Bài tập cá nhân chương 1
Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin cho rằng mọi nhà nước đều phải
mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã
hội.
2. Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ.
3. Nhà nước xuất hiện trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ.
4. Hình thức chính thể tuyệt đối, quyền lực nhà nước thuộc về nhà vua và
các cơ quan đại diện.
5. Tương ứng với mỗi kiểu hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.
Câu 2: Có những hình thức pháp luật nào phổ biến ở Việt Nam? Việt Nam có
thừa nhận án lệ là một hình thức pháp luật hay không? Đến thời điểm hiện tại
Việt Nam đã ban hành bao nhiêu án lệ? Vai trò của án lệ là gì?
Bài làm
Câu 1:
1. Đúng. Vì tính giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì nhà nước nào.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin nhà nước là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp
thống trị trong xã hội, vì thế nhà nước luôn mang tính giai cấp. Tuy nhiên
không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội, vì tính xã hội chỉ được
thể hiện khi nhà nước cũng bảo đảm quyền lợi cho các giai cấp tầng lớp
khác.
2. Sai. Chủ thể ban hành án lệ thường là các tòa án, đặc biệt là Tòa án nhân
dân tối cao, nơi đưa ra các quyết định về vụ việc cụ thể nào đó để giải
quyết những vụ tương tự trong tương lai.
3. Sai. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp mà trong
chế độ cộng sản nguyên thủy chưa có sự phân hóa giai cấp.
4. Sai. Trong hình thức chính thể tuyệt đối, tất cả quyền lực tối cao của nhà
nước nằm trong tay nhà vua, các cơ quan đại diện không được chia sẻ
quyền lực.
5. Sai. Vì chỉ có bốn hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp mới tương ứng với
bốn kiểu nhà nước. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy chưa
có nhà nước mà chỉ xuất hiện tiền đề cho sự ra đời của nhà nước.
Câu 2:
- Có 3 hình thức pháp luật phổ biến ở Việt Nam: