Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Chương 1. LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN, Thesis of Ancient history

1.1. LÃNH THỔ VIỆT NAM Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn, thống nhất, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước Việt Nam. - Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận của lớp vỏ Địa lý của Trái Đất nằm trên mảng lục địa Á-Âu và Thái Bình Dương. - Về mặt xã hội: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cho đến nay. Vì vậy, khi nghiên cứu địa lý tự nhiên Việt Nam, một mặt cần xác định trên phạm vi hiện tại của đất nước đã được luật pháp nước ta, luật pháp các nước xung quanh, luật pháp quốc tế thừa nhận. Mặt khác cần chú ý nghiên cứu mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ về mặt tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý 1.1.1.1. Toạ độ địa lý Đất nước Việt Nam có một vị trí địa lý độc đáo, có ý nghĩa quyết định, chi phối sự hình thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.

Typology: Thesis

2022/2023

Uploaded on 05/12/2025

ha-anh-23sld2
ha-anh-23sld2 🇻🇳

1 document

1 / 10

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
PHẦN KHÁI QUÁT
Chương 1. LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
VIỆT NAM
MỤC TIÊU: Học xong chương này, sinh viên có được:
1. Về kiến thức:
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
- Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam lâu dài và phức tạp, trải qua 3 giai đoạn lớn
là giai đoạn tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo. Trong đó giai đoạn
Cổ kiến tạo đóng vai trò quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.
- Việt Nam là một nước có nhiều khoáng sản - Đó là kết quả của quá trình phát triển địa
chất - kiến tạo lâu dài và phức tạp. Các loại tài nguyên khoáng sản nước ta có nguồn gốc nội
sinh và ngoại sinh.
2. Về Kỹ năng:
- Xác định được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
NỘI DUNG
1.1. LÃNH THỔ VIỆT NAM
Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn, thống nhất, bao gồm vùng đất, vùng biển và
vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước Việt Nam.
- Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận của lớp vỏ Địa lý của Trái Đất
nằm trên mảng lục địa Á-Âu và Thái Bình Dương.
- Về mặt hội: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước giữ
nước cho đến nay.
Vì vậy, khi nghiên cứu địa lý tự nhiên Việt Nam, một mặt cần xác định trên phạm vi
hiện tại của đất nước đã được luật pháp nước ta, luật pháp các nước xung quanh, luật pháp
quốc tế thừa nhận. Mặt khác cần chú ý nghiên cứu mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ về mặt tự
nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.1.1. Toạ độ địa lý
Đất nước Việt Nam có một vị trí địa lý độc đáo, có ý nghĩa quyết định, chi phối sự hình
thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.
Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Chương 1. LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN and more Thesis Ancient history in PDF only on Docsity!

PHẦN KHÁI QUÁT

Chương 1. LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN

VIỆT NAM

MỤC TIÊU : Học xong chương này, sinh viên có được:

1. Về kiến thức: - Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. - Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam lâu dài và phức tạp, trải qua 3 giai đoạn lớn là giai đoạn tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo. Trong đó giai đoạn Cổ kiến tạo đóng vai trò quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. - Việt Nam là một nước có nhiều khoáng sản - Đó là kết quả của quá trình phát triển địa chất - kiến tạo lâu dài và phức tạp. Các loại tài nguyên khoáng sản nước ta có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. 2. Về Kỹ năng: - Xác định được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam NỘI DUNG 1.1. LÃNH THỔ VIỆT NAM Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn, thống nhất, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước Việt Nam. - Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận của lớp vỏ Địa lý của Trái Đất nằm trên mảng lục địa Á-Âu và Thái Bình Dương. - Về mặt xã hội: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cho đến nay. Vì vậy, khi nghiên cứu địa lý tự nhiên Việt Nam, một mặt cần xác định trên phạm vi hiện tại của đất nước đã được luật pháp nước ta, luật pháp các nước xung quanh, luật pháp quốc tế thừa nhận. Mặt khác cần chú ý nghiên cứu mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ về mặt tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý 1.1.1.1. Toạ độ địa lý Đất nước Việt Nam có một vị trí địa lý độc đáo, có ý nghĩa quyết định, chi phối sự hình thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam. Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ

Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 230 23’B 1050 19’Đ Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 80 27’B 1040 50’Đ Đông Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 120 40’B 1090 28’Đ Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 220 25’B 1020 08’Đ Trên biển chưa xác định thật chính xác vì chưa có các văn bản ký kết chính thức giữa nước ta với các nước ven biển Đông, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở kinh độ 117 o20’Đ và phía Nam ở vĩ độ 5o25’B. 1.1.1.2. Mối quan hệ lãnh thổ Việt Nam nằm rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp với biển Đông Việt Nam. Với vị trí địa lý đó, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bán Cầu Bắc, trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, vừa gắn vào rìa lục địa là phía Đông của bán đảo Trung - Ấn, vừa thông ra Thái Bình Dương qua biển Đông nên Việt Nam nằm ở khu vực chuyển tiếp của nhiều hệ thống tự nhiên, mang tính biển lớn nhất so với các nước Đông Nam Á lục địa. 1.1.2. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. 1.1.2.1. Vùng đất Là phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước kề bên và khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong biển Đông. Trên đất liền lãnh thổ kéo dài 15o^ vĩ tuyến nhưng hẹp ngang (nơi rộng nhất ở vịnh Bắc Bộ 600km, nơi hẹp nhất ở Quảng Bình 48km), bù lại phần trên biển mở khá rộng về phía đông, đồng thời kéo thêm một ít về phía Nam. Diện tích đất liền 330.957,6 km^2 (theo Tổng cục thống kê 2012). Việt Nam có đường biên giới chung với Trung Quốc 1306km (giáp 7 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh); đường biên giới giáp với Lào 2067km (giáp 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum); đường biên giới giáp với Campuchia 1080km (giáp 10 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang). Đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước xung quanh về cơ bản đã được phân giới cắm mốc và đã đi vào lịch sử, các vấn đề nảy sinh đã và sẽ được giải quyết thông qua đàm phán và thương lượng giữa các bên liên quan. 1.1.2.2. Vùng biển Vùng biển của nước ta bao gồm: Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

khác trên cùng vĩ độ như Tây Á, châu Phi) mà biểu hiện của tính chất đó là rừng gió mùa chí tuyến và rừng gió mùa Á xích đạo.

  • Hệ sinh vật Việt Nam phong phú, đa dạng (bao gồm nhiều luồng di cư khác nhau).
  • Việt Nam nằm ở vị trí gần các vành đai sinh khoáng lớn trên Thế giới (vành đai Thái Bình Dương và Địa Trung Hải) nên khoáng sản khá phong phú và đa dạng.
  • Việt Nam nằm trong vùng thiên tai của thế giới: Bão, lũ, hạn hán, sóng thần… 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM
  • Đặc điểm hiện nay của tự nhiên Việt Nam là kết quả của những tác động tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên diễn ra trong suốt cả thời gian phát triển lâu dài, những nét hiện đại nhiều khi là sự kế thừa của cấu trúc cổ hoặc xen kẽ với những yếu tố cổ di lưu.
  • Đặc điểm cơ bản nhất của lãnh thổ Việt Nam là nằm ở phần cực Đông và Nam của mảng lục địa Á-Âu, nơi tiếp xúc giữa mảng lục địa Ấn Độ - Australia và mảng Đại dương Thái Bình Dương - Philippine. Tại đó các hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra liên tục lúc mạnh lúc yếu, từ thời kì tiền Cambri đến hoạt động kiến tạo Anpơ - Hymalaya, đồng thời hoạt động ấy lại diễn ra không đồng đều trong các khu vực khác nhau ở Việt Nam khiến cho cấu trúc kết thúc cực kì phức tạp do các địa tầng được liên tiếp thành tạo chồng chất nối tiếp với nhau về thời gian và lồng vào nhau trong không gian dẫn đến việc xác định ranh giới giữa các khu vực cũng như giữa các khu vực địa chất - kiến tạo rất khó khăn. Có thể tìm hiểu lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam theo 3 giai đoạn lớn. 1.2.1. Giai đoạn tiền Cambri (Cm) Là giai đoạn kéo dài nhất và cổ xưa nhất cách đây 2-3 tỉ năm cho đến kỷ Cm (570 triệu năm) gồm Đại Thái cổ (AR) và Đại Nguyên sinh (PR), vì vậy điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu, khí quyển chủ yếu là amôniac, CO 2 , N 2 , H 2 …, thủy quyển mới tích tụ, sinh vật đầu tiên dưới nước mới xuất hiện, dạng nguyên thủy. Giai đoạn này nước ta bao gồm các khối đá biến chất hoạt động như những khiên ổn định. Từ Bắc đến Nam có: Khối vòm sông chảy, dãy Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, địa khối Pu Hoạt, dải Pu Lai Leng - Rào Cỏ và địa khối Kon Tum. Đây là những mảng nhỏ còn sót lại trong quá trình phá vỡ một mảng lục địa cổ tiền Cm rộng lớn hơn - lục địa cổ Đông Nam Á vì các cấu trúc của chúng giống nhau và giống nền Hoa Nam, Cao nguyên San thuộc Myanma, Boocnéo, địa khối Trung Ấn. 1.2.2. Giai đoạn cổ kiến tạo
  • Kéo dài 500 triệu năm từ Cm đến Crêta (Cổ sinh đến Trung sinh). Trong thời gian đó có nhiều lần biển tiến, biển thoái; có rất nhiều giai đoạn sụt lún và uốn nếp; có rất nhiều pha xâm nhập và phun trào dung nham.
  • Đây là giai đoạn quyết định nhất đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. Có 4

chu kì sau: 1.2.2.1. Chu kì Calêdôni: (Cm - D1), diễn ra chủ yếu ở phía Bắc sông Hồng Chu kì Calêđoni diễn ra không mạnh mẽ trong cả nước, địa hình không được nâng cao nhiều, hiện tượng uốn nếp chỉ xảy ra ở nền Hoa Nam, mở rộng vòm Sông chảy thành khối nâng Việt Bắc, hình thành các cánh cung Nam Trung bộ. Còn ở địa máng Trường Sơn, chế độ sụt võng và lắng đọng trầm tích kéo dài liên tục từ O-D: chủ yếu là các đá cát và đá sét kết, còn có một ít đá vôi. Ở địa khối Inđôxini xảy ra hiện tượng đứt gãy: đứt gãy “thung lũng Xê Kông” và rãnh Nam Bộ tách khối KonTum của Việt Nam ra khỏi vùng còn lại bị sụt lún của địa khối Inđôxini. 1.2.2.2. Chu kì Hecxini Kéo dài 175 triệu năm từ D1 (hạ) đến P2 (thượng) cách 225 triệu năm, vào D1 có hiện tượng tiến triển mạnh. Trong chu kì Hecxini có đủ các loại nham tướng biển sâu, biển nông và ven biển (sét kết, bột kết, cát kết...) quan trọng nhất là tạo nên lắng đọng của các lớp đá vôi rất dày (D-C- P) tạo nên những khu vực Karst quan trọng ở Miền Bắc Việt Nam. Tập trung nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Việt Bắc,… Ở miền Nam, chu kỳ Hecxini diễn ra quanh khối nhô Kon Tum. Ở phía Bắc của khối tạo thành những uốn nếp. Đây là tiền đề để hình thành dãy Trường Sơn Bắc. Phía Nam có hiện tượng uốn nếp để hình thành vùng núi cao của cực Nam Trung Bộ, trong đó có nhiều đỉnh trên 2000m. Cấu tạo chủ yếu là đá granit và riolit. 1.2.2.3. Chu kì Inđôxini Diễn ra gần 40 triệu năm, từ T1-T3. Đây là chu kì quan trọng nhất vì sau đó lãnh thổ nước ta đã hình thành xong, chấm dứt chế độ địa máng ở nước ta, trừ một số vùng cạn mà sau này chu kì Kimêri hoàn thiện nốt. Ở Miền Bắc: chu kỳ này diễn ra không mạnh lắm, chỉ có một số vùng có trầm tích T2- như vùng sông Hiến (Lạng Sơn), vùng An Châu (Hà Bắc). Song song với đó là một ít phun trào Riolit ở Việt Bắc và Đông Bắc. Ở khiên Kon Tum và nền Hecxini bao quanh, vận động Inđôxini biểu hiện bằng những đứt gãy tạo nên các vùng đất nâng lên hạ xuống khác nhau. Các nơi bị sụt võng là vùng An Điềm và miền Đông Nam Bộ, còn đứt gãy Xê Kông lại hoạt động và nâng khiên Kon Tum tách khỏi phần bị sụt võng của địa khối Inđôxini nằm trong các lãnh thổ của Lào, Campuchia, Thái Lan. Ngoài ra còn có một đứt gãy nữa chạy ngoài biển Đông ven vùng biển nước ta. Trong các vùng sụt võng có trầm tích cuội kết, đá kết, bột kết và đá sét. Riêng trong các khu vực từ Đèo Ngang trong địa máng sông Cả, địa máng Sầm Nưa và

Pha nâng làm cho địa hình được nâng cao và đồng thời làm tăng cường các hoạt động xâm thực của các sông suối, phá huỷ, chia cắt và hạ thấp các mặt địa hình đó. Tiếp theo pha nâng là pha yên tĩnh. Hoạt động xâm thực của sông suối trở nên yếu đi, thung lũng được mở rộng. Hoạt động bồi tụ là chủ yếu, bề mặt địa hình bị san bằng tạo nên một bề mặt bán bình nguyên mới. Hoạt động tân kiến tạo ở nước ta trong giai đoạn đầu diễn ra mạnh ở khu vực phía Bắc, sau đó lan dần tới khu vực miền Nam và biển Đông.

  • Chu kì 1: Bắt đầu từ Mioxen hạ có hai quá trình hoạt động. - Hình thành một số đứt gẫy mới và tái sinh một số đứt gẫy cũ dọc theo sông Hồng, Chảy, Lô cũng như ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bồi đắp trầm tích Mioxen. - Nâng địa hình cao lên 1500 – 1800m làm cho Phansipăng đạt độ cao 2100 – 2200m và ngày nay người ta thấy nhiều trầm tích Mioxen ở Sapa ( Sapa – Chu kì 1).
  • Chu kì 2: Bắt đầu từ Mioxen thượng kế thừa các hoạt động của chu kì 1, khơi sâu các đứt gãy dọc theo sông Hồng, Chảy, Lô và nâng địa hình cao thêm 1000 – 1400m. Riêng khu vực Đà Lạt nâng lên 1500m ( Đà Lạt – chu kì 2 ).
  • Chu kì 3: (chu kì mạnh nhất) Bắt đầu từ Plioxen hạ, chủ yếu là nâng địa hình Tây Bắc thêm 1200 – 1500m và hình thành các dãy núi cao trên 3000m ở VN. Các nơi khác nâng yếu hơn: Tây Nguyên, Di Linh. Bảo Lộc nâng 600 – 900m ( Phansipăng – Di Linh – Bảo Lộc - chu kì 3)
  • Chu kì 4: Bắt đầu từ Plioxen thượng ở miền Bắc hình thành cao nguyên Cao Bằng, Lạng Sơn và các đứt gãy dọc theo các cao nguyên này. Đồng bằng Bắc Bộ bị sụp võng và hình thành đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Nam bị sức ép mãnh liệt nâng cao địa hình 600 900m kèm theo phun trào dung nham bazan ở Tây Nguyên. ( Đồng bằng Bắc Bộ – Tây Nguyên – Chu kì 4 )
  • Chu kì 5: Diễn ra vào Pleixtoxen hạ gồm 1 số vận động kiến tạo: sụp lún và phun trào bazan ở Đông Nam Bộ, Vĩnh Linh. Do Linh, Cam Lộ, đồng bằng Sông Cửu Long bị sụp võng hình thành ĐBSCL ( ĐNB – ĐBSCL – chu kì 5 )
  • Chu kì 6: Bắt đầu từ Pleixtoxen thượng kéo dài đến Holoxen ngày nay gồm các vận động:
  • Nâng nhẹ địa hình tạo thành các thềm phù sa cổ ( Củ Chi, Hóc Môn, Tây Ninh, Long Thành....), kèm theo phun trào bazan trẻ ở La Bảo, La Ngà, Định Quán, Quảng Ngãi.
  • Có hiện tượng kiến tạo ở ngoài khơi hình thành các hố sụp sâu đến 4000m, trung bình là 2000m và 1 núi lửa yếu hoạt động ở ngoài khơi Nha Trang (1923) hình thành đảo Hòn Tro.
  • Có hiện tượng biển tiến do băng tan làm một số vùng ven biển biến thành đảo, bán đảo, quần đảo, vịnh biển. Qua đó ta thấy chu kì 6 hoạt động chủ yếu là ở ngoài khơi biển Đông, trong đất liền lại yếu. Ngày nay, vẫn còn đang hoạt động bằng những trận động đất nhẹ ở ngoài khơi, trong lục địa, các suối nước nóng ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải, chứng tỏ các hoạt động của dung nham trong lòng đất vẫn còn ảnh hưởng đến lớp vỏ địa lí VN. Ý nghĩa:
  • Qua 6 chu kỳ kiến tạo, chu kỳ sau nâng bán bình nguyên của chu kỳ trước, các đợt kế tiếp nhau liên tục, chỉ bị ngắt quảng bởi những pha yên tĩnh ngắn. Vì vậy ở Việt Nam không có các bề mặt san bằng lớn.
  • Về mặt địa chất: hoạt động của động đất và phun trào bazan rộng rãi tạo nên các dạng địa hình khác nhau, hình thành hàng loạt các suối nước nóng vào đầu đệ tứ đã quyết định đến sự hình thành thổ nhưỡng.
  • Các đứt gãy sâu, mạnh đã hình thành các thung lũng lớn, tạo nên các hẽm vực, các hiện tượng bắt dòng xảy ra một cách phổ biến dẫn đến sự thay đối đáng kể trong mạng lưới sông ngòi.
  • Cùng với sự thay đổi điều kiện kiến tạo - địa mạo là sự thay đổi khí hậu, thay đổi lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật làm thay đổi sâu sắc các cảnh quan tự nhiên trên bán bình nguyên cổ palêogen. 1.3. SỰ HÌNH THÀNH KHOÁNG SẢN Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp là sự hình thành các mỏ khoáng sản cũng rất phong phú, và xét trong mối liên quan về diện tích lãnh thổ thì Việt Nam được xếp vào nước có giàu khoáng sản trên thế giới. Các nhà địa chất đã phát hiện hàng trăm mỏ, hàng nghìn điểm quặng, đa số là mỏ nhỏ và trung bình. Tuy nhiên cũng có một số mỏ lớn như than đá, dầu mỏ, apatit, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit, rất hiếm. Sự hình thành và phân bố khoáng sản cũng phức tạp. Hiện nay chỉ nêu được những nét cơ bản nhất liên quan đến hai loại khoáng sản chính là khoáng sản nội sinh gắn với các hoạt động macma và khoáng sản ngoại sinh gắn với quá trình phong hóa, bốc mòn, trầm tích.
  • Đối với các mỏ nội sinh: thì mỗi vận động tạo núi lửa và uốn nếp đều có một số khoáng sản đặc trưng, đồng thời mỗi tính chất của mỗi dung nham bazơ hay axit và các đất đá mà dung nham xuyên qua rồi làm biến chất do tiếp xúc trao đổi cũng có vai trò quan trọng. Các đứt gãy hoạt động như những kênh dẫn vì thế các mỏ thường tập trung dọc theo các đứt gãy. Các vùng bị xiết ép mạnh khi xảy ra vận động uốn nếp cũng là nơi tập trung mỏ. Giai đoạn tiền Cambri thường hình thành các mỏ sắt, mangan, vàng, titan, niken. Các vận động Cổ sinh đại thường tạo ra các mỏ: chì - kẽm, crôm, đồng. Đối với Trung sinh đại là thiếc, vônfram, chì, kẽm.
  • Liên quan đến đá macma bazơ là các mỏ crôm, niken, côban, đồng, sắt, titan, pyrit,

Nhận xét chung:

  • Tài nguyên khoáng sản nước ta khá đa dạng và phong phú bao gồm đủ các loại khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, phi kim loại.
  • Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là khu vực phía đông tả ngạn thung lũng sông Hồng.
  • Hầu hết các mỏ đã được phát hiện và khai thác đều có qui mô trung bình và nhỏ, chỉ có một số mỏ tương đối lớn và có giá trị kinh tế như dầu khí, than, apatit, sắt, thiếc, vật liệu xây dựng. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH
  1. Xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta. Từ đó nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý?
  2. Lịch sử hình thành của tự nhiên nước ta trải qua mấy giai đoạn. Phân tích đặc điểm chính của từng giai đoạn?
  3. Trình bày giai đoạn tân kiến tạo và nêu vai trò của giai đoạn này đến sự hình thành lãnh thổ nước ta?
  4. Trình bày và nêu nhận xét về nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta?
  5. Dựa vào giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, trang 34 - 37 hãy vẽ lược đồ Việt Nam (kích thước bằng tờ giấy A4) Yêu cầu:
  • Tự vẽ bằng phương pháp ô vuông
  • Có hệ thống kinh vĩ tuyến
  • Điền vào bản đồ:
  • Một số địa danh chính: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Buôm Ma Thuột, Đà lạt, Cần Thơ, Cà Mau.
  • Các điểm cực.
  • Các đảo: Cái Bàu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Sơn, Hòn Khoai, Hòn Nam Du, Hòn Rái, Thổ Chu, Phú Quốc.
  • Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ---------------------------------------