Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Chữ Nôm - Nguyên Khuê, Study Guides, Projects, Research of Marketing Management

Giáo trình chữ Nôm cửa Nguyên Khuê

Typology: Study Guides, Projects, Research

2024/2025

Uploaded on 04/02/2025

minh-quan-19
minh-quan-19 🇻🇳

2 documents

1 / 172

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN KHUÊ
CHỮ NÔM
CƠ SỞ VÀ NÂNG CAO
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH - 2009
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download Chữ Nôm - Nguyên Khuê and more Study Guides, Projects, Research Marketing Management in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN KHUÊ

CHỮ NÔM

CƠ SỞ VÀ NÂNG CAO

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TP HỒ CHÍ MINH - 2009

LỜI NÓI ĐẦU Thư tịch Hán Nôm nói chung, tư liệu chữ Nôm nói riêng, là một phần rất quan trọng trong toàn bộ di sản văn hóa của dân tộc ta. Đó là những tư liệu quý báu về cổ văn, cổ ngữ và cổ sử, là vốn cũ của dân tộc mà ngày nay chúng ta có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho thật tốt và khai thác một cách khoa học. Để làm tốt công tác bảo quản, và nhất là để có thể tham khảo, nghiên cứu tư liệu chữ Nôm, tất nhiên chúng ta phải đọc được thứ chữ này. Chữ Nôm là công cụ không thể thiếu được của các nhà nghiên cứu văn học cổ cận đại; của các nhà ngôn ngữ học muốn nghiên cứu các văn bản Nôm, tìm hiểu mối tương quan ngôn ngữ - văn tự và ngữ âm lịch sử tiếng Việt căn cứ vào cách viết thứ chữ này qua các thời kỳ; và của các nhà sử học muốn tìm đến tư liệu chữ Nôm như một nguồn sử liệu để tìm hiểu quá khứ của dân tộc. Việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu chữ Nôm không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về khoa học, mà còn thể hiện sự kế thừa có chọn lọc trong tinh thần lấy xưa phục vụ nay, và thái độ trân trọng đối với những giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Tập giáo trình chữ Nôm này nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về chữ Nôm, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với văn bản Nôm, để sau này nếu muốn họ có thể đi vào con đường nghiên cứu. Các chương 1, 2, 3 trình bày phần lý thuyết, những vấn đề cơ bản của chữ Nôm, chương 4 là cách đọc một số bài văn Nôm. Do mục đích, yêu cầu như vậy, chúng tôi không thể không điểm qua và hệ thống hóa những tri thức, những thành tựu từ những công trình nghiên cứu của các học giả tiền bối, đồng thời thêm phần đóng góp khiêm tốn của mình. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những nhà nghiên cứu có những giả thuyết, những ý kiến quý báu đã được dùng làm chất liệu xây dựng tập giáo trình này. Soạn giả

phong, vẫn cứ để nguyên, là tục ta rất kính cẩn việc sự thần, không dám thay đổi một nét. Nhân thế lại biết thêm được rằng chữ Nôm ta cũng sinh ra tự bấy giờ” 1 . b. Chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp (187 - 226) Giả thuyết xưa nhất được biết hiện nay về thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm là của Pháp Tính, tác giả sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa 1

. Thuyết này dựa trên nhu cầu truyền bá học thuật và cho rằng chữ Nôm do Sĩ Nhiếp đặt ra để dạy người Việt học chữ Hán. Bài tựa sách ấy có đoạn viết: “Chí ư Sĩ vương chi thời, di xa tựu quốc, tứ thập dư niên, đại hành giáo hóa, giải nghĩa Nam tục dĩ thông chương cú, tập thành quốc ngữ thi ca dĩ chí hiệu danh, vận tác Chỉ nam phẩm vựng thượng hạ nhị quyển”. (Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, 1761) (= Đến khi Sĩ vương dời xe tới nước ta, hơn bốn mươi năm, truyền bá giáo hóa, giải nghĩa bằng lời thông tục nước Nam để thông hiểu từng đoạn từng câu, họp lại thành thơ ca quốc ngữ để ghi tên gọi, theo vần làm sách Chỉ nam phẩm vựng gồm hai quyển thượng và hạ). Văn Đa cư sĩ (Nguyễn Văn San), tác giả sách Đại Nam quốc ngữ (đề tựa năm Tự Đức thứ 33, 1880), ở thiên “Nghĩa lệ” cũng có ý kiến giống như Pháp Tính: “Liệt quốc ngôn ngữ bất đồng, nhất quốc hữu nhất quốc ngữ. Ngã quốc tự Sĩ vương dịch dĩ Bắc âm, kỳ gian bách vật do vị tường chí, như “thư cưu” bất tri hà điểu, “dương đào” bất tri hà mộc”. (= Các nước ngôn ngữ khác nhau, nước nào có tiếng nói của nước ấy. Nước ta từ Sĩ vương lấy tiếng phương Bắc mà dịch ra tiếng ta, trong đó tên các vật còn chưa ghi rõ, như “thư cưu” không biết ta gọi là chim gì, “dương đào” không biết ta gọi là cây gì). Để làm sáng tỏ thêm giả thuyết của Văn Đa cư sĩ, Sở Cuồng Lê Dư cho rằng đương thời ta học sách chữ Hán tất phải lấy tiếng Việt để giải thích mới hiểu được, và do đó phải có chữ Nôm để ghi tiếng Việt. Ông viết: “Lấy ý riêng của tôi xét ra, thì tưởng đương thời ta học sách chữ Tàu, thầy dạy hay là học trò học, thế nào cũng phải lấy tiếng nước ta mà giải thích, mới có thể hiểu; lại cần phải có một thứ chữ gì để làm phù hiệu, ghi cho dễ nhớ, nhân vậy Sĩ vương mới lựa những thứ chữ Hán (^1) Phạm Huy Hổ, “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?”, Nam phong tập V, số 29, 1 – 1919, tr.

(^1) Trần Văn Giáp cho rằng Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa được biên soạn khoảng giữa thế kỷ XVII và khắc in vào thế kỷ XVIII (“Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm”, Nghiên cứu lịch sử số 127, 10 - 1969, tr. 10). Đào Duy Anh đoán rằng sách ấy được soạn vào thời Lê sơ (thế kỷ XV) đồng thời với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ( Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến , Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1975, tr. 115). Lê Văn Quán cho rằng sách ấy xuất hiện sau thế kỷ XVI ( Nghiên cứu về chữ Nôm , Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1981, tr. 153). Theo Trần Xuân Ngọc Lan, sách ấy có nhiều khả năng xuất hiện khoảng giữa hai thế kỷ XVI và XVII ( Sơ bộ khảo sát quyển từ điển Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa , Tóm tắt luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội, 1982, tr. 34).

nào phát âm như tiếng ta, lấy những thứ chữ ấy để làm phù hiệu, âm cái tiếng chữ Tàu; học trò học sách mà muốn nhớ tiếng chữ Hán, thì cũng phải nhớ lấy chữ Hán hay là thứ tiếng chữ Hán khác, âm vào để cho khỏi quên, nhưng vì dùng chữ Hán cũng không âm hết được thứ tiếng của mình, tỏ hết ý của mình, nhân vậy mới lấy một nửa cái hình chữ Hán và một nửa chữ Hán khác hợp lại thành chữ, hoặc dùng tiếng, hoặc dùng nghĩa, hoặc cùng ý hội, đem mà làm phù hiệu, dịch cái tiếng của ta; đấy là một cái nguyên do bắt đầu bày ra thứ chữ Nôm”. Một luận điểm nữa của Sở Cuồng là Sĩ Nhiếp vốn người Quảng Tây, ở đấy từ xưa đã có một thứ tục tự giống như chữ Nôm, nên đã phỏng theo thứ chữ ấy mà đặt ra chữ Nôm. Ông viết tiếp: “Vả chăng Sĩ vương là người đất Quảng Tín, quận Thương Ngô, thuộc về đất tỉnh Quảng Tây nước Tàu bây giờ, mà bên ấy từ xưa đã có một thứ chữ tục tự hệt như thứ chữ Nôm của ta, loại như: tiếng “ngánh” là nhỏ thì viết ra chữ là mà đọc là ngánh; tiếng “oảnh” là yên ổn thì viết ra chữ là mà đọc là oảnh, toàn là thể thức như chữ Nôm của ta; cứ theo trong bộ sách Lĩnh ngoại đại đáp của ông Chu Khử Phi đời Tống chép lại, thì rõ ràng thứ chữ tục ấy toàn như thứ chữ Nôm của ta. Sĩ vương sang làm thứ sử nước ta mới suy theo lối chữ tục của Quảng Tây, bày ra chữ Nôm ta, như lời Văn Đa cư sĩ nói” 1 . Sau Sở Cuồng, mãi đến gần đây một số học giả vẫn còn tán thành ý kiến của Pháp Tính và Văn Đa cư sĩ, như Nguyễn Đổng Chi 2 , Trần Văn Giáp 3 , Hoàng Trọng Miên 4 . c. Chữ Nôm có từ thời nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị Theo Liên Giang, chữ Nôm là do các tăng lữ sáng chế sau khi đạo Phật đã truyền bá sang nước ta. Các nhà sư khi viết sớ điệp, gặp những tên nôm na tất phải đặt ra chữ mà viết 5 . Nghiêm Toản cũng cho rằng chữ Nôm đã có từ thời nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, phát sinh bởi nhu cầu về hành chính và giao dịch trong xã hội. Ông viết: “Người Tàu trong thời Bắc thuộc […] dạy ta dăm ba chữ Hán để dùng trong đơn từ kiện tụng, công văn khế ước… Nhưng trong khi dùng những chữ Hán như thế, có những tên (tên người, tên xứ, tên đồ vật), tỷ dụ: cu Mít, chị Kếu, làng Rươi, làng Viềng, cái gàu, cái gáo… bắt buộc phải nói đến trong giấy thì viết thế nào? Ắt là phải bịa ra chữ, viết na ná theo chữ Tàu. Như ở Ninh Bình (^1) Sở Cuồng, “Chữ Nôm với quốc ngữ”, Nam phong tập XXX, số 172, 5 - 1932, tr. 495 - 496. (^2) Nguyễn Đổng Chi , Việt Nam cổ văn học sử , tái bản, Sài Gòn, 1970, tr. 91 - 92. (^3) Trần Văn Giáp, “Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm”, báo đã dẫn, tr. 7 - 25. (^4) Hoàng Trọng Miên, “Từ nguồn gốc dân tộc Việt đến lịch sử chữ Nôm”, Lửa thiêng, số 2, 1 - 1975, tr. 119 - 132. (^5) Liên Giang, “Chữ Nôm ta có tự bao giờ và ai sáng chế ra chữ ấy?”, Tri tân , số 40, 3 - 1942, tr. 4, 5, 20.

phát từ cùng một khởi điểm, nhưng việc đoán định niên đại xuất hiện của chữ Nôm không phải là hoàn toàn giống nhau. a. Chữ Nôm xuất hiện trong khoảng thế kỷ VIII – IX Nguyễn Tài Cẩn, trong một loạt ba bài viết về chữ Nôm, đã so sánh hai hệ thống ngữ âm tiếng Hán và Hán Việt, và căn cứ vào thanh mẫu và vận mẫu để chứng minh rằng âm Hán Việt tương ứng với âm thời Đường - Tống chứ không phải bắt nguồn từ thời thượng cổ, từ đó đi tới kết luận: “Nhìn chung, loại chữ Nôm hiện có là một loại chữ không thể nào hình thành đồng thời hay sớm hơn thời Sĩ Nhiếp. Chỉ từ thế kỷ thứ VIII thứ IX trở đi, nghĩa là sau khi hệ thống phát âm Đường - Tống ghi trong Thiết vận, Quảng vận đã xác lập được ở Việt Nam (hệ thống này về sau sẽ diễn biến dần và chuyển thành cách đọc Hán Việt hiện nay) thì loại chữ Nôm mà chúng ta hiện thấy mới thực sự có đầy đủ tiền đề cần thiết để xuất hiện” 1 . Tiếp theo, Lê Văn Quán cũng căn cứ vào các cứ liệu ngữ âm lịch sử, so sánh mối tương quan giữa âm tiết Hán và Hán Việt thể hiện ở ba mặt là âm đầu, vần và thanh điệu để đi đến nhất trí với Nguyễn Tài Cẩn rằng âm Hán Việt hình thành cuối đời Đường, và do đó loại chữ Nôm hiện có cũng không thể xuất hiện trước cái mốc thời gian ấy. Ông viết: “Chữ Nôm chỉ xuất hiện khi âm Hán Việt đã được hình thành ở Việt Nam, lúc nước nhà đang chuyển mình sang thời kỳ độc lập, tự chủ tức là khoảng thế kỷ thứ VIII - IX” 1 . b. Chữ Nôm xuất hiện trong khoảng thế kỷ X - XI Đào Duy Anh cũng cho rằng chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán Việt, mà quá trình ổn định của âm Hán Việt, theo ông, có thể bắt đầu từ khi họ Khúc dấy nghiệp (905) và tiếp diễn trong thời gian đầu của thời tự chủ. Ông viết: “Chúng ta có thể suy rằng do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh, Lê và đầu triều Lý, chữ Nôm đã xuất hiện” 2 . (^1) Xem Nguyễn Tài Cẩn, “Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm”, Ngôn ngữ , số 1, 1971; “Bổ sung thêm một số cứ liệu ngữ âm lịch sử có liên quan đến vấn đề thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm”, Thông báo khoa học (Văn học - Ngôn ngữ) tập V, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1972; “Chữ Nôm, một thành tựu văn hóa của thời đại Lý - Trần” (viết chung với N.V. Xtankêvich), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980. Cả ba bài này được in lại trong Một số vấn đề về chữ Nôm của Nguyễn Tài Cẩn, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985, tr. 11 - 47, 86 - 137. (^1) Lê Văn Quán, Nghiên cứu về chữ Nôm , sđd, tr. 69. (^2) Đào Duy Anh, Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến , sđd, tr. 53.

Theo Đào Duy Anh, tấm bia Báo Ân thiền tự bi ký ở chùa Tháp Miếu huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú, đề niên hiệu Trị bình long ứng năm thứ 5 (1210) đời Lý Cao Tông, có 24 chữ Nôm là chứng tích chữ Nôm đầy đủ xưa nhất mà chúng ta còn giữ được 3 . c. Chữ Nôm xuất hiện từ đời Lý (từ thế kỷ XI) Trần Kinh Hòa đưa ra một thời điểm muộn hơn cho sự xuất hiện của chữ Nôm. Theo ông, âm Hán Việt, mà ông gọi là “Việt độc”, hình thành vào đời Lý, và do đó niên đại của chữ Nôm cũng bắt đầu từ đấy: “Sự chỉnh đốn về chế độ văn vật, sự xuất hiện cuộc vận động văn hóa, sự thiết lập chế độ khoa cử đều bắt đầu từ triều đại nhà Lý (1010 – 1225) […]. Bởi thế chúng ta suy luận rằng Việt độc (sino- annamite) đại khái được thành lập trong thời đại nhà Lý […] Chữ Nôm được chế tác trong thời kỳ tương đối muộn nghĩa là sau khi Việt độc thành lập mới có sản xuất chữ Nôm. Sở dĩ thế mà chúng tôi có thể đoán định niên đại thượng hạn của chữ Nôm là bắt đầu từ triều đại nhà Lý”. 1 1.1.3. Giả thuyết tổng hợp Trong bài viết “Nguồn gốc chữ Nôm”, và sau đó, trong tập giáo trình Chữ Nôm nhập môn, Bửu Cầm tổng hợp một số ý kiến đã có để nêu lên giả thuyết: “Có lẽ chữ Nôm đã manh nha vào khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ X, tức là khoảng chuyển tiếp của hai thời kỳ tối cổ và tiền cổ Việt ngữ rồi hình thành vào triều đại nhà Lý để thịnh hành vào triều đại nhà Trần” 1 . (^3) Trước kia, khi nói đến tự tích xưa nhất về chữ Nôm, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến tấm bia ở Hộ Thành Sơn (tức núi Dục Thúy) ở Ninh Bình đề năm Thiệu Phong thứ 3 (1343) đời Trần Dụ Tông, trên có khắc 20 tên làng bằng chữ Nôm. Mới đây, Lê Văn Quán cho biết trong số văn bia hiện có ở Thư viện Khoa học Xã hội thì bia Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí dựng ở chùa Diên Linh thuộc xã Hương Nộn tổng Dị Nậu huyện Tam Nông tỉnh Vĩnh Phú, tạo năm Chính long bảo ứng thứ 11 (1173) đời Lý Anh Tông, có 8 chữ Nôm là chứng tích chữ Nôm xưa nhất. (^1) Trần Kinh Hòa, “Hình thái và niên đại sản xuất của chữ Nôm” nguyên bằng Hán văn, Đoàn Khoách dịch đăng tạp chí Đại học ở Huế số 35 - 36, tháng 10 và 12 - 1963, tr. 766, 767. (^1) Xem Bửu Cầm, “Nguồn gốc chữ Nôm”, Văn hóa nguyệt san, số 50, 5 - 1960, tr. 354 - 355; Chữ Nôm nhập môn, giáo trình Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (in ronéo), không ghi năm tháng, tr. 12, 13. Trong bài “Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite – Les initiales”, bđd, tr. 10, H. Maspéro đã chia lịch sử tiếng Việt ra làm năm thời kỳ như sau:

  • Tối cổ Việt ngữ (Protoannamite) là tiếng Việt trước khi tiếng Hán Việt được hình thành;
  • Tiền cổ Việt ngữ (Annamite archaique) có thêm tiếng Hán Việt (từ thế kỷ X);
  • Cổ Việt ngữ (Annamite ancien) là tiếng Việt như trong tập từ vựng Hán - Việt của sách Hoa di dịch ngữ (thế kỷ XV);

c. Giả thuyết của L. Cadière và P. Pelliot rõ ràng là sai lầm, vì Nguyễn Thuyên là người đầu tiên làm thơ phú chữ Nôm, chứ không phải là người đầu tiên đặt ra chữ Nôm. Sách Hải đông chí lược (A.103, tờ 38b) của Ngô Thì Nhậm chép: “Ngã quốc văn tự đa dụng quốc ngữ tự Thuyên thủy” (= Văn tự nước ta dùng nhiều quốc ngữ bắt đầu từ Nguyễn Thuyên). Hơn nữa, những tấm bia đời Lý trên có khắc một số chữ Nôm là bằng cớ cho thấy chữ Nôm đã xuất hiện trước thời Nguyễn Thuyên. Vả chăng, sự kiện Nguyễn Thuyên và những người đồng thời với ông như Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An dùng chữ Nôm làm thơ phú chứng tỏ đến thế kỷ XIII thứ chữ này đã phát triển thành một hệ thống văn tự có thể dùng để sáng tác văn học. Cũng có khả năng là trong khi làm thơ phú quốc âm, các tác giả này đã đặt thêm một số chữ Nôm mới, nhưng như vậy không có nghĩa là chữ Nôm mới bắt đầu xuất hiện. d. Giả thuyết của Liên Giang, của Nghiêm Toản có thể tin được. Ngay cả Nguyễn Tài Cẩn, mặc dù đứng ở địa hạt ngữ âm học lịch sử để nghiên cứu vấn đề thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm, cũng cho rằng “thời kỳ này chắc hẳn cũng có cả một số hiện tượng ngược lại: hiện tượng chen những địa danh, nhân danh hay chen những tiếng chỉ những sản vật địa phương mà chỉ ở Việt Nam mới có, v.v… Tất yếu tình hình này cũng đã làm nảy sinh ra một hậu quả là lắm khi trong khi viết, bắt buộc phải chen cả những trường hợp dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt” và rằng “Chữ Nôm lúc đầu chắc là một lối chữ được sản sinh ra và được sử dụng chủ yếu là ở nhà chùa” 1

. Tuy nhiên, ý kiến của Liên Giang, Nghiêm Toản là những suy đoán có phần đơn giản, chúng tôi sẽ bàn rõ thêm ở một đoạn sau. đ. Về giả thuyết của Nguyễn Văn Tố, Dương Quảng Hàm dựa vào tôn hiệu “Bố cái đại vương” để cho rằng chữ Nôm đã xuất hiện từ thế kỷ VIII, Đào Duy Anh nêu nghi vấn là tôn hiệu ấy có ngay sau khi Phùng Hưng mất, nhưng được chép vào sử sách thì phải ở khi bắt đầu có sử, mà mãi đến Đại Việt sử ký toàn thư ở thời Lê sơ mới thấy chép hiệu “Bố cái đại vương”; và tấm bia ở đền thờ Phùng Hưng thuộc xã Cam Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, dựng năm Quang Thái thứ 3 (1390) đời Trần Thuận Tông, cũng không thấy chép hiệu ấy, vậy làm sao có thể tin chắc những chữ Nôm “bố” và “cái” đã có từ thế kỷ VIII 2 . Theo ý chúng tôi thì danh hiệu “Bố cái đại vương” là để truy tôn một vị chủ tể trong nước, nên chắc chắn đương thời phải được ghi chép vào một loại giấy tờ nào đó chẳng hạn như sắc phong, văn tế, sớ điệp. Trần Kinh Hòa, ngoài hoài nghi về sử sách tương tự như của Đào Duy Anh, còn đặt vấn đề là giả sử hai tiếng “bố cái” đã được chép từ thế kỷ VIII thì do những chữ (^1) Nguyễn Tài Cẩn và N.V. Xtankêvich, “Chữ Nôm, một thành tựu văn hóa của thời đại Lý - Trần” in lại trong Một số vấn đề về chữ Nôm , sđd, tr. 33, 42. (^2) Xem Đào Duy Anh, Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến , sđd, tr. 42.

gì biểu ký, vì hai chữ “bố cái” được chép trong Cương mục chưa chắc thể theo chữ Nôm hồi thế kỷ VIII 1

. Chúng tôi cho rằng vấn đề hai tiếng “bố cái” được viết theo lối nào chỉ có ý nghĩa đối với phương thức cấu tạo chữ Nôm, chứ không ảnh hưởng gì đến việc đoán định thời điểm xuất hiện của nó. Nói chung, giả thuyết này được nhiều người cho là xác thực vì có căn cứ lịch sử 2 . e. Các ý kiến của Nguyễn Tài Cẩn, Lê Văn Quán, Đào Duy Anh, Trần Kinh Hòa và Bửu Cầm, tuy có sai biệt nhau ít nhiều về niên đại, song đều là những giả thuyết hợp lý và có cơ sở khoa học. 1.2.2. Quá trình hình thành của chữ Nôm Việc chế tác chữ Nôm là công việc của nhiều người và nhiều thế hệ. Sự hình thành chữ Nôm là một quá trình lâu dài trong đó sự kiện Nguyễn Thuyên bắt đầu làm thơ phú quốc âm nổi bật lên như một cái mốc lớn đánh dấu một bước phát triển, một bước ngoặt quan trọng của lịch sử chữ Nôm. Một cái mốc khác trước cái mốc thế kỷ XIII phải là thế kỷ X, bởi lẽ từ đầu thế kỷ này nước nhà bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, cách đọc Hán Việt bắt đầu hình thành; thêm nữa, cũng ở thế kỷ này, quốc hiệu nửa Hán nửa Nôm “Đại Cồ Việt” (968) cho thấy chữ Nôm mặc nhiên được nhìn nhận như một thực thể. Xa hơn trong quá khứ, tôn hiệu “Bố cái đại vương” của Phùng Hưng (791) chỉ cho biết ở thời điểm cuối thế kỷ VIII chữ Nôm đã xuất hiện, chứ không có nghĩa là bắt đầu xuất hiện, và như vậy chúng ta thiếu cái mốc đầu. Với hai cái mốc thế kỷ X và XIII, chúng tôi chia quá trình hình thành của chữ Nôm ra làm ba thời kỳ như sau: a. Thời kỳ manh nha (thời Bắc thuộc) Trong hơn một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị, thiết tưởng do yêu cầu của xã hội về các mặt truyền bá học thuật, tôn giáo, hành chính, giao dịch, khi cần ghi chép những tên người, tên đất, tên vật nôm na vào giấy tờ, chắc chắn người ta phải nghĩ cách viết, và thế là chữ Nôm bắt đầu xuất hiện. Đó là những chữ Nôm lẻ tẻ được dùng xen vào giữa những hàng chữ Hán trong các công văn, đơn từ, sớ điệp và trên các bia đá, chuông đồng mà chỉ một số ít bia và chuông thuộc thời kỳ sau (đời Lý) còn giữ được cho đến ngày nay. Vào buổi đầu, chữ Nôm mới chỉ là những chữ Hán được dùng ghi âm tiếng Việt giống như cách dùng chữ Hán phiên (^1) Xem Trần Kinh Hòa, “Hình thái và niên đại sản xuất của chữ Nôm”, bđd, tr. 762 - 763. (^2) Xem Bửu Cầm, “Nguồn gốc chữ Nôm”, bđd, tr. 354; Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam , tập I, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1971, tr. 133, chú 1.

Chữ Nôm, như chúng ta thấy hiện nay, là một hệ thống văn tự với quy cách cấu tạo đa dạng, được xây dựng trên cơ sở chất liệu chữ Hán đọc theo âm Hán Việt bắt nguồn từ âm Đường. Cách đọc theo âm Đường do người Trung Quốc dạy người Việt ở khoảng thế kỷ VIII – IX. Nhưng từ khi Việt Nam giành được độc lập từ tay bọn phong kiến phương Bắc – từ 905 khi Khúc Thừa Dụ xây dựng một chính quyền tự chủ và nhất là từ 938 khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng – tiếng Hán ở Việt Nam hoàn toàn cách ly với tiếng Hán ở Trung Quốc và âm Đường mà người Việt đã học được dần dần biến đổi dưới tác động của quy luật ngữ âm tiếng Việt mà hình thành cách đọc Hán Việt. Xét ở góc độ ấy thì chữ Nôm không thể hình thành trước khi âm Hán Việt ổn định vào đời Lý. Tuy nhiên có khả năng là chữ Nôm hình thành đồng thời với sự hình thành âm Hán Việt tức từ thế kỷ thứ X, chứ không phải đợi cho cách đọc Hán Việt ổn định rồi người ta mới chế tác chữ Nôm. Thật vậy, để hiểu điều này, trước hết chúng ta có thể bằng vào tình hình là tuy chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở những chất liệu vay mượn từ chữ Hán đọc âm Hán Việt, nhưng vẫn có một số chữ mượn nguyên chữ Hán đọc theo âm Hán Việt cổ có trước cách đọc Hán Việt, như chữ 符 bùa (âm Hán Việt là phù ), 歲 tuổi (âm Hán Việt là tuế ), 務 mùa (âm Hán Việt là vụ ), v.v… hoặc một số chữ khác thuộc loại hình thanh có thành tố chỉ âm đọc theo âm Hán Việt cổ, như chữ múa ( thủ + vũ đọc theo âm Hán Việt cổ là múa ), mùa ( nhật + vụ đọc âm Hán Việt cổ là mùa ), v.v… Mặt khác, chúng ta cũng có thể dẫn vài cứ liệu chữ Nôm cấu tạo theo mô hình âm + âm (gồm hai thành tố đều biểu âm) ở thời kỳ sau để chứng minh cho luận điểm này, như chữ hoặc trước. Trên cơ sở cách đọc Hán Việt thì cấu thức của nó là xa + lược , ghi âm tlước

trước. Nhưng một vài nhà ngôn ngữ học đã không dừng lại ở âm Hán Việt xa của chữ 車, mà đi xa hơn, tìm đến âm Hán trung cổ của nó là ( cửu ngư thiết hoặc cân ư thiết), thuộc thanh mẫu kiến , có âm trị /k/, và phân tích thành cư + lược để phục nguyên âm cổ klước. Tương tự như vậy, chữ sau được phân tích thành cư + lâu 1 . (^1) Xem Nguyễn Tài Cẩn, “Một vài nhận xét về tình hình diễn biến của chữ Nôm”, Ngôn ngữ số 4, 1983; Trần Xuân Ngọc Lan, “Dấu vết tổ hợp âm đầu trên chữ Nôm”, Ngôn ngữ số 3, 1984.

Cứ liệu để nghiên cứu tình hình chữ Nôm ở thời kỳ này gồm có quốc hiệu “Đại Cồ Việt” (968) và ba tự tích là chuông đồng chùa Vân Bản ở Đồ Sơn (1076) 2 , bia Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí (1173) và bia Báo Ân thiền tự bi ký (1210). Chữ 瞿 cồ trong “Đại Cồ Việt” là chữ Nôm thuộc loại chữ Hán mượn âm (giả tá hoặc tá âm). Trong hai chữ Nôm trên chuông đồng chùa Vân Bản, chữ 翁 ông thuộc loại chữ Hán mượn cả âm lẫn nghĩa, chữ 何 là chữ Hán mượn âm. Bia Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí có 8 chữ Nôm, trong đó 3 chữ thuộc loại chữ Hán mượn cả âm lẫn nghĩa (婆 bà,đầu,đình ), 3 chữ thuộc loại chữ Hán mượn âm (感 cảm, cửa,ngõ ) và 2 chữ sáng tạo theo phép hình thanh ( bến,sông). Bia Báo Ân thiền tự bi ký có tất cả 40 chữ Nôm kể cả 2 chữ ở đầu đề bài ký là “Hội thích giáo thiền tự già Báo Ân tự bi ký” 1 , nhưng vì có một số chữ được dùng nhiều lần và 2 chữ tên người bị cạo mất, nên thật ra chỉ có 22 mặt chữ: 會 hội,thiền, bơi (4 lần) ,phướn (2 lần), 酒 dậu,đồng (3 lần) , hấp, chài,đường,sơn, nhe, oản (2 lần), 尚 thượng (10 lần), 咸 hàm,trãi,tạo,lai,trệ,viêm,việt,ổn,phao, phân loại chữ như sau: (^2) Chuông đồng chùa Vân Bản ở Đồ Sơn được ngư dân địa phương vớt ở đáy biển lên năm 1958 và được giới thiệu trên báo Tổ quốc số 3 năm 1963. Niên đại đúc chuông này được cho là vào năm Bính Thìn (1076) đời Lý Nhân Tông, trên có hai chữ Nôm. Đây là chứng tích xưa nhất về chữ Nôm, nhưng vì số chữ Nôm trên đó quá ít nên không được các nhà nghiên cứu xem là quan trọng như bia Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí và bia Báo Ân thiền tự bi ký có nhiều chữ Nôm hơn. (Xem Đào Duy Anh, Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, sđd, tr. 12 - 14). (^1) Chữ hội và chữ thiền tuy là chữ Hán, nhưng dùng theo ngữ pháp tiếng Việt, nên phải coi đấy là chữ Nôm.

Chương 2 CẤU THỨC CỦA CHỮ NÔM Muốn đọc được chữ Nôm, trước hết cần hiểu rõ cách cấu tạo thứ chữ này. Mặt khác, do mối tương quan mật thiết giữa ngôn ngữ và văn tự, việc nghiên cứu phương thức cấu tạo chữ Nôm cũng giúp thêm những cứ liệu quý báu cho ngôn ngữ học lịch sử. Trước nay không ít học giả trong và ngoài nước đã đề cập cách cấu tạo chữ Nôm, thế nên về vấn đề này cũng có nhiều ý kiến không kém gì vấn đề niên đại xuất hiện của chữ Nôm. 2.1. NHỮNG CÁCH PHÂN LOẠI CẤU THỨC CỦA CHỮ NÔM ĐÃ CÓ TRƯỚC NAY Nhìn lại những ý kiến đã phát biểu về vấn đề phương thức cấu tạo chữ Nôm, đại để chúng ta thấy có ba cách phân loại khác nhau: phân loại theo lục thư, phân loại dựa vào nguồn gốc tiếng Việt trong mối tương quan với tiếng Hán Việt và phân loại theo hướng ngữ âm và ngữ âm lịch sử. 2.1.1. Phân loại cấu thức của chữ Nôm theo lục thư Chữ Nôm được cấu tạo với những thành tố mượn từ chữ Hán, vì thế xưa nay giới nghiên cứu Hán Nôm thường cho rằng cách cấu tạo chữ Nôm của ta là phỏng theo lục thư, tức sáu phép cấu tạo chữ Hán của Trung Quốc. Trong bài tựa sách Tự học toản yếu soạn ở thế kỷ XVIII, Ngô Thì Nhậm viết: “Lục thư thùy tắc, tứ hải đồng văn” (= Lục thư để phép tắc lại, bốn biển cùng theo một lối chữ như nhau), ý nói chữ Nôm cũng được cấu tạo theo cách cấu tạo chữ Hán 1 . Mãi về sau này nhiều người còn đi theo con đường lục thư để tìm hiểu phương thức cấu tạo chữ Nôm, như Vương Lực 2 , Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính 3 , Đào Duy Anh 4 , v.v… Trong số này, Đào Duy Anh nghiên cứu vấn đề thấu đáo (^1) Lục thư là tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá, trong đó chuyển chú và giả tá không sản sinh ra chữ mới. Cách cấu tạo chữ Nôm của ta chỉ mượn ba phép của lục thư là hội ý, giả tá và hình thanh. (^2) Xem Vương Lực, Hán ngữ sử cảo , Bắc Kinh, Khoa học xuất bản xã, 1958, tr. 608 - 609. (^3) Xem Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính, Tự điển chữ Nôm , Sài Gòn, Trung tâm Học liệu, 1971, tr. IX - XIII. (^4) Xem Đào Duy Anh, Chữ Nômnguồn gốc, cấu tạo, diễn biến , sđd, tr. 59 - 113.

hơn cả, nên chúng ta phân tích ý kiến của ông để làm thí dụ điển hình cho cách phân loại theo lục thư. Đào Duy Anh chia chữ Nôm ra làm ba loại: hội ý, giả tá và hình thanh.

1. Phép hội ý Phép này dùng hai chữ Hán, lấy ý nghĩa của hai chữ ghép lại với nhau mà gợi lên cái khái niệm muốn ghi. Thí dụ: Chữ trời thì viết chữ thiên 天(= trời) ở trên chữ thượng 上 (= trên), tức là trên trời, để gợi lên khái niệm trời. Chữ trùm gồm có chữ nhân 人 (= người) ở trên chữ thượng 上 (= trên) để chỉ người ở trên người khác, tức người đứng đầu cả làng mà tục gọi là ông trùm. Chữ seo chỉ người làm việc hầu hạ như là tôi tớ ở trong làng, tức người ở dưới mọi người, nên viết chữ nhân 人 (= người) ở trên chữ hạ 下 (= dưới). Chữ rằm viết một bên chữ vọng 望 (= ngày rằm) và một bên chữ ngũ 五 (= số 5) để gợi ý ngày mười lăm. Chữ mấy 氽 có lẽ nguyên viết là 众 gồm ba chữ nhân 人 (= người) để gợi ý mấy người, mượn ý ấy mà biểu hiện khái niệm mấy ; về sau người ta quên đây là chữ hội ý, tiện tay viết thành 氽 hoặc , 尒. 2. Phép giả tá Theo Đào Duy Anh, giả tá là phép mượn nguyên cả chữ Hán để viết chữ Nôm, có năm cách: a. Cách mượn chữ Hán đọc theo âm xưa, tức theo âm chữ Hán từ thời Đường về trước, trước khi âm Hán Việt được tương đối ổn định. Thí dụ: Tuổi 歲 (âm Hán Việt là tuế ) Mùa 務 (âm Hán Việt là vụ ) b. Cách mượn chữ Hán để biểu hiện những từ Hán Việt. Thí dụ:

Mới MãiNữa NữVề Vệ Có khi người ta thêm dấu hay nhấp nháy < ở bên phải của chữ để chỉ rằng chữ ấy phải đọc chệch đi mới đúng. Thí dụ: Lặng (âm Hán Việt là lãng ) Chác (âm Hán Việt là giác ) Này (âm Hán Việt là ni ) Rồi (âm Hán Việt là lỗi ) đ. Cách mượn chữ Hán đọc theo nghĩa, nhưng nghĩa ấy không phải là âm Hán xưa như ở trường hợp giả tá thứ nhất. Thí dụ: Làm 爫 là chữ vi 為(= làm) viết tắt.

3. Phép hình thanh Đào Duy Anh phân biệt hai cách hình thanh: a. Dùng một bộ thủ làm nghĩa phù và một chữ Hán làm âm phù. Thí dụ: Tớ 伵 (bộ nhân 亻 chỉ nghĩa +^ chữ tứ 四 chỉ âm) Chém (bộ đao 刂 chỉ nghĩa +^ chữ chiếm 占 chỉ âm) Bể (bộ thủy 氵 chỉ nghĩa+^ chữ bỉ 彼 chỉ âm) Bắt 扒 (bộ thủ 扌 chỉ nghĩa +^ chữ bát 八 chỉ âm) Bảo (bộ khẩu 口 chỉ nghĩa +^ chữ bảo 保 chỉ âm) Núi (bộ sơn 山 chỉ nghĩa +^ chữ nội 内 chỉ âm) Con (bộ tử 子 chỉ nghĩa +^ chữ côn 昆 chỉ âm) Gái (bộ nữ 女 chỉ nghĩa +^ chữ cái 丐 chỉ âm) Cọc 梮 (bộ mộc 木 chỉ nghĩa +^ chữ cục 局 chỉ âm)

Da (bộ nhục 肉 chỉ nghĩa +^ chữ đa 多 chỉ âm) Nghe (bộ nhĩ 耳 chỉ nghĩa +^ chữ nghi 宜 chỉ âm) Tấm (bộ mễ 米 chỉ nghĩa +^ chữ tâm 心 chỉ âm) Búa 鈽 (bộ kim 金 chỉ nghĩa +^ chữ bố 布 chỉ âm) Cơm (bộ thực 食 chỉ nghĩa +^ chữ cam 甘 chỉ âm) Vẩy (bộ ngư 魚 chỉ nghĩa +^ chữ 尾 chỉ âm) b. Dùng một chữ Hán làm nghĩa phù và một chữ Hán làm âm phù. Thí dụ: Ắt ( tất^ là^ ắt^ +^ ất ) Ba ( tam^ là^ ba^ +^ ba ) Cỏ ( thảo^ là^ cỏ^ +^ cổ ) Già ( lão^ là^ già^ +^ trà ) Lành ( thiện^ là^ lành^ +^ lệnh ) Mặt ( diện^ là^ mặt^ +^ mạt ) Nên ( thành^ là^ nên^ +^ niên ) Ra ( xuất^ là^ ra^ +^ la ) Tay ( thủ^ là^ tay^ +^ tây ) Vua ( vương^ là^ vua^ +^ bố ) So với những người đi trước, Đào Duy Anh nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện hơn và sử dụng khá nhiều cứ liệu ngữ âm lịch sử, do đó cũng có tính khoa học hơn. Tuy nhiên, trước hết, cách phân loại của ông có vài điểm chưa được thỏa đáng do cách ông dùng từ ngữ ‘‘giả tá’’. ‘‘Giả tá’’ nghĩa rộng là vay mượn, và nghĩa hẹp là nghĩa của thuật ngữ ‘‘giả tá’’ trong lục thư. Trong sách Thuyết văn giải tự , Hứa Thận giải thích loại chữ giả tá như sau: “假借者本無其字依聲託事令長是也 Giả tá giả bản vô kỳ tự, y thanh thác sự, lệnh trưởng thị dã’’. (= Chữ giả tá là vốn không có chữ ấy, nhân