.5: Sơ đồ hoá nhóm môn trong giáo dục STEM cấp Tiểu học Tiếng Việt Âm nhạc, Mĩ thuật Ngoại ngữ^ Hoạt động trải nghiệm Giáo dục công dân Bổ trợ cho STEM Bài học STEM, Chủ đề STEM Nội dung chính đống góp cho Toán Tự nhiên - Xã hội và Khoa học Lịch sử và Địa lí Cong nghệ và Tin học