Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bài tập Kinh tế vĩ mô, Exams of Business Economics

Đây là bài tập kinh tế vĩ mô. Chúc các bạn học tốt.

Typology: Exams

2023/2024

Uploaded on 10/29/2024

my-nguyen-le-hai
my-nguyen-le-hai 🇻🇳

1 document

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ
PHẦN LÝ THUYẾT:
Chương 1:
1. Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của
cải vật chất cho xã hội, chứng tỏ rằng:
a. sự giới hạn của cải để đạt được mục đích thỏa mãn
những nhu cầu có giới hạn của xã hội.
b. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toán bộ
nhu cầu của xã hội.
c. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học.
d. Không có câu nào đúng.
Đáp án:
2. Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay gồm:
a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có
hiệu quả để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.
b. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.
c. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của
xã hội.
d. Các câu trên đều đúng.
Đáp án:
3. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
a. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
b. Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình
trạng lạm phát cao.
c. Cao nhất của một quốc gia đạt được.
d. Câu a và b đều đúng
Đáp án:
4. Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì:
a. Thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên.
b. Lạm phát thực tế cao hơn lạm phát vừa phải.
c. Câu a & b đều đúng.
d. Câu a & b đều sai
Đáp án:
5. Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:
a. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.
b. Giảm thất nghiệp.
c. Giảm dao động của GDP thực duy trì cán cân thương mại cân
bằng.
d. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.
Đáp án:
Page 1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Bài tập Kinh tế vĩ mô and more Exams Business Economics in PDF only on Docsity!

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

PHẦN LÝ THUYẾT :

Chương 1:

  1. Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất cho xã hội, chứng tỏ rằng: a. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có giới hạn của xã hội. b. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toán bộ nhu cầu của xã hội. c. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học. d. Không có câu nào đúng. Đáp án:
  2. Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay gồm: a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội. b. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế. c. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. d. Các câu trên đều đúng. Đáp án:
  3. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng: a. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. b. Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao. c. Cao nhất của một quốc gia đạt được. d. Câu a và b đều đúng Đáp án:
  4. Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì: a. Thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên. b. Lạm phát thực tế cao hơn lạm phát vừa phải. c. Câu a & b đều đúng. d. Câu a & b đều sai Đáp án:
  5. Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm: a. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái. b. Giảm thất nghiệp. c. Giảm dao động của GDP thực duy trì cán cân thương mại cân bằng. d. Cả 3 câu a, b và c đều đúng. Đáp án:
  1. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp nhất. a. Đúng b. Sai Đáp án:
  2. Khi thực hiện được mục tiêu hiệu quả và mục tiêu ổn định nền kinh tế, thì sẽ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. a. Đúng b. Sai Đáp án: Chương 2:
  3. Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất GDP thực: a. Tính theo giá hiện hành. b. Đo lường cho toàn bộ sản phẩm cuối cùng. c. Thường tính cho một năm. d. Không tính giá trị của các sản phẩm trung gian. Đáp án:
  4. GNP theo giá sản xuất bằng: a. GNP trừ đi khấu hao. b. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu. c. NI cộng khấu hao. d. Câu b & c đúng Đáp án:
  5. Chỉ tiêu đo lường tốt nhất sự gia tăng trong của cải vật chất của một nền kinh tế. a. Đầu tư ròng b. Tổng đầu tư c. Tổng đầu tư gồm cơ sở sản xuất và thiết bị. d. Tái đầu tư. Đáp án:
  6. Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng: a. Tổng sản phẩm quốc dân. b. Sản phẩm quốc dân ròng. c. Thu nhập khả dụng. d. Không có câu nào đúng. Đáp án:
  7. Chỉ tiêu nào nhỏ nhất trong những chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia: a. Tổng sản phẩm quốc dân. b. Sản phẩm quốc dân ròng. c. Thu nhập cá nhân. d. Thu nhập khả dụng. Đáp án:
  8. Đồng nhất thức nào sau đây không thể hiện sự cân bằng Đáp án:
  1. Khuynh hướng tiêu dùng biên là: a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị. b. Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng giảm bớt 1 đơn vị. c. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị. d. Câu b và c đúng. Đáp án:

  2. Sản lượng cân bằng là sản lượng mà tại đó: a. Tổng cung bằng tổng cầu. b. Tổng chi tiêu mong muốn bằng tổng sản lượng sản xuất của nền kinh tế. c. Đường tổng cầu AD cắt đường 45 0 . d. Các câu a, b, c đều đúng. Đáp án:

  3. Nếu mọi người đều gia tăng tiết kiệm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho: a. Sản lượng tăng. b. Sản lượng không đổi. c. Sản lượng giảm. d. Các câu a, b, c đều đúng. Đáp án:

  4. Nhân tố nào là nhân tố chính ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình a. Thu nhập khả dụng b. Thu nhập dự toán c. Lãi suất d. Tất cả các câu trên đều đúng Đáp án:

  5. Thuật ngữ “tiết kiệm” được sử dụng trong phân tích kinh tế là a. Tiền sử dụng vào mục đích thanh toán khoản nợ đã vay b. Tiền mua bảo hiểm cá nhân, tiền mua cổ phiếu c. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng d. Tất cả các câu trên đều đúng Đáp án:

  6. Tiêu dùng có mối quan hệ a. Nghịch biến với thu nhập khả dụng b. Đồng biến với thu nhập khả dụng c. Đồng biến với lãi suất d. Tất cả các câu trên đều sai Đáp án:

  7. Khi tổng cung (AS) vượt tổng cầu (AD), hiện tượng xảy ra ở các Đáp án:

hãng là a. Tăng lợi nhuận b. Giảm hàng tồn kho c. Tăng hàng tồn kho d. Tồn kho không đổi và sản lượng sẽ giảm

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư a. Lãi suất b. Lạm phát dự kiến/kỳ vọng c. Sản lượng quốc gia d. Tất cả các câu trên đều đúng Đáp án: Chương 4:
  2. Cách đo lường tốt nhất sự tăng trưởng trong khu vực công cộng là: a. Những khoản chi tiêu của cả loại tài nguyên cạn kiệt và không cạn kiệt. b. Tỷ lệ % chi tiêu công cộng trong tổng sản lượng quốc dân. c. Tỷ lệ % chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc dân. d. Tỷ lệ % chi chuyển nhượng của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc dân. Đáp án:
  3. Hoạt động nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của sự gia tăng trong chi tiêu công cộng: a. Xây dựng công trình phúc lợi công cộng. b. Những hoạt động điều chỉnh của chính phủ. c. Chiến tranh. d. Quốc phòng. Đáp án:
  4. Xuất phát từ điểm cân bằng, gia tăng xuất khẩu sẽ: a. Dẫn đến cân bằng thương mại. b. Tạo ra tiết kiệm để đầu tư trong nước. c. Tạo ra đầu tư để thực hiện tiết kiệm. d. Dẫn đến sự cân bằng sản lượng. Đáp án:
  5. Nếu cán cân thương mại thặng dư khi đó: a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu > xuất khẩu. b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu > nhập khẩu. c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi. d. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau. Đáp án:

BÀI TẬP CHƯƠNG 1:

Bài tập 1: Giả sử biết Un = 4%, Yp = 10.000 tỷ USD và Yt = 9.500 tỷ USD trong năm 2006 hỏi: a. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2006? b. Nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thực tế 2007 là 5% thì sản lượng thực tế phải tăng bao nhiêu? Biết rằng Yp năm 2007 theo kết quả dự báo là 11.000 tỷ USD. Bài tập 2 : Biết sản lượng tiềm năng là 100 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%, sản lượng thực tế đang thấp hơn sản lượng tiềm năng là 12%. a. Hãy xác định sản lượng thực tế b. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu. BÀI TẬP CHƯƠNG 2: Bài tập 1 : Trong năm 2003 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ như sau: Tổng đầu tư (I) 150 Tiêu dùng hộ gia đình (C) 200 Đầu tư ròng (In) 50 Chi tiêu của chính phủ (G) 100 Tiền lương (W) 230 Tiền lãi cho vay (i) 25 Tiền thuê đất (R) 35 Thuế gián thu (Ti) 50 Lợi nhuận (Pr) 60 Thu nhập yếu tố ròng (NIA) - Xuất khẩu (X) 100 Chỉ số giá năm 2002 120 Nhập khẩu (M) 50 Chỉ số giá năm 2003 150 a/ Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập b/ Tính GNP theo giá thị trường. c/ Tính tỷ lệ lạm phát năm 2003. Bài tập 2 : Số liệu chi tiết của một quốc gia như sau: GNP 5.000 Tiêu dùng của hộ gia đình ( C ) 3. Tổng đầu tư (I) 1.000 Chi tiêu của CP về hhóa & dvu (G) 800 Đầu tư ròng (In) 500 Chi chuyển nhượng (Tr) 550 Tiền lãi cho vay (i) 250 Thu nhập từ cho thuê các t/p không liên kết 300 Lợi tức cổ phần 100 Thu nhập yếu tố ròng (NIA) 0 Tiền lương (W) 2.900 Thâm hụt ngân sách (B) - Thu nhập quốc dân (NI) 4. Thuế gián thu (Ti) 500 Hãy xác định: a/ NNP, tình trạng cán cân thương mại, lợi nhuận trước thuế của công ty? b/ Tổng thuế thu, thuế ròng, thu nhập cá nhân?

BÀI TẬP CHƯƠNG 3:

Bài tập 1: Kết quả khảo sát các hàm C = 200 + 0,8 Yd I = 100 + 0,1.Y G = 294 T = 30 + 0,2.Y X = 300 M = 50 + 0,15.Y Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? (bằng 2 phương trình) Bài tập 2: Vấn đề đầu tư, số nhân và sản lượng : A. Giả sử xu hướng tiêu dùng biên là 0,6 và đầu tư biên là 0 a. Giá trị của số nhân? b. Nếu đầu tư gia tăng thêm 25, sản lượng gia tăng bao nhiêu? c. Nếu tiêu dùng tự định là 60 và đầu tư tự định là 90. mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? B. Giả sử xu hướng tiêu dùng biên là 0,6; xu hướng đầu tư biên là 0, a. Giá trị của số nhân? b. Nếu tiêu dùng tự định gia tăng thêm 25, sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? c. Nếu tiêu dùng tự định là 60 và đầu tư tự định là 90. mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? C. Biểu diễn các hàm số C và I trên đồ thị. Hàm số tiêu dùng : C = 60 + 0,6. Yd Hàm số đầu tư : I = 90 + 0,2.Y Bài tập 3: Trong một nền kinh tế đơn giản chỉ có hai khu vực các hộ gia đình và các hãng có các hàm số sau: C =120 + 0,7Yd I = 50 + 0,1Y Yp = 1000 Un = 5% a/ Xác định mức sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng và đầu tư b/ Tính tỷ lệ thất nghiệp c/ Giả sử tiêu dùng tự định tăng thêm là 20. Vậy mức sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? d/ Từ kết quả câu ( c ) để được sản lượng tiềm năng, đầu tư phải tăng thêm bao nhiêu? Bài tập 4: Trong nền kinh tế đóng và không có sự can thiệp chính phủ có các hàm số sau: C = 30 + 0,7 Yd I = 10 + 0,1 Y a. Xác định sản lượng cân bằng. b. Số nhân chỉ tiêu trong từng trường hợp này là bao nhiêu? c. Nếu tiêu dùng tăng thêm 10 và đầu tư tăng thêm là 5 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

BÀI TẬP CHƯƠNG 4:

Bài tập 1: Một nền kinh tế đóng giả sử có các hàm số sau: Hàm tiêu dùng C = 45 + 0,75.Yd Hàm đầu tư I = 60 + 0,15.Y Chi tiêu của Chính phủ G = 90 Hàm thuế ròng TN = 40 + 0,2.Y Sản lượng tiềm năng: Yp = 740 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un = 5% Yêu cầu: a. Xác định mức sản lượng cân bằng. Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính phủ. Tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế. b. Giả sử chính phủ tăng các khoản đầu tư là 10. Tính mức sản lượng cân bằng mới. Số tiền thuế chính phủ thu thêm được. c. Từ kết quả câu (b), để đạt được sản lượng tiềm năng chính phủ sử dụng chính sách tài khóa như thế nào? Bài tập 2: Trong một nền kinh tế giả sử có các hàm số sau: C = 200 + 0,75Yd X = 350 I = 100 + 0,2Y M = 200 + 0,05Y G = 580 Yp = 4400 T = 40 + 0,2Y Un = 5% a/ Tính mức sản lượng cân bằng, nhận xét về tính hình ngân sách và cán cân thương mại? b/ Tính tỷ lệ thất nghiệp c/ Với kết quả câu (a), chính phủ tăng chi ngân sách là 75, trong đó chi tiêu thêm cho đầu tư là 55, trợ cấp thêm là 20. tính mức sản lượng cân bằng mới. d/ Từ kết quả trên để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách thuế như thế nào? Bài tập 3 : Các hàm số của một nền kinh tế giả sử như sau: C = 150 + 0,8Yd I = 50 + 0,1Y T = 40 + 0,1Y X = 200 M = 40 + 0,12Y Yp = 2000 Un = 5% Yêu cầu: a. Tính mức sản lượng cân bằng khi chính phủ thực hiện mục tiêu cân bằng ngân sách. Tính chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ. b. Tính tỷ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng. c. Nhận xét gì về cán cân thương mại. Nếu gia tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại thay đổi theo chiều hướng nào? d. Với kết quả câu ( a ), chính phủ tăng chi ngân sách thêm là 28, trong đó chi tiêu thêm cho đầu tư là 18, chi trợ cấp thêm là 10, biết rằng tiêu dùng biên của những người nhận trợ cấp là 0,9. Hãy tính mức sản lượng cân bằng mới. e. Với kết quả câu ( d ), để đạt được sản lượng tiền năng, chính phủ sử dụng chính sách thuế như thế nào?

Bài tập 4 : Trong một nền kinh tế đóng có các số liệu được cho như sau : Tiêu dùng tự định là 400, đầu tư tự định là 450, chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 300, thuế tự định là 400, tiêu dùng biên là 0,75, thuế suất ròng là 0, đầu tư biên là 0. Yêu cầu : a/ Nếu mức sản lượng là 4200 thì tiêu dùng là bao nhiêu? b/ Nếu mức sản lượng là 4200 thì tiết kiệm là bao nhiêu? c/ Mức đầu tư thực tế là bao nhiêu, mức đầu tư tồn kho là bao nhiêu? d/ Nền kinh tế có nằm trong thế cân bằng hay không khi sản lượng là 4200. Nếu không thì mức cân bằng của nền kinh tế được mô tả trong câu hỏi này là bao nhiêu? Bài tập 5 : Trong một nền kinh tế có các số liệu được cho như sau: Tiêu dùng tự định: C 0 = 300 Đầu tư tự định: I 0 = 400 Chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ: G = 500 Thuế ròng tự định: T 0 = 200 Xuất khẩu: X 0 = 500 Nhập khẩu tự định: M0 = 100 Tiêu dùng biên MPC (Cm) = 0, Thuế ròng biên: MPT(Tm) = 0, Đầu tư biên: MPI (Im) = 0 Nhập khậu biên: MPM (Mm) = 0, Yêu cầu: a/ Hãy xác định mức sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng, tiết kiệm và thuế ròng. b/ Tại mức sản lượng cân bằng, tình hình ngân sách của chính phủ như thế nào? c/ Tại mức sản lượng cân bằng, cán cân thương mại như thế nào? d/ Nếu chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ là 30. Mức sản lượng mới là bao nhiêu. Số tiền thuế chính phủ thu thêm được?