













Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
BÀI TIỀU LUẬN GIỮA KÌ BÀI TIỀU LUẬN GIỮA KÌ
Typology: Thesis
1 / 21
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ NỀN CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................ 3 I. Đội ngũ trí thức Việt Nam: ........................................................................................... 3
1. Quan điểm về trí thức: .............................................................................................. 3 2. Điều kiện để trở thành trí thức: ................................................................................ 4 II. Nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam: ....................................... 5 1. Mục tiêu tiến hành công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay: ................................... 5 2. Quan điểm tiến hành công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay: ............................... 6 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ................................................................... 9 I. Vai trò của trí thức Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: ....................................................................................................................................... 9 1. Đội ngũ trí thức góp phần xây dựng đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: .................................................................................................. 9 2. Nâng cao dân trí và giáo dục, đào tạo nhân lực: ..................................................... 9 3. Sáng tạo khoa học – công nghệ phù hợp với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: .......................................................................................................................... 10 4. Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam phù hợp với nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: .................................................................................................... 10 5. Đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng xung kích đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: ...................................................... 11 6. Tiếp thu những giá trị văn hóa trên thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam ........................................................................................................................... 11 II. Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: ................................................. 11 1. Sự phát triển và đóng góp của đội ngũ trí thức: ................................................... 11 2. Công tác xây dựng đội ngũ trí thức: ...................................................................... 12 3. Những hạn chế và yếu kém: .................................................................................... 13 III. Phương hướng phát triển và xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: .......................................................................... 14 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay: .................................................................................................................. 14 2. Giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam: ................................................... 17 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 21
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
Nhân loại đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa thế kỷ XXI, nơi mà văn minh tin học, công nghệ sinh học, khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chính vì thế, lao động trí tuệ của trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trí thức mới cho đời sống xã hội. Do vậy trí thức ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết của thực tiễn đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực nhằm tìm ra giải pháp để phát huy vai trò lao động trí tuệ, sáng tạo ra trí thức mới của bộ phận lao động đặc biệt quan trọng này.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đối với Việt Nam không thể không có sự góp phần quan trọng của lao động trí tuệ, sáng tạo của đội ngũ trí thức. Cho nên, việc Đảng cộng sản Việt Nam xem khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, cũng chính là nhằm để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức, của lao động trí tuệ sáng tạo ra trí thức mới. Và suy cho cùng cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đất nước đặt ra: Vấn đề trí thức - vấn đề lao động trí tuệ sáng tạo trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Bài tiểu luận này chia thành 2 chương, bao gồm: Chương 1: Đội ngũ trí thức và nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Chương 2: Vai trò của trí thức Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Em xin gửi lời chân thành cảm ơn Thầy Trương Phi Long đã hướng dẫn giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Trong bài viết còn nhiều sai sót mong Thầy chỉ bảo để sau này em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023. Người thực hiện
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
b) Quan điểm ở nước ta: Thuật ngữ “trí thức” được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có nguồn gốc xuất phát từ tiếng Latinh: Intelligentia (sự thông minh, sự hiểu biết). Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 27/8/2009 của Đảng về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cho rằng: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với sự suy tàn của chế độ phong kiến và sự thiết lập chế độ thực dân của Pháp trên cả nước, ảnh hưởng của tư tưởng Dân chủ tư sản và khoa học - kỹ thuật phương tây. Trong bối cảnh đó phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục đã quy tụ được một tầng lớp sỹ phu - trí thức bao gồm các nho sỹ cách tân như Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), Trần Quý Cáp (1870-1908),… Đây chính là tầng lớp trí thức đầu tiên của nước ta. Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, đều có tính cách chung là: Tôn thờ lý tưởng chân – thiện – mỹ; độc lập tư duy; hoài nghi lành mạnh; và tự do sáng tạo. Đặc điểm nổi bật của trí thức Việt Nam là tinh thần dân tộc, yêu nước sâu sắc. Với trí thức, tinh thần yêu nước là một động lực sáng tạo, tìm tòi cái mới để xây dựng đất nước. Họ cũng là người biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của cha ông và thế giới, biết phê phán những gì cản trở sự phát triển của dân tộc. Ta có thể nhận rõ rằng, tiềm năng trí tuệ và lòng yêu nước của trí thức là tài sản quý giá của dân tộc, sẽ phát huy sức sống của nó trong môi trường tiến bộ. Thêm nữa, tinh thần hiếu học là một ưu thế, là cơ sở để xây dựng đội ngũ trí thức nước ta. Khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì cơ hội cho sự phát triển trí thức Việt Nam sẽ lớn hơn bao giờ hết.
2. Điều kiện để trở thành trí thức: a) Điều kiện cần:
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
Người có trình độ học vấn cao hơn mặt bằng xã hội trong lĩnh vực nhất định (có văn bằng, chứng chỉ, học hàm, học vị được cấp bởi cơ sở đào tạo hay qua tự học, tự nghiên cứu mà có học vấn cao, sâu và được tôn vinh – tiến sĩ danh dự, giáo sư danh dự; hiện nay phổ biến có thể tính từ trình độ đại học trở lên). Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định “một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức…” b) Điều kiện đủ: Lao động trí óc phức tạp, sáng tạo mang tính chuyên nghiệp để tạo ra sản phẩm tinh thần là chủ yếu (tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học, sáng chế công nghệ, quyết định quản lý, lãnh đạo, đề án, kiến nghị…) có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “để trở thành một người trí thức hoàn toàn thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”. Do đó, không phải tất cả những người có trình độ đại học trở lên đều là trí thức, mà chỉ những người tham gia lao động sáng tạo tinh thần mang tính chuyên nghiệp với những sản phẩm có ích cho phát triển kinh tế xã hội.
1. Mục tiêu tiến hành công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay: Trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định một trong tám phương hướng cơ bản từ 2011 - 2050, thì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là phương hướng quan trọng thứ nhất. Bởi vì, xã hội chủ nghĩa mà dân ta xây dựng có một đặc trưng rất quan trọng: Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Tại Đại hội XIII, Đảng ta đã xác định những mục tiêu trọng điểm trong cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Thứ nhấ t, thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên, làm chủ công nghệ. Để chủ động phát triển, nước ta phải thoát khỏi sự tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ và nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp. Hiện
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa. Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khác với công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo kế hoạch của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng,... Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển Để tránh bị phá sản, giành được ưu thế trong cạnh tranh và thu hút được nhiều lãi, từng người sản xuất hàng hoá đều tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất để giảm hao phí lao động cá biệt của mình, giảm giá trị cá biệt của hàng hoá do mình sản xuất ra. Từ đó làm cho kỹ thuật của toàn xã hội càng phát triển lên trình độ cao hơn, năng suất càng tăng cao hơn.
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
thông qua nhiều cách khác nhau để trao truyền tri thức đến các thành viên của xã hội. Quá trình truyền bá tri thức có sứ mệnh kép: một mặt, phổ biến tri thức nhằm nâng cao dân trí; mặt khác, cung cấp nguồn dữ liệu bồi dưỡng các phẩm chất của con người, tạo ra những thế hệ công dân thích ứng được với môi trường xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với những phẩm chất riêng có, trí thức Việt Nam là những người trực tiếp tiếp thu, sáng tạo ra tri thức, công nghệ và họ cũng là những người trực tiếp truyền bá, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
3. Sáng tạo khoa học – công nghệ phù hợp với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để tận dụng được cơ hội, vượt lên thách thức, chúng ta phải tiếp thu, làm chủ và sáng tạo khoa học - công nghệ. Đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng chủ yếu tiếp thu, làm chủ khoa học - công nghệ, đồng thời sáng tạo khoa học - công nghệ phù hợp. Cùng với đó, đội ngũ trí thức Việt Nam còn đóng vai trò quyết định trong nghiên cứu, phát triển và sáng tạo khoa học - công nghệ, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của đội ngũ trí thức nhằm góp phần vào sự phát triển liên tục, bền vững của đất nước. 4. Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam phù hợp với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Xây dựng và phát triển văn hóa là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Bởi vì, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Không có một nền văn hóa phù hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người dễ bị tha hóa, trở thành “máy móc” biết nói. Văn hóa giữ vai trò quan trọng bồi đắp con người Việt Nam về nhân cách, tâm hồn và trí tuệ, nhờ đó, con người dễ thích ứng với những tác động mang tính tiêu cực.
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
5. Đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng xung kích đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Trí thức Việt Nam với những phẩm chất và chức năng vốn có của mình sẽ là lực lượng quan trọng cùng với toàn thể nhân dân lao động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đội ngũ trí thức Việt Nam được thực hiện bằng nhiều hoạt động như: đấu tranh, ngăn chặn, loại bỏ những hiện tượng “văn hóa” ngoại lai không phù hợp, những hiện tượng “phản văn hóa”; phổ biến, giáo dục và bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc; khôi phục các giá trị văn hóa đang bị mai một; … 6. Tiếp thu những giá trị văn hóa trên thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam Tiếp thu những giá trị văn hóa trên thế giới, làm giàu, phong phú thêm nền văn hóa dân tộc là một tất yếu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào thế giới. Đội ngũ trí thức Việt Nam, với những phẩm chất trí tuệ riêng có của mình, có khả năng nhận biết được “chân, thiện, mỹ”, thực hiện có hiệu quả nhất sự kiểm duyệt, phân biệt được những giá trị văn hóa đích thực phù hợp với nền văn hóa Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tiếp thu những giá trị văn hóa từ bên ngoài. Quá trình tiếp thu những giá trị văn hóa thế giới, đội ngũ trí thức Việt Nam cũng thể hiện vai trò quan trọng trong đấu tranh, ngăn chặn, loại bỏ các hiện tượng “phản văn hóa”, những yếu tố không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc tiếp nhận những giá trị văn hóa thế giới sẽ góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, nâng tầm văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
1. Sự phát triển và đóng góp của đội ngũ trí thức: Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ trí thức đã tăng nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng; góp phần trực tiếp cùng toàn dân đưa nước ta
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
nghệ; các chính sách sử dụng và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách đãi ngộ, tôn vinh trí thức, lập các giải thưởng quốc gia, phong tặng các chức danh khoa học và các danh hiệu cao quý; thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài... Nhìn chung, công tác trí thức của Ðảng và Nhà nước trong những năm qua đã thể hiện coi trọng vị trí, vai trò của trí thức, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức và các hội của trí thức hoạt động, phát triển.
3. Những hạn chế và yếu kém: Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính,... Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong khoa học tự nhiên và công nghệ, số công trình được công bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế được đăng ký quốc tế còn quá ít. Trong khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra, chưa có những công trình sáng tạo lớn, nhiều công trình còn sơ lược, sao chép. Trong văn hóa, văn nghệ còn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những thành tựu vẻ vang của đất nước, sự sáng tạo và hy sinh lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Trình độ của trí thức ở nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học tụt hậu so với yêu cầu phát triển đất nước và so với một số nước tiên tiến trong khu vực, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin. Một bộ phận trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG tinh thần hợp tác. Một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chí khí và hoài bão. Nhiều trí thức trẻ có tâm trạng thiếu phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên về chuyên môn.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay: a) Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử của dân tộc: Văn hóa Việt Nam đề cao chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khoan dung, nhân ái, tự lực, tự cường, trung nghĩa, hiếu học, coi trọng hiền tài,… Đây là nền tảng văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, nhận thức và trách nhiệm xã hội của trí thức. Văn hóa, lịch sử dân tộc đặt yêu cầu, nuôi dưỡng, tôn vinh nhân tài, trí thức; và theo đó, lớp lớp các thế hệ nhân tài, trí thức cũng ra sức học hành, nghiên cứu, nâng cao trí tuệ, trau dồi đạo đức, hiến kế, nhập thân, nhập cuộc, xả thân, cống hiến vì Tổ quốc và nhân dân. Bên cạnh mặt tích cực, cũng có mặt kìm hãm, cản trở sự phát triển của trí thức nước nhà. Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp; việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa cao,... Về văn hóa, truyền thống học để làm quan, xem làm quan như là kết quả, minh chứng cho sự thành đạt, vẻ vang của sự học hành, nghiên cứu (một người làm quan cả họ được nhờ,…), chưa có truyền thống khoa học tự nhiên, công nghệ; trọng tình hơn lý, xem trọng đồng thuận, hài hòa; xem nhẹ cạnh tranh, tranh luận, phản biện,… cũng ảnh hưởng sâu sắc đến trí thức ngày nay. Một bộ phận trí thức, ở mức độ khác nhau còn chịu ảnh hưởng các mặt hạn chế của tư tưởng phong kiến, của nền kinh tế tiểu nông và cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài. b) Yêu cầu phát triển đất nước và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với trí thức:
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
bằng chính kết quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp; thiếu những cơ chế thích hợp để phát hiện, thu hút, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Các chủ trương, chính sách đào tạo đội ngũ trí thức chưa đồng bộ. Hệ thống giáo dục còn lạc hậu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao. Cơ chế và chính sách tài chính hiện hành trong các hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ còn nhiều bất cập, gây khó khăn, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó, làm giảm chất lượng của các công trình sáng tạo, lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của trí thức. Những hạn chế, khuyết điểm trên là do sự yếu kém của một số cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác trí thức; sự thiếu đồng bộ của hành lang pháp lý bảo đảm môi trường dân chủ cho các hoạt động sáng tạo; những định kiến và chủ nghĩa kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ đã dẫn đến thái độ thiếu tin tưởng, thiếu dân chủ trong quan hệ với trí thức, thậm chí xem thường trí thức.. c) Các yếu tố thời đại và môi trường, điều kiện làm việc của trí thức: Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra những thay đổi lớn lao. Đây là điều kiện, môi trường để trí thức Việt Nam mở mang giao lưu học hỏi, nâng cao trình độ, tăng cường hợp tác, phát triển, sánh vai cùng trí thức các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời, trong khi gia tăng hợp tác thì mức độ cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao cũng sẽ ngày khốc liệt và có tính quyết định. Kinh tế thị trường là môi trường, điều kiện thuận lợi để lượng hóa giá trị lao động sáng tạo của trí thức. Trên cơ sở đó, xã hội trả công xứng đáng đối với những đóng góp, sáng tạo của đội ngũ trí thức. Theo đó, kinh tế thị trường vừa đòi hỏi, vừa kích thích, thúc đẩy người lao động nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng không ngừng vươn lên lao động tích cực, sáng tạo, hiệu quả. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của trí thức. Thực tế cho thấy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
không ít trí thức đã vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức thầy thuốc, đạo đức người làm báo đã “bẻ cong ngòi bút”, vi phạm liêm chính học thuật, kể cả vi phạm pháp luật nghiêm trọng, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân.
2. Giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam: a) Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức: Tạo điều kiện để trí thức tự khẳng định, phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Tăng cường thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo. Ban hành quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc để phát huy năng lực và trách nhiệm của trí thức đầu ngành. Tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng một số khu đô thị khoa học, khu công nghệ cao, trường đại học trọng điểm, các trung tâm văn hóa hiện đại để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước. Mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ. b) Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức: Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ là trí thức, khắc phục tình trạng hành chính hóa, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý. Tạo điều kiện để trí thức phát triển bằng chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho đất nước. Rà soát các chính sách hiện có và ban hành các cơ chế, chính sách mới bảo đảm để trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo của mình. Có chính sách ưu đãi cụ thể về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt... đối với trí thức làm việc ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, trí thức là
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
việc vận động, tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Tạo điều kiện để các hội trí thức thực hiện các dịch vụ công, tham gia cấp chứng chỉ hành nghề, giám sát hoạt động nghề nghiệp, thực hiện tự chủ về tài chính. e) Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Ðảng đối với đội ngũ trí thức: Làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu đúng và đề cao vai trò của trí thức; để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách trong thời kỳ mới. Hình thành ý thức và tâm lý xã hội tôn trọng, tôn vinh trí thức, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Phát huy tài năng và trọng dụng những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý là đảng viên và không phải là đảng viên trong các cơ quan nhà nước và tổ chức sự nghiệp. Trong quản lý và sử dụng trí thức, các cấp ủy đảng và chính quyền nghiên cứu, thực hiện các phương thức phù hợp, không áp dụng máy móc cách quản lý hành chính để phát huy cao nhất năng lực cống hiến của trí thức. Những người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm định kỳ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng. Các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thể chế hóa các nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết thành các chính sách, chế độ, chế tài, quy chế cụ thể để thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GV: Th.S TRƯƠNG PHI LONG
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để nhanh chóng tận dụng thành tựu, “đi tắt đón đầu” trong phát triển, yêu cầu đặt ra đối với trí thức Việt Nam là: tích cực, tự giác nâng cao vai trò, giá trị, năng lực bản thân; phải không ngừng học tập, tự giác nghiên cứu. Việc xây dựng và phát triển ngũ trí thức Việt Nam là một phần quan trọng, không thể thiếu của sự phát triển các nguồn lực của đất nước. Trong đó, yêu cầu đặt ra đối với phát triển trí thức Việt Nam là cần phải xây dựng chiến lược, quy hoạch, giải pháp thích hợp và tập trung đủ các nguồn lực cần thiết để xây dựng đội ngũ trí thức mạnh cả về số lượng và chất lượng; phát huy được những tiềm lực là tinh hoa của đội ngũ trí thức Việt Nam; đảm bảo điều kiện để trí thức Việt Nam tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại góp phần để hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức; Nhà nước hoàn thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức Việt Nam , trong đó chú trọng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách xã hội nhằm xây dựng một môi trường thực sự dân chủ, tôn trọng và bảo vệ các điều kiện lao động sáng tạo, các chế độ đãi ngộ thích đáng đối với trí thức. Có chính sách và cơ chế để tạo điều kiện phát huy năng lực chuyên môn, khoa học của các chuyên gia, các nhà khoa học và công nghệ trình độ cao, những tài năng lớn trong các lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật... Nhà nước đầu tư nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng những khu công nghệ, các trường đại học trọng điểm, các cơ sở phục vụ nghiên cứu và thực nghiệm, cũng như mở rộng hợp tác quốc tế, mở ra nhiều khả năng cho đội ngũ trí thức học tập, nâng cao trình độ và cống hiến.