Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

English from England, Essays (university) of Technical English

english is simple and easy to learn

Typology: Essays (university)

2023/2024

Uploaded on 10/03/2024

thy-bao-3
thy-bao-3 🇻🇳

1 document

1 / 23

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÀI 2
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH,
QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
MỞ ĐẦU
Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội mang dấu ấn sâu sắc của các thời
đại lịch sử, với những đặc điểm tính chất của các cuộc chiến tranh ở thời cổ đại, trung
đại, cận đại hiện đại sự khác nhau. Các cuộc chiến tranh đó không chỉ đe doạ
trực tiếp độc lập chủ quyền của từng quốc gia, dân tộc mà còn là một hiểm hoạ khôn
lường đe doạ sự tồn vong của toàn nhân loại.
Vì vậy, nghiên cứu về chiến tranh, quân đội và và bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa hết
sức quan trọng về mặtluận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc Việt nam XHCN. Những luận điểm này sở, phương pháp luận rất quan
trọng đối với cách mạng Việt Nam để từ đó Đảng ta đề ra các quan điểm, đường lối
lãnh đạo đúng đắn, chăm lo củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới.
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17

Partial preview of the text

Download English from England and more Essays (university) Technical English in PDF only on Docsity!

BÀI 2

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN,

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH,

QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

MỞ ĐẦU

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội mang dấu ấn sâu sắc của các thời đại lịch sử, với những đặc điểm tính chất của các cuộc chiến tranh ở thời cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại có sự khác nhau. Các cuộc chiến tranh đó không chỉ đe doạ trực tiếp độc lập chủ quyền của từng quốc gia, dân tộc mà còn là một hiểm hoạ khôn lường đe doạ sự tồn vong của toàn nhân loại. Vì vậy, nghiên cứu về chiến tranh, quân đội và và bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt nam XHCN. Những luận điểm này là cơ sở, phương pháp luận rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam để từ đó Đảng ta đề ra các quan điểm, đường lối lãnh đạo đúng đắn, chăm lo củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới.

NỘI DUNG

I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ CHIẾN TRANH

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh a. Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội

  • Một số quan điểm ngoài mácxít về chiến tranh.
  • Quan điểm duy tâm tôn giáo: “ Chiến tranh là sự trừng phạt của Chúa Trời đối với loài người”
  • Quan điểm của các học giả tư sản: “ Chiến tranh gắn với xã hội loài người và không thể loại trừ, chiến tranh là định mệnh của con người.
  • Thuyết Man Tuýt: “ Sự cân bằng xã hội bằng chiến tranh, dịch bệnh và nạn đói ”. Tức là thuyết hạn chế phát triển dân số bằng chiến tranh, dịch bệnh và nạn đói: “ dân số tăng theo cấp số nhân, tư liệu sản xuất và của cải làm ra tăng theo cấp số cộng nên chiến tranh, dịch bệnh và nạn đói là một biện pháp cân đối xã hội Tuy nhiên, một trong những quan điểm tiến bộ, nổi bật về chiến tranh là quan điểm của nhà lý luận, quân sự tư sản, vị tướng người Phổ thế kỷ XVIII - C.Ph.Claudơvit, Ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. C.Ph.Claudơvít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của C.Ph.Claudơvít là chưa luận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy. Dù bằng nhiều cách lí giải khác nhau nhưng các quan điểm trên đều tìm cách ngụy biện cho sự tồn tại của chiến tranh phi nghĩa, che đậy bản chất xâm lược và tội ác của chủ nghĩa đế quốc, sự thống trị và bóc lột của bọn chủ tư bản đối với giai cấp công nhân và người lao động.
  • Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định:
  • Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Chiến tranh là kết quả của những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.

- Nguồn gốc xã hội: Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Ph. Ăngghen chỉ rõ, khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột thì chiến tranh ra đời và tồn tại như một tất yếu khách quan. Chế độ áp bức bóc lột càng hoàn thiện thì chiến tranh càng phát triển. Chiến tranh trở thành “Bạn đường” của mọi chế độ tư hữu. - Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: Còn chủ nghĩa đế quốc còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc (Lênin phát triển quan điểm của Mác-Ăngghen về chiến tranh, trong điều kiện lịch sử mới).

  • Thế kỷ XX diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới 1914 - 1918 và 1939 - 1945, hàng chục cuộc chiến tranh khu vực và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang… đó chính là “sản phẩm” của chủ nghĩa đế quốc.
  • Lênin nghiên cứu từ khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc thì phạm vi, quy mô, tính chất, đặc điểm của các cuộc chiến tranh ngay càng ác liệt phức tạp hơn, do đó Lênin kết luận còn chủ nghĩa đế quốc thì còn chiến tranh. c. Bản chất chiến tranh Bản chất chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội.
  • V.I. Lênin khẳng định: " Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực) (1)(1). Theo V.I. Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể. Xét về cấu trúc bản chất chiến tranh, nó bao gồm hai mặt: Một là, Đường lối chính trị của một giai cấp nhà nước nhất định, mục tiêu chính trị (Mặt chính trị- xã hội). Hai là, Bạo lực vũ trang (mặt quân sự) gồm: quy mô, tổ chức, kỹ thuật quân sự, lực lượng phương tiện. “Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế”(2)(2), “Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc”(3)(3), chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội. Như vậy, chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị. - Mối quan hệ giữa chính trị và chiến tranh: (1) (1) (^) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 26, Bản tiếng Việt, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 397. (2) (2) (^) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 42, Bản tiếng Việt, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr. 349. (3) (3) (^) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 49, Bản tiếng Việt, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 500.

Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính trị chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Ví dụ: Trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở Việt Nam với đường lối chính trị đúng đắn Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta đánh bại các loại hình chiến tranh của Mỹ như “Chiến tranh đơn phương”, “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh đặc biệt”, “Việt Nam hoá chiến tranh”… Đảng ta đề ra hình thức tiến hành đấu tranh cơ bản như đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành 3 vùng chiến lược (đô thị, miền núi, đồng bằng) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) làm cho hơn 1,1 triệu quân Ngụy, 55 vạn quân Mỹ không có điều kiện đưa bộ binh và xe tăng ra đánh phá miền Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiếp tục đi lên xã hội chủ nghĩa để cung cấp sức người sức của cho miền Nam. Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh. Ví dụ: Sau khi thống nhất nước nhà Đảng ta đề ra chủ trương tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này nhưng lại tiêu cực ở khâu khác. Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể còn thay đổi cả thành phần của lực lượng lãnh đạo chính trị trong các bên tham chiến. Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam nước Mỹ đã thay 5 đời Tổng thống, đồng thời xã hội Mỹ bất đồng và mâu thuẫn sâu sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh tác động lên chính trị thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hoá các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp. Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến, vũ khí trang bị “song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của các nhà nước và giai cấp nhất định”. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh, đường lối đó đã quyết định đến mục tiêu chiến tranh, tổ chức biên chế, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị” của quân đội do chúng tổ chức ra và nuôi dưỡng.

Ví dụ: tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện thông qua câu truyện trong kháng chiến chống Pháp khi ta bắt được một tên tù binh của Pháp chính Bác là người đã cởi tấm áo bông mình đang mặc khi trời rất lạnh cho tên tù binh; Ví dụ: Bài thơ Chúc tết năm 1968 của Người :“ Năm qua thắng lợi vẻ vang/Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, Đánh chi Ngụy nhào/ Tiến lên chiến sỹ đồng bào/ Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn” Hồ Chí Minh khẳng định: Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Người chủ trương phải dựa vào dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh để “xây dựng lầu thắng lợi”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là một trong những di sản quý báu của Người. Tư tưởng này được Hồ Chí Minh trình bày một cách giản dị, dễ hiểu song vô cùng sinh động và sâu sắc. Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ví dụ: Tư tưởng của Người được thể hiện rõ nét trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 19-12-1946 : “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc... hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” (2)(2) . Ví dụ: Để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, Người tiếp tục khẳng định: “Ba muơi mốt triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kì già trẻ, gái trai, phải là ba mươi mốt triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mĩ cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”(3)(3).

  • Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giặc phải bằng sức mạnh của toàn dân, trong đó phải có lực lượng vũ tranh nhân dân làm nòng cốt. Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự , chính trị , kinh tế, văn hoá... Kháng chiến toàn dân nhưng phải đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, đây là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh chống xâm lược. Bài học lịch sử về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng minh điều đó; đó là phong trào Duy (2) (2) (^) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 480. (3) (3) (^) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 323.

Tân cứu nước của Cụ Phan Bộ Châu, Cụ Phan Chu Chinh, cuộc khởi nghĩa của những người nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo… do không có một chính đảng lãnh đạo đúng đắn nên đã thất bại Sự khái quát trên đã phản ánh nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới và là một sự phát triển đến đỉnh cao tư tưởng vũ trang toàn dân của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự phát triển sâu sắc làm phong phú thêm lí luận mác xít về chiến tranh nhân dân trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong tình hình quốc tế còn nhiều phức tạp như hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh vẫn còn nguyên giá trị và càng được khẳng định, định hướng cho Đảng đề ra đường lối chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa… II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN ĐỘI

1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội a. Khái niệm quân đội Theo Ph. Ăngghen: _“Quân đội là một tập đoàn người vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh phòng ngự”(1)(1).

  • Quân đội là một tổ chức của một giai cấp và nhà nước nhất định_ Thuộc về kiến trúc thượng tầng vì vậy xu hướng chính trị của quân đội tất yếu có xu hướng chính trị của nhà nước tổ chức nuôi dưỡng nó. - Là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhất, là lực lượng nòng cốt để nhà nước, giai cấp tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang. Quân đội là tổ chức quân sự, khác bất cứ tổ chức nào thuộc nhà nước (do tính chất hoạt động quân sự quy định, có vũ trang, phương tiện, vũ khí, có tổ chức có biên chế, chỉ huy…) Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), V.I. Lênin nhấn mạnh: chức năng cơ bản của quân đội đế quốc là phương tiện quân sự chủ yếu để đạt mục đích chính trị đối ngoại là tiến hành chiến tranh xâm lược và duy trì quyền thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động trong nước. b. Nguồn gốc ra đời của quân đội - Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội. (1) (1) (^) Ph. Ăngghen, Tuyển tập Luận văn quân sự , tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1978, tr. 9.

Sự vận động biến đổi đó có thể theo hai chiều hướng: Ngày càng tăng cường bản chất giai cấp (trung thành, phát triển); Ngày càng mai một bản chất giai cấp (biến chất, phản lại lợi ích giai cấp). Do sự tác động của các yếu tố trên mà bản chất giai cấp của quân đội có thể được tăng cường hoặc bị phai nhạt, thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước, giai cấp đã tổ chức ra, nuôi dưỡng quân đội đó. Sự thay đổi bản chất giai cấp của quân đội diễn ra dần dần thông qua việc tăng cường hoặc suy yếu dần các mối quan hệ trên. Ví dụ: Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Quân đội ta trung với Đảng hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Có được bản chất ấy là phải trải qua quá trình xây dựng lâu dài, chiến đấu hy sinh gian khổ của hàng vạn cán bộ chiến sỹ trong quân đội. Phê phán quan điểm sai trái, phản động Trong tình hình hiện nay, các học giả tư sản thường rêu rao luận điểm “phi chính trị hoá quân đội” , cho rằng quân đội phải đứng ngoài chính trị, quân đội là công cụ bạo lực của toàn xã hội, không mang bản chất giai cấp. Thực chất quan điểm “phi chính trị hoá quân đội” của các học giả tư sản nhằm làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm giảm sức mạnh chiến đấu, từng bước làm thoái hoá về chính trị tư tưởng, phai nhạt bản chất cách mạng của quân đội. Đó là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ tới tăng cường bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của quân đội. Những biểu hiện cường điệu lợi ích vật chất, lề thói thực dụng, cơ hội về chính trị, sự suy giảm về đạo đức cách mạng là những cản trở trong xây dựng quân đội cách mạng hiện nay. d. Sức mạnh chiến đấu của quân đội

- Sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : con người, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, vũ khí trang bị, khoa học quân sự,... (theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen) Trong xây dựng sức mạnh chiến đấu cho quân đội, các ông rất chú trọng đến khâu đào tạo đội ngũ cán bộ, đánh giá và nhận xét về tài năng của các tướng lĩnh quân sự, đồng thời phê phán sự yếu kém của đội ngũ này. - Sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế; yếu tố chính trị - tinh thần và kỉ luật; số lượng, chất lượng vũ khí trang bị kĩ thuật; trình độ huấn luyện và thể lực; trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ các cấp. (V.I. Lênin bảo vệ và phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen).

Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của từng yếu tố là không ngang bằng nhau, trong những điều kiện xác định, yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội. V.I. Lênin khẳng định : “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” (1)(1) . e. Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của V.I. Lênin V.I. Lênin kế thừa, bảo vệ và phát triển lí luận của C. Mác, Ph. Ăngghen về quân đội và vận dụng thành công trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả cách mạng, V.I. Lênin yêu cầu phải giải tán quân đội cũ và thành lập quân đội kiểu mới (Hồng quân) của giai cấp vô sản. V.I. Lênin đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới:

  • Đảng Cộng sản lãnh đạo Hồng quân tăng cường bản chất giai cấp công nhân;
  • Đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân;
  • Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản;
  • Xây dựng chính quy;
  • Không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức;
  • Phát triển hài hoà các quân chủng, binh chủng;
  • Sẵn sàng chiến đấu. Trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định đến sức mạnh, sự tồn tại, phát triển, chiến đấu, chiến thắng của Hồng quân. Ngày nay, những nguyên tắc cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới của V.I. Lênin vẫn giữ nguyên giá trị; là cơ sở lí luận khoa học cho các Đảng Cộng sản xác định phương hướng tổ chức xây dựng quân đội của mình. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng quân sự mà người để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Tư tưởng đó hình thành phát triển gắn với sự nghiệp đấu tranh cách mạng, kế thừa truyền thống của dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt nam, biểu hiện ở 5 vấn đề: a. Khẳng định sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa sự ra đời của quân đội với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. (1) (1) (^) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 41, Bản tiếng Việt, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 147.

ích giai cấp, dân tộc và nhân dân, vì vậy quân đội luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. b. Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân

- Bản chất giai cấp công nhân liên hệ mật thiết với tính nhân dân trong tiến hành chiến tranh nhân dân chống thực dân, đế quốc xâm lược. Với cương vị là người tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên coi trọng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội. Trong xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến giáo dục, nuôi dưỡng các phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị và coi đó là cơ sở, nền tảng để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện. Trong buổi lễ phong quân hàm cho các cán bộ cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22-12-1958, Người vừa biểu dương, vừa căn dặn: “Quân đội đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho, đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, chiến đấu anh dũng, công tác và lao động tích cực, tiết kiệm, cần cù, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ với nhân dân, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ”(1)(1). - “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”(2)(2). Trong bài nói chuyện tại buổi chiêu đãi mừng quân đội ta tròn hai mươi tuổi ngày 22-12-1964, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh lại khẳng định, bản chất giai cấp của quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của giai cấp, nhà nước. Lời căn dặn của Người là sự khái quát các phẩm chất, tiêu chí của bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta. Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, được nhân dân hết lòng yêu thương, đùm bọc, đồng thời được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến và lịch sử đấu tranh dựng nước gắn liền với giữ nước oanh liệt. Do đó, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển, quân đội ta luôn thực sự là một quân đội kiểu mới mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. c. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu Đây là một trong những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển lí luận về quân đội. Người lập luận, bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của quân đội ta là một thể thống nhất, xem đó như là biểu hiện tính quy luật của quá trình hình thành, phát triển quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản. (1) (1) (^) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 247. (2) (2) (^) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 349 - 350.

Trong bài Tình đoàn kết quân dân ngày càng thêm bền chặt 3-3-1952, Người viết : “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác” (3)(3) . Quân đội là con em của nhân dân lao động, của các dân tộc Việt Nam, có mối quan hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân che trở, đùm bọc. Toàn bộ nhu cầu sinh hoạt và trang bị của quân đội đều từ nhân dân mà ra, mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân là nguồn gốc tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Điều này còn được thể hiện ở thái độ, cũng như tinh thần phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, bảo vệ nhân dân hết lòng. Người nói: “ dân như nước quân như cá, nếu quân đội tách rời nhân dân thì không thể lập được công”. d. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là một nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản. Vì:

  • Xuất phát từ nguyên lí chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công cụ đặc biệt này để nó thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong đấu tranh giai cấp, kể cả tiến hành chiến tranh.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức lãnh đạo giáo dục và rèn luyện quân đội - là nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta. Trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự chăm lo đặc biệt đối với quân đội. Điều này được thể hiện rõ nét trong cơ chế lãnh đạo: tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội trong thực hiện chế độ công tác đảng, công tác chính trị. Nhờ đó, Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành một quân đội kiểu mới mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Thành tựu to lớn trong tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho quân đội ta là, Đảng đã đào tạo nên những thế hệ “Bộ đội cụ Hồ”, một mẫu hình mới của con người xã hội chủ nghĩa trong quân đội kiểu mới. Như vậy, nếu không có một Đảng Cộng sản chân chính, không có một giai cấp công nhân Việt Nam cách mạng, kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa, thì Quân đội nhân dân Việt Nam không thể giữ vững được bản chất giai cấp công nhân, mục tiêu lí tưởng chiến đấu của mình. (3) (3) (^) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 426-427.

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, quân đội có vai trò hết sức nặng nề. Quân đội luôn phải là đội quân cách mạng, lực lượng chính trị, công cụ vũ trang sắc bén của Đảng, có sức chiến đấu cao, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ... Để thực hiện vai trò đó, cần đổi mới nhận thức về các chức năng của quân đội cho phù hợp với tình hình mới. III. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trong điều kiện lịch sử cụ thể, thời C. Mác, Ph. Ăngghen sống, vấn đề bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chưa được đặt ra một cách trực tiếp. Bài học kinh nghiệm của Công xã Pari có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ thành quả cách mạng, sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền, nhưng mới chỉ là ý kiến ban đầu về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một cống hiến mới của V.I. Lênin vào kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đang đặt ra trực tiếp ở nước Nga Xô viết ngay sau khi cách mạng vô sản Nga thành công năm 1917.

1. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan - Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân. Trong điều kiện giai cấp tư sản nắm chính quyền, C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra rằng, giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành giai cấp dân tộc, khi ấy chính giai cấp công nhân là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đẩy lùi sự tấn công của bọn phản cách mạng. - Xuất phát từ quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin là người có công đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển học thuyết về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Người khẳng định: “Kể từ ngày 25 tháng Mười năm 1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành “bảo vệ Tổ quốc”, nhưng cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tư cách là Tổ quốc”(1)(1). Ngay sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập thì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu hình thành. Giai cấp công nhân bắt tay vào công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Cùng với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng được đặt ra một cách trực tiếp, nó trở thành nhiệm vụ chiến lược (1) (1) (^) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 36, Bản tiếng Việt, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 1977, tr. 102.

của các nước xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này gắn bó hữu cơ với nhau trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX, V.I. Lênin đã chỉ ra, do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc mà chủ nghĩa xã hội có thể giành thắng lợi không đồng thời ở các nước. Do đó, trong suốt thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là hai chế độ xã hội đối lập nhau cùng tồn tại và đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt. - Xuất phát từ bản chất, âm mưu của kẻ thù và thực tiễn cách mạng thế giới. Sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp tư sản trong nước tuy đã bị đánh đổ về mặt chính trị, nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ tham vọng muốn quay trở lại địa vị thống trị đã mất. Do vậy, chúng tìm mọi cách liên kết với các phần tử phản động và chủ nghĩa tư bản bên ngoài hòng lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, từ khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất hiện, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa phải đương đầu chống trả những âm mưu và hành động lật đổ, xâm lược của kẻ thù bên trong và bên ngoài. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mười bốn nước đế quốc tập trung bao vây hòng tiêu diệt nước Nga Xô viết. Từ khi chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống thế giới, sự chống phá của kẻ thù càng quyết liệt hơn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thất của phong trào cách mạng thế giới, song nó cũng để lại cho các nước xã hội chủ nghĩa những bài học đắt giá rằng: xây dựng chủ nghĩa xã hội phải luôn gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Có như vậy, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mới tồn tại và phát triển. Thực tiễn trên đây một lần nữa đã chứng minh cho luận điểm của V.I. Lênin rằng: giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó khăn hơn. 2. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của giai cấp vô sản trong nước, nhân dân lao động và giai cấp vô sản thế giới có nghĩa vụ ủng hộ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của chính quyền Xô Viết, V.I. Lênin trực tiếp lãnh đạo xây dựng đất nước, chống lại sự chống phá của kẻ thù trong nước và sự can thiệp của đế quốc bên ngoài. Đó là những năm tháng cực kì gian khổ, khó khăn. V.I. Lênin luôn nhắc nhở mọi người:

Đảng hướng dẫn, giám sát các hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân lao động. Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nguồn gốc sức mạnh vững chắc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Lênin là một đóng góp to lớn vào kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác. Hiện nay, trước những thời cơ và thách thức đối với cách mạng Việt Nam. Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không những còn nguyên giá trị mà vẫn không ngừng được hoàn thiện, phát triển phù hợp tình hình mới. IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XHCN Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo Học thuyết Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I. Lênin vào tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

  • “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”(1)(1). Ý chí giữ nước của Người rất sâu sắc và kiên quyết. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người nói : “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên !...”. Thông qua lịch sử hơn một ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc (179TCN-938) và giữ vững nền độc lập của các triều đại phong kiến Việt Nam. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trước sự uy hiếp của thực dân đế quốc và bọn phản động tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng đề ra nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể để giữ vững chính quyền nhân dân chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
  • _“Không có gì quý hơn độc lập tự do”;
  • “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”_. “Chiến tranh có thể kéo dài mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do !”. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một chân lí đó. (1) (1) (^) Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 553.

Trước khi đi xa, trong bản Di chúc Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có thể còn kéo dài, đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn”.

- Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chủ trương: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. 2. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân - Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc phải gắn bó chặt chẽ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thống nhất nội dung dân tộc, giai cấp và thời đại. Mục tiêu hàng đầu trong đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta là giành cho được độc lập dân tộc, nhưng độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội, phải xây dựng ngay chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ khác, bởi chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự đem lại quyền độc lập, tự do cho cho nhân dân. "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản". “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa” “Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giành thắng lợi hoàn toàn”. Nội dung dân tộc, giai cấp, thời đại luôn thống nhất với nhau, bởi cuộc đấu tranh GPDT, giải phóng giai cấp chỉ có thể trọn vẹn khi gắn với quốc tế, với thời đại, gắn với sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Người khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.