Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đề cương bài giảng bài 1 - 5, Lecture notes of Latin language

Đề cương bài giảng bài 1 - 5 chọn lọc

Typology: Lecture notes

2021/2022

Uploaded on 03/21/2025

sinh-an
sinh-an 🇻🇳

1 document

1 / 45

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Chương 1. Khái quát về lý thuyết quản trị kinh doanh
1.1. Khái niệm lý thuyết quản trị kinh doanh
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội các lý thuyết quản trị cũng phát triển theo. Việc
vận dụng các lý thuyết quản trị vào thực tế nhằm tối đa hóa giá trị, đảm bảo hiệu quả
xã hội cần thiết. Nhưng trước khi chúng ta đi vào nghiên cứu từng lý thuyết các
chương sau, nội dung chương 1 cung cấp tiến trình ra đời khái quát các thuyết
quản trị kinh doanh, như: Lý thuyết hành vikế hoạch, Lý thuyết quyền sở hữu,
thuyết đại diện, Lý thuyết chi phí giao dịch, Lý thuyết nguồn lực. Các lý thuyết được
lựa chọn dựa trên cơ sở cơ cấu quản trị, năng lực kiểm soát, sự độc lập của người quản
lý, vai trò của ban lãnh đạo, và quan hệ xã hội.
Trong học phần, chúng ta nghiên cứu về nội dung và ứng dụng của các lý thuyết trong
thực tiễn. Chínhvậy, việc hiểu khái niệm “lý thuyết” là điều kiện tiên quyết để
độc giả có thể theo dõi, nắm bắt và thấu hiểu nội dung cơ bản của các lý thuyết quản
trị được trình bày. Theo thống kê của Zaltman và cộng sự, (1973, trang 76), có khoảng
10 định nghĩa về lý thuyết với một điểm chung: “Lý thuyết là một sự tổng hợp của các
đề xuất được kết nối cái này với cái khác”. Trong các nghiên cứu trước đây, còn tồn tại
sự khôngràng và thi thoảng có sự nhầm lẫn giữa khái niệm lý thuyếtmô hình.
Sự khác biệt bản giữa thuyết hình phạm vi ứng dụng của hai khái
niệm này. Lý thuyết có thể áp dụng trong nhiều trường hợp hơn so với mô hình, bởi vì
hình được hiểu, như sau: “Người ta nói đến một hệ thống A hình của hệ
thống B nếu việc nghiên cứu A là hữu ích cho việc hiểu B mà không cần có mối quan
hệ nhân quả trực tiếp hoặc gián tiếp giữa A B” Kaplan (1964). Trong thực tiễn,
chúng ta sử dụng mô hình như là một sự đại diện được đơn giản hóa của một quá trình
hoặc một hệ thống, được nhắm đến việc giải thích hoặc để mô phỏng theo tình huống
thực tiễn được nghiên cứu.
Hình 1. 1 : Mối quan hệ giữa mô hình và thực tế
1
Đối
tượng
hình
Nguồn: Thiétart và cộng sự, 2007, trang 68.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d

Partial preview of the text

Download Đề cương bài giảng bài 1 - 5 and more Lecture notes Latin language in PDF only on Docsity!

Chương 1. Khái quát về lý thuyết quản trị kinh doanh 1.1. Khái niệm lý thuyết quản trị kinh doanh Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội các lý thuyết quản trị cũng phát triển theo. Việc vận dụng các lý thuyết quản trị vào thực tế nhằm tối đa hóa giá trị, đảm bảo hiệu quả xã hội là cần thiết. Nhưng trước khi chúng ta đi vào nghiên cứu từng lý thuyết ở các chương sau, nội dung chương 1 cung cấp tiến trình ra đời và khái quát các lý thuyết quản trị kinh doanh, như: Lý thuyết hành vi có kế hoạch, Lý thuyết quyền sở hữu, Lý thuyết đại diện, Lý thuyết chi phí giao dịch, Lý thuyết nguồn lực. Các lý thuyết được lựa chọn dựa trên cơ sở cơ cấu quản trị, năng lực kiểm soát, sự độc lập của người quản lý, vai trò của ban lãnh đạo, và quan hệ xã hội. Trong học phần, chúng ta nghiên cứu về nội dung và ứng dụng của các lý thuyết trong thực tiễn. Chính vì vậy, việc hiểu rõ khái niệm “lý thuyết” là điều kiện tiên quyết để độc giả có thể theo dõi, nắm bắt và thấu hiểu nội dung cơ bản của các lý thuyết quản trị được trình bày. Theo thống kê của Zaltman và cộng sự, (1973, trang 76), có khoảng 10 định nghĩa về lý thuyết với một điểm chung: “Lý thuyết là một sự tổng hợp của các đề xuất được kết nối cái này với cái khác”. Trong các nghiên cứu trước đây, còn tồn tại sự không rõ ràng và thi thoảng có sự nhầm lẫn giữa khái niệm lý thuyết và mô hình. Sự khác biệt cơ bản giữa lý thuyết và mô hình là ở phạm vi ứng dụng của hai khái niệm này. Lý thuyết có thể áp dụng trong nhiều trường hợp hơn so với mô hình, bởi vì mô hình được hiểu, như sau: “Người ta nói đến một hệ thống A là mô hình của hệ thống B nếu việc nghiên cứu A là hữu ích cho việc hiểu B mà không cần có mối quan hệ nhân quả trực tiếp hoặc gián tiếp giữa A và B” Kaplan (1964). Trong thực tiễn, chúng ta sử dụng mô hình như là một sự đại diện được đơn giản hóa của một quá trình hoặc một hệ thống, được nhắm đến việc giải thích hoặc để mô phỏng theo tình huống thực tiễn được nghiên cứu. Hình 1. 1 : Mối quan hệ giữa mô hình và thực tế

Đối

tượng

hình

Nguồn : Thiétart và cộng sự, 2007, trang 68.

Trong khi đó, một lý thuyết lại có thể được tiếp cận theo nghĩa rộng: “Tất cả các sự hiểu biết mà nó xây dựng nên một hệ thống liên quan đến chủ đề hoặc là trong lĩnh vực đã được xác định” (Morfaux, 1980). Tuy nhiên, định nghĩa này có điểm hạn chế khi áp vào trong thực tiễn là phạm vi áp dụng của một lý thuyết trải dài trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề quản trị, nên việc áp dụng một định nghĩa rộng của Morfaux sẽ ít có giá trị cả về mặt học thuật và mặt thực tiễn. Trong phạm vi cuốn sách này, chúng ta sử dụng định nghĩa về lý thuyết được đề xuất bởi Bunge (1967): “Tập hợp các giả thuyết khoa học xây nên một lý thuyết khoa học khi và chỉ khi nó phản ánh đến những vấn đề được đặt ra”. Theo quan điểm Lakatos (1974): “Một lý thuyết là hệ thống được kết cấu bởi “hạt nhân cứng” và “vành đai bảo vệ” (hình 1.2). Hạt nhân cứng bao gồm những giả thuyết cơ bản cái mà làm trụ cột cho lý thuyết không được bác bỏ, không được thay đổi. Nó được bao bọc xung quanh bởi vành đai bảo vệ cái mà chứa đựng những giả thuyết phụ trợ để bổ sung cho hạt nhân cứng. Hình 1. 2 : Biểu diễn giản lược một lý thuyết Như vậy lý thuyết là những khái quát lý luận về một lĩnh vực nào đó, thông qua nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế, từ đó vận dụng vào các hoạt động thực tiễn trong mỗi lĩnh vực. Kinh doanh ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, lúc đầu nó chưa phải là một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một lĩnh vực kiến thức mang tính ước lệ, kinh nghiệm của các nhà kinh doanh và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới tách thành một ngành khoa học mang tính độc lập với nhiều lý thuyết quản trị kinh doanh được biết đến.

Hạt nhân

cứng

Vành đai bảo vệ

Nguồn : Thiétart và cộng sự, 2007, trang 68

Mặc dù phạm vi ứng dụng các lý thuyết rất rộng, từ cá nhân, nhóm, tổ chức, và liên tổ chức. Ví dụ, lý thuyết nguồn lực chính có thể áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau (Acedo và cộng sự, 2006; Prévot, 2010). Tuy nhiên, lý thuyết nguồn lực có đối tượng nghiên cứu chính nhắm đến là lợi thế cạnh tranh của các tổ chức và được xếp trong nhóm lý thuyết của ngành quản trị chiến lược (Barney, 1991). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng lý thuyết đại diện cho nhiều cấp độ phân tích khác nhau như ở cấp độ vĩ mô với các chính sách điều chỉnh của chính phủ hoặc ở cấp độ vi mô với các vấn đề liên quan đến sự khiển trách, sự chỉ trích, ấn tượng quản trị, sự dối trá, và các vấn đề khác liên quan đến tính tư lợi của con người (Eisenhart, 1989). Ngoài ra, vấn đề mà chúng ta phải lưu ý là phạm vi áp dụng của những lý thuyết quản trị. Những lý thuyết quản trị được trình bày trong cuốn sách này sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất khi áp dụng trong bối cảnh doanh nghiệp tư nhân, hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Những doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách để có thể cải thiện được hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp nhằm tạo nên được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây có thể chưa phải là những mục tiêu thường trực của những doanh nghiệp nhà nước, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. 1.3. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết quản trị kinh doanh Ngoài các phương pháp chung sử dụng cho nhiều ngành khoa học như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán, thống kê, tâm lý và xã hội v.v... lý thuyết quản trị kinh doanh lấy phương pháp phân tích hệ thống làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu của mình. Phương pháp phân tích hệ thống trong lý thuyết quản trị kinh doanh được đặc trưng bởi các nội dung sau :

  • Xem doanh nghiệp như một hệ thống mở, vận động và tồn tại theo những quy luật khách quan. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận (phần tử), nhiều nhân tố ảnh hưởng trong mối quan hệ tác động qua lại để tạo thành một chỉnh thể. Nếu một nhân tố, một bộ phận nào đó có "vấn đề" sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố và bộ phận khác và đến cả hệ thống.
  • Doanh nghiệp không chỉ là một hệ thống nói chung mà là một hệ thống kinh tế - xã hội.
  • Vấn đề "không cố định ở một nhân tố, hoặc bộ phận nào của doanh nghiệp mà luôn biến động. Giải quyết tốt vấn đề của nhân tố hoặc bộ phận này có thể lại xuất hiện vấn đề thuộc nhân tố hoặc bộ phận khác.
  • Nhân tố phát triển chủ yếu của doanh nghiệp là những nhân tố bên trong. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các Lý thuyết quản trị kinh doanh Việc nghiên cứu các lý thuyết quản trị có ba ý nghĩa chính:
  • Giúp sinh viên hiểu nội dung cơ bản của một phương pháp tiếp cận, và quan điểm quản trị tổ chức dưới góc nhìn của lý thuyết.
  • Việc nghiên cứu các lý thuyết quản trị giúp cho sinh viên mở rộng và nâng cao những hiểu biết về nền kinh tế thị trường, đặc biệt nó trang bị cho các nhà quản trị những kiến thức cần thiết trong việc nghiên cứu và xây dựng những đường lối, chiến lược phát triển kinh tế cho tổ chức của họ từ đó có thể giải thích được những vấn đề trong doanh nghiệp dưới góc nhìn lý thuyết chuyên sâu.
  • Ngoài ra, trong chuỗi lịch sử phát triển của các lý thuyết chúng ta sẽ biết rõ hơn các xu hướng phát triển của các lý thuyết quản trị doanh nghiệp khác trong tương lai. Chính vì thế, giúp cho sinh viên biết được những lý thuyết nào phục vụ cho những loại hình doanh nghiệp cụ thể nào, và tại những thời điểm cụ thể ra sao. **1.4. Nội dung c ủa lý thuyết quản trị kinh doanh
  • Cơ sở lý luận và ph ương pháp luận c ủa quản trị kinh doanh** Quản trị kinh doanh mang tính khoa học, vì chỉ có nắm vững và tuân thủ đúng các quy luật khách quan xảy ra trong quá trình kinh doanh và quản trị kinh doanh mới đảm bảo cho việc kinh doanh đạt được kết quả mong muốn. Toàn bộ nội dung của việc nhận thức và vận dụng quy luật được nêu trong phần cơ sở lý luận và phương pháp luận của quản trị kinh doanh, bao gồm : lý thuyết hệ thống, kinh doanh và quản trị kinh doanh, vận dụng quy luật trong quản trị kinh doanh, các nguyên tắc và phương pháp quản trị kinh doanh, nghệ thuật quản trị kinh doanh biểu hiện việc sử dụng các phương pháp quản trị kinh doanh ở mức độ cao. *** Quá trình tiến hành qu ản trị kinh doanh** Quá trình quản trị kinh doanh bao gồm : tổ chức thu nhận và xử lý thông tin, đề ra và tổ chức thực hiện các quyết định quản trị kinh doanh, các phương tiện và công cụ sử dụng trong quản trị kinh doanh. Nội dung thứ hai của lý thuyết quản trị kinh doanh nhằm giúp cho các nhà quản trị kinh doanh hiểu rõ công nghệ quản trị kinh doanh, những phương tiện và công cụ cần thiết để tiến hành quản trị kinh doanh. *** Nghiên cứu các chức năng của quản trị kinh doanh** Nội dung của quản trị kinh doanh là thực hiện các chức năng quản trị kinh doanh. Bởi vậy nội dung thứ ba của lý thuyết quản trị kinh doanh là nghiên cứu các chức năng của quản trị kinh doanh bao gồm : chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng điều hành và chức năng kiểm tra.

nhân, và cũng là một người gópphần tích cực đưa quản lý trở thành một bộ môn khoa học độc lập. Frederich Winslow Taylor (1856 – 1915) là người được thế giới phương Tây gọi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong quản lý của nước Mỹ, người xây dựng một phương pháp quản lý được dùng làm cơ sở tri thức cho công việc quản lý ở Mỹ, Anh, Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản trong các xí nghiệp sau này. F.W.Taylor nhìn nhận con người như một cái máy, ông cho con người là một kẻ trốn việc và thích làm việc theo kiểu người lính (học thuyết X), vì thế cần thúc họ làm việc bằng cách phân chia các công việc một cách hết sức khoa học để chuyên môn hoá các thao tác của người lao động, để họ hoạt động trong một dây chuyền và bị giám sát chặt chẽ, không thể lười biếng, Taylor đã viết như sau: Khi người ta bảo anh nhặt một thỏi kim loại và khênh đi, anh sẽ nhặt nó và đi; và khi n ta bảo anh ngồi xuống và nghỉ thì anh hãy ngồi xuống. Anh phải làm việc đó ngay lập tức trong suốt cả ngày và không một lời cãi lại. Nhà quản lý là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch, trách nhiệm của họ là lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức công việc. ở những chỗ khác nhau, họ phải tập trung vào việc lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát nguyên vật liệu, thủ tục hành chính và mọi chi tiết nhỏ nhặt có liên quan tới những công việc này. Tư tưởng cốt lõi của F.W. Taylor là đối với mỗi loại công việc dù là nhỏ nhặt nhất đều có một “khoa học” để thực hiện nó, ông đã tập hợp, đã liên kết các mặt kỹ thuật và con người trong tổ chức. Ông cũng đã ủng hộ học thuyết con người kinh tế và cho rằng việc khuyến khích bằng tiền đối với người lao động là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc như một người có tính kỷ luật. F.W. Taylor đưa ra 4 nguyên tắc quản trị sau: Nhân viên quản trị phải am hiểu khoa học, bố trí lao động một cách khoa học để thay thế cho các tập quán lao động cổ hủ. Người quản trị phải lựa chọn người công nhân một cách khoa học, bồi dư ỡ ng nghề nghiệp và cho họ học hành để họ phát triển đầy đủ nhất khả năng của mình (còn trong quá khứ thì họ tự chọn nghề, tự cố gắng học tập để nâng cao tay nghề). Người quản trị phải cộng tác với người thợ đến mức có thể tin chắc rằng công việc được làm đúng với các nguyên tắc có căn cứ khoa học đã định. Công việc và trách nhiệm đối với công việc được chia phần như nhau giữa người quản trị và người thợ. Nhân viên quản lý phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với công việc

mà mình có khả năng hơn; còn trong quá khứ thì toàn bộ công việc và phần lớn trách nhiệm là đổ vào đầu người công nhân.

  1. Henry Fayol (1841 – 1925) người chủ trương phải có một lý thuyết quản trị khoa học dựa trên quy tắc và chức năng nhất định. Trong cuốn “Lý thuyết quản trị hành chính chung và trong công nghiệp) xuất bản ở Pháp năm 1915, ông viết: “Tôi hy vọng rằng một lý thuyết sẽ bắt nguồn từ cuốn sách này” và “Quản trị hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Ông đã kết luận rằng: một nhà quản trị tài năng có được thành công không phải nhờ những phẩm chất cá nhân, mà nhờ các phương pháp mà anh ta đã áp dụng cũng như các nguyên tắc chỉ đạo hành động của anh ta. Theo H.Fayol quản trị ở xí nghiệp phải được thực hiện theo những nguyên tắc sau:  Có kế hoạch chu đáo và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm chỉnh.  Việc tổ chức (nhân tài, vật lực) phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích, yêu cầu của xí nghiệp).  Cơ quan quản trị điều hành phải là người duy nhất, có năng lực và tích cực hoạt động.  Kết hợp hài hoà các hoạt động trong xí nghiệp với những cố gắng phối hợp.  Các quyết định đưa ra phải rõ ràng dứt khoát và chuẩn xác.  Tổ chức tuyển chọn nhân viên tốt, mỗi bộ phận phải do một người có khả năng và biết hoạt động đứng đầu, mỗi nhân viên phải được bố trí vào nơi có thể phù hợp với khả năng của họ.  Nhiệm vụ phải được xác định rõ ràng.  Khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mọi người trong xí nghiệp.  Bù đắp lâu dài và thoả đáng cho những công việc đã được hoàn thành.  Các lỗi lầm và khuyết điểm phải bị trừng phạt.  Phải duy trì kỷ luật xí nghiệp.  Các mệnh lệnh đưa ra phải thống nhất.  Phải tăng cường việc giám sát trong xí nghiệp (cả đối với lao động và vật lực).  Kiểm tra tất cả mọi việc. Hạn chế chủ yếu của H.Fayol là ông chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, hệ thống của ông vẫn bị đóng kín, chưa chỉ rõ mối quan hệ

luật, các công trình nghiên cứu của ông để lại dấu ấn mạnh trong lĩnh vực luật cạnh tranh và luật chống độc quyền tư bản Tờ rớt (antitrust). Đối với lĩnh vực kinh tế, những nghiên cứu của Williamson chịu nhiều ảnh hưởng của hai trường phái kinh tế chính gồm trường phái kinh tế thể chế và trường phái kinh tế thị trường thất bại (Koenig, 1999). Đối với lĩnh vực xã hội học, Williamson tiếp tục sử dụng khái niệm giới hạn lý trí của Herbert Simon và phát triển khái niệm “chủ nghĩa cơ hội” của con người cho những nghiên cứu về lý thuyết chi phí giao dịch của mình. Trường phái quản lý kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ) Từ khi hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, việc quản lý đã được đặt ra trên cơ sở bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ bóc lột, thực hiện sở hữu xã hội xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất với hai mục tiêu quản lý là tạo ra năng suất hiệu quả cao và công bằng nhân đạo xã hội, việc quản lý được thực hiện tập trung trong phạm vi cả nước. Quản lý kinh tế đã thực sự được tách thành một môn khoa học độc lập với một hệ thống lý luận và phương pháp luận chặt chẽ và chuẩn xác, do đó đã nhanh chóng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa phát triển vượt bậc. Nhưng cho đến đầu những năm 50 do sự phát triển kinh tế bắt đầu chững lại ở nhiều nước, các ách tắc bắt đầu xuất hiện bởi nhiều lý do, trong đó đáng kể nhất là lý do quản lý tập trung duy ý chí của các cơ quan nhà nước, bất chấp các quy luật khách quan của thị trường với các yếu kém của đội ngũ các nhà quản lý điều hành bộ máy này. Sự bế tắc đã kéo đến khủng hoảng ở một số nước và đang đòi hỏi các nhà quản lý phải xem xét lại lý thuyết quản lý của mình để có biện pháp chỉnh lý và hoàn thiện thích hợp. Trường phái quản trị gắn hệ thống với môi trường Các nước tư bản chủ nghĩa trước cuộc khủng hoảng kinh tế thừa, trước các bế tắc của quan điểm và cách thức quản trị của mình và họ đã tạm thời thu được những kết quả nhất định. Các nhà quản trị phương Tây tiêu biểu là P. Drucker là người đầu tiên mở rộng phạm vi quản trị của doanh nghiệp ra với thị trường khách hàng và ràng buộc của xã hội, các đối thủ cạnh tranh và các nhà cung ứng vật tư thiết bị cho xí nghiệp. Theo P. Drucker, quản trị có 3 chức năng: quản trị công nhân, công việc; quản trị các nhà quản trị và quản trị một doanh nghiệp. Quản trị theo P. Drucker còn là sự chủ động sáng tạo kinh doanh chứ không phải là sự thích nghie thụ động, đó là việc bám chắc vào khách hàng và thị trường. Với tư tưởng này P. Drucker đã là một trong những nhà quản trị góp phần xây dựng nhiều lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại ngày nay (marketing, kinh tế vĩ mô v.v…). Chính với quan điểm nói trên P. Drucker đã góp phần giải quyết các bế tắc tưởng như không giải nổi của chủ nghĩa tư bản, ông đã được các

nhà tư bản phương Tây và Nhật, Mỹ gọi là “Peter Đại đế”. Hạn chế của ông ở chỗ không đề cập tới bản chất lợi ích của hoạt động quản trị, điều mà các nhà tư bản luôn luôn né tránh vì bản chất bóc lột của nó. Các nhà quản lý Bắc Âu, lại đưa thêm việc gắn quản lý kinh nghiệm với việc điều hoà lợi ích một phần cho xã hội thông qua các cơ quan quản lý của chính phủ. Chính điều này đã làm cho nhiều nước Bắc Âu (Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan v.v….) cũng tự nhận mình là các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước này đã nhanh chóng trở thành các quốc gia phồn vinh, các tư tưởng quản trị của họ được nhiều quốc gia theo dõi học tập, nhưng trong thập kỷ cuối thế kỷ 20 này, các nước này đang bước vào những bế tắc mới với nhiều khó khăn trở ngại mà họ đang cố gắng giải quyết. Các nhà quản trị Nhật Bản, các nước Đông Bắc á và các nước Đông Nam á (ASEAN) thì lại bổ sung thêm việc quản lý theo phương thức hiện đại với sức mạnh của truyền thống dân tộc và con người, họ tạo ra một động cơ tâm lý mạnh cho cộng đồng xã hội với mong muốn nhanh chóng trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới. Các nước này cũng đã “vang bóng một thời” và vẫn còn đang được nhiều người ca ngợi thành tựu của họ mặc dù những năm gần đây bắt đầu chững lại với các bế tắc tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Một số quốc gia thuộc phạm vi ảnh hưởng của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đã hy vọng đem lại sự thịnh vượng nhanh chóng cho đất nước mình bằng cách quản lý toàn xã hội trên bạo lực, roi vọt (điển hình là bè lũ Pôn – Pôt, Iêng Xary ở Campuchia v.v…) nhưng cũng như phát xít Đức, Nhật họ đều thất bại thảm hại. Các nhà quản lý kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ đã thay đổi lập trường quan điểm về lợi ích của quản lý, chủ trương đa nguyên về chính trị, xoá bỏ nhanh chóng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, khuyến khích tự do cạnh tranh, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tư bản chủ nghĩa, họ hy vọng đó là con đường duy nhất để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện với nhiều bế tắc và đổ vỡ. Hậu quả tất yếu không thể tránh khỏi là sự từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Việc đánh giá các quan điểm và phương thức quản lý của các nước này còn quá sớm, cần phải để cho lịch sử phán xét và để cho lực lượng quần chúng nhân dân của các nước này còn quá sớm, cần phải để cho lịch sử phán xét và để cho lực lượng quần chúng nhân dân của các nước này tự lên tiếng. Một hướng khác của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta, vẫn kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng phải nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý sao cho phù hợp với các đòi hỏi của quy luật khách quan, quy tụ được đông đảo nhân dân dưới sự

được áp dụng cho các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau như quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến dịch quảng cáo, y tế, thể thao,... Mô hình TPB giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định để thực hiện hành vi đó. Ajzen (1988) cho rằng ý định lại là một hàm của 3 nhân tố ảnh hưởng: Thứ nhất, các thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior); Thứ hai, là quy chuẩn chủ quan (Subjective Norms). Thứ ba, nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control). Glanz và cộng sự (2008) cho rằng lý thuyết TPB là phù hợp đối với các nghiên cứu thực nghiệm trong việc xác định ra các yếu tố quan trọng để từ đó có thể đề xuất các chính sách, giải pháp - nó là một trong những mô hình tốt nhất để thực hiện các chính sách, giải pháp sau nghiên cứu. Theo nguyên tắc chung, thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan càng thuận lợi, và nhận thức kiểm soát hành vi càng dễ dàng thì ý định thực hiện hành vi của người đó càng mạnh mẽ. Và nếu một mức độ kiểm soát thực tế đối với hành vi đủ lớn thì họ có thể thực hiện ý định mỗi khi có cơ hội. Hì nh 2.1: Mô hì nh Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch (TPB) (Ajzen, 1991) 2.1. Nguồn gốc của Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch Sự phát triển của TPB có nguồn gốc trong lĩnh vực tâm lý học xã hội. Ngay từ năm 1862 nhà tâm lý học bắt đầu phát triển các lý thuyết cho thấy thái độ ảnh hưởng tới hành động như thế nào. Thomas và Znaniecki là những nhà tâm lý học đầu tiên xem thái độ như quá trình tâm lý cá nhân xác định phản ứng thực tế và tiềm năng của một con người. Đó là khởi nguồn của việc các nhà khoa học xã hội bắt đầu xem xét mối quan hệ giữa thái độ như là một yếu tố dự báo cho hành động. Nhưng những ý tưởng đó vẫn không được quan tâm nhiều cho đến đầu những năm 1960 khi các nhà khoa học xã hội đã bắt đầu xem xét lại thái độ và những dự báo hành động. Sự phát triển của ý tưởng 2 đã trải qua lịch sử phát triển như sau: Năm 1929 Thurston phát triển phương pháp đo lường thái độ, sử dụng thang đo khoảng thời gian. Thang đo của Thurston trở nên nổi tiếng, cụ thể hơn và dễ sử dụng hơn đơn thang đo của Libert. Thang đo này được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Năm 1935, Allport Gordon

đưa ra lý thuyết nhân cách đánh giá kết quả của một hành động là tích cực hay tiêu cực (Ajzen và Fishbein, 1981). Lý thuyết hành vi có kế hoạch đã được đề xuất bởi Icek Ajzen năm 1991 qua bài viết của ông "Từ ý định để hành động. Một lý thuyết về hành vi kế hoạch". Lý thuyết này được phát triển từ lý thuyết về hành động hợp lý đã được đề xuất bởi Martin Fishbein cùng với Icek Ajzen vào năm 1975, lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Hì nh 2.2: Mô hì nh Lý thuyết Thuyết hành động h ợp lý (TRA) (Ajzen và Fishbein (1975) Các lý thuyết về hành động hợp lý đã được lần lượt căn cứ vào các lý thuyết khác nhau về thái độ như lý thuyết học tập, lý thuyết giá trị, lý thuyết thống nhất (ví dụ như lý thuyết Heider của sự cân bằng, lý thuyết về sự phù hợp của Osgood và Tannenbaum và lý thuyết bất hòa của Festinger) và Lý thuyết phân bổ. Theo lý thuyết về hành động hợp lý, nếu mọi người đánh giá hành động gợi ý là tích cực (thái độ) và nếu họ nghĩ rằng những người quan trọng của họ muốn họ thực hiện các hành động (chuẩn mực chủ quan), điều này dẫn đến một mục đích cao hơn (động cơ) và họ nhiều khả năng sẽ làm như vậy. Sự tương quan cao của thái độ và các chuẩn mực chủ quan với ý định hành động và tiếp đến là hành động, đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Lý thuyết hành động hợp lý được sử dụng trong việc giải thích hành động ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như hành động mua thực phẩm an toàn, hành động đánh bạc, hành động ra quyết định đạo đức trong ngành kế toán công, hành động tiêm phòng vacxin, hành động sử dụng dây an toàn và mũ bảo hiểm trong lái xe, ý định sử dụng năng lượng có thể tái tạo, ý định tường trình việc nhìn thấy vật thể bay lạ, ý định mua hàng trực tuyến,... Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cũng tìm ra một số hạn chế của lý thuyết này. Nghiên cứu của Sheppard và cộng sự (1988) chỉ ra rằng lý thuyết hành động hợp lý có một số hạn chế sau:  Lý thuyết này cho rằng hành động mục tiêu của cá nhân hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát về ý chí của họ, vấn đề lựa chọn bối cảnh phân tích không được Fishbein và Ajzen chỉ ra rõ ràng và ý định của cá nhân được đo lường trong

[4] Hague, P.N.(2019), The Business Models Handbook: Templates, Theory and Case Studies, Kogan Page Chương 2. Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch Bà i 3: Nộ i dung của Lý thuyết h à nh vi có kế hoạ ch MỤC ĐÍCH Sau khi đọc xong chương này, bạn có khả năng:

  1. Hiểu được nội dung của Lý thuyết hành vi có kế hoạch
  2. Hiểu được những hạn chế của Lý thuyết hành vi có kế hoạch 1.1. Nộ i dung của Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch Theo Ajzen (1991), lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior), hành vi của con người là kết quả của dự định thực hiện hành vi và khả năng kiểm soát của họ hay một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện nó, xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát. Nhân tố thứ ba, theo Ajzen, có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi được định nghĩa là quan niệm của cá nhân về độ khó hay dễ trong việc thực hiện hành vi bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp (Tôi thấy là tôi có khả năng làm và đủ nguồn lực để làm việc đó không?). Hì nh 1.1. Mô hì nh Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch (TPB) của Ajzen (1991) Hà nh vi (Behaviour): là phản ứng có thể quan sát được của một cá nhân trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định. Ajzen cho biết một hành vi là một chức năng của các ý định tương thích với nhận thức kiểm soát hành vi trong đó kiểm soát hành vi được nhận thức sẽ làm giảm bớt tác động của ý định đối với hành vi, do đó một dự định có lợi chỉ tạo ra hành vi khi nhận thức kiểm soát hành vi là mạnh mẽ.

Ý định hà nh vi (Behavioural intention): một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Nó được coi là tiền đề của việc thực hiện hành vi. Nó dựa trên thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi. *** Thái độ đối v ớ i hà nh vi (Attitude toward the Behavior)** Theo tâm lý học, thái độ là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó. Thái độ thường là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡ ng, và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi. Mặc dù thái độ thường tồn tại lâu dài nhưng chúng vẫn có thể thay đổi được. Thái độ đối với hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bất lợi về một hành vi của một cá nhân *** Chuẩn mực chủ quan (Subjective norm)** Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân về việc người khác sẽ nghĩ thế nào về hành động của mình. Chuẩn mực chủ quan đại diện cho việc cá nhân tự nhận thức rằng những người quan trọng đối với việc ra quyết định của họ mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành động cụ thể nào đó (Ajzen và Fishbein, 1981). Nếu một người mong đợi và cho rằng hành động sẽ mang lại kết quả tích cực và cảm thấy những người quan trọng (có ảnh hưởng đối với cá nhân) khuyến khích, ủng hộ việc thực hiện hành động này thì ý định thực hiện hành động sẽ được hình thành. Nói cách khác, cá nhân thực hiện hành động xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể đó là kỳ vọng về kết quả tích cực của hành động và niềm tin vào việc những người xung quanh ủng hộ hành động của mình. Theo lý thuyết hành động hợp lý, thái độ được hình thành bởi hai nhân tố: (1) những niềm tin của cá nhân về những kết quả của hành động - là niềm tin về việc hành động sẽ mang lại những kết quả có những tính chất nhất định) và (2) đánh giá của người đó về kết quả này - là việc đánh giá giá trị liên quan đến đặc điểm của kết quả hành động. Chuẩn mực chủ quan được hình thành bởi hai nhân tố: (1) niềm tin mang tính chuẩn tắc - là cảm giác hay niềm tin về việc những người xung quanh ta có đồng tình hay không đồng tình với hành động của chúng ta và (2) động lực để tuân thủ theo những người có ảnh hưởng này ý định hay hành động của cá nhân có bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của những người xung quanh hay không. Theo Lutz (1991), có hai mệnh đề quan trọng gắn với lý thuyết hành động hợp lý: (1) để dự đoán hành động của một người thì phải đo lường thái độ của người đó đối với việc thực hiện hành động này và (2) ngoài thái độ đối với hành động, lý thuyết hành

họ tin tưởng kết quả đó sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi thì họ sẽ có thái độ tốt đối với hành vi đó. Và thái độ tốt đó sẽ làm nảy sinh ý định thực hiện hành vi và thúc đẩy việc thực hiện hành vi.  Chuẩn mực chủ quan bị ảnh hưởng bởi niềm tin mang tính chuẩn tắc và động lực để tuân thủ theo những người có ảnh hưởng này. Khi cá nhân tin rằng mọi người xung quanh nghĩ tốt về hành vi nào đó và họ có nhu cầu cần tuân thủ theo một số người xung quanh nào đó thì những điều mọi người xung quanh nghĩ hay tin tưởng sẽ hình thành nên chuẩn mực về cách hành xử trong họ liên quan đến hành vi cụ thể nào đó. Chuẩn mực này sẽ thúc đẩy họ có ý định thực hiện hành vi và dẫn tới việc thực hiện hành vi đó.  Nhận thức về kiểm soát hành vi phụ thuộc vào hai yếu tố là niềm tin vào sự kiểm soát (Control beliefs) là niềm tin của một người vào việc những yếu tố kiểm soát hành vi như thế nào và nhận thức về sự thuận lợi (Percieved facilitation) là nhận thức của một người vào việc một hành vi có dễ xảy ra hay không. Khi một người tin là các yếu tố kiểm soát hành vi ủng hộ việc hành vi xảy ra và khi họ nhận thức rằng hành vi này dễ dàng thực hiện thì nhận thức về kiểm soát hành vi sẽ giảm và ý định thực hiện hành vi tăng lên tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi thực sự. *** Ví dụ: Phân tích hà nh vi tự kinh doanh** Thái độ của một cá nhân đối với hành vi thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân đối với hành vi dự định thực hiện, như động lực để bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp. Đó không chỉ đơn giản là cảm giác của cá nhân (tôi thích, nó làm cho tôi cảm thấy được, ổn thỏa) mà nó còn bao hàm cả việc cân nhắc, đánh giá giá trị của việc bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp (nó có khả năng đem lại lợi nhuận, có nhiều ưu điểm hơn) và “Tôi có muốn làm việc đó không?” (Ajzen, 1991). Chuẩn mực chủ quan đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến hành các hành vi bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp. Cụ thể, đó là dự cảm của một cá nhân về việc những người xung quanh có ủng hộ quyết định bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp hay không, hay chính là trả lời câu hỏi: “Những người khác có muốn tôi làm việc đó không?” (Ajzen, 1991). Thể hiện sự liên quan đến nhận định của người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, doanh nhân khác,…) như thế nào khi một cá nhân liên quan thực hiện hành vi đó, gọi là ý kiến của những người xung quanh, hay rộng hơn, đó cũng chính là ảnh hưởng xã hội, những áp lực của xã hội lên cá nhân. Những áp lực là quan trọng với mong muốn cá nhân tuân thủ các quy tắc đã định, có thể định hình động lực để bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp của cá nhân (Malebana, 2014).

Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi được định nghĩa là quan niệm của cá nhân về độ khó hay dễ trong việc thực hiện hành vi bắt đầu và điều hành một DN (Tôi thấy là tôi có khả năng làm và đủ nguồn lực để làm việc đó không?) 2.1. Hạ n chế của Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch Lý thuyết hành vi có kế hoạch ra đời sau nhằm khắc phục những nhược điểm của lý thuyết hành động hợp lý trước đó. Tuy nhiên lý thuyết này vẫn có những điểm chưa hoàn thiện của nó. Đó là:  Các yếu tố như tính cách cá nhân và các yếu tố nhân khẩu học không được đưa vào xem xét.  Các yếu tố kiểm soát hành vi khó xác định, không rõ ràng và gây khó khăn cho việc đo lường.  Giả định cho rằng nhận thức về kiểm soát hành vi dự đoán các yếu tố kiểm soát hành vi thực tế. Điều này không phải luôn luôn đúng.  Lý thuyết hành vi có kế hoạch chỉ dự đoán được hành vi khi một số khía cạnh của hành vi không nằm dưới sự kiểm soát của ý chí. Khoảng thời gian giữa ý định thực hiện hành vi và hành vi càng lớn thì càng ít có khả năng hành vi sẽ xảy ra.  Lý thuyết này dựa trên giả định rằng con người luôn luôn hành động một cách hợp lý và đưa ra quyết định có hệ thống dựa trên các thông tin có sẵn. Động cơ vô thức không được xem xét trong lý thuyết này. Tà i liệu tham khảo [1]. Thân Thanh Sơn (2019), Lý thuyết quản trị kinh doanh , NXB Thống kê. [2]. Charles W.L. Hill và cộng sự (2016), Strategic Management: Theory: An Integrated Approach , South Western Educational Publishing. [3]. Drucker, P.(2017), The theory of the Business , Harvard Business Review Press. [4] Hague, P.N.(2019), The Business Models Handbook: Templates, Theory and Case Studies, Kogan Page Chương 2. Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch Bà i 4: Các ứng dụng của Lý thuyết hà nh vi có kế ho ạ ch MỤC ĐÍCH Sau khi đọc xong chương này, bạn có khả năng:

  • Ứng dụng được Lý thuyết hành vi có kế hoạch vào các hoạt động của doanh nghiệp 1.1. Ứng dụng Lý thuyết hà nh vi có kế hoạ ch trong hoạ t độ ng kinh doanh