Download bài thực hành marketing and more Exercises Banking and Finance in PDF only on Docsity!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----- 🙞🙜🕮🙞🙜-----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM
BÁNH AFC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MONDELEZ
KINH ĐÔ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Liên
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
MSSV Lớp Họ và tên
2200000178 22DMK1A Ngô Thị Minh Thư
2200000205 22DMK1A Đinh Trần Tiến Vinh
2200003535 22DMK2A Nguyễn Thị Thu Thùy
2200003524 22DMK2A Nguyễn Hồ Hoài Thương
2200000630 22DMK1A Nguyễn Thị Thu Quyên
2200000352 22DMK1A Trần Thanh Thùy
2200003366 22DMK1D Lê Thị Thảo Nguyên
TP.HCM, Tháng……….. - 2025
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----🙞🙜🕮🙞🙜-----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM
BÁNH AFC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MONDELEZ
KINH ĐÔ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Liên
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
ii
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Trách nhiệm công việc Chữ kí 1 Ngô Thị Minh Thư Phần I (2.1) 2 Đinh Trần Tiến Vinh Phần II (2.2) 3 Nguyễn Thị Thu Quyên Phần I (1.1, 1.2, 1.3) 4 Trần Thanh Thùy Phần II (2.2) 5 Nguyễn Thị Thu Thùy Phần I (2.1) 6 Nguyễn Hồ Hoài Thương Phần I (2.1) 7 Lê Thị Thảo Nguyên Phần I (2.1) iv
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần “Kinh Đô”
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô.
- Công ty mẹ :Mondelez Kinh Đô là một phần của Mondelēz International, Inc.
- Đang hoạt động tại : Thành phố Hồ Chí Minh ( miền nam), hai nhà máy ở Bình Dương và Hưng Yên ( miền Bắc)
- Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam (“Mondelez Kinh Đô”) được thành lập năm 2015 sau khi Mondelēz International mua lại thương hiệu Kinh Đô từ năm 2015. Hiện Mondelez Kinh Đô là thành viên của tập đoàn Mondelēz International toàn cầu và là công ty Mỹ duy nhất tại thị trường bánh kẹo tại Việt Nam. - Quá trình hình thành và phát triển: Năm 1993: Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập, khởi đầu từ một xưởng sản xuất nhỏ tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2002: Kinh Đô chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trong quá trình phát triển, Kinh Đô đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước. Năm 2015, Kinh Đô đã bán mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International của Mỹ. Hiện nay, Mondelez Kinh Đô là thành viên của tập đoàn Mondelēz International toàn cầu. - Sứ mệnh và giá trị cốt lõi Mondelez “Kinh Đô”. Giá trị cốt lõi : Xây dựng môi trường làm việc đề cao tính trung thực, rõ ràng, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra theo đúng pháp lý mang lại uy tín cho thương hiệu và khách hàng. Sứ mệnh và tầm nhìn: Tạo những sản phẩm thực phẩm tiện lợi phù hợp thơm ngon, bổ dưỡng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với khẩu vị cho xu hướng người tiêu dùng Việt Nam. Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành thực phẩm tại Việt Nam, sáng kiến tạo những thương hiệu gắn liền với niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. 1.2 Giới thiệu sản phẩm: Nằm trong ngành đồ ăn nhẹ với các thương hiệu toàn cầu và địa phương mang tính biểu tượng như bánh quy Cosy, bánh trung thu Kinh Đô, bánh Solite, khoai tây chiên Slide, bánh quy AFC, bánh quy OREO, bánh quy RITZ, bánh quy LU, sô cô la Toblerone, sô cô la Cadbury Dairy Milk, kẹo. Từ những món ăn lành mạnh đến những món ăn vặt xa xỉ, người tiêu dùng có thể thưởng thức đúng món ăn nhẹ, được chế biến đúng cách, vào mọi thời điểm. 1.3 Mục tiêu marketing:
- Tăng cường sự nhận biết và yêu thích thương hiệu Kinh Đô trong lòng khách hàng.
- Tăng doanh thu thông qua việc tăng cường bán hàng và mở rộng thị trường.
- Phát triển triển và giới thiệu các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Tăng cường sự hiện diện của Kinh Đô trên các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo và các hoạt động tiếp thị khác.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để tăng cường lòng trung thành.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING......................................................
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (PESTEL).................................................................
Chính trị (P):
- Chính sách thuế: Thuế VAT giảm xuống 8% từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024 giúp giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh cho các đoanh nghiệp. (Nguồn: https://www.vietnam-briefing.com/news/vietnam-tax-updates-for-the- new-year-2024.html/). Kết luận: Chính sách giảm thuế GTGT có thể thúc đẩy kinh tế, khuyến khích tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp. Và tác động tích cực đến Kinh Đô vì Giảm thuế giúp Kinh Đô giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh.Sức mua tăng từ chính sách giảm thuế có thể thúc đẩy doanh số bán hàng của Kinh Đô.
- Tình hình chính trị: Tình hình chính trị ở Việt Nam ổn định là nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và hoàn thành Kế hoạch 5 năm (2021-2025), đồng thời chuẩn bị cho Chiến lược 10 năm (2021-2030). Việc ban hành các chính sách như Nghị quyết 35/NQ-CP (hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân) và cải cách Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế đã tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy cạnh tranh và hội nhập quốc tế. (Nguồn: https://baocaovien.vn/tin-tuc/nam-2025-thoi-co-vang-cho-su-but-pha-phat-trien- kinh-te-xa-hoi-viet-nam/162927.html/). Kết luận: Tình hình chính trị ổn định và các chính sách kinh tế được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, bao gồm cả Kinh Đô. Vì Sự ổn định chính trị và chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho Kinh Đô phát triển.
- Năm 2023: 5,05%, duy trì và phục hồi.
- Năm 2024: 7,09%, vượt mục tiêu đề ra. (Nguồn: https://vnexpress.net/gdp-nam-2024-tang-7-09-4835950.html). Dự kiến GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7%. Điều này sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho ngành bánh Kinh Đô mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Kết luận: GDP Việt Nam có sự biến động, có cả tăng và giảm nhưng xu hướng tổng thể vẫn tích cực với sự phục hồi vào cuối gải đoạn. GDP tăng trưởng tác động tích cực tới ngành bánh của Kinh Đô thúc đẩy doanh thu và mở rộng thị trường
- Tỷ giá hối đoái: + Năm 2022: Tỷ giá tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2021. + Năm 2023: Tỷ giá trung tâm cuối năm tăng khoảng 2,9% so với cuối năm 2022. + Năm 2024: Tỷ giá biến động mạnh, tăng khoảng 4,5% so với đầu năm 2023. (Nguồn: https://tapchinganhang.gov.vn/dieu-hanh-ty-gia-cua-ngan-hang-nha-nuoc- viet-nam-trong-boi-canh-lam-phat-the-gioi-tang-cao-tu-nam-2022-den-nay-mot-so- khuyen-nghi-chinh-sach-6691.html). Dự kiến tỷ giá sẽ tiếp tục biến động trong năm 2025 do các yếu tố kinh tế toàn cầu như lãi suất và lạm phát. Kết luận: Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2022-2024 đã trải qua nhiều biến động do các yếu tố kinh tế toàn cầu. Việc điều hành tỷ giá linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước đã giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô sự tăng tỷ giá có thể làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu, đòi hỏi Kinh Đô phải điều chỉnh chiến lược giá và quản lý chi phí hiệu quả. **Xã hội (S):
- Năm 2022: ~ 99,5 triệu người (tốc độ tăng dân số trung bình là 0,98%). (Nguồn: https://truyenhinhthanhhoa.vn/dan-so-viet-nam-tang-gan-1-trieu-nguoi-trong-nam- 2022-180230105220142607.htm).
- Năm 2023: 100.3tr người ( tăng 834,8 nghìn người so với 2022; tốc độ tăng dân số trung bình là 0,84%).(Nguồn: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/dan-so-trung- binh-cua-viet-nam-nam-2023-dat-100-3-trieu-nguoi-758658).
- Năm 2024: 101.112.656tr người(tăng 1.034.5 nghìn người, tương đương 1.03% so với năm 2023).(Nguồn: https://nhandan.vn/sau-5-nam-dan-so-viet-nam-tang-them- 49-trieu-nguoi-post854698.html). Dự báo tương lai:
- Già Hóa Dân Số: Dự kiến đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ xấp xỉ 18 triệu người. (Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2025/01/xu-huong-gia-hoa- dan-so-nhanh-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap/).
- Mức Sinh Giảm: Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm xuống 1,91 con/phụ nữ vào năm
- (Nguồn: https://baocaovien.vn/tin-tuc/neu-muc-sinh-van-giam-manh-dan-so- viet-nam-se-tang-truong-am-tu-2054/162043.html). Kết luận: Việt Nam đang trải qua giai đoạn "dân số vàng" nhưng sẽ đối mặt với thách thức già hóa dân số trong tương lai. Xu hướng giảm mức sinh và tăng tuổi thọ sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số và thị trường lao động. Sự thay đổi trong cơ cấu dân số và xu hướng tiêu dùng sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp như Kinh Đô phải thích nghi và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mới. - Xu hướng tiêu dùng Việt Nam hiện nay:
- Mua sắm trực tuyến.
- Đầu tư những mặt hàng chất lượng, giảm thiểu việc mua sắm những sản phẩm không cần thiết.
- Quan tâm sản phẩm tốt cho sức khoẻ.
- Ưu tiên những sản phẩm bảo vệ môi trường.
- Chú ý đến sự uy tín của nhãn hàng.
- Tin tưởng sự hỗ trợ của AI. (Nguồn: https://hqsoft.com.vn/vi/xu-huong-tieu-dung-cua-nguoi-viet-trong-nam- 2025-lieu-co-tang/). Kết luận: Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đang chuyển dịch sang tiêu dùng bền vững, mua sắm trực tuyến và quan tâm đến sức khỏe. Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe, dẫn đến nhu cầu cao hơn về thực phẩm dinh dưỡng và an toàn. Kinh Đô có thể tận dụng xu hướng này bằng cách phát triển các sản phẩm bánh bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về chế độ ăn uống lành mạnh.
Kết luận: Việc áp dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử, và sản xuất tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho Kinh Đô. Ứng dụng AI giúp tăng doanh thu bằng cách phân tích nhu cầu khách hàng chính xác hơn. Công nghệ này cũng cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua cá nhân hóa và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh bằng cách giảm chi phí và tăng năng suất. Nhờ đó, Kinh Đô duy trì vị thế cạnh tranh và tập trung vào phát triển sản phẩm chất lượng cao hơn. Môi trường (E):
- Xu hướng tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng bền vững đang trở thành một phần quan trọng trong hành vi tiêu dùng hiện đại. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm này. Theo khảo sát, 74% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn 20% cho các sản phẩm từ vật liệu tái chế hoặc bền vững. (Nguồn: https://kinhtevadubao.vn/buc-tranh-tieu-dung-viet-nam-nam-2023-2024- va-nhung-kien-nghi-cho-nam-2025-30903.html). Kết luận: Xu hướng tiêu dùng bền vững mang lại cơ hội cho Kinh Đô tăng cường uy tín thương hiệu, tăng doanh thu và giảm thiểu rủi ro. Bằng cách áp dụng các chiến lược sản xuất và kinh doanh bền vững, Kinh Đô có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu dẫn đến những tác động nghiêm trọng như nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt nguồn nước, và gia tăng dịch bệnh. Những thay đổi này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của kinh tế và môi trường.
- Nhiệt độ tăng cao: Gây ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, làm tăng nhiệt độ ở các thành phố, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động.
- Thiếu hụt: Giảm năng suất lao động và doanh thu do gián đoạn sản xuất kinh doanh.
- Dịch bệnh: Tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh do điều kiện khí hậu khắc nghiệt (Nguồn: https://moc.gov.vn/en/news/82486/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-do- thikhai-thac-suc-manh-cua-thien-nhien-de-lam-mat-do-thi---ky-1bien-doi-khi-hau- tren-quy-mo-toan-cau-va-cac-giai--....aspx). Kết luận: Biến đổi khí hậu có thể tác động tiêu cực đến Kinh Đô bằng cách gián đoạn sản xuất, tăng chi phí, và thay đổi nhu cầu thị trường. Theo báo cáo, 54% doanh
nghiệp tại Việt Nam bị gián đoạn sản xuất do thiên tai, và 51% giảm năng suất lao động do thời tiết khắc nghiệt. Luật pháp (L)
- Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng: + Quy định: Các sản phẩm bánh kẹo phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi lưu hành trên thị trường. Hồ sơ công bố bao gồm bản công bố hợp quy, kê khai thông tin sản phẩm, và kết quả kiểm nghiệm. (Nguồn: https://viettinlaw.com/cong-bo-chat-luong-banh-keo.html). + Ảnh hưởng: Kinh Đô cần thực hiện công bố chất lượng sản phẩm để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Việc này giúp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Kết luận: Việc công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Công bố chất lượng giúp tạo sự minh bạch và tăng cường niềm tin với người tiêu dùng. uân thủ các quy định về an toàn thực phẩm giúp Kinh Đô nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ người tiêu dùng. - Quy định về quảng cáo: + Quy định: Quảng cáo phải tuân thủ các quy định về không gây hiểu lầm hoặc lừa dối người tiêu dùng. Người có ảnh hưởng khi quảng bá hàng hóa phải tuân thủ các quy định về quảng cáo. (Nguồn: https://nplaw.vn/cac-quy-dinh-phap-luat-lien-quan- den-nganh-nghe-san-xuat-banh-keo-tai-ben-tre.html). + Ảnh hưởng: Kinh Đô cần phải tuân thủ các quy định về quảng cáo để tránh những sai phạm có thể ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Việc tuân thủ giúp duy trì sự minh bạch và tăng cường niềm tin với người tiêu dùng. Kết luận: Quảng cáo phải tuân thủ các quy định về không gây hiểu lầm hoặc lừa dối người tiêu dùng. Việc tuân thủ các quy định về quảng cáo giúp duy trì sự minh bạch và tăng cường niềm tin với người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu. Tuân thủ các quy định về quảng cáo giúp Kinh Đô duy trì sự minh bạch và tăng cường niềm tin với người tiêu dùng, tránh những sai phạm có thể ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
hiệu quả. Xã hội (S)
- Nhân khẩu học: Đối mặt với thách thức già hóa dân số trong tương lai 3 2 3 4 12 Trung bình Sự thay đổi trong cơ cấu dân số và xu hướng tiêu dùng sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp như Kinh Đô phải thích nghi và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mới. T
- Xu hướng tiêu dùng Việt Nam hiện nay: Việt Nam đang chuyển dịch sang tiêu dùng bền vững, mua sắm trực tuyến và quan tâm đến sức khỏe. 4 4 4 4 16 Cao Kinh Đô có thể tận dụng xu hướng này bằng cách phát triển các sản phẩm bánh bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về chế độ ăn uống lành mạnh. O
- Văn hóa VN ảnh hưởng đến thói quen của Người tiêu dùng VN: Văn hóa Việt Nam có tác động mạnh mẽ đến thói quen tiêu dùng của người dân. 4 3 4 4 15 Cao Kinh Đô cần phải cạnh tranh với các thương hiệu khác trong việc đáp ứng nhu cầu văn hóa và thói quen tiêu dùng đa dạng của người Việt. T Công nghệ (S)
- Xu hướng công nghệ: Xu hướng công nghệ và Phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). 5 5 4 4 18 Cao Việc áp dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử, và sản xuất tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho Kinh Đô. O Môi trường (E)
- Xu hướng tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng bền vững đang trở thành một phần quan trọng trong hành vi tiêu dùng hiện đại. 4 4 5 4 17 Cao Xu hướng tiêu dùng bền vững mang lại cơ hội cho Kinh Đô tăng cường uy tín thương hiệu, tăng doanh thu và giảm thiểu rủi ro O
- Biến đổi khi hậu: Biến đổi khí hậu dẫn đến những tác động nghiêm 5 4 5 3 17 Cao Biến đổi khí hậu có thể tác động tiêu cực đến Kinh Đô bằng cách gián đoạn sản xuất, tăng T
trọng như nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt nguồn nước, và gia tăng dịch bệnh. chi phí, và thay đổi nhu cầu thị trường. Luật pháp (L)
- Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng: Việc công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc. 5 3 4 4 16 Cao Công bố chất lượng giúp tạo sự minh bạch và tăng cường niềm tin với người tiêu dùng tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm giúp Kinh Đô nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ người tiêu dùng. O
- Quy định về quảng cáo: Quảng cáo phải tuân thủ các quy định về không gây hiểu lầm hoặc lừa dối người tiêu dùng. 4 3 4 4 15 Cao Tuân thủ các quy định về quảng cáo giúp Kinh Đô duy trì sự minh bạch và tăng cường niềm tin với người tiêu dùng, tránh những sai phạm có thể ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. O
Yếu tố
cạnh tranh
Câu hỏi hướng dẫn phân tích
Cách xác định mức
độ áp lực
1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
- Số lượng và quy mô đối thủ: Ngành bánh cracker tại Việt Nam có một số đối thủ cạnh tranh chính. Công ty cổ phần Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) là một trong những đối thủ đáng kể. Ngoài ra, một số công ty khác như Hữu Nghị Food cũng có thể cạnh tranh gián tiếp thông qua các sản phẩm đa dạng của họ. Về thị phần, Kinh Đô chiếm 25%, còn Bibica thì chiếm 10%.
- Ngành bánh kẹo Việt Nam đang phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 8-10%. Thị trường này được đánh giá là tiềm năng và hấp dẫn trong khu vực châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.
- Chiến lược cạnh tranh: Bibica tập trung vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Họ không chỉ duy trì các sản phẩm truyền thống mà còn liên tục phát triển các dòng sản phẩm mới, hiện đại và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của người tiêu dùng. Sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm giúp Bibica tạo ra lợi thế cạnh tranh và giữ vững vị thế trên thị trường bánh kẹo. Trung bình 2. Đối thủ tiềm năng
- Rào cản gia nhập ngành:
- Vốn: Để tham gia vào ngành này, đặc biệt là ở quy mô công nghiệp, doanh nghiệp cần một lượng vốn đáng kể cho việc xây dựng nhà máy, mua nguyên liệu, và đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D). Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, các hộ gia đình có thể tham gia thị trường dễ dàng hơn do yêu cầu vốn thấp hơn.
- Công nghệ: Công nghệ sản xuất bánh kẹo không quá phức tạp và có thể dễ dàng sao chép. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã cải tiến công nghệ và trang thiết bị, chủ yếu nhập khẩu từ các nước như Châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Vì vậy, rào cản công nghệ được xem là ở mức trung bình đến thấp.
- Pháp lý: Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý của Nhà nước đối với ngành sản xuất bánh kẹo còn tương đối lỏng lẻo, tạo điều kiện cho ] nhiều đối thủ tiềm ẩn gia nhập thị trường. Do đó, rào cản pháp lý được đánh giá là thấp.
- Khả năng DN mới tham gia: Dựa vào đồ thị Google Trends cung cấp, có thể thấy:
- Dao động lớn : Đường đi đồ thị cho thấy sự dao động mạnh theo thời gian.
- Không có xu hướng rõ rệt: Không có xu hướng tăng hay giảm kéo dài.
- Các đỉnh và đáy không đều: Mức độ quan tâm tăng giảm thất thường. Kết luận : Xu hướng tìm kiếm "Bánh cracker" tại Việt Nam trong 5 năm qua là không ổn định, dao động mạnh. Không có dấu hiệu của sự tăng trưởng hoặc suy giảm rõ ràng.
- Lợi thế của Mondelez Kinh Đô:
- Thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối rộng khắp. +Kinh nghiệm và quy mô sản xuất lớn. Trung bình
Yếu tố
cạnh tranh
Câu hỏi hướng dẫn phân tích
Cách xác định mức
độ áp lực
+Đầu tư vào chất lượng và R&D. +Am hiểu thị trường địa phương. 3. Sản phẩm thay thế
- Số lượng sản phẩm thay thế: Bánh cracker Gooka của Bibica, Bánh Cracker Cosy của Kinh Đô. Số lượng sản phẩm thay thế cho bánh AFC ít.
- Lợi thế sản phẩm thay thế so với SP doanh nghiệp: + Về giá cả : Một số sản phẩm thay thế có giá cạnh tranh hơn, nhưng bánh AFC vẫn có lợi thế về thương hiệu và niềm tin của khách hàng. + Về chất lượng : Các sản phẩm như Gooka và Cosy có công thức riêng, nhưng bánh AFC được định vị là bánh cracker dinh dưỡng, có lợi thế về thành phần và hương vị đặc trưng.
- Khách hàng chưa có xu hướng chuyển sang sản phẩm thay thế, vì AFC vẫn chiếm ưu thế rõ rệt trên Google Trends, với mức độ quan tâm cao hơn nhiều so với Gooka và Cosy. Thấp 4. Nhà cung ứng
- Số lượng nhà cung cấp: Mondelez Kinh Đô cần nhiều nguyên liệu như bột mì, đường, dầu thực vật, và các hương liệu để sản xuất bánh AFC. Công ty có thể phụ thuộc vào một số nhà cung cấp lớn cho các nguyên liệu quan trọng, nhưng cũng có thể đa dạng hóa nguồn cung để giảm sự phụ thuộc.
- Mức độ phụ thuộc nha cung cấp: Đối với các nguyên liệu phổ biến như bột mì và đường, có thể có nhiều nhà cung cấp thay thế. Tuy nhiên, với các hương liệu đặc biệt hoặc nguyên liệu nhập khẩu, số lượng nhà cung cấp có thể hạn chế hơn.
- Nếu nhà cung cấp có quyền lực lớn, họ có thể ép giá hoặc kiểm soát nguồn hàng. Tuy nhiên, với quy mô và vị thế của Mondelez Kinh Đô, công ty có thể đàm phán và quản lý tốt các điều khoản hợp đồng để hạn chế sự ép giá. Mondelez Kinh Đô có thể tận dụng quy mô và vị thế của mình để đàm phán với nhà cung cấp và giảm thiểu rủi ro bị ép giá. Trung bình 5. Khách hàng
- Số lượng khách hàng và sức mua: Khách hàng có nhiều lựa chọn thay thế và có thể dễ dàng đổi sang các đối thủ khác nếu có giá cả cạnh tranh hoặc chất lượng tốt hơn. Khách hàng đòi hỏi cả chất lượng và giá cả, với sự quan tâm ngày càng tăng đến các sản phẩm có dinh dưỡng cao và giá cả hợp lý. Cao 2.3 Phân tích môi trường nội bộ 2.3.1 Phân tích tình hình tài chính