Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Drinking-water-bird-mechanic-thermal, Cheat Sheet of Mechanics

A mechanics and thermal problem

Typology: Cheat Sheet

2024/2025

Uploaded on 04/18/2025

69-vat-ly-hoc-hoang-gia-khoi
69-vat-ly-hoc-hoang-gia-khoi 🇻🇳

5 documents

1 / 2

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Con chim gật gù uống nước
Chim uống nước là một đồ chơi hoạt động dựa trên các hiện tượng nhiệt học.
Bài tập này sẽ xét một mô hình đơn giản để ước tính chu kì uống nước của chú
chim.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của con chim như sau:
Đầu tiên cho con chim cúi xuống “uống nước” trong cốc (phần đầu con chim
làm bằng một chất xốp hút nước). Sau đó để cho con chim đứng tự do, toàn bộ
chất lỏng CH2Cl2 đều ở phần đuôi. Nước ở trên đầu con chim sẽ bay hơi nếu
như áp suất hơi nước thấp hơn áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ phòng. Sự
bay hơi nước ở đầu con chim sẽ làm hạ nhiệt độ phần đầu, do đó hơi CH2Cl2
bên trong đầu con chim sẽ được làm lạnh và ngưng tụ thành các giọt chất lỏng
nhỏ, làm cho áp suất hơi CH2Cl2 ở phần đầu giảm. Khi đó, sự chênh lệch áp suất
giữa phần đầu và phần đuôi xuất hiện, đẩy chất lỏng CH2Cl2 dâng lên trong ống
thủy tinh. Chất lỏng CH2Cl2 dâng lên làm cho khối tâm của hệ được nâng lên
cao đến khi momen của trọng lực đủ lớn làm cho con chim cúi xuống uống
nước lần tiếp theo, khi đó đầu và mỏ con chim hút thêm nước giữ cho phần đầu
và mỏ luôn ướt. Khi con chim gần như nằm ngang thì phần đầu và đuôi thông
với nhau do đó chất lỏng CH2Cl2 di chuyển từ phần đầu xuống phần đuôi, làm
cho khối tâm di chuyển xuống phần đuôi và kéo con chim đứng lên. Sau đó hơi
nước ở phần đầu tiếp tục bay hơi và chất lỏng CH2Cl2 lại dâng lên trở lại, bắt
đầu một chu trình mới.
pf2

Partial preview of the text

Download Drinking-water-bird-mechanic-thermal and more Cheat Sheet Mechanics in PDF only on Docsity!

Con chim gật gù uống nước

Chim uống nước là một đồ chơi hoạt động dựa trên các hiện tượng nhiệt học. Bài tập này sẽ xét một mô hình đơn giản để ước tính chu kì uống nước của chú chim. Nguyên lý hoạt động cơ bản của con chim như sau: Đầu tiên cho con chim cúi xuống “uống nước” trong cốc (phần đầu con chim làm bằng một chất xốp hút nước). Sau đó để cho con chim đứng tự do, toàn bộ chất lỏng CH 2 Cl 2 đều ở phần đuôi. Nước ở trên đầu con chim sẽ bay hơi nếu như áp suất hơi nước thấp hơn áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ phòng. Sự bay hơi nước ở đầu con chim sẽ làm hạ nhiệt độ phần đầu, do đó hơi CH 2 Cl 2 ở bên trong đầu con chim sẽ được làm lạnh và ngưng tụ thành các giọt chất lỏng nhỏ, làm cho áp suất hơi CH 2 Cl 2 ở phần đầu giảm. Khi đó, sự chênh lệch áp suất giữa phần đầu và phần đuôi xuất hiện, đẩy chất lỏng CH 2 Cl 2 dâng lên trong ống thủy tinh. Chất lỏng CH 2 Cl 2 dâng lên làm cho khối tâm của hệ được nâng lên cao đến khi momen của trọng lực đủ lớn làm cho con chim cúi xuống uống nước lần tiếp theo, khi đó đầu và mỏ con chim hút thêm nước giữ cho phần đầu và mỏ luôn ướt. Khi con chim gần như nằm ngang thì phần đầu và đuôi thông với nhau do đó chất lỏng CH 2 Cl 2 di chuyển từ phần đầu xuống phần đuôi, làm cho khối tâm di chuyển xuống phần đuôi và kéo con chim đứng lên. Sau đó hơi nước ở phần đầu tiếp tục bay hơi và chất lỏng CH 2 Cl 2 lại dâng lên trở lại, bắt đầu một chu trình mới.

Khi con chim đứng thẳng, độ cao chất lỏng thấp nhất trong thân nó là , cao nhất là. Nhiệt dung của phần đầu con chim là J.K

  • . Nhiệt hóa hơi riêng của nước trong phần đầu con chim là. Giả sử rằng lượng nước bay hơi khỏi đầu con chim mỗi giây là. Áp suất và nhiệt độ của hơi CH 2 Cl 2 tuân theo hệ thức Clausius- Clapeyron: , trong đó p 0 = 1.013 x 10 5 Pa là áp suất khí quyển, Tb là nhiệt độ hóa hơi của CH 2 Cl 2 Tham khảo:
  • https://doi.org/10.1119/1.
  • Chuyên mục Physics Challenge XPhO 2022, bài 5 (Bài tập này được dịch và biên soạn từ bài báo trên) Lưu ý: Bài này chỉ đề cập đến phần đơn giản, phần đầu của bài báo trên.