












Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
2020 sinh học đại cương ôn tập trước khi thi
Typology: Assignments
1 / 20
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không đúng đối với sự điều hòa phiên mã của operon lactose? A. Kiểm soát dương liên quan đến nồng độ nội bào của phân tử cAMP B. Chịu sự điều hòa bởi cơ chế kiểm soát âm và cơ chế kiểm soát dương C. Hoạt tính của repressor chịu sự kiểm soát bởi đồng phân của lactose là allolactose D. Khi có sự hiện diện của glucose, operon lactose được phiên mã khi repressor bị bất hoạt Câu 2. Trường hợp nào sau đây không đúng đối với sự điều hòa phiên mã của operon tryptophane ở E. coli****? A. Có vai trò của gen tiên phong (leader gene) B. Operon được phiên mã khi repressor có hoạt tính C. Có liên quan với nồng độ tryptophane trong tế bào D. Chịu sự kiểm soát đồng thời bởi ít nhất hai cơ chế điều hòa khác nhau Câu 3. Trường hợp nào sau đây không đúng với cơ chế tái tổ hợp di truyền (genetic recombination) ở prokaryote? A. Liên quan đến biến nạp, tải nạp và tiếp hợp ở vi khuẩn B. Là cơ sở của việc trao đổi vật liệu di truyền giữa 2 tế bào prokaryote C. Cần có vùng trình tự tương đồng trên hai đoạn DNA tham gia tái tổ hợp D. Được xúc tác bởi recombinase A (RecA. hoặc một recombinase chuyên biệt) Câu 4. Trường hợp nào sau đây đúng với chu trình tan của bacteriophage: A. DNA của phage gắn vào DNA tế bào chủ. B. Sau mỗi vòng sao chép, DNA của phage được lắp vào vỏ capsid. C. Enzyme đầu tiên được tạo ra là enzyme cắt DNA tế bào chủ. D. DNA tế bào chủ sao chép bình thường. Câu 5. Trường hợp nào sau đây không đúng với sự kiểm soát âm (negative control) trong điều hòa ở mức phiên mã? A. Repressor gắn vào Operator: ức chế phiên mã B. Repressor bất hoạt: không ức chế phiên mã C. Repressor có hoạt tính: ức chế phiên mã
D. Repressor không gắn vào Operator: ức chế phiên mã Câu 6. Trường hợp nào sau đây đúng với sự kiểm soát dương (positive control) trong điều hòa ở mức phiên mã là: A. Activator không gắn vào Operator: tăng cường phiên mã B. Activator gắn vào Operator: tăng cường phiên mã C. Activator gắn vào trình tự cis: tăng cường phiên mã D. Activator không gắn vào trình tự cis: tăng cường phiên mã Câu 7. Trường hợp nào sau đây không đúng với điều hòa giảm số lượng (attenuation)? A. Cơ chế điều hòa phổ biến ở prokaryote B. Làm giảm lượng amino acid cần phải sinh tổng hợp C. Có sự tham gia của gen tiên phong hiện diện ở vùng thượng lưu của các gen cấu trúc trong operon D. Liên quan đến sự hình thành hoặc không của một terminator trước các gen cấu trúc trên mRNA Câu 8. Trường hợp nào sau đây không đúng với điều hòa toàn cục? A. Cơ chế điều hòa phổ biến ở prokaryote B. Thực hiện thông qua cơ chế kiểm soát âm C. Giúp tế bào ưu tiên sử dụng glucose so với nguồn carbon khác D. Liên quan đến tác nhân biến cấu là cAMP Câu 9. Trường hợp nào sau đây là thành phần trans trong điều hòa sự biểu hiện của gen ở mức phiên mã? A. Operator B. Enhancer C. Promoter D. Repressor Câu 10.Ở tế bào E. coli , trong cơ chế điều hòa âm, tryptophan sau khi được tổng hợp dư thừa sẽ: A. Trở thành repressor. B. Trở thành chất kìm hãm RNA polymerase.
B. Bộ gen ở dạng ssDNA C. Bộ gen ở dạng dsRNA D. Bộ gen ở dạng ssRNA- Câu 16.Sau khi vào tế bào chủ, virút điều khiển một số sự kiện như: (1) Sao chép bộ gen; (2) Tổng hợp protein vỏ; (3) Lắp ghép bộ gen vào vỏ; (4) Kiểm soát sự sinh tổng hợp của tế bào chủ; (5) Phá vỡ tế bào. Trường hợp nào sau đây mô tả đúng trật tự diễn ra các sự kiện nêu trên? A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (4), (2), (3), (5) C. (4), (2), (1), (3), (5) D. (4), (1), (2), (3), (5) Câu 17.Trường hợp nào sau đây không thuộc các phương thức virút kiểm soát sự sinh tổng hợp của tế bào chủ? A. Ức chế RNA polymerase của tế bào chủ B. Biến đổi promoter của tế bào chủ C. Phân hủy DNA của tế bào chủ D. Sinh tổng hợp RNA polymerase mới hoặc nhân tố sigma mới không nhận diện promoter tế bào chủ Câu 18.Virút có thành phần cấu tạo căn bản gồm: A. Vỏ capsid và bộ gen nucleis acid B. Màng bao và bộ gen nucleic acid C. Vỏ capsid, màng bao và bộ gen nucleic acid D. Bộ gen nucleic acid Câu 19.Trường hợp nào sau đây đúng với chu trình tan của bacteriophage: A. DNA của phage gắn vào DNA tế bào chủ. B. Sau mỗi vòng sao chép, DNA của phage được lắp vào vỏ capsid. C. Enzyme đầu tiên được tạo ra là enzyme cắt DNA tế bào chủ. D. DNA tế bào chủ sao chép bình thường. Câu 20.Trường hợp nào sau đây đúng với gen sớm (early gene)?
A. Gen ở virút được sao mã sớm trong tế bào chủ B. Gen có vai trò ở các bước sớm trong quá trình xâm nhiễm và nhân bản của vi rút trong tế bào chủ C. Gen được biểu hiện trước khi xảy ra sự sao mã bộ gen của vi rút trong tế bào chủ D. Gen được biểu hiện trước khia xảy ra sự lắp ghép bộ gen và protein vỏ của vi rút trong tế bào chủ Câu 21.Trường hợp nào sau đây đúng với Retrovirus và HIV: A. Bộ gen DNA mạch đơn và DNA- polymerase. B. Bộ gen RNA mạch đơn và reverse transcriptase. C. Bộ gen RNA mạch đơn và DNA- polymerase. D. Bộ gen DNA mạch đơn và reverse transcriptase. Câu 22.Nhân tố giúp tách DNA của phage lamda ra khỏi DNA bộ gen của tế bào chủ là: A. Integrase B. Excisionase C. Transposae D. Tất cả đều đúng Câu 23.Nhân tố giúp sát nhập DNA của phage lamda vào DNA bộ gen của tế bào chủ là: A. Integrase B. Excisionase C. Transposae D. Tất cả đều đúng Câu 24.Virus lây nhiễm vào đối tượng nào thường dễ phát triển nhất trong phòng thí nghiệm. A. Thực vật B. Động vật C. Prokaryotes D. Nấm
Câu 30.Sự cộng sinh của tế bào trong sự tiến hóa của sinh vật nhân thật là cơ sở của học thuyết nào? A. Thuyết phân loại cổ điển B. Thuyết nội công sinh C. Thuyết phân loại của Bergey D. Thuyết phân loại phân tử Câu 31. Tại sao người ta cho rằng DNA tiến hóa từ RNA? A. RNA có nguồn gốc từ DNA B. RNA không có khả năng di truyền và xúc tác C. DNA và RNA tiến hóa từ protein D. RNA có khả năng di truyền và xúc tác nhưng DNA lại bền hơn RNA Câu 32.Theo Khóa phân loại Bergey, ngành bao gồm các vi sinh vật thường gặp nhất là: A. Vi khuẩn Gram dương B. Proteobacteria C. Bacteroides/Flavobacteria D. Cyanobacteria/Prochlorophytes Câu 33.Trường hợp nào sau đây không liên quan đến mối quan hệ tiến hóa trong thế giới sinh vật? A. Dựa vào trình tự của thước đo tiến hóa B. Phân loại học (Taxonomy) C. rRNA16S hoặc rRNA18S D. Cây phát sinh loài (Phylogenic tree) Câu 34.Thành phần GC, phần trăm lai DNA, giải trình tự SSUrRNA, thành phần lipid là các tiêu chí của: A. Phân loại học phân tử B. Thước đo tiến hóa C. Khóa phân loại Bergey D. Vân tay RNA
Câu 35.Ty thể được cho là hậu duệ của: A. Vi khuẩn lên men B. Vi khuẩn cổ C. Vi khuẩn lam D. Vi khuẩn hiếu khí Câu 36.Trường hợp nào sau đây không đúng với ý nghĩa sự hình thành nhân và cơ chế phân bào? A. Để quản lý tốt dung lượng lớn thông tin di truyền ở dạng bộ gen phân đoạn B. Để DNA không bị thủy phân bởi các endonuclease của tế bào C. Đảm bảo sự phân chia trật tự bộ gen từ tế bào mẹ sang tế bào con D. Tạo nguồn đột biến tái tổ hợp phong phú Câu 37.Trường hợp nào sau đây không đúng với nguyên tắc xác định mối quan hệ tiến hóa trong sinh vật? A. Mối quan hệ tiến hóa tỷ lệ với cự ly tiến hóa B. Cự ly tiến hóa được xác định dựa trên thước đo tiến hóa C. Thước đo tiến hóa chung cho mọi sinh vật là rRNA D. Quan hệ tiến hóa được biểu thị bằng cây phát sinh loài (phylogenic tree) Câu 38.Phương thức biến dưỡng năng lượng nào sau đây có khả năng hiện diện cao nhất ở tế bào nguyên thủy? A. Lên men B. Hóa năng vô cơ (chất cho điện tử là H2S hay H2) C. Hô hấp kỵ khí với chất cho điện tử hữu cơ D. Quang hợp không sinh oxy Câu 39.Trường hợp nào sau đây không thuộc ứng dụng của trình tự nhận diện (signature sequence): A. FAME B. Lai in-situ C. FISH
Câu 45.Để tìm sự hiện diện của một nhóm sinh lý (quần dưỡng) trong môi trường (VSV có mang một gen, một nhóm gen nhất định) có thể dung phương pháp nào: A. Lai FISH B. Phương pháp nhíp quang sinh học C. Phương pháp nhuộm nhiễm sắc thể D. Phương pháp đếm tế bào Câu 46.Phương pháp giải trình tự SSU-rRNA trong sinh thái VSV dùng để: A. Phân tích hoạt tính của quần thể VSV B. Phân tích thành phần quần xã VSV C. Phân lập và định danh quần thể ưu thế D. Tất cả đều đúng Câu 47.Nhược điểm lớn nhất của phương pháp nhuộm DAPI là gì? A. Cần kỹ thuật và thiết bị cao B. Không phân biệt được tế bào sống chết C. Có tính chuyên biệt không cao D. Tín hiệu huỳnh quang không ổn định và khó xác định Câu 48.Dạng nào của Nito dễ bị thất thoát trong đất? A. NH4+ B. N2O C. NO3- D. N Câu 49.Trường hợp nào sau đây không thuộc mục tiêu của sinh thái học vi sinh vật? A. Nghiên cứu thành phần VSV trong môi trường B. Nghiên cứu tác động của VSV trong hệ sinh thái C. Nghiên cứu tường tác của VSV trong hệ sinh thái D. Phân lập và ứng dụng VSV trong môi trường Câu 50.Trường hợp nào sau đây không đúng với vai trò VSV trong tự nhiên?
A. Hạn chế sự tăng sinh khối chung của hệ sinh thái B. Giúp sự luân chuyển của các nguyên tố trong tự nhiên C. Là tác nhân vô cơ hóa các nguyên tố trong sinh khối D. Một bộ phận là sinh vật sản xuất Câu 51.Quần dưỡng (guild) là đơn vị cấu trúc hệ vi sinh vật trong một môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần là: A. Các cá thể cùng loài B. Các loài có cùng nhu cầu về dinh dưỡng C. Các loài bổ trợ nhau về nhu cầu dinh dưỡng D. Các quần thể bổ trợ nhau về nhu cầu dinh dưỡng Câu 52.Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của vi sinh vật trong tự nhiên? A. Nhiều loài hiện diện trong cùng một môi trường B. Cạnh tranh nhau về chất dinh dưỡng giới hạn C. Mật độ phân bố đồng đều D. Thường ở trạng thái đói Câu 53.Trường hợp nào sau đây không thuộc phương pháp xác định tính đa dạng của VSV? A. FISH B. Hệ ổn hóa C. Cột Winogradski D. Định lượng ATP Câu 54.Trường hợp nào sau đây không thuộc phạm vi ứng dụng của kỹ thuật Nhíp quang học (optical tweezer)? A. Phân lập virút gây bệnh B. Phân lập các vi sinh vật thiểu số trong quần xã C. Phân lập các chủng vi sinh vật có tốc độ tăng trưởng chậm D. Phân lập, tách nhóm các tế bào mục tiêu
Câu 60.Trường hợp nào sau đây là phản ứng do VSV thực hiện có vai trò chuyển N trong tự nhiên từ khu vực sinh vật sang khu vực phi sinh vật? A. Amôn hóa B. Nitrate hóa C. Phản nitrate hóa D. Hô hấp nitrate Câu 61.Vi sinh vật oxy hóa sắt dễ dàng được phân lập từ: A. Khe thủy nhiệt B. Nước ao hồ C. Chất thải nông nghiệp D. Nước thải mỏ khoáng Câu 62.Bước đầu tiên trong quá trình gây bệnh ở vật chủ của tác nhân gây bệnh là: A. Làm tan mô liên kết B. Xâm nhiễm vào tế bào biểu mô C. Tăng trưởng trên bề mặt biểu mô D. Gắn chuyên biệt lên bề mặt biểu mô Câu 63.Trường hợp nào sau đây không đúng với phương thức gây bệnh của ký sinh gây bệnh lên vật chủ? A. Tăng trưởng tạo sinh khối gây cản trở hoạt động chức năng của mô, cơ quan B. Phóng thích nội độc tố gây bệnh khi tế bào chết làm rối loạn chức năng tế bào, mô, cơ quan C. Sản xuất ngoại độc tố làm tổn thương, rối loạn chức năng tế bào, mô, cơ quan D. Tiết chất biến dưỡng có độc tính làm tổn thương, rối loạn chức năng tế bào, mô, cơ quan Câu 64.Gây nhược độc (attenuation) ký sinh gây bệnh là: A. Làm giảm hoặc mất độc tố của VSV B. Làm giảm hoặc mất tính xâm nhiễm của VSV C. Làm giảm hoặc mất khả năng gây bệnh của VSV D. Làm giảm hoặc mất khả năng tăng trưởng của VSV Câu 65.Trường hợp nào sau đây không đúng với đặc tính của ngoại độc tố?
A. Là protein B. Tính kháng nguyên cao C. Chỉ có ở vi khuẩn Gram âm D. Chuyên biệt tế bào mục tiêu Câu 66.Trường hợp nào sau đây không đúng với đặc tính của nội độc tố? A. Độc tính yếu B. Không gây sốt C. Triệu chứng bệnh không chuyên biệt D. Không mẫn cảm với formaldehyde Câu 67.Độc tố botulinum thuộc loại: A. Ngoại độc tố, ức chế sự tiết glycine ở đầu dây thần kinh vận động B. Ngoại độc tố, ức chế sự tiết acetylcholine ở đầu dây thần kinh ức chế vận động C. Nội độc tố, ức chế sự tiết acetylcholine ở đầu dây thần kinh vận động D. Nội độc tố, ức chế sự tiết glycine ở đầu dây thần kinh ức chế vận động Câu 68.Độc tố cholerae thuộc loại: A. Nội độc tố, hoạt hóa adenyl cyclase B. Nội độc tố, bất hoạt nhân tố kéo dài dịch mã C. Ngoại độc tố, hoạt hóa adenyl cyclase D. Ngoại độc tố, bất hoạt nhân tố kéo dài dịch mã Câu 69.Đáp ứng miễn dịch nhằm tiêu diệt trực tiếp tế bào chủ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh là: A. Đại thực bào B. Đáp ứng miễn dịch dịch thể C. Đáp ứng miễn dịch tế bào D. Kháng thể và tế bào trình diện kháng nguyên Câu 70.Thành phần của cơ quan miễn dịch tham gia vào miễn dịch tế bào là: A. Đại thực bào
A. Sự thích nghi đối với hệ thống tự vệ của ký chủ B. Đặc điểm giải phẩu học của ký chủ C. Khả năng xâm nhiễm của VSV D. Vi môi trường ở ký chủ Câu 76.Trường hợp nào sau đây là nội độc tố? A. Độc tố siêu kháng nguyên B. Lipid A của màng ngoài vi khuẩn Gram âm C. Độc tố tế bào D. Độc tố A-B Câu 77.Trường hợp nào sau đây không thuộc đặc điểm của đáp ứng miễn dịch? A. Tính chuyên biệt B. Tính nhớ C. Tính hữu hiệu D. Tính chịu đựng Câu 78.Hệ miễn dịch nhằm tiêu diệt ký sinh gây bệnh nằm ngoài tế bào chủ là: A. Miễn dịch dịch thể B. Độc bào C. Miễn dịch tế bào D. Đại thực bào Câu 79.Trường hợp nào sau đây không đúng với TCR? A. Gắn với kháng nguyên lập thể B. Hiện diện ở lympho bào T C. Nhận diện kháng nguyên qua trung gian của MHC D. Cấu trúc tương đồng với kháng thể Câu 80.Trường hợp nào sau đây không đúng với thuyết về tính đa dạng của kháng thể? A. Thuyết gen phân đoạn (genes in pieces) B. Có sự sắp xếp tổ hợp gen khi biệt hóa tế bào B, T
C. Mỗi polypeptide của kháng thể được mã hóa bởi vài gen ở tế bào mầm D. Hình thành từ đầu sự đa dạng tế bào B, T trong tủy xương Câu 81.Trường hợp nào sau đây không đúng với kháng thể đơn dòng? A. Được mã hóa bởi gen từ một dòng tế bào B B. Gắn với một kháng nguyên C. Có tính chuyên biệt epitope D. Thường được sản xuất bởi một dòng hybridome Câu 82.Chọn phát biểu sai khi phát biểu về phương pháp ELISA: A. Là phương pháp dựa theo nguyên tắc kháng nguyên và kháng thể B. Kháng thể cấp một cần được gắn với enzyme C. Cần sự tham gia của kháng thể sơ cấp và kháng thể thứ cấp D. Sự xuất hiện màu là chỉ thị của enzyme về sự xuất hiện của protein mục tiêu Câu 83.Chọn phát biểu đúng A. RT-PCR là khuếch đại gen mục tiêu ở dạng RNA (trừ RNA virus) B. RT-PCR thực hiện phản ứng phiên mã ngược RNA->DNA trước phản ứng PCR C. Realtime-PCR là phản ứng cho phép định lượng sản phẩm khuếch đại sau mỗi chu kỳ dựa trên phản ứng của enzymperoxidase và cơ chất D. 2 trong 3 câu trên đúng Câu 84.MULTIPLEX PCR là gì? A. Sử dụng các cặp mồi chuyên biệt cho các gen mục tiêu khác nhau B. Sử dụng các cặp mồi chuyên biệt cho một đoạn gen mục tiêu C. Sử dụng các cặp mồi chuyên biệt cho một đoạn gen mục tiêu trên các chủng khác nhau D. Tất cả đều sai Câu 85.Chẩn đoán phân tử các bệnh di truyền là: A. Xét nghiệm ELISA nhằm tìm các đột biến liên quan đến bệnh di truyền B. Xét nghiệm DNA nhằm tìm các đột biến liên quan đến bệnh di truyền C. Xét nghiệm DNA nhằm tìm các phân tử gây bệnh di truyền
D. Sư dụng mẫu dò đánh dấu huỳnh quang đầu 5’ và quencher đầu 3’ Câu 91.Trường hợp nào sau đây không đúng với việc tạo dòng và sản xuất protein tái tổ hợp từ eukaryote A. Nguyên liệu ban đầu là mRNA B. Tế bào chủ có thể là prokayote cũng như eukaryote C. Tạo ngân hàng DNA bộ gen D. Vectơ và promoter phụ thuộc vào tế bào chủ sử dụng Câu 92.Ý nghĩa của việc tạo protein đột biến tái tổ hợp dùng trong điều trị là: A. Cải thiện dược tính của thuốc B. Làm tăng hiệu suất biểu hiện C. Cải thiện tính bền của thuốc D. Làm tăng tính hấp thụ của thuốc Câu 93.Nhược điểm của việc dùng kháng thể tự nhiên làm thuốc điều trị là: A. Khó sản xuất kháng thể tái tổ hợp B. Phản ứng mẫn cảm do tính kháng nguyên của Fc C. Khó sản xuất kháng thể người D. Phản ứng mẫn cảm do tính kháng nguyên của Fab Câu 94.Trường hợp nào sau đây là kháng thể đơn dòng lai được phát triển dùng làm thuốc cho người? A. Kháng thể đơn dòng do dòng tế bào lai sản xuất B. Kháng thể đơn dòng thu được do sự lai tạo tế bào B C. Kháng thể người mang 3 cặp CDR sợi nặng và 3 cặp CDR sợi nhẹ từ kháng thể chuột D. Kháng thể chuột mang 3 cặp CDR sợi nặng và 3 cặp CDR sợi nhẹ từ kháng thể người Câu 95.Ứng dụng của kháng thể đơn dòng trong điều trị là: A. Dùng để trung hòa kháng nguyên gây bệnh B. Dùng để đánh dấu tế bào ung thư C. Dùng để phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư D. Dùng để mang thuốc đến tế bào ung thư
Câu 96.Vắcxin nào nào sau đây không được tạo ra bằng công nghệ sinh học phân tử vi sinh vật? A. Vectơ vắcxin B. Vắcxin tái tổ hợp C. Vắcxin tiểu phần D. Vắccxin bất hoạt Câu 97.Cơ chế di truyền căn bản trong qui trình tạo dòng Vaccinia virus sản xuất vắcxin tái tổ hợp là: A. Tái tổ hợp tương đồng B. Đột biến bất hoạt gen tk C. Biến nạp gen mã hóa kháng nguyên D. Tải nạp gen mã hóa kháng nguyên Câu 98.Trường hợp nào sau đây không thuộc kháng thể đơn dòng? A. Kháng thể được sản xuất từ tế bào lai hybridoma B. Kháng thể sợi đơn (single chain antibody) được sản xuất bởi E. coli C. Kháng thể lai giữa vùng Fv kháng thể chuột với kháng thể người D. Kháng thể từ kháng huyết thanh ngựa kháng nọc rắn Câu 99.Trường hợp nào sau đây là phương pháp “đánh dấu-phát hiện trực tiếp mẫu dò (probe)” trong lai phân tử? A. Probe-Horse radish peroxidase B. Probe-Biotin-Streptavidine-Biotin-Alkaline phosphatase C. Probe-Digoxigenin-Kháng thể-Alkaline phosphatase D. Probe-Biotin-Streptavidine-Biotin- Horse radish peroxidase