









Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
The biggest common point between the French, American and Vietnamese constitutional protection models lies in constitutional protection activities with the purpose of: checking and monitoring the constitutionality and legality of legal documents on human rights. , civil rights; detect and resolve arising issues of authority between state agencies and competent individuals...The constitutional protection mechanism is based on the suitability of the political, social, economic and cultural situation of the country. every countries.
Typology: Summaries
1 / 15
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
So sánh mô hình bảo hiến Pháp, Hoa kỳ và Việt Nam Điểm chung lớn nhất giữa các mô hình bảo hiến Pháp, Hoa kỳ và Việt Nam nằm ở hoạt động bảo hiến với mục đích: kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân; phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền…Cơ chế bảo hiến dựa trên sự phù hợp của tình hình hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của mỗi nước. Điểm khác biệt của mô hình bảo hiến Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ Cũng chính tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá của mỗi nước khác nhau nên mô hình bảo hiến của Viêt Nam, Pháp, Hoa kỳ có những điểm khác nhau. Những điểm khác biệt đó như sau: Pháp Hoa Kỳ Việt Nam Mô hình Bảo hiến tập trung Bảo hiến phi tập trung Bảo hiến tập trung (giám sát bởi Quốc hội). Lịch sử hình thành Xuất phát từ toan tính chính trị muốn tăng cường quyền lực của tổng thống và làm suy yếu nghị viện, do đó một cơ quan chuyên trách bảo vệ hiến pháp đó là Hội Đồng Hiến Pháp được thành lập và quy định trong Hiến pháp. Như vậy, cơ sở hình thành bảo hiến cuả Pháp là do hiến pháp quy định và trao cho. Từ án lệ (Từ sau năm 1803 sau vụ án John Marbury chống Madison). Được quy định trong Hiến pháp. Đó là những yếu tố, phương tiện, phương cách, biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, giữ gìn, chống lại mọi sự vi phạm hiến pháp có thể xảy ra. Chủ thể tiến hành bảo hiến. Hội đồng bảo hiến gồm có thành viên đương nhiên (các cựu tổng thống) và 9 thành viên khác (do Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm). Thẩm quyền trong giám sát việc bảo hiến trao cho hệ thống các cơ quan Tòa án, kể cả Tòa án của các bang và liên bang. Nhưng phán quyết của Tòa án cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với các Phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát
Vì vậy quyết định của Hội đồng bảo hiến là mang tính ràng buộc. tòa án cấp dưới, phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác). Chức năng Hai nhóm nhiệm vụ chính: Cơ chế kiểm soát phòng ngừa đối với việc bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật chưa được ban hành và Kiểm soát phòng ngừa đối với việc phân chia các quyền xây dựng quy phạm giữa luật của Quốc hội và các quy định của cơ quan hành pháp. Xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Tuy nhiên, Tòa án xem xét tính hợp Hiến của một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án (Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi Hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án tư pháp không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu, Tòa án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên thực tế). Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước và giám sát tối cao đối với việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Thẩm quyền (^) Tòa án hiến pháp (Hội đồng bảo hiến). Tất cả các Tòa án (Có thẩm quyền chung trong lĩnh vực hiến pháp. Phạm vi đó phụ thuộc vào tính chất của vụ việc được xem xét và trong nhiều trường hợp – vào sự suy xét của toà). Quốc hội Đánh giá mô hình bảo hiến của Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam
1. Bảo hiến phi tập trung. Mô hình bảo hiến ở Hoa Kỳ Ưu điểm: bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể. Nhược điểm: Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng; phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp). Nghĩa là Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không được tòa án áp dụng. 2. Bảo hiến tập trung. Mô hình bảo hiến ở Pháp Ưu điểm : của mô hình là cho phép giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành nên hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Nhược điểm: chính của mô hình ở chỗ cơ quan bảo hiến có thể can thiệp quá sâu quy trình lập pháp của nghị viện.
Cũng cần phải lưu ý rằng, trong một Nhà nước áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp như Hoa Kỳ thì việc quán triệt nguyên tắc này chính là thực hiện cơ chế chung để bảo vệ Hiến pháp. Khi một dự luật có nguy cơ vi hiến thì Tổng thống có thể phủ quyết dự luật đó; khi Tổng thống thực thi một chính sách phiêu lưu hoặc lạm dụng quyền lực thì Quốc hội có thể kiềm chế Tổng thống bằng việc không thông qua ngân sách để Tổng thống không có phương tiện thực thi chính sách đó hoặc xét xử Tổng thống theo thủ tục đàn hạch. Trung thành với quan điểm đảm bảo sự độc lập của ngành tư pháp đối với lập pháp và hành pháp là điều kiện tiên quyết để xây dựng cơ chế tư pháp giám sát chính quyền. Charles De Secondat Mongtesquieu cha đẻ của thuyết phân chia quyền lực đã hoàn toàn đúng khi ông viết rằng: “Sẽ không có tự do nếu quyền tư pháp không tách biệt khỏi ngành lập pháp và hành pháp” Khẳng định điều này,Thomas Jefferson - một trong những nhà lập hiến Hoa Kỳ cũng đã từng phát biểu: “Hiến pháp xác lập sự phối hợp nhưng độc lập của ba nhánh quyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong quá trình hoạt động, không nhánh quyền lực nào quản lý nhánh quyền lực nào, và điều này tạo nên những xây dựng trên tinh thần khác biệt và đối trọng. Chính từ những xây dựng trên cơ sở của những hoạt động độc lập và có thể khác biệt, chính quyền hạn chế được điều ác hơn là khi có một thiết chế bao trùm quyền lực lên các thiết chế khác”. Độc lập với nhau, nhưng có thể kiềm chế và đối trọng để đảm bảo sự cân bằng quyền lực giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp là một trong những bí quyết đảm bảo cho Hiến pháp Hoa Kỳ có một sức sống bền bỉ. Để đảm bảo cho tư pháp có thể độc lập với lập pháp và hành pháp, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã đảm bảo cho các thẩm phán hai điều kiện cơ bản là được bổ nhiệm suốt đờivà được “hưởng một khoản lương bổng mà sẽ không bao giờ bị sụt giảm trong thời gian tại chức”. 1.2. Các đặc điểm cơ bản Mô hình bảo hiến của Hoa Kỳ có các đặc điểm cơ bản sau đây: (i) Tất cả các Toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Ở Hoa Kỳ và những nước áp dụng theo mô hình của Hoa Kỳ tất cả các cơ quan toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi trong một vụ việc họ phải áp dụng đạo luật đó. Toà án có quyền không áp dụng đạo luật đó khi có cơ sở chắc chắn rằng nó không phù hợp với Hiến pháp. (ii) Quyền bảo hiến gắn với việc giải quyết một vụ việc cụ thể (Concrete judicial review). Quyền giám sát tư pháp về tính hợp hiến của một đạo luật dù được thực hiện ở TATC hoặc Toà án cấp thấp đều phải được thực hiện trong điều kiện của một vụ kiện tụng cụ thể khi mà vấn đề hợp hiến của đạo luật có liên quan và cần thiết trong việc giải quyết vụ việc đó. (iii) Quyền bảo hiến chỉ được xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó. Quy định này được TATC giải thích là nếu không có những quy định này thì phạm vi quyền giám sát sẽ rất rộng và mang tính trừu tượng thì sẽ kém hiệu quả. (iv) Toà án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự bất hợp hiến của đạo luật đó được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được. Trong vụ án Fletcher v. Peck (1910) Chánh án TATC Hoa kỳ John Marshall đã khẳng định rằng sự trái ngược của Hiến pháp và một đạo luật chỉ được xem xét trong điều kiện các thẩm phán thấy sự trái ngược đó một cách rõ ràng và Toà án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự tuyên bố đó là hoàn toàn cần thiết để giải quyết vụ án. Điều này cũng có nghĩa là Toà án sẽ không xem xét tính hợp hiến của một đạo luật nếu Toà án có cách khác làm thoả mãn yêu cầu của đương sự. (v) Toà án không xem xét vấn đề hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó liên quan đến một số vấn đề chính trị như tổ chức công quyền và vấn đề ngoại giao…. Các Toà án ở Hoa Kỳ kể cả TATC sẽ không xem xét tính hợp hiến của một đạo luật, nếu đạo luật đó liên quan đến các vấn đề chính trị như công việc đối nội, đối ngoại của Chính phủ, hình thức tổ chức quyền lực của các tiểu bang, mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực của Nhà nước liên bang và các tiểu
bang. Tuy nhiên, TATC của liên bang lại có quyền xem xét một vấn đề nào đó có phải là vấn đề chính trị hay không, một hành vi chính trị nào đó có lạm quyền hay không. (vi) Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Theo nguyên tắc án lệ, khi TATC tuyên bố một đạo luật là vi hiến thì phán quyết này của TATC sẽ có giá trị áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này của các Toà án cấp dưới. Do đó trên thực tế, có thể coi đạo luật đó không còn giá trị áp dụng nữa. Dẫn chứng: Ngay như Quốc hội Mỹ, quy trình ban hành một đạo luật rất chặt chẽ (một dự luật muốn được thông qua phải được đa số tán thành của Hạ viện trước, rồi sau đó là đa số Thượng viện tán thành (hoặc ngược lại), tiếp theo còn phải được Tổng thống kiểm tra, xem xét lại xem có cần phủ quyết hay không, nếu không phủ quyết dự luật mới được Tổng thống ban bố để thi hành). Vậy mà, trong khoảng 190 năm qua, Tòa án Tối cao của Mỹ đã ra phán quyết tuyên bố 122 đạo luật của Quốc hội Mỹ (trong tổng số hơn 35.000 đạo luật được Quốc hội này ban hành trong thời gian nói trên) có toàn bộ hoặc một phần nội dung quy định vi phạm Hiến pháp Mỹ. Cũng trong thời gian nói trên có gần 950 đạo luật của Quốc hội các bang bị Tòa án Tối cao Mỹ tuyên bố vi phạm Hiến pháp của Liên bang.
2. Mô hình bảo hiến tập trung Khác với mô hình Hoa Kỳ, các nước lục địa châu Âu không trao cho Toà án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan này được gọi là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế độ đặc biệt. Đây là mô hình giám sát tập trung. Có thể gọi đây là mô hình của Áo vì Áo là nơi thành lập sớm nhất, nhưng thường được gọi là mô hình lục địa châu Âu vì khu vực này là phổ biến nhất. Giám sát Hiến pháp ở châu Âu kết hợp việc giải quyết các vụ việc cụ thể và những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của cá nhân hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc. Theo mô hình, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thống hoặc Chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng thống, các Nghị định của Chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử Nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân. Ngoài ra, một số Toà án Hiến pháp như của Italia còn có quyền xét xử Tổng thống khi Tổng thống vi phạm pháp luật. Về cơ cấu : TAHP thông thường có từ 9 đến 15 thẩm phán. Những nước có 9 thẩm phán như Italia, 11 thẩm phán như Belarus, 12 thẩm phán như Tây Ban Nha, 15 thẩm phán như Ba Lan, Czech, Thái Lan, 18 thẩm phán như Ukrain. TAHP có nhiều thẩm phán nhất là Cộng hoà liên bang Nga - 19 thẩm phán. Nhiệm kỳ của thẩm phán TAHP thông thường là 9 năm như Italia, Tây Ban Nha, Ukrain, Ba Lan… Về cách thức thành lập : Thông thường 1/3 số lượng thẩm phán TAHP do Tổng thống bổ nhiệm, 1/3 khác do Hạ viện bầu (hoặc Chủ tịch hạ viện bổ nhiệm), 1/3 còn lại do Thượng viện bầu (hoặc Chủ tịch thượng viện bổ nhiệm). Các thành viên của TAHP không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ, Nghị viện hoặc là thẩm phán của Toà án tư pháp hay Toà án hành chính cũng không thể đảm nhiệm bất cứ chức vụ gì của các cơ quan công quyền, hay
3. Mô hình cơ quan lập hiến có chức năng bảo hiến Ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba và một số nước khác không có cơ quan bảo hiến chuyên biệt. Các nước này đều có quan điểm chung là Quốc hội (Nghị viện) là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, không những là cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất mà còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội phải tự quyết định tính hợp hiến của một đạo luật. Nếu Quốc hội trao quyền này cho một cơ quan khác phán quyết thì Quốc hội không còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nữa. Quan điểm trên đây có hạt nhân hợp lý của nó, tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng nếu một cơ quan vừa lập pháp vừa tự mình phán quyết đạo luật do mình làm ra có vi hiến hay không thì cũng chẳng khác gì tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Ngay từ thời kỳ La Mã, người ta đã khẳng định rằng, không ai có thể tự mình phán xét mình được. Nói khác đi, tại các quốc gia này chưa có cơ chế bảo hiến cũng như thiết chế bảo hiến một cách đúng nghĩa.