Download CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM and more Essays (university) Media Management in PDF only on Docsity!
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Học xong chƣơng này, sinh viên cần nắm vững:
- Khái niệm văn hóa
- Phân biệt một số khái niệm văn hóa
- Đặc trưng của văn hóa
- Chức năng của văn hóa
- Điều kiện hình thành nền văn hóa Việt Nam Tài liệu tham khảo:
- Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb ĐHQG TPHCM, 2002
- Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006
- Huỳnh Công Bá, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2008
1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TƯƠNG ĐỒNG
1.1.1. Khái niệm văn hóa Từ xưa đến nay, danh từ “Văn hóa” được dùng rất tuỳ tiện, bị phân biệt bởi:
- Nghĩa rộng - Nghĩa hẹp,
- Theo trình độ học vấn,
- Theo mối quan hệ ứng xử,
- Cộng đồng, nơi cư trú,
- Ngành, lĩnh vực,… 1.1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa
- Gốc từ la tinh: Cultura - Col - Cul: (Vun trồng, cày xới cây cối)
- Theo một số nhà nghiên cứu, từ văn hóa vào châu Á là do người Nhật Bản chuyển dịch từ chữ Cultura của phương Tây bằng tiếng Hán.
- Theo các sử liệu Trung Hoa, từ văn hóa đã có ngay từ thời Tây Hán ( TCN - 25 SCN) với ý nghĩa văn hóa là: “Văn trị giáo hoá”.
Văn trị ở đây có nghĩa đối lập với vũ (võ) trị. Để bình thiên hạ, không chỉ dùng vũ lực mà phải dùng cả văn hóa.
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Theo nghĩa Hán-Việt: “Văn” là vẻ đẹp, “hoá” là biến hoá, làm cho đẹp (động) là chữ viết tắt của văn trị giáo hoá của Trung Quốc. Văn trị đối lập với vũ trị.
1.1.1.2. Một vài khái niệm văn hóa
- Trong Hội nghị Venise năm 1970: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động.
- Khái niệm văn hóa của UNESCO: Tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô có hơn một nghìn đại biểu đại diện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/ đến 6/8 năm 1982, người ta đã đưa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị chấp nhận một định nghĩa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản , có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý (không liều mạng mà có văn hóa, trật tự...). Chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân (ngưu tầm ngưu, mã tầm mã; hãy viết cho tôi 3 câu, tôi sẽ biết ông là ai – Vônte) , tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội của bản thân”.
- Trong Bách khoa toàn thư Pháp: văn hóa “hiểu theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu, thẩm mĩ..., những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người..., những công cụ, nhà ở và nói chung là toàn bộ những công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và ứng xử của một nhóm xã hội đối với môi trường sinh thái của nó”.
- Tóm lại, các định nghĩa về văn hóa có những nội dung cốt lõi như sau:
- Có con người là bắt đầu có lịch sử, có xã hội loài người và có văn hóa. Vậy con người có 2 hoạt động quan trọng nhất: (1) Tìm thấy lửa (do tự nhiên tác động và con người tự tác động vào công cụ lao động), nhờ lửa con người mới có ngày hôm nay; (2) Tìm ra công cụ lao động (quan trọng số 1 vì nhờ việc con người cầm được công cụ lao động mà bàn tay con người có ngón tay cái hướng vào giữa lòng bàn tay mà những con vật khác không có. “Khi con người chọc một lỗ và thả vào đó một hạt giống, dù nó nảy mầm hay không thì con người vẫn tồn tại với tư cách là người sáng tạo ra lịch sử” ).
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Tám là mù chữ nhưng không có nghĩa là dân ta lúc đó vô văn hóa. Vì vậy văn hóa và học vấn không phải là hai khái niệm đồng nhất.
1.1.2.2. Phân biệt văn hóa, văn hiến và văn vật
- Nghĩa đen: Là cổ xe chở thư tịch Hiến có nghĩa là sách vở, điển tích, chuyện về các bậc hiền minh, nghĩa là hiền tài, là đất nước.
Nước văn hiến nghĩa là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có đời sống tinh thần phong phú ở văn chương, sách vở, tập tục, tập quán và có nhiều nhân tài, anh hùng hào kiệt (Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi)
- Văn vật: Thường được dùng theo nghĩa hẹp (tiếng Hán) dùng để chỉ các điển chương, lễ nhạc, những sản phẩm cụ thể của văn hóa.
Hà Nội ngàn năm văn vật Từ độ mang gươm đi mở cõi Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long Tóm lại, khái niệm văn vật thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Do vậy khi nói đến văn hóa và so sánh nó với văn hóa, văn vật thì ta thấy văn minh, văn hiến, văn vật đều là những khái niệm phát sinh từ văn hóa.
1.1.2.3. Văn hóa và văn minh
- Văn minh là một từ được rút ra từ chữ Hán: 文: Văn: vẻ đẹp 明: Minh: sáng (ánh sáng của tâm hồn, trí tuệ, biểu hiện ở đạo đức, văn học, nghệ thuật, trí tuệ...)
=> Văn minh dùng để chỉ trình độ nhận thức, đặc biệt là tri thức của nhân loại về một thời kỳ lịch sử nào đó. Chẳng hạn văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp,...
Tóm lại, khái niệm văn minh bao gồm cả 4 yếu tố cơ bản là đô thị, nhà nước, chữ viết và các biện pháp kĩ thuật để cải thiện, sắp xếp đời sống, xã hội.
Có một câu hỏi đặt ra là: Nếu nước ta không bị nhà nước phong kiến phương Bắc đô hộ nghìn năm và thay vào đó là sự đô hộ của Anh, Pháp thì văn minh nước ta sẽ như thế nào? Chữ Hán thay thế bằng tiếng Anh sẽ như thế nào?
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Về bản chất, văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hay cả nhân loại. Có thể nói văn minh là nguồn gốc, là cơ sở của tiến bộ xã hội và văn hóa.
C.Mác cho rằng: khi xã hội có cối xay bằng đá thì đó là xã hội của lãnh chúa, khi xã hội có cối xay bằng máy hơi nước thì đó là xã hội của tư bản.
- Văn minh phân biệt với văn hóa
- Văn minh liên quan trước hết đến kĩ thuật tức là cách thức con người tác động đến tự nhiên và làm chủ nó (văn minh đồ đá, đồ sắt, đồ đồng...). Các thành tựu rất dễ truyền từ tộc người này sang tộc người khác, cho nên sớm hay muộn, nó cũng trở thành tài sản, thành tựu chung của nhân loại như: Máy tính, Internet... từ một nước, một trung tâm giờ phổ biến mọi nơi, toàn nhân loại.
- Sự tiến bộ của văn minh bao gồm cả 2 mặt: tiến bộ trong kĩ thuật làm chủ tự nhiên và tiến bộ về tổ chức xã hội với ý nghĩa là thành tựu kĩ thuật giải phóng sản xuất dẫn đến phân công lao động xã hội chuyên môn hóa (sự phân công lao động xã hội chuyên môn hóa chỉ diễn ra khi có sự phát triển của kĩ thuật).
- Văn minh dựa trên kĩ thuật nên nó có tính động, còn văn hóa phải xét đến cấu trúc của xã hội, mặt tĩnh của xã hội. Cho nên nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu về phong tục, tập quán, chính trị, nghệ thuật để tìm thấy chất sâu lắng, giá trị bền vững của chúng. Chẳng hạn để nghiên cứu văn hóa Việt Nam cần thâm nhập vào phong tục tập quán của người Việt Nam.
- Nếu văn minh liên quan đến kĩ thuật thì văn hóa liên quan đến cả 3 mặt là con người, tự nhiên và thần linh. Mặt khác nếu văn minh với kĩ thuật và các ứng dụng của nó có thể lan nhanh đi khắp nơi bất chấp mọi thể chế, thay đổi không ngừng thì văn hóa là một cái gì đó tương đối ổn định, gắn bó sâu xa với đời sống tinh thần của cộng đồng, nếu từ bỏ nó, con người có thể cảm thấy trống vắng.
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn (Chế Lan Viên) Như vậy, văn hóa giàu tính nhân bản, hướng tới những giá trị muôn thở thì văn minh nghiêng về giá trị vật chất, hướng tới sự hợp lý, sự sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi.
- Văn hóa được xác định bởi bề dày và chiều sâu, còn văn minh chỉ là một điểm nào đó, một lát cắt đồng đại. Do vậy, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một truyền thống văn hóa lâu đời, hay một quốc gia văn minh có thể là một quốc gia nghèo nàn về
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
* Chức năng giáo dục: Văn hoá là những chuẩn mực xã hội, là những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ trong quá trình lâu dài của mỗi cộng đồng dân tộc; nó được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, đạo đức... Tất cả những yếu tố trên cấu thành một nền văn hoá nhất định; nó có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, lối sống, nếp nghĩ, cách đối nhân xử thế... của các thành viên trong cộng đồng.
Xét về bản chất, văn hoá là nội dung của giáo dục và cũng là mục tiêu của giáo dục. Các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá bởi phát triển văn hoá chính là động lực để phát triển xã hội. Với ý nghĩa ấy, UNESCO đã nêu ra 4 mục tiêu (nguyên lí) của nền giáo dục tương lai cho nhân loại là:
(1) Học để biết. (2) Học để làm. (3) Học để chung sống. (4) Học để làm người, để tự khẳng định mình. Bốn mục tiêu trên đã bao hàm trong nó dường như đầy đủ các thuộc tính của văn hoá: tri thức, quan hệ, phát triển và hoàn thiện, ý thức về cái bản ngã...
Nhờ chức năng giáo dục của văn hoá mà con người có thể tồn tại, phát triển, hoàn thiện trong trạng thái cân bằng động với thiên nhiên và xã hội.
Đây là chức năng bao trùm nhất, cơ bản nhất và mang tính quyết định. VD: Cuộc sống của những đứa trẻ được thú nuôi sẽ khác với những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường giáo dục của con người.
* Chức năng dự báo: Bản chất của hoạt động văn hoá là hoạt động trí tuệ, hoạt động sáng tạo; vì vậy trong quá trình hoạt động văn hoá, con người dần dần phát hiện ra những qui luật của tự nhiên, qui luật của xã hội, qui luật của con người... Những khám phá đó mở rộng tầm hiểu biết, khả năng phán đoán, suy luận và trí tưởng tượng của con người. Nhờ các khả năng trên, con người có thể dự báo về thiên nhiên, xã hội, con người một cách khoa học và xây dựng được các phương án thích ứng cho sự tồn tại của chính mình.
Những dự báo của văn hoá vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn cao; nó giúp cho con người ngày càng cộng sinh tốt hơn với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Như vậy, văn hoá là hoạt động sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, nó tạo nên một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người. Với ý nghĩa đó, văn hoá đồng thời thực hiện nhiều chức năng như là những tác nhân góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển và hoàn thiện con người văn hoá. Con người văn hoá thường xuyên được các chức năng văn hoá chi phối, điều chỉnh một cách vừa tự giác vừa không tự giác. Nói cách khác, khi nào con người thoát li khỏi các hoạt động văn hoá tức là khi ấy con người đã tha hoá. Tìm hiểu các chức năng của văn hoá sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của văn hoá và vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội; đặc biệt là tầm văn hoá trong các sáng tác nghệ thuật như: văn chương, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc…
Các chức năng của văn hoá luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì vậy không nên tuyệt đối hoá vai trò của một chức năng nào. Có thể, trong những trường hợp cụ thể, cần nhấn mạnh chức năng giáo dục bởi nhờ chức năng này, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Các chức năng khác là các phương diện, các lĩnh vực có vai trò cụ thể hoá chức năng giáo dục. Hiểu biết đầy đủ về các chức năng của văn hoá chính là khẳng định mục tiêu cao cả của văn hoá: văn hoá vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện của con người.
1.2. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 1.2.1. Vị trí địa lý
- Việt Nam là một đất nước đất không rộng, nhưng ở vào vị trí địa lý quan trọng trên Bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á, chiếm trọn phần phía Đông của bán đảo ấy. Đối với Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm, với Mianma, Thái Lan, Lào và Cămphuchia ở phái Tây, Malaixia, Inđônêxia và Philíppin ở phía Nam, và phía Đông. Việt Nam trở thành chiếc cầu nối liền của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Ở vị trí đó, vào những thời kỳ biến hóa, Việt Nam trở thành chiếc cầu di cư của các luồng động vật, thực vật cổ xưa, từ phía Nam lên, hoặc từ phía Bắc xuống, điều đó khiến cho ở Việt Nam có mặt nhiều loài động vật và thực vật thuộc nguồn gốc lục địa và đại dương. Cũng do vị trí đầu cầu tiếp xúc, Việt Nam sớm là nơi hội tụ giao thoa văn hóa giữa các tộc người ở Đông Nam Á, giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa ngay từ thời cổ đại và với văn minh phương Tây ngay từ thời trung đại. Việt Nam trở thành “ngã tư đường của các nền văn minh”.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
- Trong khu vực Đông Nam Á, gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn, là nơi bắt nguồn của các dòng sông lớn như Dương Tử, sông Hồng, sông Mê Kông,
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
- Trọng tình dẫn đến sự cào bằng, dân chủ làng xã, coi trọng cộng đồng, tập thể (dựa dẫm, giảm vai trò cá nhân).
- Mặt hạn chế của nó là sự thiếu quyết đoán, so đo, tính tùy tiện, trọng tình chứ không trọng lý nên coi nhẹ pháp luật: “một bồ cái lý…nhất quen nhì thân tam thần tứ thế.
*** Chống chọi với thiên nhiên**
- Bên cạnh sự phong phú đa dạng của điều kiện địa lý khí hậu, thiên nhiên cũng làm cho người dân không ít khó khăn, khí hậu thất thường, bão, lũ lụt, khí hậu nhiệt ẩm phát sinh vô vàn dịch bệnh cho vật nuôi và cây trồng và cả con người.
- Cuộc đấu tranh, chống chọi với thiên nhiên (và cả với giặc ngoại xâm) là một trong những điều kiện để người Việt Nam cố kết cộng đồng. Do đó khi nghiên cứu một nền văn hóa nào đó, trước hết phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của vùng đất sản sinh ra nền văn hóa đó. Tất cả những yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để hình thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
1.2.3. Dân tộc Việt Nam - Chủ thể của nền văn hóa 1.2.3.1. Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam
- Trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông
- Trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid) Mongoloid + Melanésien = Indonésien.
- Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10 nghìn năm trước) có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía tây dãy Himalaya thiên di về hướng đông nam, tới vùng Đông Nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanésien bản địa (thuộc đại chủng Australoid) dẫn đến sự hình thành chủng Indonésien với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp.
- Người Indonésien (cổ Mã Lai, Đông Nam Á tiền sử) từ đây lan tỏa ra, người Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại: phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới đông Ấn độ, phía đông tới quần đảo Philippin, phía nam tới Indonexia.
- Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng 5 nghìn năm cách nay) phía nam Trung Hoa hình thành chủng Nam – Á trên cơ sở hợp chủng Indonésien với Mongoloid.
- Dần dần chủng Nam - Á chia tách thành nhiều dân tộc gọi là Bách Việt (trăm): Điền Việt, Mân Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt v.v… sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
1.2.3.2. Các nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam ***** Ngữ hệ Nam - Á
- Các tộc người dần chia tách ra các khối cư dân, mỗi khối hình thành những nhóm ngôn ngữ như nhóm Môn - Khmer, nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; Tày - Thái; Mông - Dao. Quá trình chia tách này dần dần hình thành những tộc người cụ thể, trong đó có người Việt (Kinh) ở Việt Nam tách ra từ khối ngôn ngữ Việt - Mường (vào khoảng thế kỉ VII - VIII, cuối thời Bắc thuộc).
- Ngữ hệ Nam - Đảo: Ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của người Indonésien. Vì sống biệt lập nên vẫn lưu giữ được những thành tố văn hóa gốc hải đảo. Đó là tổ tiên của người Chăm, Giarai, Raglai, Ê đê, Churu, H‟roi (nhóm ngôn ngữ Malayo - Polinésien - Nam Đảo).
- Ngữ hệ Hán - Tạng: gồm có 2 nhóm:
- Nhóm Hán: có các dân tộc Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu
- Nhóm Tạng - Miến: gồm các dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Cống, Sila, Phù Lá.
Với sự hình thành các nhóm cư dân cùng sinh sống từ khởi nguồn khởi thủy, trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, hình thành nên 54 dân tộc anh em. Cùng với điều kiện tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn trong một không gian văn hóa chung, các dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên nền Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng trong một thể thống nhất là bản sắc văn hóa Việt Nam.
1.2.4. Điều kiện lịch sử-xã hội 1.2.4.1. Đặc điểm lịch sử
- Việt Nam nằm vào “cái nôi” của loài người, nơi có con người xuất hiện sớm, nên có bề dày về văn hóa, với một lịch sử văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Trong tiến trình phát triển văn hóa đó, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên những kỷ nguyên văn minh rực rỡ: kỷ nguyên văn minh Văn Lang – Âu Lạc, kỷ nguyên văn minh Đại Việt và hiện đang xây dựng kỷ nguyên văn minh Việt Nam.
- Tuy nhiên, do nằm ở vị trí “đầu cầu, tiếp xúc”, Việt Nam trở thành đối tượng thường xuyên bị dòm ngó của thế lực xâm lược. Trong quá trình lịch sử, Việt Nam đã phải liên tục đấu tranh chống ngoại xâm. Thời gian chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cộng lại lên đến 12 thế kỷ, chiếm hơn một nửa thời gian lịch sử (tính từ cuộc kháng chiến chống Tần vào thế kỷ III trước công nguyên cho đến nay), với trên 13 cuộc chiến tranh ác liệt để giữ nước, hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ và hàng chục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để giành độc lập. Có thể
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
độ nào đó, nhưng dưới dạng chế độ nô lệ gia trưởng và không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội.
- Sự phân hóa xã hội tăng tiến dần dần dưới dạng đẳng cấp lên giai cấp (còn gọi là giai cấp yếu hay giai cấp chưa phát triển). Kết cấu kinh tế - xã hội đó là cơ sở ra đời và tồn tại của một loại hình nhà nước kiểu “chuyên chế phương Đông”. Nhà nước đó thực hiện sự chuyên chế dựa trên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, được xác lập trên mối quan hệ: kẻ thống trị là nhà vua và đẳng cấp (giai cấp) cầm quyền thu cống nạp; giai cấp bị trị nộp cống phẩm. Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn của những người lao động, dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế đã tạo nên những công trình có ích (như đê điều, thủy lợi) hoặc xa hoa (như lâu đài, cung điện). Đặc thù của phương thức sản xuất châu Á so với các hình thái kinh tế xã hội khác là sự tồn tại một cách kiên trì, dai dẳng của nó.
- Từ khoảng thế kỷ X, Việt Nam bước vào quá trình phong kiến hóa trên cơ sở phương thức sản xuất châu Á để dần dần dẫn đến sự xác lập của chế độ phong kiến vào thế kỷ XV. Cuộc đấu tranh giữa tư hữu và công hữu ở Việt Nam trong thời kỳ phương thức sản xuất châu Á đã diễn ra yếu ớt, chậm chạp, nên chế độ công hữu luôn chiếm ưu thế. Và sang giai đoạn phong kiến, ưu thế của công hữu vẫn còn lớn. Đó cũng là một đặc điểm của chế độ phong kiến Việt Nam có khác với phương Tây. Trong quá trình phong kiến hóa ở Việt Nam, kinh tế điền trang thái ấp chiếm một tỉ trọng nhất định nhưng không mang tính chất kinh tế lãnh địa như ở phương Tây. Trong lúc đó, công xã nông thôn – gọi là làng xã – vẫn tồn tại phổ biến với quyền sở hữu trên thực tế đại bộ phận ruộng đất và quyền tự trị khá lớn. Nhà nước trung ương tập quyền xuất hiện sớm và là người chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, bóc lột tô thuế và lao dịch đối với các làng xã. Bên cạnh đó, chế độ tư hữu ruộng đất cũng đã ra đời và ngày càng phát triển dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp địa chủ và một tầng lớp tiểu nông. Phương thức sản xuất châu Á đã nhường chỗ cho chế độ phong kiến từ thế kỷ XV, mặc dù chính chế độ phong kiến đó vẫn còn mang nặng những tàn dư của phương thức sản xuất châu Á. Có thể nói, chế độ phong kiến ở Việt Nam đã hình thành và phát triển trên cơ sở bảo tồn và phong kiến hóa dần kết cấu kinh tế - xã hội của phương thức sản xuất châu Á. Trong chế độ đó không có giai đoạn phát triển kinh tế lãnh địa với quan hệ lãnh chúa-nông nô, không có tình trạng cát cứ kiểu “hầu quốc”, “công quốc”.
- Bước sang thời cận đại, thực dân đô hộ nước ta đã cho du nhập vào xã hội Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân, đồng thời tiếp tục cho bảo lưu một phần quan hệ sản xuất phong kiến cũ. Công cuộc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng chưa cho phép một
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
sự thuần nhất trong quan hệ sản xuất. Do đó, nhìn chung ở Việt Nam thường có hiện tượng “chồng xếp” giữa các quan hệ sản xuất. Trong mỗi giai đ oạn lịch sử nhất định, bên cạnh quan hệ sản xuất tiên tiến vẫn còn hiện diện hoặc là tàn dư của quan hệ sản xuất cũ trong lòng xã hội hiện đại. Đặc biệt, đó là sự ngự trị lâu dài của PTSX châu Á cùng với những tàn dư của nó, biểu hiện ở sự duy trì lâu dài nền kinh tế tự nhiên, chế độ công hữu về ruộng đất và tính nhị nguyên công xã; ở sự tàng trữ lâu dài các tàn dư cổ đại; ở sự duy trì và củng cố các quan hệ thị tộc, thân tộc; ở sự thống trị của truyền thống, tập quán; ở sự hạn chế tư duy lý tính, hạ thấp cá tính; ở sự chậm ra đời của kinh tế hàng hóa cũng như đô thị…
- Tính chất trì trệ và bảo thủ của lịch sử - xã hội Việt Nam được thể hiện qua kết cấu kinh tế ba thành phần không chia tách (nông nghiệp-thủ công nghiệp- thương nghiệp) và một kết cấu xã hội “tứ dân” phân chia theo nghề nghiệp (Sĩ- Nông-Công-Thương). Từ kết cấu kinh tế-xã hội đó đã dẫn đến ba hằng số cơ bản của văn hóa Việt Nam, đó là: Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân. Ba hằng số này vẫn đang còn có ý nghĩa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1
- Hãy trình bày khái niệm văn hóa
- Hãy phân biệt các khái niệm liên quan đến văn hóa
- Nêu các chức năng của văn hóa và lấy ví dụ minh họa
- Văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển trong hoàn cảnh điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội như thế nào?
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
TRỜI ĐẤT MẸ / NỮ CHA / NAM
cao thấp yếu khoẻ nóng lạnh chậm nhanh bắc nam dịu dàng nóng nảy mùa đông mùa hạ tình cảm lý trí ngày đêm yên tĩnh vận động sáng tối tròn vuông động tĩnh số lẻ số chẵn
Trong thế giới còn vô số cặp khác, được suy ra từ những cặp đã biết, từ cặp này suy ra cặp khác.
Ví dụ: Từ cặp Tĩnh - Động, suy ra cặp Vuông-Tròn, vì hình vuông yên tĩnh, hình tròn năng động; từ cặp Nóng - Lạnh, suy ra cặp Sáng - Tối.
Suy rộng ra (khái quát): Nền văn hóa nông nghiệp yên tĩnh = Âm, nền văn hóa du mục di động = Dương.
* Hai quy luật của triết lý âm dương (quan hệ giữa âm và dương) Chính sự biến dịch của âm và dương là động lực và cội nguồn của sự sinh thành vũ trụ vạn vật. Nhưng âm - dương biến dịch theo quy luật nào? Âm - dương biến dịch theo hai quy luật:
Quy luật 1: âm - dương biến dịch nội tại: Theo đó trong âm có dương và trong dương có âm. Âm dương tự thân chuyển hóa.
Mô hình âm - dương
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Ví dụ: Khí là dương, nước là âm. Trong khí có hơi nước, và trong nước có bọt khí. Khí tự thân chuyển hóa thành nước (gặp lạnh, không khí ngưng kết thành mưa), nước tự thân chuyển hóa thành khí (nước gặp nóng bốc hơi thành khí).
Trong nắng chứa đựng cái mưa; nữ có khi dữ tợn, nam có lúc hiền lành; trời nắng thiên về dương nhưng trời mưa thiên về âm; đất hạn hán: dương nhưng đất lũ lụt: âm
- Muốn xác định một vật là dương hay âm, phải chọn đối tượng so sánh: Ví dụ : năm màu sắc (của lá cây)
- Đen (đất đen) → lá trắng → lá xanh → lá vàng → lá đỏ Màu xanh là âm (so với màu đỏ) Màu xanh là dương (so với màu trắng)
- Một con người trải qua nhiều giai đoạn, lúc là dương lúc là âm so với một người khác:
Ví dụ : Người mẹ trẻ khỏe - đứa con trai/gái mới sinh (dương ) (âm ) Mẹ cha già (âm) - con trưởng thành (dương)
- Khi đã có đối tượng so sánh, cần phải xác định cơ sở so sánh (tiêu chí so sánh cụ thể)
Ví dụ: khi đã có một cặp so sánh sau đây: Nam (20 tuổi ) - Nữ (20tuổi )
- Xét về cường độ sức khỏe: Nam (dương ) - Nữ (âm)
- Xét về độ dai bền: Nam (âm) - Nữ (dương ).v.v... Quy luật 2: âm - dương biến dịch ngoại tại: Âm và dương là hai thực thể chuyển hóa ngoại tại lẫn nhau. Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
Ví dụ: hết đêm chuyển sang ngày, hết ngày chuyển sang đêm; hết mưa chuyển sang nắng, hết nắng chuyển sang mưa...
Triết lý âm - dương là tư duy chung của người Á Đông về bản thể và sự vận động phát triển của vũ trụ vạn vật. Nó thể hiện khá đậm nét trong nhận thức về vũ trụ nhân sinh quan của người Việt Nam và ăn sâu vào tâm thức trong cách nói năng, ứng xử, thái độ, nếp sống, cách thức ăn uống, chữa bệnh, phòng bệnh, cách trang phục, làm nhà ở, trong nghệ thuật, tín ngưỡng... và đặc biệt là đã cấu thành nên tính cách dân tộc Việt Nam như tính thích nghi (nhập gia tùy tục), tính lạc quan (còn nước còn tát), tính hài hòa (chín bỏ làm mười)...
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
Đó là bộ ba lớn nhất, khái quát nhất. Ngoài ra còn rất nhiều bộ ba khác: Không gian - thời gian - con người; Cõi trời - cõi thế - cõi âm; Cha, mẹ và con; Vợ, chồng, chồng cũ; Trầu - cau - vôi; Sơn Tinh - Thủy Tinh - Mỵ Nương,…
Tam tài (số 3) thiên về tính dương, phát triển, năng động: Trong vũ trụ tồn tại rất nhiều bộ ba có quan hệ tam tài như vậy.
Một cách khái quát là: Dương - Âm - Trung hòa (trung dung ): (+) (-) (- +) 2.1.1.3. Ngũ hành 2 bộ tam tài hợp nhau mà thành 1 ngũ hành. Tam tài 1: Thổ - Thủy - Hỏa (thổ dương) Tam tài 2: Thổ - Mộc - Kim (thổ âm)
* Phân tích cấu trúc ngũ hành Mỗi cặp số có một số lẻ (dương ) và một số chẵn (âm), mỗi cặp gọi là một yếu tố / một hành. Số nhỏ nằm trong (số sinh ), số lớn nằm ngoài (số thành )
Trật tự số ứng với phương hướng:
- Bắc
ĐỊA NHÂN
THIÊN
TS.GVC. Đỗ Mạnh Hùng
- Nam
- Đông
- Tây
- Trung tâm
- Số 5 có tỉ lệ tạo nên bởi 2/3, đây là tỉ lệ bền vững và phát triển nhất. (dương lớn hơn âm một chút, không quá chênh lệch) * Nội dung cấu trúc ngũ hành STT LĨNH VỰC THỦY HỎA MỘC KIM THỔ 1 Phương hướng
Bắc Nam Đông Tây Trung ương
2 Mùa thời gian
Đông Hạ Xuân Thu Khoảng cách giữa các mùa 3 Mùi vị Mặn Đắng Chua Cay Ngọt 4 Màu biểu Đen Đỏ Xanh Trắng Vàng 5 Thế đất Ngoằn ngoèo Nhọn Dài Tròn Vuông 6 Đạo đức Trí Lễ Nhân Nghĩa Tín
Như trên đã nói, hành là sự vận động tương tác giữa các yếu tố. Vậy Ngũ hành thực hiện sự vận động tương tác theo quy luật nào? Ngũ hành tương tác theo hai quy luật sau:
Quy luật Ngũ hành tương sinh: 5 hành vận chuyển theo nhau, cùng nhau sinh thành: Thủy sinh Mộc (nước giúp cây phát triển), Mộc sinh Hỏa (gỗ đốt sẽ cháy), Hỏa sinh Thổ (tàn tro của lửa biến thành đất), Thổ sinh Kim (trong đất có kim loại), Kim sinh Thủy (kim loại nóng sẽ hóa lỏng).