Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

cơ sở văn học việt nam, Schemes and Mind Maps of Social structure and social organization

quá trình hình thành và phát triển về cơ sở văn học việt nam

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 04/22/2024

quynh-anh-pham-7
quynh-anh-pham-7 🇻🇳

1 / 35

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Câu
NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
(Niên khóa 2022-2023)
I. Câu hỏi lí thuyết (4 điểm)
Câu 1. Vai trò của con người đối với việc hình thành văn hóa
-Nêu định nghĩa về con người
-Con người theo quan điểm của Mác
-Con người theo quan điểm khoa học
-Con người theo quan điểm phương Đông
-Con người theo quan điểm phương Tây
Câu 2. Khái niệm văn hóa và các khái niệm liên quan: văn minh, văn hiến, văn vật
Câu 3. Tại sao nói con người Việt Nam là chủ thể và khách thể của nền văn hóa
Việt Nam
-Con người Việt Nam chính là con người sáng tạo ra nền văn hóa Việt Nam
-Văn hóa Việt Nam gồm văn hóa bản điạ (chèo, tuồng,ăn mặc, tục ngữ ca dao hò
vè, thờ mẫu, thờ thành hoàng. . . ) và văn hóa bên ngoài được người Việt Nam tiếp
nhận (Nho giáo , Phật giáo . .. )
-Người VIệt Nam hưởng thụ nền văn hóa do mình sáng tạo ra , giữ gin, phát huy
những bản saqwcs cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam
Câu 4. Đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí, thời tiết, khí hậu .. .)
và bản sắc văn hóa Việt Nam
Câu 5. Đặc điểm môi trường xã hội Việt Nam (gia đình, làng, nước. . .) và bản sắc
văn hóa Việt Nam
Câu 6. Khái niệm tiếp xúc, giao lưu và biến đổi (tiếp biến) văn hóa
Câu 7. Trình bày khái quát về các thành tố cơ bản của văn hóa
II. Câu hỏi thực hành (6 điểm)
Câu 1. Vai trò của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam: Nhà nước (quốc gia), làng
xã và gia đình
Câu 2. Vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam: Nhà nước (quốc gia), làng
xã và gia đình
Câu 3. Vai trò của Tiếng Việt (ngôn ngữ) và chữ viết (chữ Hán, chữ Nôm, chữ
Quốc ngữ) đối với văn hóa Việt Nam
Câu 4. Vai trò của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam
Câu 5. Vai trò của tập quán thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Câu 6. Những hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
Câu 7. Trình bày một lễ hội gắn bó với một cộng đồng cư dân mà anh/ chị biết:
Nôị dung phần lễ (nhân vật được thờ phụng, lịch sử lễ hội, hình thức cúng lễ. ..) và
nội dung phần hội (các trò diễn, trò chơi đi kèm)
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23

Partial preview of the text

Download cơ sở văn học việt nam and more Schemes and Mind Maps Social structure and social organization in PDF only on Docsity!

NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

(Niên khóa 2022-2023) I. Câu hỏi lí thuyết (4 điểm) Câu 1. Vai trò của con người đối với việc hình thành văn hóa -Nêu định nghĩa về con người -Con người theo quan điểm của Mác -Con người theo quan điểm khoa học -Con người theo quan điểm phương Đông -Con người theo quan điểm phương Tây Câu 2. Khái niệm văn hóa và các khái niệm liên quan: văn minh, văn hiến, văn vật Câu 3. Tại sao nói con người Việt Nam là chủ thể và khách thể của nền văn hóa Việt Nam -Con người Việt Nam chính là con người sáng tạo ra nền văn hóa Việt Nam -Văn hóa Việt Nam gồm văn hóa bản điạ (chèo, tuồng,ăn mặc, tục ngữ ca dao hò vè, thờ mẫu, thờ thành hoàng... ) và văn hóa bên ngoài được người Việt Nam tiếp nhận (Nho giáo , Phật giáo. .. ) -Người VIệt Nam hưởng thụ nền văn hóa do mình sáng tạo ra , giữ gin, phát huy những bản saqwcs cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam Câu 4. Đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí, thời tiết, khí hậu .. .) và bản sắc văn hóa Việt Nam Câu 5. Đặc điểm môi trường xã hội Việt Nam (gia đình, làng, nước.. .) và bản sắc văn hóa Việt Nam Câu 6. Khái niệm tiếp xúc, giao lưu và biến đổi (tiếp biến) văn hóa Câu 7. Trình bày khái quát về các thành tố cơ bản của văn hóa II. Câu hỏi thực hành (6 điểm) Câu 1. Vai trò của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam: Nhà nước (quốc gia), làng xã và gia đình Câu 2. Vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam: Nhà nước (quốc gia), làng xã và gia đình Câu 3. Vai trò của Tiếng Việt (ngôn ngữ) và chữ viết (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ) đối với văn hóa Việt Nam Câu 4. Vai trò của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam Câu 5. Vai trò của tập quán thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam Câu 6. Những hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Câu 7. Trình bày một lễ hội gắn bó với một cộng đồng cư dân mà anh/ chị biết: Nôị dung phần lễ (nhân vật được thờ phụng, lịch sử lễ hội, hình thức cúng lễ. ..) và nội dung phần hội (các trò diễn, trò chơi đi kèm)

Câu 1. Vai trò của con người đối với việc hình thành văn hóa I. Những quan niệm về con người

  1. Quan niệm của Phương Đông : Coi con người luôn gắn bó với thiên nhiên, con người và vũ trụ nằm trong một thể thống nhất "Thiên địa vạn vật nhất thể"
  2. Quan niệm của phương Tây: Con người là trung tâm của vũ trụ, con người chinh phục tự nhiên, khống chế tự nhiên 3. Thuyết Tam Tài : coi con người là một trong ba ngôi, ba thế lực của vũ trụ, tức Thiên - Địa - Nhân 4. Phật giáo quan niệm người và mọi sinh vật trên trái đát đều bình đẳng 5. Chủ nghĩa DVBC và CNDVLS nhìn con người như sự tổng hòa của các quan hệ xã hộ i 6. Trong thời đại tin học , người ta sử dụng khái niệm con người nhiều chiều (thực chất là thể hiện quan niệm của CNDVBC và CNDVLS). Có thể hiểu con người nhiều chiều là con ngưởi trong các chiều hướng tự nhiên - xã hội, gia đình - xã hội, hành động - tâm linh, con người - chính mình II. Định nghĩa con người : Từ những góc độ khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về con người : -Theo quan điểm triết học " Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội" -Theo quan điểm khoa học : "Con người là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất, đi bằng 2 chân và có bộ não lớn , phức tạp, thông minh, có khả năng ghi nhớ.. Con người cũng là động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh" -Theo Mác : "Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội" Chúng ta phải thấy rằng, chỉ con người mới biết sử dụng công cụ lao động một cách có ý thức, chỉ con người mới biết tư duy, sử dụng ngôn ngữ để trao đổi với nhau những ý nghĩ, tư tưởng tình cảm.. Và đó cũng chính là điểm phân biệt con vật với con người III. Đặc điểm của con người

Câu 2. Các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật I. Khái niệm văn hóa

1. Hồ Chí Minh định nghĩa :" Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, dạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuạt, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là VĂN HÓA... " 2. Trần Ngọc Thêm : Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình Như vậy, theo các định nghĩa trên, văn hóa là tất cả những gì mà con người sáng tạo ra II. Khái niệm văn minh: Văn hoá và văn minh không đồng nhất. Chúng khác nhau ở tính giá trị ( văn hóa chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần thì văn minh thiên về các giá trị vật chất ). Khác nhau ở tính lịch sử ( Văn hoá luôn có bề dày của quá khứ còn văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại). Khác biệt về phạm vi ( Văn hoá mang tính dân tộc , văn minh mang tính quốc tế). Khác biệt về nguồn gốc ( Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương đông nông nghiệp còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương tây đô thị). Vậy, VĂN MINH là trình độ phát triên nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại III. Khái niệm văn hiến, văn vật. Hai khái niệm này chỉ có ở VN Văn hiến là văn hoá thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải thể hiên tính dân tộc tính lịch sử rõ rệt ( hội họa thơ ca hò vè. .. .) Văn vật là văn hóa thiên về các gía trị vật chất, chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử ( nhân tài, di tích, công trình, hiện vật ). Có thể so sánh 4 khái niệm trên trong bảng sau:

VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH Chứa cả GT vật chât và tinh thần Thiên về GT tinh thần Thiên về GT vật chất Thiên về GT vật chất - kỹ thuật Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ Có tính dân tộc Có tính quốc tế Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp Gắn bó với phương Tây đô thị

- Lễ hội : Lễ hôi làng xã (ngày giỗ thành hoàng làng) Lễ hội quốc gia (Giỗ tổ Hùng Vương, Hội Gò Đống Đa ..) Lễ hội tôn giáo (ngày Phật đản, ngày Chuá.. .). b. Văn hóa du nhập: Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Kitô, Đạo giáo ... 2.Về mặt khách thể : Con người VN tạo nên cac giá trị văn hóa VN(chủ thể) nhưng đồng thời con người VN cũng là đối tượng (khách thể) của nền văn hóa VN. Con người VN thụ hưởng tất cả những thành quả văn hóa mà họ tạo ra ( ở trong những công trình kiến trúc do mình tạo ra, chiêm ngưỡng những thành quả nghệ thuật như hội họa, thi ca, âm nhạc, vũ điệu, điêu khắc.. .do mình tạo ra ). Họ taọ ra các phong tục tập quán, tín ngưỡng xong lại tuân theo (bị ràng buộc - là đối tượng) của phong tục tập quán tín ngưỡng đó ( cưới xin, ma chay, giỗ tết, kiêng kị, hội làng, .. .).

Câu 4. Đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam (địa lí, thời tiết, khí hậu. ..) và bản sắc văn hóa Việt Nam I. Đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam

1. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nằm ở ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh: Gần núi Hymalaya, dãy Thiên Sơn, gần hạ lưu các con sông lớn, có sự chênh lệch lớn giữa bình nguyên và núi rừng, chênh lệch nhỏ giữa bình nguyên và mặt. Sông ngòi chằng chịt. Đặc điểm này làm cho VN có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, 2 mùa nắng mưa, có gió mùa. 2. Địa hình Việt Nam: Trải dài hình chữ S , núi rừng chiếm 2/3 diện tích, sông ngòi chằng chịt phân bố đều khắp. Hướng Đông và Nam bờ biển dài hơn 2000km , Hướng Bắc và Tây bị che chắn bởi núi rừng, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn nổi tiếng. Từ Bắc xuống Nam trải dài; Từ Tây sang Đông lại hẹp. 3. Thời tiết nắng nóng mưa nhiều, ẩm, nhiệt đới gió mùa 4. Hệ sinh thái phồn tạp với nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng sinh học, thực vật phát triển hơn động vật (vùng sinh tái biển, vùng núi. ..) II. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Bản săc văn hóa trước hết được qui định bởi môi trường sống. 1. Do nắng nóng mưa nhiều sông ngòi chằng chịt nên thực vật cực kì phát triển, dẫn đến ngành kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước. Việc trồng lúa nước để lại dấu ấn quan trọng trong tinh thàn văn hóa VN, nó làm nên nét độc dáo của nền văn hoá lúa nước, thể hiện ở: a. Trong tập quán kĩ thuật canh tác :Cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh phục đầm lầy, lấn biển đắp đê, đào kênh xẻ rạch chống lũ tạo thành những vùng đồng bằng chân thổ chuyên canh lúa nước một cách ổn định.. .Đắp đê sông Hồng, đê sông Thái Bình, đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Ngọc Hầu... Lấn biển lập làng .. b. Trong cư trú Cư trú ven sông cho tiện đi lại (bằng thuyền bè.. .) tiện nghề chài lưới, tiện nghề trồng trọt làng nổi, chợ nổi Cần Thơ, chợ nổi Cà Mau ... , c****. Trong ở Văn hóa ở thể hiện trong việc ứng phó với tự nhiên biểu hiện ở chỗ chọn vật liệu làm nhà, kiến trúc nhà, không gian ngôi nhà, chọn đất chọn hướng

Câu 5. Đặc điểm môi trường xã hội Việt Nam (gia đình, làng, nước) và bản sắc văn hóa Việt Nam I. Đặc điểm gia đình người Việt

1. Đại đa số là gia đình hạt nhân : bố mẹ và con cái chưa trưởng thành. Đây là gia đình với cơ cấu kinh tế tự cung tự cấp Chồng cầy vợ cấy.. .Ao nhà cá vườn.. 2. Bên cạnh đó còn "gia đình nhỏ ", gồm bố mẹ sống với gia đình một người con (thường là con trai trưởng). 3. Quan hệ gia đình họ hàng mang tính huyết thống. Thường "tam đại đồng đường" thậm chí "Tứ đại đồng đường". Văn hóa được giáo dục trước hết từ gia đình **II. Đặc điểm làng xã

  1. Khái niệm** : Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã họi nông nghiệp tiểu nôngtự cung tự cấp 2.Đặc trưng của làng VN: Một hệ quả quan trọng của nghề trồng lúa nước là tính thời vụ cao, dẫn đến chỗ tổ chức xã hội làng xã phải liên kết chặt chẽ với nhau (tính cộng đồng) thành những gia tộc, làng xã ... .khép kín (tính tự trị): a. Ý thức cộng đồng làng xóm :Gồm cả những tính tích cực và tiêu cực: -Tính tích cực: Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; Tính tập thể; Trọng nghĩa tình đạo lí; Cần cù sáng tạo trong lao động; Giản dị trong đời sống; Dân chủ .... - Tính tiêu cực: Con người cá nhân bị thủ tiêu; Dựa dẫm ỷ nại; Bảo thủ, tự trị, hướng nộị; Sùng bái tự nhiên; Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính; Tâm lí cào bằng... b. Ý thức tự quản (tự trị): Tính cộng đồng tạo nên những ngôi làng khép kín mang tính tự trị, thể hiện ở Tình độc lập; Cần cù chịu khó; Tự cung tự cấp; Tư hữu ích kỉ; Bè phái điạ phương; Gia trưởng...

Tóm lại, làng VN là một đơn vị khép kín với những phong tục tập quán riêng.. Làng cũng là nơi lưu truyền văn hóa thông qua các trò chơi dân gian (kéo co, vật nước, đua thuyền... ) các loại hình nghệ thuật dân gian (tuồng, chéo, cải lương, dân ca, r ối, h ầu đ ồng.. .). Ở đó, mọ i hi ện t ượng văn hóa đ ược sinh thành phát tri ển , lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể. Trong tâm thức người Việt làng không tách rời với nước III. ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA (NHÀ NƯỚC): Ở phạm vi lớn, làng trở thành nước. Nước cũng có các nhiệm vụ như làng nhưng với qui mô lớn :

1. Đối phó với môi trường tự nhien: VN là vùng sông nước, vì vậy chống lụt là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia. Lịch sử VN là lịch sử đắp đê chống lụt, đào kênh xẻ rạch dẫn nước tưới tiêu. Đê được đắp dọc sông Hồng, sông Mã, sông Lam... Đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên, kênh Thoại Ngọc Hâù nối Long Xuyên với Rạch Giá.... 2. Đối phó với môi trường xã hội : Tính cộng đồng và tính tự trị làng xã trong phạm vi quốc gia đã chuyển thành tinh thần đoàn kết toàn dân và ý thức độc lập dân tộc. Từ đó nó dẫn tới lòng yêu nước nồng nàn

  • Tinh thần đoàn kết : Có ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... Và tính cộng đồng tất yêu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia "đồng bào" ...
  • Ý thức độc lập tự cường dân tộc : luôn giữ bản sắc văn hóa Việt, luôn tự hào, bảo vệ non sông bờ cõi ".Sông núi nước Nam vua Nam ở" "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có". " Đánh cho để đen răng, đánh cho để dài tóc,đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ"... -Lòng yêu nước nồng nàn: Quyết bảo vệ non sông bờ cõi. Đánh bại quan Tống "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". Đánh bại quân Nam Hán, 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông ... "Bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu

nhận và biến đổi “xà bông” hoặc “ xà phòng”. Hai từ “xà phòng” đã trở thành từ Việt ngoại sinh, hoặc tiếp nhận xe máy sau biến đổi thành xe lam, xe 3 bánh.. 3. Có sự cộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố này : Thực chất, giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa. Chẳng hạn, những lễ hội, những phiên chợ quê ở đồng bằng hay miền núi Việt Nam là những dạng giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư, qua đó mỗi cộng đồng giới thiệu những hoạt động văn hóa những nét văn hóa đặc sắc của mình và trao đổi những sản phẩm văn hóa của mình với các cộng đồng khác, giúp thỏa mãn rất nhiều nhu cầu của nhau và thúc đẩy lan tỏa văn minh từ vùng này sang vùng khác,…. III. Mức độ tiếp nhận: Có 3 mức độ:

1. Chọn lựa những gì thích hợp, tiếp nhận một cách đơn thuần: VD Tiếp nhận văn hóa Nga (Văn học, điện ảnh, nhạc họa .. .), tiếp nhận hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, cầu cống.. .do thực dân Pháp xây dựng ... 2. Tiếp nhận cả hệ thống nhưng sắp xếp biến đổi lại những nội dung tiếp nhận cho phù hợp với quan niệm của mình. VD Tiếp nhận đạo Nho nhưng biến đổi lại yếu tố "trung" cho phù hợp với truyền thống dân tộc VN, tiếp nhận kiến trúc Pháp nhưng các biệt thự được xây thêm nhiều cửa sổ, hàng hiên để tránh mưa nắng ; nha thờ Kitô mái nhọn biến thành mái cong giống đình chùa Việt Nam ... 3. Mô phỏng và biến một số thành tựu văn hóa của dân tộc khác: Mô phỏng nhà sàn nhà rông của đồng bào dân tộc, vải thổ cẩm không may áo dân tộc mà may áo dài. áo sơmi... IV. Nhìn ở phương diện -chủ thể (người tiếp nhận), quá trình tiếp xúc và giao lưu VH thường diễn ra dưới 2 hình thức: 1. Tự nguyệ n: Ví dụ tự nguyện tiếp nhận những nhác cụ của phương Tây, tiếp nhận những kiến trúc Pháp ... 2. Cưỡng bức : Thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính đất đai và đồng hóa VH của quốc gia này đối với quốc gia khác. VD trong thời bắc thuộc, trung hoa bắt dân ta học chữ hán, cắt tóc ngắn, để răng trắng, mặc quần....

Câu 7. Trình bày khái quát về các thành tố cơ bản của văn hóa I Khái niệm thành tố văn hóa:

1. Khái niệm: Thành tố văn hóa là bộ phận cấu thành nên một nền văn hóa. Mỗi thành tố văn hóa đều mang những đặc điểm chung của văn hóa nhưng đồng thời lại có những đặc điểm riêng của mình. Theo Trần Quốc Vượng, các thành tố của VH bao gồm: Lễ hội, Nghệ thuật âm thanh, Phong tục tập quán, Tín ngưỡng, Tôn giáo, Nghệ thuật tạo hình, Lối sống, Nhiếp ảnh, Điện ảnh, Văn chương, Kiến trúc, Thông tin, Nghệ thuật trình diễn, Ngôn ngữ, Nghề thủ công, Sân khấu. II Hệ thống các thành tố cơ bản của VHVN : Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) - Tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo) - Tín ngưỡng (Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu.) - Phong tục (hôn nhân, tang ma.. .) - Lễ hội (lễ hội quốc gia, lễ hội làng xã, lễ hội tôn giáo) Nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, múa, điêu khắc.. .)- Nghề thủ công (dệt, mộc, đúc đồng .. .)- Y học cổ truyền (châm cứu, bấm huyệt. .) ... **III. Một số thành tố văn hóa của văn hóa VN

  1. Tôn giáo:** Tồn tại như 1 thực thể khách quan của lịch sử. a. Nho giáo : Người sáng lập là Khổng Tử, sau được Mạnh Tử, Tôn Tử, Tư Mã Thiên ké tục. Tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử.. .là đề cao đạo đức. Đề cập đến các mặt nhân lễ nghĩa trí tín của con người. Nhà nước phong kiến VN đã tiếp nhận hệ thống tư tưởng (tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức ... ), hệ thống giáo dục (sử dụng chữ hán, thi cử.. ), cách tổ chức đất nước (luật pháp, cách quản lí đất nước ... ) của nho giáo nhưng có biến đổi cho phù hợp với với truyền thống dân tộc (quan niệm về chữ trung; trọng tình, có tam tòng tứ đức nhưng người phụ nữ vẫn được đề cao... )

cai quản vùng sông nước. Tứ phủ, ngoài 3 mẫu trên, thờ thêm Mẫu Địa cai quản đất đai.. .Gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu là hầu đồng (hát chầu văn, múa .. .) với 36 giá đồng (Giá Cô Bơ, Giá ông Hoàng Mười, Giá quan Trần triều.. .) Câu thực hành 1. Vai trò của nho giáo đối với xã hội Việt Nam:

. Nhà nước (quốc gia), làng xã và gia đình Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Người kế tục là Mạnh Tử, Tôn Tử. .Tư tưởng chính của Nho giáo là đề cao đạo đức, thể hiện qua Ngũ kinh và Tứ thư **I. Vai trò của nho giáo đối với nhà nước

  1. Trước hết là trong giáo dục:** Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam. Các triều đại đều áp dụng chế độ thi tuyển gồm thi Hương - thi Hội - thi Đình, Các quan lại được tuyển chọn qua con đường thi cử. Nho giáo đã làm cho nền giáo dục VN phát triển mạnh mẽ, tạo ra một đội ngũ tri thức đông đảo như Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du… 2. Nho giáo ảnh hưởng đến chính trị và đường lối cai trị đất nước. - Về tổ chức nhà nước : Nho giáo là cơ sở hình thành tổ chức nhà nước của các triều đại phong kiến, kể từ Đại Việt trở đi, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân sự, quan chế, lương bổng.... Do ảnh hưởng của Nho giáo mà chế dộ phong kiến Việt Nam đã phát triển theo hướng trung ương tập quyền thống nhất nghĩa là nhà nước chỉ có một người đứng đầu và có quyền lực tối cao, là nhà vua. Hình thức nối dõi cha truyền con nối cũng là do sự ảnh hưởng của Nho giáo. -Về đường lối cai trị đất nước : Nho giáo cũng ảnh hưởng nhiều đến đường lối cai trị đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam .VD trong việc ban hành các bộ luật mà bộ luật đầu tiên của Việt Nam là bộ luật Hồng Đức cũng được tham khảo từ các bộ luật của các triều dại phong kiến Trung Hoa. Nho giáo quan niệm nước phải có lễ. Điều này tạo nên một xã hội có trật tự, biết kính trên nhường dưới. 3. Về văn hóa, văn học và nghệ thuật: Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử ( kinh nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa ( thơ Đường luật, phú, từ, đối, các thể văn hành chính và khoa cử, các thể loại văn học bác học, một số loại hình sân khấu ...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa, các tác phẩm văn học và nghệ thuật đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Các hoạt động văn hóa tinh thần ( con người, họ tên, quan hệ thân tộc.. .. )... 4. Về ngôn ngữ và văn tự: Tiếng Việt mượn nhiều cách diễn đạt, điển tích của tiếng Hán. Về từ vựng, trong tiếng Việt có khoảng 70% từ gốc Hán.

Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời Bắc thuộc. Và vì là phương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền.

5. Tuy vậy, nho giáo cũng để lại những mặt tiêu cực: -Về chính trị , tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng, khôi phục ngai vàng cho những dòng vua, những ông vua ăn hại, bù nhìn. -Về giáo dục: C ác sách Tam Tự Kinh, Minh Đạo gia huấn Tứ Thư, Ngũ Kinh... vừa giáo điều, vừa phù phiếm, hầu như vô dụng đối với xã hội nhân quần. - Về kinh tế: S ự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực. Một số nghề nghiệp trong xã hội Việt Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết cho cuộc sống của con người như nghề xướng ca, nghề thương mại... -Về xã hội , quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã hạ thấp phụ nữ Việt Nam. Nền giáo dục và khoa cử theo Nho giáo cũng chỉ dành cho nam giới; gần 100% phụ nữ Việt Nam bị gạt ra ngoài, chỉ được thụ hưởng giáo dục của gia đình... **II. Sự ảnh hương của Nho giáo trong gia dình làng xã Việt Nam.

  1. Ảnh hưởng đầu tiên của nho giáo đối vối gia đình làng xã VN nằm ở chũ hiếu: Đ** ây là nét ảnh hưởng sâu sắc nhất của nho giáo đối với gia đình Việt Nam. Trong các triều đại phong kiến xưa , chữ hiếu luôn được đề cao và đứng đầu trong quan hệ gia đình và đựơc pháp luật hoá trong các bộ luật. " Một lòng thờ mẹ kính cha .. .". Trong giáo dục , ngoài Tứ Thư , Ngũ Kinh làm sách giáo khoa giảng dạy còn đề cao Hiếu Kinh. Nội dung chính của đạo hiếuthể hiện trước hết con cháu phải nuôi dưỡng ông bà , cha mẹ. Hiếu thể hiện nhân cách của con người. Kẻ bất hiếu được xem là xấu xa 2. Tư tưởng Tam cương ngũ thường là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo. Khổng tử cho rằng một xã hội duy trì được tam cương ngũ thường là một xã hội an bình, hạnh phúc. 3. Tư tưởng Tam tòng tứ đức : Bằng hương ước , làng xã truyền thống đã can thiệp sâu sắc vào từng gia đình theo khuynh hướng Nho giáo. Người phụ nữ phải hội tụ được công dung ngôn hạnh nhưng không có quyền hành "tại gia tòng phụ xuát giá tòng phu .. .". Đây là cơ sở của sự gia trưởng .... 4. Về tín ngưỡng: Nho giáo tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên... Tục thờ cúng tổ tiên góp phần gắn kết các gia đình trong dòng họ gần gũi nhau hơn và củng cố đạo hiếu trong gia đình. 5. Về phong tục: S ự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong tục vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma.

suy nghĩ, hành động để hướng tới một Niết bàn (dù hư ảo), nơi mà tinh thần có thể được giải thoát khỏi những khổ nạn.

2. Trong việc xây dựng gia giáo của người Việt: Với giáo lí Ngũ giớiThập thiện, Phật giáo hướng mọi người đến đời sống chân, thiện, mỹ. Mọi người dân sống với nhau bằng tình bằng nghĩa, sống thánh thiện hơn, tránh làm điều ác. 3. Vai trò của phụ nữ được nâng lên trong xã hội. Chùa làng là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của mọi người, phụ nữ được tham gia và hầu như là đóng vai trò rất quan trọng tại đây. Chỉ ở chùa họ mới có được sự giải thoát về tình thần. 4.Chùa làng trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong làng: Ngoài là nơi hành lễ, chùa còn là nơi để dân làng đến học hỏi kinh nghiệm canh tác, để được nhà sư chữa bệnh, dạy học .. .. Từ đó gắn kết mọi người với nhau 5. Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, dòng họ, Phật giáo dạy con người phải biết nhớ đến cội nguồn, phải hiếu thảo với cha mẹ…Nhiều bài học đạo đức thường có nguồn gốc từ quan niệm của Phật giáo, như: " Ở hiền gặp lành", "Cứu một người phúc đẳng hà sa", "Tu nhân tích đức", "Nhân nào quả nấy", "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha kính mẹ mới là chân tu"... 6. Phật giáo mang lại tính cố kết cộng đồng rất lớn cho đời sống làng xã Việt Nam cổ truyền. Đạo Phật giàu tình thương, đầy tính nhân văn bác ái, luôn răn dạy con người làm việc thiện và xa lánh điều ác... Nó rất dể tiếp thu, dễ trở thành đạo của số đông. Vì vậy dần dần nó đã gắn kết mọi người lại với nhau. 7. Về những ảnh hương tiêu cực của Phật giáo a. Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan Phật giáo là thế giới quan tiêu cực. nó làm cho con người lãng quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực. Các tín đồ sống theo một triết lý không hành động, không đấu tranh, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau chóng được lên Niết bàn. b. Hạnh phúc trong đạo đức Phật giáo là hạnh phúc hư ảo. Phật giáo không đề cao cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô lệ, biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Phật giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê, làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. c. Thêm nữa, Phật giáo quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi cùng với điều kiện sinh sống của con người. Do

vậy, muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, không thể tách nó khỏi những điều kiện sinh họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người. Câu thực hành 3. Vai trò của Tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Việt Nam I. Nguồn gốc

1. Thành hoàng làng. Thành hoàng là vị thần cai quản và quyết định họa phúc của dân làng và thường được thờ ở đình làng. Thành hoàng là người có công với dân, với nước, đó là người lập làng, dựng ấp, đánh đuổi giặc ngoại xâm hay là ông tổ cua một nghề nào đó. Tục thờ thành hoàng hay thần hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, thời nhà Đường

  1. Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong thành hoàng làm 3 bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tùy theo công trạng của các vị thần đối với dân với nước. 3. Đình làng là nơi thờ thành hoàng và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân Việt. Làng nào cũng có đình. Thường mỗi làng thờ một thành hoàng nhưng đôi khi cũng có 2, 3 làng thờ chung một vị 4. Hàng năm các làng đều có hội làng, đây chính là ngày giỗ (tế lễ) tưởng niệm công lao của thành hoàng. Trong ngày này, ngoài việc tế lễ, diễn lại sự tích của các thành hoàng còn có phần hội với những trò chơi dân gian gắn liền với sự tích về thành hoàng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như cờ người, đánh đu, nhổ tre đánh giặc, thổi cơm ... II. Bản chất 1. Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất. Họ phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng 2. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần , tuỳ sự tích mỗi làng.Đó có thể là một vị thần như Phù đổng Thiên vương, thần núi như Tản Viên Sơn thánh, thần có