




























































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
cnh hêhheh là một nửa của anh em mình gặp trt
Typology: Slides
1 / 121
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
MỤC LỤC
iv
3.1.2.4. Thời kỳ 2001 - 2005 .............................................................................................. 67 3.1.2.5. Thời kỳ 2006 - 2010 .............................................................................................. 68 3.1.3. Khái quát quá trình đổi mới mô hình công nghiệp hoá ở Việt Nam ....................... 70 3.2. VẤN ĐỀ LỰA CHON MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY ................................................................................................... 71 3.2.1. Bối cảnh tác động đến sự lựa chọn mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................................................... 71 3.2.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................... 71 3.2.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................................. 75 3.2.2. Quan điểm lựa chọn mô hình và mục tiêu công nghiệp hoá ở Việt Nam ............... 77 3.2.2.1. Quan điểm lựa chọn mô hình công nghiệp hoá .................................................... 77 3.2.2.2. Mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam đến 2020 .............................................. 79 3.2.3. Định hình mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong điều kiện mới ................... 81 3.2.4. Những tiền đề thực hiện mô hình công nghiệp hóa trong điều kiện mới ở Việt Nam ........................................................................................................................................... 83 3.2.4.1. Lợi thế của nước phát triển sau ............................................................................ 83 3.2.4.2. Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường thế giới ........................................ 84 3.2.4.3. Nguồn nhân lực trình độ cao ................................................................................ 85 3.2.4.4. Vai trò của Nhà nước ........................................................................................... 86 CHƯƠNG 4. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ........................................................................................................................................... 88 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ................................................................................................... 88 4.1.1. Vai trò và vị trí của nông nghiệp và nông thôn ....................................................... 88 4.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện hiện nay. 90 4.1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ........... 90 4.1.2.2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn 91 4.1.2.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn ........................................................................................................................................... 93
v
4.1.3. Những nhân tố tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ........................................................................................................................................... 95 4.1.3.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................ 95 4.1.3.2. Sự phát triển của khoa học và công nghệ............................................................. 97 4.1.3.3. Thể chế thị trường và vai trò của Nhà nước ........................................................ 97 4.1.3.4. Các nguồn lực phát triển ...................................................................................... 98 4.1.3.5. Yêu cầu phát triển bền vững ................................................................................. 98 4.2. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................................ 100 4.2.1. Quan điểm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 100 4.2.2. Mục tiêu và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam .......................................................................................................................... 101 4.2.2.1. Mục tiêu .............................................................................................................. 101 4.2.2.2. Định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020 ................................................................................................................................. 102 4.2.3. Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 103 4.2.3.1. Giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ ....................................... 103 4.2.3.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa .......................................................................................................................... 105 4.2.3.3. Giải pháp phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và nông thôn ......................................................................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 116
trình độ nhất định, bị chủ nghĩa đế quốc bao vây toàn diện, không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Vì vậy, phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nặng nói riêng hướng tới đáp ứng các nhu cầu trong nước trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của V.I. Lênin cho rằng ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp nặng là cơ sở chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, là cơ sở đảm bảo tiềm lực quốc phòng, đảm bảo sự độc lập. Thực chất quan niệm này cũng đã đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp nặng và nhiều nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam đã tán thành và thực hiện trong một thời gian dài.
(^1) Tatyana P. Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nxb. Van hoá thông tin, Hà Nội, tr.143. (^2) UNDIO (2007), Global Industrialize , http://un.org/undio/documentary/index.html.
hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng tái sản xuất mở rộng”^1_._ Đây được coi là quan niệm chính thống về công nghiệp hóa ở nước ta lúc bấy giờ. Quan niệm này thể hiện nội dung, mục tiêu, tính lịch sử, tính xã hội chủ nghĩa của quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên quan điểm này dường như đã đồng nhất công nghiệp hóa với cách mạng kỹ thuật. Từ cuối những năm 1980, cùng với quá trình đổi mới, chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, quan niệm về công nghiệp hóa đã được nhìn nhận lại. Trong cuốn “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam- phác thảo lộ trình”, các tác giả đưa ra quan niệm “công nghiệp hóa là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cung – tự cấp thành nền kinh tế công nghiệp – thị trường”^2_._ Quan niệm này coi công nghiệp hóa là một quá trình cải biến toàn diện nền kinh tế, bao gồm: cải biến về mặt vật chất – kỹ thuật, tạo dựng nền công nghiệp hiện đại và cải biến về mặt cơ chế, thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường. Tác giả Đỗ Quốc Sam trong bài “Về công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam” đã đưa ra quan niệm về công nghiệp hóa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, “công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo”. Theo nghĩa rộng, ”công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp”^3_._ Có thể thấy công nghiệp hóa theo nghĩa rộng đã bao hàm cả một phần nội dung hiện đại hoá, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế, mà còn bao hàm cả mặt xã hội và văn hoá. Đến những năm 1990, dưới tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và sự phát triển của kinh tế tri thức trình tự của quá trình công nghiệp hóa đã có những thay đổi lớn. Đó là, các nước tiến hành công nghiệp hóa muộn không thể tiến hành tuần
(^1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.21, tr.543. (^2) Trần Đình Thiên- CB (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam- phác thảo lộ trình , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23. 3 Đỗ Quốc Sam (2006), Về công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 11.
công nghiệp hóa. Khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước có xu hướng ngày càng gia tăng. Về nguyên tắc, để thu hẹp khoảng cách này phải rút ngắn thời gian thực hiện các nội dung của quá trình công nghiệp hóa. Việc rút ngắn quá trình công nghiệp hóa có thể thực hiện bằng cách đẩy nhanh tốc độ các bước chuyển tuần tự từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, hoặc bằng cách vượt qua lôgic tuần tự về bước đi, thực hiện những bước “nhảy vọt về cơ cấu” để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa. Đây chính là sự kết hợp giữa công nghiệp hóa với hiện đại hóa.
Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế và sự phát triển của kinh tế tri thức đã làm thay đổi mạnh mẽ lôgic của tiến trình công nghiệp hóa. Sự kết hợp của hai xu hướng này đòi hỏi quá trình công nghiệp hóa phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: vừa xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vừa phát triển ngay kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Đối với các nước đi trước đây là hai quá trình tuần tự - tách biệt. Nhưng đối với các nước đi sau, đây là hai nội dung của một quá trình duy nhất, diễn ra đồng thời và phải thực hiện đồng nhất. Tức là công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay không chỉ gắn với các mục tiêu và giải pháp truyền thống mà phải có đích hướng và giải pháp hiện đại. Theo đó, công nghiệp hóa cũng chính là quá trình hiện đại hóa (hiện đại hiểu theo nghĩa trình độ của thời đại hiện nay). Vì vậy, khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện đại.
1.2. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ
1.2.1. Bản chất của công nghiệp hóa
Quá trình công nghiệp hoá có một lịch sử lâu dài, có nhiều mô hình khác nhau được tiến hành trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nhưng nếu xét về mặt
kinh tế - kỹ thuật thì bản chất của quá trình công nghiệp hoá thể hiện ở những điểm cụ thể sau đây:
- Công nghiệp hoá là quá trình thực hiện cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là tổng thể những yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động, quy trình công nghệ và tri thức khoa học đã được vật chất hoá. Sự phát triển của các yếu tố này phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật. Vì vậy, công nghiệp hoá với tư cách là cuộc cách mạng về khoa học - kỹ thuật là con đường duy nhất để trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cho nền kinh tế. Đây cũng là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp, là quá trình tất yếu để đưa nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất lớn, hiện đại. - Công nghiệp hoá là quá trình xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Nền kinh tế của mỗi nước là một chỉnh thể thống nhất gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động trong mối quan hệ phụ thuộc, tương hỗ lẫn nhau. Bất cứ sự thay đổi trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực nào đó đều kéo theo sự thay đổi của các ngành, các lĩnh vực khác, do đó làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Vì vậy công nghiệp hoá còn là quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại. Nó không chỉ đơn thuần là sự phát triển của ngành công nghiệp mà còn bao hàm cả sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác trong toàn bộ cơ cấu kinh tế. Kết quả quá trình là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, gắn với sự đổi mới căn bản về công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Công nghiệp hoá không chỉ là quá trình kinh tế - kỹ thuật mà còn là quá trình kinh tế - xã hội Một nội dung cơ bản của công nghiệp hoá là ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và bố trí lại cơ cấu lao động để nâng cao năng suất lao động xã hội. Đây là điều kiện để xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về mặt xã hội. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá nhanh và tăng trưởng cao cũng dễ đãn
móc đơn giản, nữa cơ khí đã bắt đầu xuất hiện đã nâng cao đáng kể năng suất lao động. Thời đại này được coi là kết thúc vào khoảng nữa đầu thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất (còn gọi là công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa). Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã tạo ra hệ thống máy móc hiện đại làm thay đổi cách thức tạo ra của cải vật chất, đưa nhân loại thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu kéo dài hàng ngàn năm để bước vào thời đại kinh tế công nghiệp. Sự xuất hiện của máy hơi nước, động cơ điện đã thúc đẩy sự ra đời của kinh tế công nghiệp, với nội dung chủ yếu là thay thế lao động chân tay bằng lao động máy móc. Để thúc đẩy tăng trăng trưởng kinh tế, các nước đều tập trung phát triển các ngành công nghiệp đóng vai trò nền tảng như khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, điện lực và hóa chất cơ bản. Trong thời đại này, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất không còn giới hạn ở đất đai, vốn và lao động nữa mà còn có cả các thiết bị và công nghệ. Những thiết bị, công nghệ cơ khí đó không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và được nâng lên trình độ cao hơn- trình độ tự động hóa vào khoảng giữa thế kỷ XX. Những thay dổi đó đã có tác động lớn tạo ra nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Công nghiệp hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ vào giữa cuối thế kỷ XX đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, chuyển thời đại kinh tế công nghiệp sang thời đại kinh tế tri thức, theo đó xã hội loài người cũng chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đặc trưng của thời đại kinh tế tri thức là các ngành có hàm lượng tri thức cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới và tự động hóa ngày càng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, kinh tế tri thức còn là nền kinh tế có tính sáng tạo rất cao, do đó nó còn được gọi là nền kinh tế sáng tạo. Trong thời đại kinh tế tri thức, những công nghệ mới với hàm lượng tri thức cao, nhất là công nghệ thông tin không chỉ đem lại năng suất cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn cả trong các lĩnh vực sản xuất phi vật chất, kể cả các lĩnh vực quản lý. Công nghệ này không chỉ được áp dụng ở các nước phát triển, mà các nước đang công nghiệp
hóa cũng có thể áp dụng rộng rãi do chi phí đầu tư không lớn như cơ khí hóa hay tự động hóa. Thực tế, việc áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đã có tác dụng lớn trong nâng cao năng suất lao động, tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như phong cách làm việc và nếp sống của con người. Như vậy có thể thấy trình độ công nghiệp hóa khác nhau đã tạo ra những thời đại kinh tế khác nhau. Trước khi thực hiện công nghiệp hóa, quá trình sản xuất được thực hiện chủ yếu bằng lao động thủ công, năng suất lao động thấp, đất đai là tài nguyên chủ yếu. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, quá trình sản xuất được sử thực hiện chủ yếu dựa vào máy móc và tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động đã cao hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, trong thời đại kinh tế tri thức, các công việc được thực hiện chủ yếu dựa vào lao động trí tuệ và tự động hóa, tri thức và thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Do đó, thực chất của công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển hiện nay là quá trình chuyển biến nền sản xuất thu công lên cơ khí hóa, tự động hóa và tin học hóa nhằm nâng cao năng suất lao động.
1.2.2.2. Chuyển nền kinh tế nông nghiệp – tự cung, tự cấp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ - thị trường
Nền kinh tế mỗi là một thể thống nhất bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Bất cứ sự thay đổi trong một ngành, một lĩnh vực nào cũng kéo theo sự thay đổi của các ngành, các lĩnh vực khác và do đó làm thay đổi cả cấu trúc của nền kinh tế. Theo đó, công nghiệp hóa cũng có nội dung là thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi vị trí của các ngành, các lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Xét một cách tổng thể, cơ cấu kinh tế của mỗi nước đều gồm ba nhóm ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các ngành này có quan hệ với nhau theo một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa là thay đổi vị trí chủ yếu từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
(^1) Xem: http://www.massogroup.com
1.3.1. Nhóm tiêu chí về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%GDP) phản ánh sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng phản ánh tác động tổng hợp của các nhân tố cơ bản trong một nền kinh tế, bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ. Mức độ đóng góp của các nhân tố này trong GDP cho biết khá chính xác trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của một nền kinh tế. Công nghiệp hoá thực chất là quá trình trang bị kỹ
(^1) Xem: http://www.vnep.org.vn
Bảng 1. 1. Cơ cấu kinh tế một số nước năm 2004 ĐVT: % Nước Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
1. Các nước phát triển - Canada 26,4 2,3 71, - Nhật Bản 24,7 1,3 74, - Anh 26,6 1,0 72, - Đức 29,5 1,1 69, 2. Các nước công nghiệp mới - Xingapo 35,2 0,1 64, - Hàn Quốc 40,8 3,7 55, 3. Các nước đang phát triển - Thái Lan 44,1 9,9 55, - Philippin 32,4 13,7 53, - Trung Quốc 52,9 15,2 31, - Việt Nam 40,2 21,8 38, - Lào 27,1 47,2 25, (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư^1 ) Trong cơ cấu kinh tế của các nước được coi là đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá giá trị các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao (80 – 90%GDP), con số này ở các nước phát triển là trên 95%, trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ khoảng trên 70%. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị của các ngành công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cũng phải ở mức cao. Vì vậy mà một số nước có tỷ trọng công nghiệp và GDP/người rất cao nhưng vẫn không được xếp vào nhóm các nước đã hoàn thành công nghiệp hoá như các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tương tự, các nước có ngành công nghiệp chế biến nông sản và khoáng sản phát triển với trình độ hiện đại hoá cao vẫn bị xếp vào nhóm các nước đang phát triển.
(^1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006): Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
- Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động là chỉ tiêu phản ánh sự phân chia tổng số lao động xã hội ra thành từng bộ phận làm việc trong các ngành khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tất yếu kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Vì vậy, mức độ hoàn thành công nghiệp hoá có thể được đo bằng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Ngoài ra, có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như tỷ lệ lao động thành thị và lao động nông thôn, tỷ lệ lao động phổ thông và lao động có chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất trong tổng số lao động xã hội. Thông thường, cùng với quá trình công nghiệp hoá, tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội chiếm tỷ trọng và ngày càng cao. Tại các nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng lao động nông nghiệp thường chỉ chiếm dưới 10% tổng lao động xã hội, thậm chí ở một số nước con số này chỉ khoảng 2-3%. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, chưa hoàn thành công nghiệp hoá, lao động nông nghiệp, lao động chưa qua đào tạo và lao động trong các ngành sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng rất cao. - Chỉ tiêu về giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Trong xu thế tất yếu và ngày càng mạnh mẽ của toàn cầu hoá về kinh tế, việc xây dựng một cơ cấu kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới trở thành một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá. Mức độ mở cửa, hội nhập và sức mạnh kinh tế của một quốc gia có thể được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu so với GDP. Ngoài ra, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị hàng công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị hàng xuất khẩu, đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất công nghiệp cho phép đánh giá chính xác hơn trình độ công nghiệp hoá của một quốc gia. Thông thường, các chỉ tiêu này ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển, bởi vì sự phát triển của công nghiệp, của khoa học - công nghệ cho phép các nước này xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, chế biến sâu với giá trị cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm thô mà các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá thường xuất khẩu. Thực tế, ở các nước phát triển tỷ trọng giá trị xuất