Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

CT tu nhien va xa hoi, Slides of Psychology of learning

Sư phạm tiểu học năm 2024 Đại học Đà Lạt

Typology: Slides

2023/2024

Uploaded on 03/18/2025

truong-tram
truong-tram 🇻🇳

3 documents

1 / 28

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hà Nội, 2018
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c

Partial preview of the text

Download CT tu nhien va xa hoi and more Slides Psychology of learning in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT

ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Hà Nội, 2018

MỤC LỤC

  • I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Trang
  • II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
  • III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH.............................................................................................................................................
  • IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  • V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.........................................................................................................................................................
    • LỚP
    • LỚP 2...................................................................................................................................................................................
    • LỚP
  • VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
  • VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC..................................................................................................................................
  • VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH...............................................................................

thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.

3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực Biểu hiện

Nhận thức khoa học  Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,…

Thành phần năng lực Biểu hiện  Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,…  Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.  So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.

Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

 Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.  Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.  Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

 Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.  Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.  Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.

Mạch nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3  An toàn trên đường

Thực vật và động vật

 Thực vật và động vật xung quanh  Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi

 Môi trường sống của thực vật và động vật  Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật

 Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó  Sử dụng hợp lí thực vật và động vật

Con người và sức khoẻ

 Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể  Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn

 Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu  Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

 Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh  Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

Trái Đất và bầu trời

 Bầu trời ban ngày, ban đêm  Thời tiết

 Các mùa trong năm  Một số thiên tai thường gặp

 Phương hướng  Một số đặc điểm của Trái Đất  Trái Đất trong hệ Mặt Trời

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp LỚP 1

Nội dung Yêu cầu cần đạt

GIA ĐÌNH

Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

 Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.  Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà và

Nội dung Yêu cầu cần đạt chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau.  Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà

 Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở.  Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.  Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.  Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.  Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp

 Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.  Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

TRƯỜNG HỌC

Cơ sở vật chất của lớp học và trường học

 Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học.  Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,...  Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.  Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học.

Nội dung Yêu cầu cần đạt  Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó.

An toàn trên đường (^)  Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.  Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông.  Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Thực vật và động vật xung quanh (^)  Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và

con vật thường gặp.  Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây và con vật.  Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...).  Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.

Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi

 Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.  Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường hoặc ở nhà và đối xử tốt với vật nuôi.  Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

Nội dung Yêu cầu cần đạt

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể

 Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai và con gái.  Nêu được tên, chức năng của các giác quan.  Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.  Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn

 Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể.  Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.  Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.  Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.  Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an toàn của bản thân.  Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

Nội dung Yêu cầu cần đạt  Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình

 Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.  Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.  Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (^)  Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.  Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.  Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.  Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

Giữ vệ sinh nhà ở (^)  Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

 Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

TRƯỜNG HỌC

Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học

 Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,...).

Nội dung Yêu cầu cần đạt  Nhận xét được về sự tham gia của học sinh trong những sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân.

An toàn khi tham gia một số hoạt động ở trường và giữ vệ sinh trường học

 Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh.  Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động mua bán hàng hoá (^)  Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.

 Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.  Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hoá trước khi mua.  Thực hành (theo tình huống giả định) lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng.

Hoạt động giao thông (^)  Kể được tên các loại đường giao thông.

 Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.  Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.  Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.  Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,...) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

Nội dung Yêu cầu cần đạt  Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu một trong các cơ quan trên không hoạt động.

Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

 Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.  Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.  Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Các mùa trong năm (^)  Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).  Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

Một số thiên tai thường gặp (^)  Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,...) ở mức độ đơn giản.  Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.  Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.  Nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.  Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai.

LỚP 3

Nội dung Yêu cầu cần đạt

GIA ĐÌNH

Họ hàng nội, ngoại (^)  Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.

 Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.  Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.  Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.

Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình

 Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó (ví dụ: một chuyến đi dã ngoại, du lịch đáng nhớ của cả gia đình; thay đổi nơi ở, nơi học, công việc của thành viên gia đình,...).  Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.  Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà (^)  Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể

xảy ra (về người, tài sản,...) do hoả hoạn.  Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra; Nhận xét về những cách ứng xử đó.  Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.  Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói với người lớn có biện pháp để phòng cháy.

Giữ vệ sinh xung quanh nhà (^)  Kể tên và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Một số hoạt động sản xuất (^)  Kể được tên, sản phẩm và ích lợi của một số hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc thủ công) ở địa phương.  Trình bày, giới thiệu được một trong số các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật,... sưu tầm được.  Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh, video,... để chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên

 Giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử, văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.  Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan di tích văn hoá, lịch sử hoặc cảnh quan thiên nhiên.

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó

 Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên một số bộ phận của thực vật và động vật.  Trình bày được chức năng của các bộ phận đó (sử dụng sơ đồ, tranh ảnh).  So sánh (hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau; phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí (ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...).  So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau; phân loại được động vật dựa trên một số tiêu chí (ví dụ: đặc điểm cơ quan di chuyển,...).

Sử dụng hợp lí thực vật và (^)  Nêu được ví dụ về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày.

Nội dung Yêu cầu cần đạt

động vật (^)  Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương.  Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Một số cơ quan bên trong cơ thể (^)  Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh

trên sơ đồ, tranh ảnh.  Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân (ví dụ: theo dõi việc ăn, uống và thải bã; phát hiện tim và mạch máu đập; phát hiện khả năng phản ứng của cơ thể như rụt tay lại khi sờ vào vật nóng và sự thay đổi cảm xúc, khóc khi bị ngã đau, vui khi được khen, buồn khi các bạn không cho chơi cùng).

Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

 Nêu được một số ví dụ về mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức khoẻ tinh thần) của mỗi người.  Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh.  Kể được tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh.  Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh (ví dụ: thuốc lá, rượu, ma tuý); nêu được cách phòng tránh.  Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp (theo mẫu) để có được thói quen